Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

02. Thế giới vật chất và phi vật chất

06 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 14149)
02. Thế giới vật chất và phi vật chất
TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong

PHẦN I

CÁC BÀI VIẾT CỦA HOANG PHONG


THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ PHI VẬT CHẤT

Chúng ta sống trong một thế giới gồm có hai thể dạng : vật chất và phi vật chất. Tuy mang hai thể dạng khác biệt nhau nhưng thật ra thế giới ấy khá đồng nhất mà Phật giáo gọi chung là thế giới luân hồi hay ta bà. Tuy thế người ta lại thường tách rời hai thể dạng ấy và xem chúng thuộc vào hai «thế giới» riêng biệt: thế giới vật lýthế giới tâm linh, còn gọi là thế giới vật chấtthế giới tinh thần. Sự phân biệt sai lầm hay thiếu chính xác đó còn có thể trở nên tệ hai hơn khi người ta tưởng tượng ra một thế giới tâm linh phi vật chất biệt lập bên ngoài tâm thức gồm có ma quỷ, thần linh, thiên đưòng, địa ngục..., và không ngờ rằng cái thế giới tâm linh phi vật chất ấy cũng có thể đang chuyển động trong tâm thức của chính mình.

Bài viết này nhắm vào chủ đích xác định hai thể dạng vật chất và phi vật chất trong cái thế giớichúng ta đang sống dưới các khía cạnh triết học và khoa học để làm đề tài suy tư và để so sánh với quan điểm của Phật giáo, và sau cùng sẽ rút tỉa những gì thiết thực và hữu ích góp thêm vào việc tu tập của một người Phật tử.

Định nghĩa về thế giới vật chất và phi vật chất

 Trước hết cũng nên định nghĩa thế nào là vật chất và phi vật chất. Đối với thế giới vật chất, có thể ta yên trí nghĩ rằng khỏi cần phải định nghĩa hay tim hiểu gì cả vì cái thế giới đó đang hiện hữu sờ sờ trước mắt và bất cứ ai cũng biết. Tuy nhiên cái thế giới ấy thật ra đã bị thu hẹp rất nhiều bởi khả năng cảm nhận của các cơ quan giác cảm, một người cận thị sẽ không nhìn thấy được các vật thể ở xa chẳng hạn. Tuy nhiên khoa học đã góp phần không nhỏ làm gia tăng khả năng hiểu biết của con người về thế giới vật chất bằng các dụng cụ như kính hiển vi, viễn vọng kính hoặc các máy móc đo đạt khác, và từ đó đã mở rông thêm cái thế giới vật lý chung quanh, kể cả việc theo dõi bằng máy móc sự vận hành của tâm thức dưới một một vài khía cạnh nào đó.

Những gì vượt ra ngoài «thế giới vật chất» thì chúng ta gọi chung là «thế giới phi vật chất» bao gồm tất cả những hiện tượng không hình tướng, không màu sắc, không âm thanh và không sờ mó được, có nghĩa là vượt khỏi khả năng cảm nhận của ngũ giác. Vậy thế giới ấy gồm có những gì? Nói một cách tổng quát thì tất cả mọi hiện tượng, dù là vật chất hay phi vật chất trong thế giới này đều được sinh khởi hay tạo tác bằng cách lệ thuộc vào nhiều điều kiện. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma phân chia các hiện tượng trong thế giới luân hồi thành ba thể loại: các hiện tượng hình tướng, các hiện tượng tri thức và các hiện tượng không phải hình tướng cũng không phải tri thức. Các hiện tượng hình tướng gồm các vật thể có hình dáng, màu sắc, v.v..., có thể nhìn thấy bằng mắt hay sờ bằng tay. Các hiện tượng tri thức thì không có hình thể, không màu sắc..., nói chung là không có đặc tính vật lý và không thể đo đạt dược bằng dụng cụ. Nhóm thứ ba gồm các hiện tượng không hình tướng cũng không tri thức, tức là các khái niệm mang tính cách trừu tượng, chẳng hạn như nghiệp (karma), thời gian, không gian, vị thế, thứ tự, các con số, cá thể, sự sống, vô thường, sự sinh, già nua... Theo cách phân loại trên đây thì thể loại thứ nhất thuộc vào lãnh vực vật chất, hai thể loại thứ hai và thứ ba thuộc vào lãnh vực phi vật chất.

Tóm lại, tất cả những gì đang biến động trong tâm thức, kể cả những khái niệm của sự hiểu biết dùng để xác định những hiện tượng bên ngoài tâm thức đều thuộc vào thế giới phi vật chất. Những xúc cảm như lo âu, sợ sệt, thương yêu, giận dữ, khổ đau, hạnh phúc..., là những thành phần của thế giới phi vật chất. Đồng tiền giấy hay đồng tiền bằng vàng ta đang cầm trên tay là vật chất, nhưng giá trị của chúng có tính cách quy ước thì lại thuộc vào lãnh vực phi vật chất. Những cơn ác mộng trong giấc ngủ hay những ám ảnh khiếp đảm trong tâm thức một người bị bệnh tâm thần hoặc những ảo giác thích thú của một người dùng ma túy... đều thuộc vào «thế giới phi vật chất». 

Theo cách phân loại của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma như được trình bày trên đây thì thời giankhông gian thuộc vào thế giới phi vật chất, chúng không có hình tướng và cũng không phải tri thức. Vậy thời giankhông gian thật sự là gì? Câu hỏi có thể làm cho nhiều người sửng sốt vì số đông trong chúng ta vẫn yên trí rằng thời giankhông gian là những gì quá «đương nhiên» và bất cứ ai cũng biết. Nhưng thật ra cho đến nay chưa có một triết gia hay một khoa học gia nào hiểu được thời giankhông gian là gì. Từ thời cổ đại cho đến nay đã có không biêt bao nhiêu triết gia và khoa học gia thay nhau đưa ra các giả thuyết và khái niệm về không gianthời gian. Nhà toán học Hy Lạp Euclide (~450 ~380 trước tây lịch) đề nghị không gian có ba chiều, và gần đây hơn thì nhà bác học Albert Einstein (1879-1955) gán thêm cho cái không gian toán học của Euclide một chiều nữa là thời gian. Nhà bác học Isaac Newton (1643-1727) cho rằng không giantính cách tuyệt đối, nhà bác học Gottfried Liebniz (1646-1716) thì khẳng định không gian chỉ có tính cách tương đối, và nhà toán học kiêm vật lýtriết gia Henri Pointcaré (1854-1912) lại cho rằng hình học không gian chỉ đơn giản là một quy ước mà thôi. Đối với thời gian thì lại còn phức tạp hơn nữa vì thời giantính cách «trừu tượng» hơn không gian rất nhiều. Tóm lại, những gì vừa được trình bày cho thấy chúng taxu hướng tin vào những sự kiện có vẻ như hiển nhiên được cảm nhận qua kinh nghiệm thường nhật của các giác quan, nhưng thực sự thì chúng không quá hiển nhiên như chúng ta tưởng. 

Quan điểm của Phật giáo về hai thế giới vật chất và phi vật chất

 Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt phân tích bản chất của thế giới vật chất và phi vật chất qua nhân sinh quan Phật giáo và từ đó sẽ sẽ nêu lên một vài nhận xét trong mục đích rút tỉa những gì có thể giúp ích thêm cho việc tu tập của một người Phật tử

- Vật chất và phi vật chất là hai thành phần của một thế giới duy nhất

Hãy lấy một thí dụ, chẳng hạn ta hồi tưởng lại thời tuổi nhỏ còn đi học, thì hình ảnh một cậu bé hay một cô bé cắp sách đến trường trước đây là những sự thật vật chất, nhưng bây giờ đã trở thành những hình ảnh phi vật chất trong tri thức của ta. Trong một giấc mơ ta «thấy lại» cha mẹ ta đã qua đời, cái thấy ấy chỉ là những «kỷ niệm» phi vật chất của những gì đã từng là vật chất

Đến đây chúng ta hãy chọn một thí dụ khác trong lãnh vực khoa học. Nhà bác học Einstein đưa ra một công thức như sau : E=mc², (E có nghĩa là năng lượng, m là khối lượng, c là tốc độ ánh sáng). Công thức đó cho thấy vật chất có thể chuyển thảnh năng lượng và ngược lại. Một nhà vật lý thiên văn khi nhìn vào công thức ấy có thể hình dung ra những vụ nổ tung hay là những sự hình thành của các vì tinh tú trong vũ trụ. Những người bình dị như chúng ta thì cũng có thể nhận thấy dễ dàng là năng lượng giúp cho tim đập, hai chân chạy, não bộ suy nghĩ... đều phát sinh từ thực phẩm thuộc vào thế giới vật chất

Tóm lại thế giới vật chất và phi vật chất kết chặt như mười ngón tay đan vào nhau, tương tác và chuyển hồi lẫn nhau. Những gì hiển hiện và chuyển động trong tâm thức, những đổi thay trên thân xác cho đến tất cả các vật thể và biến cố đang chuyển động chung quanh chúng ta đều thuộc vào một thế giới duy nhấtPhật giáo gọi chung là thế giới luân hồi hay thế giới ta bà. Đấy là điều thứ nhất mà người tu tập có thể rút tỉa được khi nhìn vào tâm thức của mình và những hiện tượng đang biến động trong môi trường chung quanh.

- Sự tương liên và tương tác của mọi hiện tượng :

Khi phóng nhìn vào thế giới vật chất bên ngoài ta có thể quan sát được hiện tượng tương liên giữa mọi vật thể và biến cố một cách dễ dàng, chẳng hạn như muốn có một bát cơm thì phải có người nông dân, lúa giống, nước, ánh nắng... Đối với thế giới phi vật chất, sự tương liên có thể khó nhận biết hơn, thí dụ muốn cho một cơn ác mộng hiện ra thì cần phải có nhiều điều kiện, chẳng hạn như sự hoạt động của các cơ quan giác cảm giám xuống hoặc hoàn toàn ngưng nghỉ, đồng thời những gì in khắc trong tiềm thức – hay a-lại-da thức – trỗi dậy. Trên một bình diện khác thì những ảo giác trong cơn ác mộng lại liên đới với những xúc cảm và các hành động của ta trong quá khứ. Ác mộng cũng có thể xảy ra cho một người bị bệnh tâm thần khi «tỉnh», tuy nhiên trong lúc đó tâm thức của người bịnh có thể đang bị khích động bởi hận thù, lo âu, sợ sệt, bám víu... Tất cả những gì xảy ra trong tâm thức đều liên hệ đến những nguyên nhânđiều kiện vật chất bên ngoài và phi vật chất bên trong tâm thức.
 
Một người tu tập khi nhìn thấy sự tương liên, tương kết và tương tạo giữa mọi hiện tượng trong thế giới luân hồi sẽ rút tỉa được một nguyên lý hết sức quan trọng, đó là lý duyên khởiĐức Phật đã nêu lên và giảng giải bằng những câu vừa đơn giản lại vừa dễ hiểu như sau : 

 Cái này có, cái kia hình thành
 Cái này hiển hiện, cái kia sinh ra
 Cái này không có, cái kia không hiển hiện
 Cái này chấm dứt, cái kia không sinh ra

Tóm lại sự tương liên, tương kết và tương tạo giữa mọi hiện tượng là điều thứ hai mà người tu tập có thể rút tỉa được khi nhìn vào thế giới luân hồi.

- Nguyên lý vô thường :

Những nhận xét trên đây cho thấy tất cả mọi hiện tượng đều liên đới một cách chặt chẽ với nhau, tuy nhiên sự liên đới và tương kết đó không cứng nhắc mà luôn luôn biến động. Sự biến động của mọi hiện tượng xảy ra bên ngoài cũng như bên trong tâm thức không bao giờ ngưng nghỉ. Ta thử chọn một thí dụ trong toán học như sau, ta có một số điểm trong không gian và khoảng cách giữa các điểm không thay đổi. Nếu một điểm trong số những điểm đó di động, tức thay đổi vị trí, thì tất cả các điểm khác cũng đồng loạt chuyển động theo và thay đổi vị trí nếu chúng muốn giữ cho khoảng cách giữa các điểm không thay đổi. Nếu tất cả các điểm đều di động cùng một lúc thì sự chuyển động sẽ trở nên vô cùng phức tạp. Hình ảnh của sự chuyển động gồm vô số điểm lôi kéo nhau như thế có thể tượng trưng một phần nào cho sự biến động của các hiện tượng trong thế giới luân hồi. Thân xác ta là một tổng hợp của hàng tỉ tế bào, chỉ cần một tế bào bị ung thư thì nó sẽ kéo theo sự chuyển động của tất cả các tế bào khác và cả những xúc cảm trong tâm thức của ta nữa.

Sự chuyển động ấy Phật giáo gọi là nguyên lý vô thường. Nguyên lý ấy có tính cách tuyệt đối và toàn cầu, không có một ngoại lệ nào cả. Đấy là điều thứ ba mà người tu tập có thể rút tỉa được khi nhìn vào thế giới ta bà.

- Bản chất lệ thuộc của mọi hiện tượng :

Khi đã nhìn thấy mọi hiện tượng trong thế giới ta bà đều lệ thuộc vào nhau, liên kết với nhau và không ngừng chuyển động thì ta sẽ thấy chúng không hàm chứa một thực thể nào cả, tức không có một hiện tượng nào mang tính cách độc lập. Chẳng hạn một cơn ác mộng trong giấc ngủ cũng liên đới với một quá khứ nào đó của ta và cũng cần có một thể dạng tri thức đang hoạt động để ác mộng phát sinh. Sau đây là một thí dụ khác, thân xác ta lệ thuộc vào tinh trùng của cha và noãn của mẹ để hình thành, lệ thuộc vào thức ăn để lớn lên. Sự hiểu biết thì nhờ vào giáo dục và những kinh nghiệm của giác cảm, sinh hoạt tri thức thì lệ thuộc vào sự hoạt động của não bộ. 

Sau đây chúng ta hãy chọn một thí dụ liên quan đến lãnh vực phi vật chất thuộc vào thế giới «bên ngoài», chẳng hạn như không gian và thời gian, để xét nghiệm xem chúng có độc lập hay không? Như đã được trình bày trên đây, chưa có ai hiểu được bản chất của không gianthời gian là gì. Cho đến nay người ta chỉ định nghĩa không gian và thời gian theo những nguyên lý tiên nghiệm (a priori), tức có nghĩa là trước khi thực nghiêm hay chứng nghiệm được. 

Một cách tổng quát, ngành bản thể học (ontology) thuộc triết học siêu hình gồm có hai khuynh hướng đại diện bởi hai chủ thuyết, đó là chủ thuyết duy thực (realism) và chủ thuyết duy tâm (idealism). Chủ thuyết duy thực cho rằng thời giankhông gian hiện hữu một cách độc lập bên ngoài tâm thức của con người. Chủ thuyết duy tâm thì ngược lại, tỏ ra nghi ngờ sự hiện hữu của không gianthời gian bên ngoài tâm thức. Vài triết gia siêu hình thuộc chủ thuyết duy tâm còn đi xa hơn nữa khi họ phủ nhận một cách khẳng định sự hiện hữu của thời gian bên ngoài tâm thức, chẳng hạn như J.E. Mc Taggart (1866-1925) trong quyển sách mang tựa đề «Tính chất không thực của Thời gian» (The Unreality of Time, 1908) của ông, đã lập luận rằng thời gian chỉ là một ảo giác

Trên phương diện hoàn toàn khoa học, thì thuyết tương đối của Einstein và nhiều công cuộc khảo cứu của các khoa học gia khác đã chứng minh một cách hùng hồn là khái niệm về một không gian mang tính cách tuyệt đối của Newton hoàn toàn không hàm chứa một cơ sở vật lý vững chắc nào cả, bởi vì không gian là một thực thể «dính liền» với thời gian và không thể nào phân tách ra được, và các khoa học gia đã đề nghị một từ mới là «không gian-thời gian» (espace-temps) để chỉ chung vừa không gian vừa thời gian. Hơn nữa thuyết tương đối còn chứng minh cho thấy không gian có thể teo nhỏ, trương nở, cong...tùy thuộc vào môi trường trong vũ trụ. Tóm lại, không gian không hàm chứa một tính cách độc lập nào cả. Dù cho ta chấp nhận khái niệm cho rằng không gian là một môi trường đồng thể trải rộng đến vô cực chẳng hạn, thì nhất định cái không gian đó cũng phải hàm chứa các đặc tính như hướng bắc, hướng nam, có bên trên, bên dưới, vì thế mà cái không gian như vừa định nghĩa cũng phải lệ thuộc vào những «thành phần» như nam, bắc, trên dưới của nó. Tóm lại không gian cũng chỉ là một hiện tượng lệ thuộc.

Đối với thời gian cũng vậy, các khoa học gia chứng minh cho thấy là thời gian rất tương đối. Thời gian ghi nhận trên đỉnh núi sẽ khác với thời gian ở đồng bằng, thời gian ở xích đạo khác với thời gian ở bắc cực, thời gian ở địa cầu không giống với thời gian của một hành tinh khác. Tóm lạithời gian lệ thuộc vào môi trường vật lý của nó. Người ta vẫn thường hình dung và định nghĩa thời gian như một dòng chảy liên tục, giống như một dòng nước. Vậy một dòng nước phải có một lòng sông để chuyển tải, nếu muốn nhận thấy sự chuyển động của dòng nước thì phải có những điểm «đứng yên» để làm chuẩn trên bờ. Cũng thế muốn hình dung thời gian là một dòng luân chuyển thì phải cần có một cơ sở để chuyển tải thời gianđồng thời cũng phải có những điểm chuẩn bất động để xác định sự luân chuyển của nó.

Tóm lại tất cả mọi hiện tượng đều lệ thuộc, không có một vật thể hay biến cố nào trong vũ trụ, một xúc cảm hay khái niệm nào trong tâm thức con người có thể tự nó hiện hữu một cách độc lập. Đó là điều thứ tư mà người tu tập có thể rút tỉa được khi nhìn vào thế giới luân hồi trong đó có cả tâm thức của mình.

- Bản chất ảo giác của mọi hiện tượng :

Khi nhìn thấy hai thể dạng vật chất và phi vật chất chuyển hồi và tương tác với nhau để tạo ra thế giới ta bà thì ta sẽ hiểu rằng trong cái thế giới đó mọi hiện tượng đều phải lệ thuộc, tương liên, tương kết với nhau để hiện hữu. Tóm lạikhông có một hiện tượng nào có thể đứng độc lập riêng một mình. Khi đã nhìn thấy được bản chất đó của mọi hiện tượng thì chúng ta cũng có thể kết luận rằng không có một hiện tượng nào tự nó hiện hữu một cách tuyệt đối. Phật giáo xem sự hiện hữu tạm thời và lệ thuộc của mọi hiện tượng bị cuốn trôi trong cơn lốc của những biến động không ngừng là bản chất đích thực của chúng, cái bản chất ấy gọi là Tánh không

bản chất của mọi hiện tượng không thật, không tự tạibất biến cho nên Phật giáo xem chúng như những ảo giác. Đấy là điều thứ năm mà người tu tập có thể rút tỉa khi nhìn vào thế giới luân hồi

- Quy luật nguyên nhânhậu quả :

Trên đây chúng ta đã thấy là mọi hiện tượng không đứng yênliên tục chuyển động. Sự chuyển động đó không phải do ngẫu hứng, cũng không phải tự nó chuyển động theo ý muốn của nó. Mặc dù vô cùng phức tạpliên đới với vô số những nguyên nhânđiều kiện chằng chịt, tuy nhiên mỗi chuyển động đều có một nguyên nhân rõ rệt, mang lại một hậu quả tương quan với nguyên nhân đó một cách chắc chắn và không sai lầm, chẳng hạn như ta ăn thì hết đói, ta uống thì hết khát. Khi ta làm một điều sai trái cho người khác thì sẽ làm cho người này buồn khổ, phản ứng của họ có thể là oán hận ta và tìm cách làm hại ta. Một hạt giống khi có đất, nước, ánh nắng thì nẩy mầm và đâm chồi... Đó là sự vận hành tự nhiên của mọi hiện tượng trong vũ trụ, không liên hệ gì đến ý chí của con người hay sức mạnh siêu nhiên của một vị Phật nào cả.

Có lẽ cũng không cần phải dông dài về quy luật nguyên nhânhậu quảtương đối dễ nhận thấy. Nếu các triết gia và các khoa học gia có thể bất đồng chính kiến với nhau trên nhiều lãnh vực, thì gần như là tất cả đều đồng ýchấp nhận nguyên tắc một nguyên nhân nhất định sẽ sinh ra một hậu quả nhất định, nếu không đúng như thế thì họ cũng sẽ không còn biết căn cứ vào đâu để suy luậnthực hiện những thí nghiệm. Khái niệm về quy luật nguyên nhânhậu quả của Phật giáo mang tính cách bao quát và sâu xa hơn nhiều, vì theo Phật giáo nguyên nhân có thể thuộc vào thể dạng vật chất hay phi vật chất, có thể tiềm ẩn thật lâu và sâu kín và chỉ phát hiện ra quả khi gặp được những cơ duyên thích nghithuận lợi. Tóm lại quy luật nguyên nhânhậu quảđiều thứ sáu mà người tu tập có thể rút tỉa được khi quan sát những chuyển động trong thế giới ta bà.

Sau phần tìm hiểu về bản chất của mọi hiện tượng vât chất và phi vật chất trên phương diện lý thuyết, thì sau đây là phần ứng dụng.

Thế giới ta bàthái độ của người tu tập

 Dù phải đứng trước một thế giới phức tạp đầy biến động, thì người tu tập cũng không có gì phải bấn loạn hay hoang mang mà hãy nhìn vào thế giới ấy với tất cả sự trầm tĩnh để tìm hiểu, suy xét và chọn một thái độ thích nghi, tức là ý thức được vị trí, trách nhiệm và bổn phận của mình để vạch ra cho mình một con đường trong cái thế giới đó. Con đường ấy gồm có hai khía cạnh hay hai hướng đi, một theo chiều rộng và một theo chiều sâu. Tuy nhiên đấy không phải là hai hướng đối nghịch với nhau mà đúng hơn là song song với nhau, bổ khuyết cho nhau. Thật vậy muốn đi xa thì phải có một con đường thật rộng.

 - Con đường tu tập theo chiều rộng :

Thông thường một số người chỉ quan tâm đến lãnh vực vật chất, vì thế sự hiểu biết của họ về tổng thể của thế giới này trở nên phiến diện, sự hiểu biết đó bị giới hạn bởi khả năng cảm nhận của các cơ quan giác cảm về những hiện tượng vật chất đang chuyển động trong môi trường chung quanh và họ không quan tâm đúng mức đến các hiện tượng phi vật chất phức tạp và khó nhận biết hơn. Trong khi đó thì người tu tập quan tâm một cách toàn diện và cân bằng hơn về cả hai lãnh vực, vừa vật chất và cả tâm linh, và họ sẽ nhận thấy các quy luật như nhân quả, vô thường, duyên khởi... đang chi phối thế giới vật chất cũng đồng thời chi phối cả thế giới tâm linh. Trong lãnh vực vật chất, nếu một hạt giống gặp các điều kiện thuận lợi như nước và hơi nóng sẽ tự động nẩy mầm thì trong lãnh vực phi vật chất cũng thế, khi tâm thức gặp một số nguyên nhân nào đó thì sẽ cảm nhận được hạnh phúc hay là khổ đau.

Theo Đức Đạt-lai Lạt-ma thì nguyên nhân chính của khoảnh khắc tri thức trong hiện tạihậu quả phát sinh từ khoảnh khắc tri thức vừa xảy ra trước đó, vì thế một khoảnh khắc tri thức xảy ra trước sẽ làm nguyên nhân cho khoảnh khắc tri thức xảy ra sau. Những gì phát lộ trong khoảnh khắc tri thức đang hiển hiện sẽ ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra trong khoảnh khắc tri thức tiếp theo sau. Đồng thời với một khoảnh khắc tri thức đang hiển hiện thì cũng sẽ xảy ra những cảm nhận phát sinh từ giác cảm, tức là từ thân xác, chúng góp phần làm gia tăng thêm hoặc làm giảm bớt đi những gì đang xảy ra trong tâm thức. Những cảm nhận từ giác cảm là những điều kiện phụ thuộc hay cơ duyên. Có thể đơn cử một thí dụ tương đương trong thế giới vật chất, chẳng hạn như hạt giốngnguyên nhân chính, các điều kiện như đất, nước, ánh nắng... là những điều kiện phụ thuộc giúp cho hạt giống nẩy mầm và mọc thành cây. 

Một cách tổng quát thì sự vận hành của tri thức có thể chia làm hai thể dạng: tích cựctiêu cực. Một tác nhân hay nguyên nhân tiêu cực phối hợp với những điều kiện phụ thuộc mang tính cách tiêu cực nhất định sẽ tạo ra một thể dạng tâm thức tiêu cực. Chẳng hạn khi ta nghĩ đến một người nào đó mà ta thù ghét thì đương nhiên ta sẽ rước lấy những xúc cảm bấn loạn. Những xúc cảm ấy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm thứcgián tiếp trên thân xác của ta. Ngược lại thì ta cũng có thể làm phát sinh một thể dạng đối nghịch với thể dạng tiêu cực bằng cách tạo ra những xúc cảm an bìnhhân hoan, chẳng hạn như phát lộ lòng từ bi và yêu thương sẽ mang lại những xúc cảm an vui và gần gũi với con người, hoặc biết tự tin nơi bản thân thì sẽ giúp chống lại bệnh trầm cảm và những lo âu vô cớ. Cũng xin nhắc lại ở đây là Phật giáo xem một cá thể con người gồm có sáu giác cảm, ngũ giác hướng vào sự cảm nhận thế giới vật chất bên ngoài và tri thứcgiác cảm thứ sáu mang chức năng cảm nhận những gì xảy ra trong tâm thức, tức là thuộc vào lãnh vực phi vật chất. Bước đi trong một khung cảnh êm đềm, cây cỏ xanh tươi, chim hót trên cành, chung quanh đầy hoa thơm và trái ngọt..., thì ta sẽ tiếp nhận được những giác cảm thích thú qua trung gian của ngũ giác. Đồng thời trong tâm thức nếu ta phát lộ được lòng từ bi và ước vọng tất cả chúng sinh đều được hưởng cái khung cảnh an bình ấy như ta, thì giác cảm thứ sáu sẽ tiếp nhận được những xúc cảm thanh cao và sâu xa hơn nữa. Ngược lại nếu trong lúc đó ta chợt nghĩ đến một người mà ta hận thù thì giác cảm thứ sáu sẽ tiếp nhận những xúc cảm bấn loạn và các điều kiện phụ thuộc bên ngoài do ngũ giác tiếp nhận sẽ bị che lấp và không tạo ra được một tác động tích cực nào đáng kể

Tóm lại, chú tâm thật mạnh để tìm hiểu sự vận hành của tâm thức liên đới với những thể dạng xúc cảm sẽ giúp người tu tập nhìn thấy được những hậu quả sẽ phát sinh trong từng khoảnh khắc của tri thức. Nếu muốn làm suy giảm ảnh hưởng của những xúc cảm tiêu cực thì phải tìm hiểu, xác định và loại bỏ các nguyên nhân của chúng, đồng thời làm gia tăng những nguyên nhân tích cực để sử dụng chúng như những liều thuốc hóa giải làm tan biến những thể dạng khổ đau.

Tạo ra những thể dạng tích cực là một trong những khía cạnh chính yếu trong việc tu tập Phật giáo nói chung và trong việc hành thiền nói riêng: có nghĩa là tìm cách tạo ra những nguyên nhân tốt lành và những điều kiện thuân lợi để mang lại an bìnhhạnh phúc trong tâm thức, và đó cũng là những điều kiện tiên quyết để đưa dần đến một cuộc sống an vui và trong sáng, thăng bằng cả trên phương diện vật chất và phi vật chất

Căn cứ vào nguyên lý duyên khởi ta sẽ hiểu rằng cuộc sống đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách liên đới với tất cả các chúng sinh khác và cả môi trường chung quanh. Dù cho ta nghĩ rằng ta có thể làm được việc ấy một mình, không cần đến người khác đi nữa thì ta cũng nên hiểu rằng nguyên lý vô thường sẽ không cho phép ta giữ được mãi mãi một cuộc sống hạnh phúc và những xúc cảm an vui cho riêng mình. Vậy khi đã đủ sức tạo được một hạt giống tốt trong tâm thức hoặc một chút dư thừa trong hai tay, thì hãy đem chúng để gieo vào mảnh đất của luân hồi.

Một tâm thức bấn loạn, một tấm lỏng hẹp hòi, một cuộc sống hoàn toàn bị chi phối bởi bản năng chỉ có thể mở ra cho ta một thế giới chật hẹp của vật chất đơn thuần. Ngược lại thì một tâm thức tích cựctinh khiết, một tấm lòng bao la và một cuộc sống đạo hạnh sẽ mở ra cho ta một thế giới thăng bằng hơn, gồm những giá trị vật chất lẫn tinh thần, nhất là những gì sâu xa và thanh cao trong lãnh vực phi vật chất mà những người vô tâm hay chỉ chú trọng đến những thỏa mãn vật chất sẽ không bao giờ nhìn thấy.

Ngoài ra, ta còn thấy kinh sách phân chia thế giới luân hồi thành ba cõi gọi là tam giới (tridhatu), gồm dục giới, sắc giớivô sắc giới. Dục giớisắc giới là môi trường hiện hữu của những chúng sinh mang hình tướng vật chất, trong đó có ngạ quỷ, quỷ đói, súc sinh, loài người, thiên nhânthánh nhân. Vô sắc giới gồm các chúng sinh đã lột bỏ được phần hình tướng của các cấu hợp vật chất. Tuy nhiên cũng cần phải hiểu rằng «ba cõi» hay «tam giới» thật ra không phải là ba thế giới khác nhau, thuộc vào ba «tầng trời» khác nhau. Sáu thể loại chúng sinh trong dục giới cũng không chia ra thành từng nhóm riêng biệt, có nghĩa là không phải ngạ quỷ chỉ sống chung với ngạ quỷ, súc sinh với súc sinh, con người với con người, các thánh nhânthiên nhân thì sống quây quần với nhau trên trời. Thật sự không đúng như thế, vì tất cả chúng sinh trong ba cõi đều sống chung đụng trong một thế giới duy nhất tức là thế giới luân hồi, tuy nhiên chỉ vì tâm thức u mê, phiến diện và bị che lấp bởi bản năng cho nên chúng ta không phân biệt được các chúng sinh thuộc vào các cấp bậc cao hơn chẳng hạn như thánh nhân, thiên nhân hay các sinh linh trong cõi vô sắc giới đang cùng hiện hữu chung với chúng ta trong thế giới này. Chỉ cần nhìn vào hàng súc sinh, ta cũng thấy chúng hết sức đa dạng, từ côn trùng cho đến các giống thú có trí nhớ, có xúc cảm và tri thức

Một người mất trí, hung dữ đang gào thét và sẵn sàng phạm vào tội ác...thì đâu có khác gì với ngạ quỷ. Những cảnh tự sát, tù tội, tử hình, bom đạn, tai ương, khuyết tật, bệnh tâm thần...thì có khác gì với cảnh giới địa ngục, đâu cần đến quỷ sứ đứng quạt lò để đun sôi một vạc dầu. Một người chỉ biết sống với dục vọng, tham lam, ích kỷ, hoàn toàn bị chi phối bởi bản năng sinh tồn và truyền giống thì có khác gì với giới súc sinh. Nếu ta chỉ nghĩ đến danh vọng trên ngực áo, tiền của cất trong ngân hàng và những dục vọng ấp ủ trong tâm thức, thì nhất định những thứ ấy sẽ dần dần mang ta đến gần hơn với những người có cùng «chí hướng». Trong khi đó thì những nhà hiền triết, những người tu hành chân chính, những người tràn đầy từ tâmđạo hạnh, sẵn sàng hy sinh đời mình cho người khác, cũng không phải là hiếm hoi trong lịch sử nhân loại và cả trong các xã hội ngày nay. Họ đâu có khác gì với những vị thánh nhân hay thiên nhân được mô tả trong kinh sách. Nếu biết mở rộng lòng ta để thương yêu thì ta sẽ nhìn thấy họ. 

Các sinh linh trong cõi vô sắc giới thì lúc nào cũng ở bên cạnh chúng ta và âu lo cho hạnh phúc của chúng ta, tuy nhiên với một tâm thức nặng nề thì ta sẽ rất khó cảm nhận được sự hiện diện của họ. Khi đã tạo được sự an bình, tinh khiết và bén nhậy trong tâm thức thì lúc đó ta sẽ có thể «nhìn thấy» sự hiện hữu của những sinh linh trong cõi vô sắc giới. Muốn thực hiện được điều đó thì cần phải tu tập kiên trì và sự tu tập ấy phải đi đôi với lòng từ bi vô biên. Dù sao thì sự cảm nhận những gì trong cõi vô sắc giới liên quan đến kinh nghiêm cá nhân và sự bén nhậy của tâm thức mỗi người, khó để trình bày một cách tổng quát.

- Con đường tu tập theo chiều sâu :

Nếu con đường tu tập theo chiều rộng có nhiều hướng để đi thì con đường tu tập theo chiều sâu cũng phức tạp không kém. Sau đây là một sắc thái của con đường tu tập theo chiều sâu liên quan đến lãnh vực triết học và khoa học được nêu lên để suy tư. 

Không gianthời gian, như đã được trình bày sơ lược trong phần đầu của bài viết là những khái niệm từng làm đảo điên các triết gia và các khoa học gia từ ngàn xưa, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có ai thành công và hiểu được bản chất thật sự của những khái niệm ấy là gì. Từ muôn thuở, tìm hiểu bản chất của thời giankhông gian là sự thách đố lớn nhất của các triết gia và khoa học gia và có lẽ của cả nhân loại nữa. 

Từ khi Einstein đưa ra thuyết tương đối giới hạn và tổng quát thì người ta mới hiểu rằng không gianthời gian dính liền với nhau không thể phân tách ra được, đồng thời cũng không thể tách rời vật chất ra khỏi không gian. Nói một cách dễ hiểu hơn là nếu bất thần tất cả vật chất và ánh sáng trong vũ trụ biến mất thì phản ứng của chúng ta là nghĩ ngay đến một không gian trống không và tối đen. Tuy nhiên theo thuyết tương đối của Einstein thì không phải thế, khi vật chất biến mất thì không gian cũng biến mất theo và không còn lại gì cả.

Dmitri Mendeleïv (1834-1907) một nhà hóa học người Nga, cha đẻ của bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học, gọi tắt là bảng Mendeleïv, cho rằng không gian gồm có những hạt vi thể một triệu lần nhỏ hơn một nguyên tử hydro, và sự cấu hợp của các hạt vi thể đó sẽ tạo ra các nguyên tử vật chất. Cũng cần giải thích thêm là theo giả thuyết của Mendeleïv thì không gian được tạo ra bởi các hạt vi thể chứ không phải không gian là một môi trường trống không chứa đựng các hạt vi thể. Nhà vật lý nổi danh John Weeler (1911-2008) và một số các nhà vật lý học khác chẳng hạn như Paul Dirac (1902-1984), đã khai triển thêm giả thuyết do D. Mendeleïv đưa ra và họ đã chứng minh được một số đặc tính vật lý tương đồng giữa không gian và một cấu hợp gồm một số giới hạn các hạt vi thể. John Weeler còn đi xa hơn nữa khi ông cho rằng nếu không gian bị khích động bởi một số điều kiện môi trường nào đó sẽ phản ứng như một hạt vi thể. Mặc dù đề nghị của Mendeleïv không được nhiều nhà vật lý tán đồng, tuy nhiên giả thuyết đó cũng cho phép chúng ta nghĩ rằng không gian tuy là «phi vật chất» nhưng đã «nhích lại» gần hơn với thế giới vật chất trên một khía cạnh nào đó.

Trên đây là một vài giả thuyết về không gian trong lãnh vực khoa học, trong lãnh vực triết học thì các triết gia đã nghĩ gì ? Triết gia Hy lạp Héraclite (cuối thế kỷ thứ VI trước Tây lịch) đề nghị đồng hóa vật chất với chuyển động, có nghĩa là vật chất chỉ là những chuyển động mà thôi và chuyển động thì lại trực tiếp liên hệ đến không gian. Quả thật đây là một khái niệm táo bạo không kém gì với khái niệm của Einstein cho rằng thời gian là kích thước thứ tư của không gian. Theo tuyết tương đối của Einstein xuất hiện sau giả thuyết của Héraclite 25 thế kỷ, thì vật chất dính liền với không gian và cả hai không thể tách rời ra được. Những ý kiến này cũng cho chúng ta thấy sự liên hệ giữa không gianvật chất. Ngoài ra dưới nhãn quan Phật giáo thì sự đồng hóa giữa vật chất và chuyển động cho thấy tính cách vô thườngảo giác của thế giới vật chất

Sau khi đã phân tích sơ lược về bản chất của không gian như trên đây, chúng ta thử tìm hiểu về thời gian xem sao. Theo các cách định nghĩa thông thường nhất tìm thấy trong các tự điển bách khoa thì thời gian là một môi trường vô tận trong đó những biến cố tiếp nối nhau xảy ra, và trên một khía cạnh khác thời gian cũng có thể xem là một sức mạnh tác động lên từng sinh linhtoàn thể thế giới này. 

Ngoài ra thời gian cũng được định nghĩa như một chốc lát, một lúc, thời kỳ..., chúng chiếm giữ một vị trí nhất định nào đó trong một chuỗi tiếp nối liên tục của các biến cố, chẳng hạn như khi ta dùng những từ sau đây để chỉ định thời gian: trước đây, đúng lúc, không quá trễ, cùng một lúc... Các ngành vật lý học cổ điển thì xem thời gian là một kích thước của vũ trụ, gồm có những «khoảnh khắc» có thể xác định và đo đạt được

tính cách thực dụng người ta lại chia thời gian thành nhiều loại như: thời gian vật lý (một biến số của toán học), thời gian tâm lý (mau hay chậm tùy thuộc vào xúc cảm), thời gian sinh học (sự già nua), thời gian địa chất (quá trình hình thành của vỏ địa cầu), thời gian vũ trụ (sự trương nở của vũ trụ), thời gian năm tháng (mùa màng và sự xoay vần của địa cầu)...

Tóm lại, từ các định nghĩa mang tính cách phiến diện trên đây người ta diễn đạt thành vô số khái niệm, chẳng hạn như thời gian là một «môi trường vô tận», một «sức mạnh tác động lên thế giới này», một «kích thước của vũ trụ», một «khoảnh khắc có thể đo được», một «thời điểm chính xác»..., rốt lại chẳng có ai hiểu thời gian là gì. 

Khi ta đưa cổ tay để xem đồng hồ và gọi đó là thời gian, nhưng thật ra đấy chỉ là những chuyển động được đồng hoá với thời gian bằng quy ước. Tất cả các loại đồng hồ dù là chạy bằng dây thiều (dây cót), bằng transitor hay bằng nguyên tử thì đều phải căn cứ vào một sự chuyển động nào đó. Những gì ta quen gọi là một giờ, một phút, ngày hôm qua, năm ngoái, năm tới... không hẵn là thời gian, đó chỉ là những quy ước đơn thuần. Triết gia Hy lạp Aristote (-384 -322) cho rằng thời gian không bắt buộc phải hiện hữu, cũng không hẳn là không hiện hữu, nó chỉ hiện hữu khi liên đới với sự đổi thay : «thời gian là một số chuyển động được hướng về phía trước hoặc phía sau». Một triết gia Hy lạp khác là Platon (-428 -347) cho rằng thời gian là «hình ảnh di động của sự vĩnh cữu bất động». Nhà bác học Blaise Pascal (1623-1662) vừa là một nhà khoa học, toán học và cũng là một triết gia cho rằng «thời gian» thuộc vào loại những khái niệm căn bản không thể nào định nghĩa được và định nghĩa cũng vô ích, vì tất cả những định nghĩa về thời gian chỉ là những sự lặp đi lặp lại của một chuyện duy nhất (phép lặp thừa hay hằng đề = tautology), vì trước khi được nêu lên thì các định nghĩa ấy đã hàm chứa sẵn từ bên trong ý niệm về thời gian rồi. Nhà bác họctriết gia Newton thì lại cho rằng thời gian « trôi chảy » một cách đều đặn và có tính cách tuyệt đối, không liên quan với bất cứ một hệ quy chiếu (sự chỉ định) nào cả. Nhà bác họctriết gia Gottfried W. Leibniz (1646-1716) là đối thủ muôn thuở của Newton thì luôn luôn nói ngược lại những gì Newton phát biểu, và ông cho rằng chính các hiện tượng đã dự phần vào việc định nghĩa thời gian.

Trên đây là phần tóm lược một vài khái niệm về không gianthời gian được nêu lên «xuyên qua thời gian và không gian». Vậy quan điểm của Phật giáo về những khái niệm ấy như thế nào? Trước hết cũng xin minh chứng một cách khẳng định rằng Đức Phật không hề chen vào những tranh biện hay những loại khái niệm và biện luận thuần lý như thế. Ngay trong thời Đức Phật còn tại thế cũng đã từng có không biết bao nhiêu triết thuyết thuộc đủ mọi chủ đề đã được nêu lên, tuy nhiên Đức Phật không hề khuyến khích các đệ tử của Ngài gia nhập vào những triết thuyết ấy mà trái lại chỉ tìm cách giúp cho họ thoát ra khỏi những thứ ấy.

Trước khi đưa ra quan điểm của Phật giáo, thiết nghĩ cũng nên trình bày một vài nhận xét về những giả thuyết và khái niệm của các triết gia và khoa học gia vừa được nêu lên trên đây. 

- Mendeleïv cho rằng không gian được tạo thành bởi những hạt vi thể, vậy không giantính cách cấu hợp. 

- Einstein thì cho rằng không gian dính liền với thời gian, vậy bản chất của không gianlệ thuộc

- Héraclite đồng hóa không gian với chuyển động, vậy không gianvô thường

- Aristote cho rằng thời gian chỉ có thể hiện hữu khi liên đới với sự đổi thay, như thế có nghĩa là thời gian chỉ hiện hữu liên đới với vô thường.

- Platon thì cho thời gianhình ảnh di động của sự vĩnh cữu bất động. Quả thật khái niệm này không có ý nghĩa gì nhiều vì khi hình ảnh đã di động thì nó đã biến đổi rồi, vậy làm thế nào nó có thể giữ được sự trung thực của sự vĩnh cữu bất động để gọi nó là hình ảnh của sự vĩnh cữu ấy? 

- Đối với Pascal thì ý niệm về thời gian đã có sẵn trước khi các định nghĩa về thời gian được nêu lên, nếu như thế thì thời giantính cách chủ quan, vậy làm thế nào nó có thể là một căn bản tuyệt đối được

- Newton thì nghĩ rằng thời gian trôi chảy một cách đều đặn và có tính cách tuyệt đối. Cách định nghĩa như thế cho thấy một sự mâu thuẫn quá lộ liễu, nếu muốn thời gian trôi chảy thì phải có cái gì bất động làm chuẩn để chứng minh cho hình ảnh trôi chảy của thời gian, vậy làm thế nào thời gian có thể tuyệt đối được. Nếu trôi chảy thì phải hiểu rằng trôi chảy từ một vị trí này đến một vị trí khác khác, có nghĩa là thời gian phải có nguồn gốccứu cánh, vậy nguồn gốc và cứu cánh của thời gian là gì? Có thể Newton không nghĩ đến các vấn đề này khi tưởng tượng ra sự trôi chảy của thời gian.

- Ngược lại với Newton thì Leibniz cho là các hiện tượng đã dự phần giúp vào việc định nghĩa thời gian, câu này cũng không có ý nghĩa rõ rệt vì không trực tiếp đề cập đến bản chất của thời gian là gì mà chỉ gián tiếp nêu lên sự lệ thuộc của thời gian vào các hiện tượng và các cách định nghĩa của con người.

Phật giáo không chọn cùng một phương pháp tiếp cận giống như triết học và khoa học. Thay vì tách rời một hiện tượng để tìm hiểu bản chất của nó, thì Phật giáo chia cắt một hiện tượng cho đến chỗ trống không, hoặc theo một chiều ngược lại là nhìn vào tổng thể của tất cả mọi hiện tượng để tìm hiểu bản chất đích thực và toàn cầu của chúng để xác định thế nào là thực tại của thế giới này. Vì thế mà Phật giáo đã nhận xét thấy tất cả mọi hiện tượng đều mang tính cách cấu hợp, tương liên và lệ thuộc (lý duyên khởi) và tất cả những hiện tượng ấy khi đã là cấu hợp và lệ thuộc thì chúng đều vô thường. Trong khi đó thì các khoa học gia và triết gia chỉ nhìn thấy những biểu hiện bên ngoài của từng hiện tượng tức là sự chuyển động của nó mà Phật giáo gọi đó là ảo giác.

Một số khá lớn các tư tưởng triết học đều mang tính cách chủ quan hoặc không có gì thiết thực. Đôi khi có những tư tưởng triết học sai lầm, chẳng hạn như chủ thuyết kỳ thị chủng tộc đưa dần đến chủ nghĩa phát-xít gây ra không biết bao nhiêu đổ vỡ và đau thương trong thế chiến thứ hai. Các khám phá khoa học thì hướng vào sự hiểu biếthiểu biết, phần ứng dụng thì được thúc đẩy bởi nhu cầu và bản năng của con người, thí dụ các khám phá khoa học cho thấy sự phân tách hạt nhân tạo ra năng lượng lớn lao, sự hiểu biết đó có thể áp dụng để tạo ra điện lực và cũng có thể dùng để chế tạo bom hạt nhân.

Trái lại thì sự học hỏihiểu biết của người tu tập Phật giáo được định hướng một cách rõ rệt, luôn luôn được hướng dẫn bởi lòng từ bi và đạo đức. Tất cả những ứng dụng đều hướng vào một mục đích duy nhất là mang lại một môi trường tinh khiết, an vui và hài hòa cho tất cả chúng sinh. Trên phương diện lý thuyết Đức Phật đã chứng minh cho các đệ tử của Ngài thấy là tất cả những gì hư cấu hay giả hợp đều là khổ đau đồng thời trên phương diện ứng dụng thì Ngài đã chỉ cho họ con đường phải chọn để bước đi trong thế giới này. 

Các khái niệm của Phât giáo về quy luật tương liên tức là duyên khởi quy luật vô thường có thể giải thích bản chất của tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, kể cả không gianthời gian. Đó là những quy luật tuyệt đối áp đặt cho tất cả mọi hiện tượng, từ lãnh vực vật chất cho đến phi vật chất trong thế giới ta bà, không có một ngoại lệ nào cả. Vậy người tu tập không cần phải điên đầu với những gì mà các triết gia và khoa học gia nêu lên qua «thời gian và không gian». Trái lại thì ngày nay nhiều triết gia và khoa học gia tây phương quan tâm đến bản chất của thực tại đã bắt đầu sửng sốt trước những khái niệm vô cùng bao quát và chính xác của Phật giáo liên quan đến các hiện tượng trong vũ trụ này.

Tuy nhiên và nếu muốn, thì người tu tập vẫn có thể đối đáp lại những luận cứ của các triết gia và khoa học gia đã được nêu lên trên đây. Chẳng hạn như Einstein cho rằng thời gian là kích thước thứ tư của không gian, quả đúng là khái niệm đó có thể dùng để giải thích một số hiện tượng, tuy nhiên nếu các triết gia và khoa học gia cho rằng không gian là một chuyển động thời gian cũng là một chuyển động, thì một chuyển động ghép thêm vào một chuyển động cũng không giải quyết được gì nhiều trên phương diện thuần túy triết học và có thể kể cả trên phương diện khoa học nữa. Đối với triết học Phật giáo thì sự kiện liên kết giữa không gianthời gian là một việc tất nhiên vì sự kiện đó chỉ đơn giản nêu lên tính cách tương liên của mọi hiện tượng trong vũ trụ, không riêng gì đối với không gianthời gian. Sau hết người ta có thể xem sự chuyển động của không gianthời gian cũng chỉ là những chuyển động của vô thường, hoặc xem chúng là động cơ trực tiếp làm chuyển động mọi hiện tượng trong thế giới luân hồi.

Sau cùng chúng ta cũng có thể đề nghị với các triết gia và khoa học gia như sau : không gian là kích thước của thế giới vật chấtthời gian là kích thước của thế giới phi vật chất. Ý kiến này căn cứ vào những gì mà các triết gia và khoa học gia đã từng đề nghị, chẳng hạn các khoa học gia đã chứng minh cho thấy là không gian gần với vật chất và không thể tách rời ra khỏi vật chất, và không gian có thể dùng thước để « đo » được, mặc dù theo Henri Pointcaré thì đấy chỉ là quy ước. Trong khi đó thì thời gian mang tính cách trừu tượng hơn nhiều, cần phải đồng hóacụ thể hóa với chuyển động. Ngoài ra tính cách bất khả phân giữa không gianthời gian theo thuyết tương đối tổng quát và giới hạn của Einstein cũng có thể giải thích bằng hiện tượng tương liên giữa hai lãnh vực vật chất và phi vật chất trong thế giới luân hồi.

Trên đây là những biện luận dông dài có tích cách lý thuyết, tuy nhiên triết học Phật giáo không tự trói mình trong lãnh vực biện luận mà luôn luôn tỏ ra rất thực tế. Vậy khái niệm không gian là kích thước của vật chấtthời gian là kích thước của phi vật chất như vừa đề nghị trên đây sẽ mang lại những ứng dụng gì? 

Đấy chính là sự quan tâmmục đích chính yếu của Thiền học : khi một thân xác im lìm và bất động thì không gian không còn nữa, khi một tâm thức yên lặng và dừng lại thì thời gian cũng biến mất. Nói một cách khác, thì đó là sự giải thoát khỏi những trói buộcbiến động của thế giới luân hồi.

Lời kết

Thế giới luân hồi gồm có hai thể dạng, vật chất và phi vật chất. Một số người mở ra cho mình một môi trường sống hạn hẹp quy định bởi những giá trị vật chất, trong khi đó thì một số người khác hội nhập với một thế giới rộng lớn hơn và thăng bằng hơn, gồm cả vật chất lẫn tinh thần. Đối với những người biết tu tập thì họ có thể tạo ra cho mình một khả năng hội nhập quan trong hơn giúp họ mở rộng thêm lãnh vực phi vật chất để có thể cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng của những chúng sinh trong cõi vô sắc giới, giúp cho họ nhìn thấy xa hơn và bước đi một cách vững chắc hơn trong thế giới này. Đó là con đường tu tập theo chiều rộng. 
 
Trên một khía cạnh khác, khi đã nhìn thấy bản chất khổ đau của mọi hiện tượng trong cả hai lãnh vực vật chất và phi vật chất thì phản ứng của người tu tập sẽ tìm cách vượt ra khỏi cả hai lãnh vực ấy. Đấy là con đường tu tập theo chiều sâu. Sau đây là cách nhìn về chiều sâu của học phái Duy thức.

Theo học phái Duy thức (Vijnanavada/ Cittamatra) thì tất cả mọi hiện tượng hiển hiện trong tâm thức đều gồm có ba bản chất (trilaksana hay trisvabhava), ba bản chất ấy được định nghĩa như sau :

- Bản chất thứ nhất mang tính cách tưởng tượng gọi là parikalpitasvabhava
Đại sư Thế thân (Vasubandhu) một luận sư Phật giáo thuộc thế kỷ thứ IV và cũng là vị tổ thứ 21 của Thiền tông Ấn độ, đã định nghĩa bản chất parikalpitasvabhava như sau : parikalpitasvabhava có nghĩa là «vật này hay vật kia được tạo dựng bằng tưởng tượng do một cá thể này hay một cá thể kia [đứng ra giữ vai trò] tưởng tượng. Phương cách mà nó được tạo dựng chính là bản chất của tưởng tượng » (trích và dịch lại từ quyển Tự điển Bách khoa Phật giáo của Philipe Cornu). Chính vì thế mà tri thức đã tưởng tượng ra một «cái tôi» hay một «cái ngã» có tính cách cá thểđồng thời cũng gán cho mọi hiện tượng một sự hiện hữu thật bên ngoài tâm thức. Thiên đường, địa ngục, ma quỷ v.v..., cũng có thể xếp vào các hiện tượng mang tính cách tưởng tượng.

- Bản chất thứ hai mang tính cách lệ thuộc gọi là paratantrasvabhava :

Bản chất paratantrasvabhava bao gồm tất cả những gì phát sinh từ một nguyên nhân, hàm chứa một chức năng hay một hiệu năng nào đó. Một cách vắn tắtđơn giản thì đó là tổng thể của tất cả những hiện tượng cấu hợp hiện hữu trong thế giới luân hồi.

- Bản chất thứ ba là bản chất được thiết lập vững chắc gọi là parinispannasvabhava :

Bản chất này được Đại sư Thế thân định nghĩa là « sự loại bỏ hoàn toàn bản chất tưởng tượng (parikalpita) ra khỏi bản chất lệ thuộc (paratantra). Vì thế mà người ta không thể nói rằng nó (tức là bản chất được thiết lập vững chắc) khác hay không khác với bản chất paratantra [...]. Người ta [sẽ] không thấy được paratantra (tức bản chất lệ thuộc) cho đến khi nào người ta [chưa] thấy được parinispanna (tức bản chất được thiết lập vững chắc), (dựa theo bản dịch của La Vallée Poussin từ bản gốc bằng tiếng Hán của ngài Huyền Trang, tức tập luận giải Duy thức tam thập tụng, gốc tiếng Phạn là Vijnaptimatratasiddhi). Ý của câu trên đây là khi nào ta đã quán thấy được bản chất vững chắc của mọi hiện tượng (parinispanna) thì ta sẽ hiểu được thế nào là bản chất của thế giới luân hồi (paratantra). 

Nói một cách khác, bản thể vững chắc là những hiện tượng được cảm nhận đúng như thế, không khoác thêm cho nó những điều giả tưởng hay những diễn đạt mang tính cách tưởng tượng. Bản chất thứ nhất mang tính cách tưởng tượng và bản chất thứ hai mang tích cách lệ thuộc của tất cả mọi hiện tượng chỉ tạo ra cái vỏ bên ngoài của thực tại, trong khi đó bản chất được thiết lập vững chắc mới đúng là thực tại tuyệt đối.

Cái thực tại tuyệt đối đó không từ đâu đến cả vì không còn vướng mắc trong không gian, nó cũng không đi về đâu cả vì đã thoát khỏi kích thước của thời gian. Vì thế mà cái thực tại tuyệt đối ấy Phật giáo gọi là Như Lai.

Bures-Sur-Yvette, 16.09.09

Hoang Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 163)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 215)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 409)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 308)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 337)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 386)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 621)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 678)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 636)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 685)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 599)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 540)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 594)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 685)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 702)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 800)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 598)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 492)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 574)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 667)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 588)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 591)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 695)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 709)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 703)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 768)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 791)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 768)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 960)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 827)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1383)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 912)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1076)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 832)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1060)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 991)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 980)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1121)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1397)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1740)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 971)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1157)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 966)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 817)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 945)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 971)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1394)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1138)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1171)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 924)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1068)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1518)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1396)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1384)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 979)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1373)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1288)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1213)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1250)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant