Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phần 3

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 12032)
Phần 3

KINH NHẬT TỤNG CỦA CƯ SĨ

TỲ KHEO TĂNG-ÐỊNH HỢP SOẠN
PL. 2539 - TL. 1995

III - CẦU AN VÀ CẦU SIÊU

KINH CẦU AN

BÀI THỈNH TỲ KHƯU TĂNG TỤNG KINH CẦU AN
(PARITTABHĀSANĀYĀCAṄGĀTHĀ)

Vipattippaṭibāhāyā
sabbasampatisiddhiyā
sabbadukkhavināsāya
parittaṃ brū tha maṅgalaṃ ,

Vipattippaṭibāhāya
sabbasampattisiddhiyā
sabbabhayavināsāya
parittaṃ brū tha maṅgalaṃ

Vipattippaṭibāhāya
sabbasampattisiddhiyā
sabbaroga-vināsāya
parittaṃ brū tha maṅgalaṃ .

Nghĩa:

Cầu xin các Ngài tụng kinh cầu an, để ngăn ngừa, tránh khỏi các điều rủi ro tai hại, cho đặng thành tựu những hạnh phúc, khiến cho tất cả sự khổ não, kinh sợ và bịnh hoạn đều tiêu tan. (lạy)

BÀI THỈNH PHÁP SƯ - DHAMMA DASANĀYĀCANAGĀTHĀ

Brahmā ca lokā dhipatī sahampatī
katañjalī andhivaraṃ ayācatha
santīdha sattāpparajakkhajātikā
desetu dhammaṃ anukampimaṃ pajaṃ

Saddhammabheriṃ vinayañca kāyaṃ
suttañca bandhaṃ abhi-dhammacammaṃ
ākotayanto catusacca-daṇḍaṃ
pabbodha neyye parisāya majjhe.

Evaṃ sahampatī brahmā
bhagavantaṃ ayācatha
tuṇhībhāvena taṃ buddho
kāruññenādhivāsaya
tanhā vuṭṭhāya pādena
migadāyaṃ tato gato
pañca-vakyādayo neyye
amaṃ pāyesi dhammato

Tato pabhū ti sambuddho
anū nā dhammadesanaṃ
māghavāssāni desesi
sattānaṃ atthasiddhakaṃ
tena sādhu ayyo bhante
desetu dhammadesanaṃ
sabbāyidha parisāya
anukampampi kātave.

Nghĩa:

THỈNH PHÁP SƯ

Thuở Phật mới đạt thành quả vị.
Có Xá ham bát tí Phạm thiên
Cả trong thế giới các miền,
Thanh cao quán chúng cần chuyên đạo mầu.
Hiện trước Phật đê đầu đảnh lễ,
Bạch xin Ngài tế thế độ nhơn.
Chúng sanh trong khắp cõi trần;
Tối mê điên đảo không phân tội tình.
Cầu Phật Tổ cao minh ái truất,
Hiển oai linh tỉnh thức dắt dīu,
Hoằng khai đạo pháp cao siêu,
Tu hành theo đặng kết nhiều thiện duyên
Thế Tôn được mãn viên đạo quí,
Tôi hết lòng hoan hỉ tán dương.
Nhưng vì hoàn cảnh đáng thương,
Không đành bỏ mặc, lạc đường làm thinh.
Chúng sanh vốn đa tình lắm bậc,
Không thông đâu chơn thật giả tà.
Vô thường khổ não chấp ta,
Ngày nay sơ ngộ thiết tha nhờ Ngài.
Xin mở lượng cao dày răn dạy,
Chuyển pháp luân diễn giải diệu ngôn.
Chúng sanh nghe đặng pháp môn,
Thoát vòng khổ não dập dồn bấy lâu.
Giải thoát những nguồn sầu câu thúc,
Diệt tham lam ái dục bao vòng.
Tối tăm sẽ được sáng trong,
Phát sanh trí tuệ hiểu thông tinh tường.
Thông thấu lẽ vô thường vắn dỏi.
Ba tướng trong ba cõi mỏng manh.
Vô minh duyên của các Hành,
Cội căn dắt dẫn chúng sanh luân hồi.
Biển trần khổ nổi trôi chìm đắm,
Bị ngũ ma vày, nắm chuyển di,
Vậy nên cầu đấng Từ Bi,
Tạo thuyền Bát nhã trải đi vớt người.
Ðưa qua chốn tốt tươi yên tịnh,
Bờ Niết Bàn chẳng dính trần ai;
Như đèn rọi suốt trong ngoài,
Chiếu tia sáng khắp các loài hân hoan.
Pháp ví trống khải hoàn rầm rộ,
Luật ví như đại cổ hoằng dương.
Kinh như dây buộc trên rường.
Luận như mặt trống vẹt đường vô minh
Tứ diệu đế đó hình dùi trống,
Gióng khua tan giấc mộng trần gian.
Chúng sanh tất cả bốn hàng,
Như sen trong nước minh quang luống chờ.
Trời lố mọc đặng nhờ ánh sáng,
Trổ hoa lành rải tản mùi hương.
Pháp mầu ánh sáng phi thường,
Chiếu khắp ba cõi rõ đường an vui.

*
Phạm Thiên vẫn ngậm ngùi khẩn khoản.
Phật nhận lời nhưng chẳn dĩ hơi.
Quyết lòng mở đạo dạy đời,
Nhắm vườn Lộc Giả ngài dời chơn sang.
Thuyết pháp độ các hàng đệ tử,
Có năm Thầy thỉnh dự pháp từ
Ðó là nhóm Kiều Trần Như,
Ðược nếm hương vị HữuNiết Bàn.
Rồi từ đó mở mang giáo pháp,
Bốn mươi lăm hạ giáp vẹn toàn.
Một lòng chẳng thối không mòn.
Những điều lợi ích hằng còn lâu năm.
Cả tam giới thừa ân phổ cập,
Ðám mưa lành rưới khắp thế gian.
Bởi nhân cớ, tích rõ ràng,
Thỉnh Ngài thuyết pháp noi đàng từ bi.
Chúng sanh ngồi khắp chốn ni,
Tối mê cầu được trí tri vẹn toàn. (lạy)

PATIDĀNAGĀTHĀ (KINH HỒI HƯỚNG SAU KHI NGHE PHÁP)

Yā devatā santi vihāravāsinī
Thū pe ghare bodhighare tahiṃ tahiṃ.
Tā dhammadānena bhavantu pū jitā.
Sotthiṃ karontedha vihāramaṇdale.

Therā ca majjhā navakā ca bhikkhavo,
Sārāmikā, dānapatī upāsakā
Gāmā ca desā nigāmā ca issarā,
Sappānaphū tā sukhitā bhavantute

Jalābujā ye pica aṇḍasambhavā
Sansedajātā athavopapātikā;
Niyyānikaṃ dhammāvaraṃ paticcate
Sabbe pi dukkhassa karontu sankhayaṃ .

Thātu ciraṃ sataṃ dhammo.
Dhammaddharā ca puggalā.
Saṅgho hotu samaggo va
Atthāya ca hitāya ca.

Amhe rakkhatu saddhammo
Sabbe pi dhammacārino.
Vuḍḍhiṃ sampāpuneyyāma
Dhammāriyappavedite
.

Nghĩa:

Ngưỡng cầu các đấng chư Thiên.
Trong vòng tịnh xá ngự yên hằng ngày.
Ngự nơi đền tháp xưa nay,
Những nơi biệt thất nơi cây Bồ đề.
Chúng tôi xin hội họp về,
Sẽ dùng pháp thí tiện bề cúng dâng.
Rồi xin hộ độ chư Tăng,
Cửa từ ẩn náo phước hằng hà xa.
Tỳ Khưu chẳng luận trẻ già,
Cao hạ, trung hạ hoặc là mới tu.
Thiện nam tín nữ, công phu,
Ðều là thí chủ đồng phù trợ nhân.
Những người trong khắp thôn lân.
Kiều cư châu quận được phần an khương.
Chúng sanh bốn loại không lường
Noãn, thai, thấp, hóa khi nương pháp lành.
Giải thoát pháp bảo nên hành,
Ðặng mà dứt khổ truyền quanh đọa đày.
Cầu cho hưng thạnh lâu dài,
Pháp thiện trí thức các Ngài mở mang.
Bậc tu xin được bình an,
Cầu cho Tăng chúng các hàng hòa nhau;
Lại thêm phẩm hạnh thanh cao,
Những quả lợi ích kết mau kịp thì.
Cầu xin pháp bảo hộ trì,
Cho người tu đã quy y Phật rồi.
Xin cho cả thảy chúng tôi,
Tấn hóa trong pháp Phật roi giáo truyền.

MĀTĀ PITU PANĀMA GĀTHĀ

Yadājāto cayo vāhaṃ
Dukkhaṃ mātā pituhime
Anuphū ttaṃ navaṇṇituṃ
Hatthaṃ pagayha vandito
Dosaṃ khamathameyeva
Tumhe dethābhayampi ca
Rudhitassevametumhe
Sugitamuppagettha ve
Nipajjāpetha maṃ amhaṃ
Malamuttampi sakalaṃ
Hatthena te gahetvā va
Dhovitthāpi ca sabbaso
Tuṃhe anāgate kāle
Amma karuṇṇike have
Puttadhitutta mātā ta
Buddhāyeva bhaveyyā tha.

Nghĩa:

LỄ BÁI PHỤ MẪU KỆ

Kính thưa cha mẹ tường tri
Nghĩ suy con sợ lỗi nghì ơn trên
Từ con hình thể có nên
Mẹ cha bảo dưỡng kề bên không rời
Nặng nề cực nhọc lắm ôi!
Chăm nom con trẻ kể thôi sao cùng
Con xin đảnh lễ cúc cung
Nghiêng mình phủ phục mong dung tội rày.
Khi con la khóc rày tai
Từ bi mẹ hát thương thay não nùng
Tân dịch, đại tiểu tiện cùng
Các vật uế trược ung dung lau chùi
Giặt rửa cha mẹ vẫn vui
Chẳng hề nhờm gớm những mùi thúi tha.
Từ bi thay! Lòng mẹ cha
Ơn tầy trời đất, khó mà đáp xong
Cầu cho cha mẹ thảy đồng
Ðắc thành Phật quả thoát vòng tai ba.

BÀI SÁM HỐI

(Tụng đêm 14 và 30 trong mỗi tháng)

Cúi đầu lạy trước Bửu Ðài.
Con xin sám hối từ rày ăn năn;
Xưa nay lỡ phạm điều răn
Do thân, khẩu, ý bị màn vô minh;
Gây ra nghiệp dữ cho mình,
Sát sanh hại vật chẳng tình xót thương
Giết ăn hoặc bán không lường.
Vì long tham lợi quên đường thiện nhân.
Oan oan tương báo cõi trần,
Trầm luân biển tối chịu phần khổ lao;
Xét ra nhơn, vật khác nào.
Hại nhơn, nhơn hại mắc vào trả vay;
Lại thêm trộm sản cướp tài,
Công người cực nhọc hằng ngày làm ra;
Lòng tham tính bảy, lo ba,
Mưu kia, kế nọ, lấy mà nuôi thân;
Hoặc nuôi quyến thuộc xa gần,
Làm cho người phải lắm lần than van;
Tà dâm tội nặng muôn ngàn,
Liệu toan chước sách làm đàng chẳng ngay;
Vợ con người phải lầm tay,
Mất trinh thất tiết phải tai tiếng đời;
Xấu cha hổ mẹ nhiều lời,
Xa lìa chồng vợ rã rời lứa đôi;
Vọng ngôn giả dối ngoài môi,
Chuyện không nói có, có rồi nói không;
Dụng lời đâm thọc hai lòng,
Phân chia quyến thuộc, vợ, chồng, anh, em;
Mắng nhiếc chưởi rủa pha gièm.
Xóm làng cô bác chị em không chừa;
Nói lời vô ích dây dưa.
Phí giờ quí báu hết trưa đến chiều;
Uống rượu sanh hại rất nhiều,
Ham ăn mê ngủ nói điều chẳng kiên;
Say sưa ngã gió đi xiên;
Nằm bờ té bụi như điên khác nào;
Loạn tâm cuồng trí mòn hao,
Nhiều người vì rượu biết bao hư nhà;
Xan tham những của người ta,
Mong sang đoạt được lòng tà mới ưng;
Nết sân nóng giận không chừng,
Toan làm hại chúng bâng khuâng trong lòng;
Si mê tin chạ chẳng phòng,
Nghe đâu theo đó không thông chánh tà;
Chẳng tin Phật Pháp cao xa
Thậm thâm vi diệu bao la trên đời;
Nếu con cố ý phạm lời,
Hoặc là vô ý lỗi thời điều răn;
Hoặc xúi kẻ khác bạo tàn,
Hoặc nghe thấy ác lòng hằng vui theo;
Phạm nhằm ngũ giới thập điều.
nhân thân, khẩu, ý, nhiều lầm sai;
Lỗi từ kiếp trước lâu dài,
Ðến kiếp hiện tại miệt mài lắm phen;
Hoặc vì tà kiến đã quen,
Khinh khi Tam Bảo lòng bèn chẳng tin;
Cho rằng người chết hết sinh,
Phạm vào đoạn kiến tội tình nặng thay,
Hoặc phạm thường kiến tội dày,
Sống sao đến thác, sanh lai như thường;
Tội nhiều kể cũng không lường,
Vì con ngu dốt không tường phân minh;
Dễ duôi Tam Bảo, hại mình,
Bởi nhân không thấu vô minh nghiệp tà;
Cho nên Chơn Tánh mới là,
Tối tăm chẳng rõ sai ngoa thuở đầu;
Hóa nên khờ dại đã lâu,
Ðể cho hoàn cảnh mặc dầu kéo xoay;
Khác nào bèo bị gió quay,
Linh đinh giữa biển dật dờ bờ sông;
Xét con tội nặng chập chồng,
Kiếp xưa cho đến hiện trong kiếp này;
Con xin sám hối từ đây,
Nguyện cầu Tam Bảo đức dày độ cho;
Tội xưa chẳng hạn nhỏ to,
Con nguyền dứt cả chẳng cho thêm vào;
Tâm lành dốc chí nâng cao,
Cải tà qui chánh chú vào Phật ngôn;
Cho con khỏi chốn mê hồn,
Ðến nơi cõi Phật Thế Tôn gần kề;
Thoát vòng khổ não tối mê,
Hưởng miền Cực Lạc mọi bề thảnh thơi;
Ngày nay dứt bỏ việc đời,
Căn lành gieo giống chẳng rời công phu;
Mặc ai danh lợi bôn xu,
Con nguyền giữ hạnh người tu thoát trần;
Trước là độ lấy bổn thân,
Sau giúp quyến thuộc được phần tiêu diêu;
Sám hối tội lỗi đủ điều,
Duyên lành đều cũng ít nhiều kết xây;
Tôi xin hồi hướng quả này,
Thấu đến quyến thuộc nơi đây cho tường;
Cùng là thân thích tha phương,
Hoặc đã quá vãng hoặc thường hiện nay;
Chúng sanh ba giới bốn loài,
Vô tưởng hữu tưởng chẳng nài đâu đâu;
Nghe lời thành thật thỉnh cầu,
Xin mau tựu hội lãnh thâu quả này;
Bằng ai xa cách chưa hay,
Cầu xin Thiên chúng mách ngay với cùng;
Thảy đều thọ lãnh hưởng chung,
Dứt rồi tội lỗi thoát vòng nạn tai;
Nguyện nhiều Tăng chúng đức tài.
Ðạt thành Thánh quả hoằng khai đạo lành;
Nguyện cho Phật Pháp thạnh hành.
Năm ngàn năm chẵn phước lành thế gian.

(lạy)

KINH TỤNG RẢI TÂM BÁC ÁI đến tất cả các hướng -
(Sabbadisāsu mettāpharanaṃ)

Sabbe puratthimāyā disāya sattā averā sukhī hontu.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng đông, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe puratthimāyā anudisāya sattā averā sukhī hontu.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng đông nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe dakkhiṇāya disāya sattā averā sukhī hontu.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe dakkhiṇāya anudisāya sattā averā sukhī hontu.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng tây nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe pacchimāya disāya sattā averā sukhī hontu.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng tây, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy được yên vui.

Sabbe pacchimāya anudisāya sattā averā sukhī hontu.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng tây bắc, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe uttarāya disāya sattā averā sukhī hontu.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng bắc đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe uttarāya anudisāya sattā averā sukhī hontu.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng đông bắc, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe uparimāya disāya sattā averā sukhī hontu.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng trên, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe heṭṭhimāya disāya sattā averā sukhī hontu.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng dưới, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe sattā averā hontu, sukhitā hontu niddukkhā hontu abyāpajjhā hontu, anīghā hontu dīghāyukā hontu, arogā hontu, sampattīhi samijjhaṇtu sukhī attānaṃ pāriharantu, dukkhappattā ca niddukkhā, bhayappattā ca nibbhayā, sokappattā ca nissokā hontu sabbepi pāṇiṇo.
Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng, hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được sự yên vui. Tất cả chúng sanh đến khổ rồi, xin đừng cho có khổ, đến sự kinh sợ rồi, xin đừng cho kinh sợ, đến sự thương tiếc rồi, xin đừng cho thương tiếc.

(Khi có sự lo sợ hoặc tối, trước giờ ngủ nên thường tụng bài này, để rải tâm bác ái đến tất cả chúng sanh, ắt sẽ hết lo sợ, được yên vui).

KINH HỒI HƯỚNG

Yaṃ kiñci kusalakammaṃ ,
kattabbaṃ kiriyaṃ mama,
kāyena vācāmanasā,
tidase sugataṃ kataṃ ,
ye sattā saññino atthi,
ye ca sattā asaññino,
kataṃ puññaphalaṃ mayhaṃ
sabbe bhāgī bhavantute,
ye taṃ kataṃ ,
suviditaṃ dinnaṃ puññaphalaṃ mayā,
ye ca tattha najānanti,
devā gantvā nivedayuṃ,
sabbe lokamhi ye sattā,
jīvantāhārahetukā,
manuññaṃ bhojanaṃ
sabbe labhantu mama cetasāti.

Nghĩa diễn ra Quốc Âm:

Phước căn tôi đã tạo thành,
Do thân, khẩu, ý tu hành gieo nên.
Ðều là phước báu vững bền,
Có thể tiếp chúng độ lên thiên đàng.
Cung trời Ðạo Lợi thọ nhàn,
Chúng sanh hữu tưởng nhơn gian Ta bà.
Chư Thiên Phạm Thiên cùng là,
Bậc trời vô tưởng được mà hưởng an.
Phước tôi hồi hướng dâng ban,
Chúng sanh hay biết hoàn toàn lãnh thâu.
Bằng ai chưa rõ lời cầu,
Xin cùng Thiên chúng đến hầu mách ngay.
Có người làm phước được rày,
Lại đem hồi hướng hiện nay khắp cùng.
Chúng sanh hoan hỉ lãnh chung,
Hưởng được phước quí ung dung thanh nhàn.
Chúng sanh thế giới các hàng,
Bởi nhờ thọ thực sanh an mạng trường.
Xin thâu phước báu cúng dường,
Hóa thành thực phẩm mùi hương thỏa lòng. (lạy)

(Sau khi làm xong việc tài thí hoặc pháp thí rồi cần phải đọc bài nguyện sau này để dứt bỏ lòng ham muốn).

Idaṃ vata me dānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu ānagate.

Xin cho sự phước thí mà tôi đã trong sạch làm đây, hãy là món duyên lành để dứt khỏi những điều ô nhiễm ngủ ngầm nơi tâm, trong ngày vị lai.

VÔ THƯỜNG - KHỔ NÃO - VÔ NGÃ

Diễn ra Quốc âm:

Biển trần khổ sóng bồng lai láng,
Kiếp phù sanh đáng chán biết bao
Tấm thân chìm đắm dạt dào.
Mịt mờ chưa biết đời nào thoát ly,
Cõi giả tạm ích gì sự thế.
Uổng tâm tư tìm kế miên trường,
Trần hoàn vạn vật vô thường,
Khổ não, vô ngã đầy đường chông gai.
Do báo nghiệp lưu lai từ trước,
Các pháp hành, tạo được thân duyên,
Pháp hành kế tục nhau liền,
Diệt, sanh, sanh, diệt triền miên không ngừng.
Người hay thú đồng chung số phận,
Hễ có thân ngũ uẩn, không bền.
Chịu điều biến đổi đảo điên,
Sanh, già, đau, chết không yên lúc nào,
Thể vật chất không sao giữ nổi,
Sức vô thường phá mỗi sát na,
Xét cùng đâu phải thân ta.
Khó ngăn tóc bạc không cầm răng long.
Lửa ái dục đốt lòng từ phút,
Vấy ưu phiền, chẳng chút nào nguôi,
Dễ chi đặng tạm an vui,
Suy mòn vì nhuộm nặng mùi trần ai.
Chừng thân chết nảy hơi hôi hám,
Người, ai ai chẳng dám lại gần,
Gớm ghê, dầu bậc chí thân,
Ðều sợ xui, lụy, hương lân, cửa nhà.
Chọn một chốn rừng già hoang vắng,
Ðem thây thi, an táng cho xong,
Ðịa táng, hỏa táng chẳng đồng,
Tùy duyên, tùy lực, vẫn không quản gì.
Ðưa xác chết, người đi đông đúc,
Kẻ thân nhân uất ức, khóc than.
Hình hài ba khúc rã tan,
Thanh danh tiêu diệt họ hàng cách xa.
Khổ tử biệt thiết tha nung nấu,
Biệt gia tài, của báu, tình yêu,
Tấm thân ngũ uẩn đã tiêu,
Ðất, nước, gió, lửa, về nhiều căn nguyên.
Thân đã chẳng, thiên diên ngày tháng.
Buổi chia lìa ngao ngán đau thương.
Chúng sanh ba cõi vô thường,
Nên vun cội phước, tìm đường siêu sanh.
Lựa các thứ nhân lành gieo giống,
Quả kết trong kiếp sống về sau,
Mở lòng bố thí dồi dào,
Học kinh, trì giới, khá mau tu hành,
Kẻo rồi phải điêu linh, sa đọa,
Vào bốn đường ác đạo khó khăn
Vô cùng khốn khổ thân tâm,
Ðời đời kiếp kiếp trầm luân không về
Thân khẩu ý giữ gìn trong sạch,
Dẫn trên đường thanh bạch mà đi,
Dầu cho chuyển kiếp đến kỳ,
Cũng còn trông ngóng thoát ly khổ sầu,
Rán hối quá quay đầu hướng thiện,
Ác nghiệp trần đoạn tuyệt chớ gieo.
Tâm đừng xu hướng, vui theo,
Thiện duyên gầy dựng, trần lao dứt lần.
Các phương pháp, yên tâm tịnh trí,
Chúng sanh cần tìm kiếm học hành,
Cho lòng chán nản phát sanh,
Cội nguồn tội khổ hiểu rành sâu xa,
Pháp chán nản dạy ta suy xét,
Khổ cõi đời số cát sông Hằng,
Tám điều khổ não ghi bằng,
Ðây lần lượt giải, ngọn ngành như sau.
Cõi trần thế ra vào há dễ,
Luật tuần hoàn nào kể chi ai,
Thân ta chẳng lựa gái trai,
Cũng đều mắc phải đọa đày khổ sanh.
Khi nghiệp đến pháp hành cấu tạo.
Thác sanh vào lòng mẹ thành phôi,
Nguyên tố nhỏ nhít vô hồi,
Vốn là chất lỏng, giống dầu mà trong,
Giọt dầu ấy dính lông con thú,
Ta cầm lên rảy giũ bảy lần,
Chỉ còn chút ít dính gần,
Ðó nguyên chất khởi nên thân con người.
Bảy ngày đầu còn tươi trong vắt.
Rồi lan lần biến sắc đổi màu,
Ðến tuần thứ bảy về sau,
Biến thành một chất trông vào đáng ghê
Ðỏ dợt dợt, mỡ pha lẫn máu,
Bởi nguyên Hành cứ tạo thêm ra,
Lại đến bảy bữa thứ ba,
Hóa thành chất đặc, như là thịt dư,
Trong bụng mẹ an cư một chỗ,
Miếng thịt thừa tội lỗi xiết chi,
Tuy hình hườn kết thế ni
Nhưng mềm mại, như chì rã tan.
Tưởng tượng đến trăm ngàn ghê sợ.
Phôi bây giờ tương tợ trứng gà,
Phôi này còn yếu chưa già,
Tuần tự thay đổi, bảy ngày thứ tư.
Bảy ngày nữa từ từ biến hóa
Bắt đầu chia tất cả năm nhành,
Tuy hình chưa hẳn thật thành
Nhưng đã có dạng đầu, mình, chơn, tay.
Pháp hành đã tạo hoài không dứt.
Tuần thứ năm thất nhựt vừa qua,
Nhỏ to hình dáng đẩy đà
Ba lăm ngày ấy đã ra hình hài
Ngoài ba tháng thành thai cứng các
Thai loài người, nào khác thú đâu.
Cũng đều khổ não âu sầu,
Ở trong bụng mẹ co đầu, rút chơn,
Ngồi lổm hổm còn hơn ràng buộc
Trên đồ ăn vừa được tiêu tan,
Hai tay nắm lại đỡ cằm,
Mặt day lưng mẹ, tối tăm mịt mờ.
Quanh mình vấy chất dơ, hôi thối
Ðầu đội đồ, mẹ mới ăn vào,
Vừa dơ, vừa ngộp xiết bao
Nên hằng giẫy giụa thân nào đặng yên.
Nếu mẹ chẳng cử kiêng ăn uống,
Mặc đói no, nuốt bướng nhai càn,
Nóng, cay, nguội, lạnh, không màng,
Miển vừa khẩu dục ngó ngàng chi con,
Vật thực trúng da non của trẻ,
Nóng giật mình, lạnh sẽ phát run,
Ðau thương khổ não khôn cùng.
Như chim bị trận bão bùng mưa sa.
Lại giống khỉ trải qua mưa gió,
Nằm co ro, một xó rét run,
Kinh hoàng sợ sệt hết lòng,
Chẳng kham nỗi khổ, day tầm đôi bên.
Hoặc kiếm ở phía trên, hay dưới,
Hoặc là nơi mấy bụi gần đây
Chừng nào tìm được bộng cây,
Chui vào ẩn náu thân này mới an.
Ðủ mười tháng vẹn toàn thân thể.
Gần kỳ sanh lòng mẹ chẳng vui
Lo âu dạ luống bùi ngùi
Sợ sự tai hại trong hồi khai hoa,
Mãn toan tính đắn đo, cân nhắc,
Biển mênh mông chưa chắc đặng qua,
Quanh quẩn công chuyện trong nhà,
Dễ duôi nào dám đi xa bao giờ,
Kịp đến lúc ngồi chờ hoa nở,
Quyến thuộc vầy kẻ đỡ người nưng
Chịu điều đau khổ từng cơn,
Dầu kiên gan mấy, cũng sờn nỗi đau,
Người cả thảy, không sao tránh thoát,
Bỗng dường như, bão tạt vào thai
Hài nhi, như chớp, đã day,
Theo đường kinh huyết ra ngoài sản môn.
May được lúc lâm bồn yên tịnh.
Cả mẹ con khỏe mạnh vuông tròn,
Ấy nhờ hồng phúc nhà còn,
Chúng sanh kiếp trước gây nhiều thiện căn
Nếu phước báu không bằng tội ác,
Khi sanh ra chịu các khó khăn,
Dẫu còn sống sót nữa chăng?
Gật gờ dường phải đôi lần dứt hơi!
Vì nhân ác đến hồi trả quả,
Chúng sanh này, thảm họa chết non.
Chết ngộp, hoặc chết mỏi mòn,
Chết ngoài bụng mẹ, hoặc còn trong thai
Ngán ngẫm, kiếp sanh lai tất tưởi!
Từ thác sanh đến buổi lọt lòng,
Mạng căn nào biết chắc không.
Nhưng đều phải chịu trong vòng khổ lao
Suy nghĩ chán xôn xao tất dạ,
Xét khổ sanh buồn bã âu sầu,
Ðây là hết khổ đặng đâu,
Có thân còn phải lãnh thâu khổ già!
Sự khổ già thân ta hằng chịu,
Dầu gái trai tiều tụy như nhau.
Ðổi thay chẳng trước thì sau,
Suy mòn từ lúc tốn hao từ giờ!
Buổi niên thiếu ngây thơ, đầy đặn,
Sắc xinh tươi đủ vẹn mười phân
Dáng điệu đẹp đẽ tốt lành,
Dương dương đắc ý, tuổi xanh thường tình,
Ðộ trẻ trung vóc hình tráng kiện,
Hằng phô bày thể diện đáng yêu,
Thế gian ai cũng ưa chìu,
Gái trai đều có tự kiêu thuở này,
Mê muội tưởng đẹp hoài không giảm,
Quá lạc lầm quí mến thân ta,
Sắm đồ trang sức, xa hoa,
Ðiểm tô cho đặng, đẹp ra tuyệt trần.
Dụng kính, lược, dự phần chải gỡ,
Giồi phấn son, sặc sỡ thêm duyên,
Chẳng vừa sở tạo tự nhiên.
Lấp mùi hám trược, ướp liền nước thơm.
Công trang điểm, sớm hôm không dứt,
Dáng bên ngoài đến cực kỳ xinh,
Ðủ các tư cách gợi nhìn,
Thật ra nào khác như hình trái sung.
Xác ô uế, đều cùng nam nữ,
Túi đựng đầy những thứ đồ dơ,
Lại còn biến đổi dường mơ,
Chậm, mau, rồi cũng có ngày tiêu tan!
Hữu tình đến vội vàng tuổi hạc,
Mái tóc xanh trắng bạc như bông,
Dầu cho cạn trí hết lòng.
Cản ngăn nó cũng vẫn không nghe nào.
Tay chơn thảy mòn hao, gầy yếu,
Lần lần còn xương chịu lấy da,
Thôi thời tráng kiện đã qua,
Vô thường xô đuổi, tuổi già đến thay.
Mắt sáng suốt những ngày rực rỡ.
Chưa bao lâu đã trở nên lờ,
Trông xa các vật tờ mờ
Nhãn quan suy kém, có chờ cho đâu,
Ðồng thời phát khổ sầu tai điếc,
Lắng mà nghe chẳng thiệt tiếng tăm,
Nghe lầm, ắt nói lại lầm,
Nhĩ quan đã hẳn âm thầm hoại tiêu.
Cuộc biến đổi rất nhiều cơ sở,
Ðây trưng ra mấy cớ thật gần,
Như răng, phải rụng lần lần,
Ðó là triệu chứng tấm thân đã già.
Tham luyến sống, cũng là phải chết,
Thân hữu hình, chưa hết bao lâu,
Thế rằng: "Sanh tử quan đầu".
Ta nên lấy nó làm câu răn mình.
Cũng có kẻ quá tin sức khỏe.
Tâm trẻ con, thân thể đã già.
Có ai kêu thử, ÔNG, BÀ.
Dầu không oán giận, cũng là không vui
Nghe tiếng gọi ngậm ngùi không dĩ,
Trái lại kêu bằng CHỊ hay ANH,
Tưởng mình đương độ xuân xanh,
Vui mừng thỏa mãn, làm lành thêm lên,
Hạng người thế không nên ái truất,
Người chẳng thông kinh luật khuyên răn,
Hạng này hay có làm xằng
Ai thân cận lắm, ắt hằng nhơ lây,
Nghĩ chín chắn thân này ắt hoại.
Ðã nhớp nhơ mà lại không bền,
Khổ, Già, đeo đuổi một bên,
Khổ Ðau, liên tiếp cho thêm não nề,
Ôi! Thảm khốc, nhắc về Bịnh khổ,
Một cơn đau phát lộ đến ta,
Do nhiều bịnh chứng hà sa,
Toàn thân rũ riệt thiết tha lắm hồi.
Bệnh suyễn, mệt, nói thôi không xiết,
Bịnh ho, lao, bịnh kiết, ung thư,
Ghẻ chốc, tê, bại cốt hư,
Ðàn ông cũng phải chịu như đàn bà,
Bịnh cùi, lác, thúi da, lầy lụa.
Những lang ben ăn túa châu thân,
Nhức đầu, xổ mũi, rút gân,
Phù thủng sưng khắp tay chân, mặt mày,
Lưng gối mỏi, thiên thời, gió rét,
Bịnh đau răng, mũi ngẹt, trái ban,
Sưng phổi, cạn mật, héo gan,
Những bệnh hư thận nhiệt hàn cũng lo,
Cử đôi bịnh, nghiệm cho ra lẽ,
Dầu bịnh cơ nặng nhẹ khác nhau,
Nhưng mà đã phải vương đau,
Khổ thân chẳng biết tả sao cho cùng,
Ðời hay nói: "Ðau chân hả miệng",
Ngoài thuốc thang còn chuyện dị đoan
Nhờ thầy bố trận, lập đàn,
Ông này, bà nọ cầu an đêm ngày,
Sợ có sự nạn tai dồn dập,
Cầu hỏi cho đặng gặp cơ duyên,
Hết lòng khấn vái chư Thiên,
Hộ căn bịnh ấy, giảm thuyên từ rày,
Vong cha mẹ trên mây, ngoài gió,
Hoặc ông bà, mà có hiển linh,
Xin về độ bịnh mạnh lành.
Sửa sang tế vật, lòng thành dâng cho
Bởi lầm lạc chẳng lo kinh kệ.
Mãi chuyên cần, tế lễ cầu xin.
Bịnh do nghiệp chướng của mình,
Há vì cúng quảy bịnh tình thoát sao,
Thân đã có, nguồn đau phải có,
Mãi tối tăm chẳng rõ hiệp tan,
Chúng sanh trong cõi thế gian,
Nặng nhẹ đều phải vương mang bịnh trần
Chỉ tránh khỏi có phần LA HÁN,
Cảnh NIẾT BÀN dứt nạn khổ đau,
Còn trong ba cõi trần lao.
Những sự chết, sống ốm đau là thường
Thấy bịnh hoạn cảm thương thân thế,
Cũng toan lo, tìm kế giải sầu,
Khổ đau càng thấm càng lâu,
Rồi đến khổ CHẾT bắt đầu dấn theo.
Khi khổ CHẾT đã gieo mầm dữ,
Thân chúng sanh mất sự thăng bằng,
Trẻ già đều phải hãi hùng,
Nhưng gần đến chết thì lòng hay quên,
Cơn hấp hối, run lên không dứt,
Khắp thân mình, thịt giựt, gân thun,
Tay chơn chuyển động vẫy vùng,
Ruột, gan, dao cắt vô cùng đớn đau,
Ngày tận số, lâu, mau đã tới,
Cái THỨC THẦN lìa với xác dơ,
Rồi thân ba khúc nằm trơ,
Toàn thây lạnh buốt, cứng rờ như cây,
Quyến thuộc vẫn trông thây than tiếc,
Người chết rồi còn có biết chi,
Thân kia đã gọi thây thi.
Con người ấy gọi là đi qua đời.
Khi đã chết không nhờ của cải,
Cùng vợ chồng, con cái, mẹ cha,
Anh em, quyến thuộc, gần xa,
Khó trông dīu dắt, cõi ma, một mình,
Thậm chí đến, đồng trinh cắc bạc,
Ðể trong môi, người thác theo lề,
Cũng không đem được dựa kề,
Cõi trần để lại, ra về HỒN không!
Quỹ VÔ THƯỜNG, vô song quyền thế
Giết chúng sanh bất kể gái trai,
Giết người chẳng lựa cho hay,
Dầu CHƯ THIÊN cũng bị tay vày vò,
Ðời sanh sống làm cho tiêu diệt,
Sát sanh linh chẳng biết xót than!
Chỉ trừ một cõi NIẾT BÀN
VÔ THƯỜNG chẳng dám lộn hàng đến đây,
Bởi chưng ở cảnh này tịch tịnh,
Ðầy yên vui chẳng dính bụi trần,
Phước báu to lớn muôn phần,
Chẳng hư, chẳng hoại là thân vàng ròng,
Tưởng chết sống, sanh lòng phiền não,
Muốn khỏi thì rán tạo phước duyên,
Cố công TRÌ GIỚI, THAM THIỀN,
Ðặng có kết quả, về miền AN VUI
Chớ hờ hững dễ duôi sự ác,
Ðừng để cho lầm lạc càng tăng,
Tỉnh liền, vun tưới thiện căn,
Nghiệp theo chẳng kịp, khi thăng NIẾT BÀN
Nếu lần lựa, muộn màng sanh hại,
Cũng đừng nên ỷ lại vào ai,
Bút thô (Buddho) một tiếng Tăng bày,
Trong cơn hấp hối, niệm sai, lạc đường.
Ta nên nhớ VÔ THƯỜNG, KHỔ NÃO,
Ðừng đợi cho nghiệp báo đến nơi.
Ðọa đày vừa lúc tắt hơi,
Bốn đường ác đạo đời đời khó ra,
Sự khổ chết, nguyên là nghiệp dữ,
Luật luân hồi, tử tử, sanh sanh.
Còn khổ quả báo sẵn dành,
Chính ta gây kết đã thành từ lâu,
Vô minh đã gieo sâu nhân ác,
Nhân đến hồi kết các quả sầu,
Do câu "THIỆN ÁC ÐÁO ÐẦU"
Về sau phải chịu, vui rầu chẳng sai.
lầm lạc giữ hoài tâm ác,
Cõi trần này giết thác sanh linh.
Mà không một chút niệm tình,
Cứ làm việc dữ, tự mình không lo,
Vật có chủ, không cho cũng cắp,
Vợ con người, mê hoặc tà dâm
Tính toan mưu kế âm thầm
Chẳng kiên luât pháp, tối tăm làm liều,
Nói dối cũng một điều rất dữ,
Lòng phát ra miệng cứ nói đùa
Có người uống rượu say sưa,
Dầu ai thức tỉnh, không chừa thói quen.
Cõi hiện tại, nhúm nhen, ngũ nghiệp
Tánh xấu xa chẳng kịp đổi thay,
Chết rồi phải bị đọa đày,
Xuống nơi ÐỊA NGỤC chịu hoài nạn tai,
Các tội ác không sai một bước,
Bóng theo hình, cái trước, cái sau,
Nhân nào quả nấy, liền nhau
Mình gây mình chịu, ai vào giúp ta,
Bị quỷ sứ hành hà đánh đập,
Kéo lôi bừa, bầm dập, chẳng thương,
Lửa phiền thiêu đốt thịt xương.
Chết sống, sống chết luôn luôn không ngừng.
Sự khổ cực bởi thân ác báo,
Gái hay trai, đã tạo phải mang,
Cảnh này ác quả đã tan,
Sanh làm NGẠ QUỈ nhẹ nhàng đôi phân.
Giống ngạ quỉ toàn thân ghê tởm,
Ðói khát khao, hôm sớm nhe nanh,
Ăn ròng máu mủ hôi tanh.
Hết kiếp ngạ quỉ tái sanh lên đời.
Loài súc vật trên bờ dưới nước.
Lớn nhỏ, vì từ trước dễ duôi,
Ðành cam số phận hẩm hiu,
Làm những vật thực để nuôi mạng người,
Bắt giết hại mấy mươi chẳng tiếc,
Tàn sát cho đáng nghiệp hồi xưa,
Hành hình thảm khốc mới vừa,
Ðó là QUẢ BÁO có chừa chi ai,
Cũng có kẻ đầu thai THẦN QUỈ
A TU LA, NGẠ QUỈ khác chi,
Cũng đều đói khát nhiều khi,
Chịu chẳng biết mấy TĂNG KỲ [*] kiếp lâu
Kiếp quá khứ rất giàu tội khổ,
Tội khổ này chẳng bỏ sót ai,
Chúng sanh khắp hết bốn loài,
Thấp hóa, không hạn. Noản thai chẳng trừ,
Nhận ác đã gieo từ vô thỉ,
Quả xấu xa trực chỉ gieo mình,
Làm cho tất cả chúng sanh,
Mỗi kiếp phải chịu khổ hình như trên.
Cõi giả tạm dường tên thắm thoát,
Kiếp này qua, kiếp khác đến thay,
Rồi trong những kiếp vị lai.
Cũng là khổ não bao vây liền sát,
Khiến chúng sanh lầm lạc thêm hoài.
Vì chưa thoát khỏi trần ai.
Nên những nghiệp dữ không ngày nào xa.
Ðây ta thử xét qua hiện tại.
Chẳng khổ nào sánh lại khổ ăn,
Vì nhân đói khát, khó khăn,
Muốn cho no đủ, nên hằng phải lo,
Nghèo sạch đất, giàu to cũng thế.
Nhọc ưu tư, nào kể ngày đêm.
Có rồi lại muốn có thêm,
Bằng người chưa có cũng tìm cho ra,
Nếu biếng nhác ở nhà thong thả,
Ăn không lo, lỡ cả núi sông,
Mối ăn nặng cánh bên lòng.
Mãn nuôi mạng sống, dày công liệu lường,
Già chí trẻ vẫn thường lam lụng,
Làm kiếm ăn phải dụng tấm thân,
Xác thịt lẫn với tinh thần,
Khó khăn cũng chịu, nhọc nhằn cũng cam,
Bịnh đói khát hằng ngày vất vả,
Thuốc dầu hay, chẳng đã tật này,
Không được ăn uống, ốm gầy,
Càng lâu ắt phải bỏ thây cõi trần,
Ăn hay gấp mấy lần diệu dược,
Có ăn rồi, bịnh được giảm thuyên,
Chúng sanh dầu biếng cũng siêng,
Không sao tránh khỏi phải quyền sanh nhai.
Có kẻ rán cấy cày, đào, cuốc,
Luống chuyên cần, rẫy bái ruộng nương,
Kẻ thì làm mướn, bán buôn.
Biết bao khổ cực, luôn luôn một đời.
Người giàu có, thảnh thơi đôi chút.
Bởi từ xưa quả phúc vo tròn.
Cõi trần, hái trái ngọt ngon
Khỏe thân, nhưng cũng vẫn còn khổ tâm
Những khổ não đã lần lượt giải
Vắn tắt đây, đại khái tám điều
Chúng ta lấy đó làm nêu,
Gái trai cũng phải chịu điều khổ lao
Biết rõ khổ, ta mau thức tỉnh
Rán tu hành, Giới Ðịnh làm căn.
Mong cầu giải thoát trói trăn
Trần khổ xa tách nhẹ thăng Niết Bàn.

[*] Nói cho đủ là A Tăng Kỳ, nghĩa là vô số.)

MAṄGAGALASUTTARAMBHO.

Ye santā santacittā tisaraṇasaraṇā ettha lokantare vā
bhummā bhummā ca devā guṇagaṇagahaṇa-byāvatā sabbakālaṃ .

Ete āyantu devā varaka-nakamaye merurāje vasanto
santo santo sahetuṃ muni-varavacanaṃ sotumaggaṃ samaggaṃ ,

sabbesu cakkavāḷesu
yakkhā devā ca brahmuno
yaṃ amhehikataṃ puññaṃ
sabba sampattisadhakaṃ .

Sabbe taṃ anumoditvā
samaggā sāsane ratā
pamādarahitā hontu
ārakkhāsu visesato.

Sāsanassa ca lokassa
vuḍḍhī bhavatu sabbadā
sāsanaṃ pi ca lokañca
devā rakkhantu sabbadā.

Saddhiṃ hontu sukhī sabbe
parivārehi attano
anīghā sumanā hontu
saha sabbehi ñātibhī.

Yañca dvādasa vassāni
cintayiṃsu sadevakā
cirassaṃ cintayantā pi
neva jāniṃsu maṅgalaṃ
cakkavāḷasahassesu
dasasu yena tattakaṃ
kālaṃ kolāhalaṃ jātaṃ
yāva brahmanivesanā.

Yaṃ lokanātho desesi
sabbapāpavinā sanaṃ
yaṃ sutvā sabbadukkhehi
muñcantā saṇkhiyā narā
evamā digunū petaṃ
maṇgalantaṃ bhaṇāmahe.

TỤNG BỐ CÁO HẠNH PHÚC KINH

Xin thỉnh tất cả chư Thiên ngự trong hư không thế giới, hoặc ngoài hư không thế giới này, là bậc đã có lòng an tịnh và đã quy y Tam Bảo, là bậc năng chuyên cần việc hạnh phúc.

Xin thỉnh tất cả chư Thiên, ngự trên Tu Di sơn vương, tinh anh bằng vàng ròng cao thượng.

Xin thỉnh tất cả chư Thiên là bậc hiền triết (Sappurisa) đồng cư hội nơi đây, đặng nghe lời vàng của đức Thích Ca Mưu Ni, là pháp vô lượng làm cho phát sanh điều hoan lạc.

Sự phước báu mà chúng tôi đã làm, có thể độ thành tựu các thứ quả, cầu xin Dạ Xoa, Chư thiênPhạm thiên, trong cả thế giới Ta Bà đều hoan hỉ thọ lãnh phước ấy.

Tất cả Dạ xoa, Chư thiên cùng Phạm thiên khi đã thọ lãnh phước ấy, xin đồng tâm hoan hỉ trong Phật pháp. Xin dứt lòng dễ duôi và tùy phương tiện quí báu để hộ trì Phật pháp.

Cầu xin Phật pháp hằng được thạnh đạt và chúng sanh hằng được tấn hóa.

Cầu xin tất cả chư Thiên hộ trì Phật pháp và tiếp độ chúng sanh.

Cầu xin cho tất cả chúng sanh đều được yên vui, được vô khổ cụ, là người có thiện tâm luôn cả thân bằng cùng quyến thuộc.

Tất cả nhơn loại cùng chư Thiên trong mười ngàn thế giới Ta Bà, hằng mong cầu và cố gắng tìm xét trong mười hai năm, những điều hạnh phúc vẫn chưa tìm thấy, xôn xao thấu đến cõi trời Phạm thiên trong khi ấy.

Ðức Phật có giảng giải những sự hạnh phúc làm cho các tội lỗi đều phải tiêu diệt, chúng sanh nhiều không xiết kể, đã nghe và đã được dứt khỏi các sự thống khổ.

MAṄGALA SUTTA

Evam me sutaṃ .

Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi.

Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi.

Bahū devā manussā ca maṅgalāni acintayuṃ ākaṅkhamānā soṭṭhānaṃ brū himaṅgalamuttamaṃ :

1- Asevanā ca bālānaṃ paṇḍitānañca sevanā pū jā ca pū janīyānaṃ etaṃ maṅgalamuttamaṃ .

2- Paṭirū padesavāso ca pubbe ca katapuññatā attasammāpaṇīdhi ca etaṃ maṅgalamuttamaṃ .

3- Bāhusaccañca sippañca vinayo ca susikkhito subhāsitā ca yāvācā etaṃ maṅgalamuttamaṃ .

4- Mātāpitu upaṭṭhānaṃ puttadārassa saṅgaho anākulā ca kammantā etaṃ maṅgalamuttamaṃ .

5- Dānañca dhammacariyā ca ñātakā-nañca saṅgaho anāvajjāni kammāni etaṃ maṅgalamuttamaṃ .

6- Aaratī viratī pāpā majjapānā ca saññamo appamādo ca dhammesu etaṃ maṅgalamuttamaṃ .

7- Gāravo ca nivāto santuṭṭhī ca katañ-ñutā kālena dhammassavanaṃ etaṃ maṅgalamuttamaṃ .

8- Khantī ca sovacassatā samanānañca dassanaṃ kālena dhammasākacchā etaṃ maṅgalamuttamaṃ .

9- Tapo ca brahmacariyañca ariyasaccāna dassanaṃ nibbānasacchikiriyā ca etaṃ maṅgalamuttamaṃ .

10- Phuṭṭhassa lokadhammehi cittaṃ yassanakampati asokaṃ virajaṃ khemaṃ etaṃ maṅgalamuttamaṃ .

Etādisāni katvāna sabbatthamaparājitā sabbattha sotthiṃ gacchanti tantesaṃ maṅgalamuttamanti.

HẠNH PHÚC KINH

Ta (là A nan Ðà) có nghe như vầy:

Một thuở nọ Ðức Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên tịnh xá của trưởng giả Cấp Cô Ðộc, gần thành Xá Vệ (Sāvatthī)

Khi ấy, có vị Trời chiếu hào quang xinh đẹp, làm cho trọn cả Kỳ Viên sáng ngời rực rỡ, vị Trời ấy đến nơi Phật ngự, đảnh lễ đức Thế Tôn xong rồi, đứng tại chỗ nên đứng.

Khi đã đứng yên, vị Trời ấy bèn bạch với đức Thế Tôn, bằng lời kệ rằng:

Tất cả chư Thiên cùng nhơn loại, đều cầu xin được những hạnh phúc và cố tìm xét những điều hạnh phúc. Bạch đức Thế Tôn, xin Ngài mở lòng bác ái, giảng giải về những hạnh phúc cao thượng.

Ðức Thế Tôn tùy lời hỏi mà giảng rằng:

1)
Một: tư cách không xu hướng theo kẻ dữ;
Hai: tư cách thân cận các bậc trí tuệ;
Ba: tư cách cúng dường các bậc nên cúng dường.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng.

2)
Một: tư cách ở trong nước nên ở.
Hai: tư cách của người đã làm được việc lành đểdành khi trước.
Ba: nết hạnh giữ mình theo lẽ chánh.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng.

3)
Một:nết hạnh của người được nghe nhiều, học rộng,
Hai: sự suốt thông phận sự của người xuất giatại gia,
Ba: điều học mà người đã thọ trì được chính chắn,
Bốn: lời mà người nói ra được ngay thật,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.

4)
Một: nết hạnh phụng sự Mẹ.
Hai: nết hạnh phụng sự Cha,
Ba: sự tiếp độ vợ con,
Bốn: những nghề chẳng lẫn lộn nghiệp dữ.
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.

5)
Một: nết hạnh bố thí.
Hai: nết hạnh ở theo Phật pháp.
Ba: sự tiếp độ quyến thuộc,
Bốn: những nghề vô tội,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng,

6)
Một: nết hạnh ghê sợ và tránh xa tội lỗi,
Hai: sự thu thúc để tránh khỏi sự uống rượu
Ba: sự không dể duôi Phật pháp.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng.

7)
Một: sự tôn kính bậc nên tôn kính,
Hai: nết hạnh khiêm nhường,
Ba: tri túc đến của đã có,
Bốn: nết hạnh biết ơn người,
Năm: nết hạnh tùy thời nghe pháp,
Cả năm điều ấy là hạnh phúc cao thượng.

8)
Một: sự nhịn nhục,
Hai: nết hạnh người dễ dạy,
Ba: nết hạnh được thấy các bậc Sa môn,
Bốn: nết hạnh biện luận về Phật pháp,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.

9)
Một: sự cố gắng đoạn tuyệt điều ác,
Hai: nết hạnh hành theo pháp cao thượng,
Ba: nết hạnh thấy các pháp diệu đế,
Bốn: nết hạnh làm cho thấu rõ Niết Bàn.
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.

10)
Một: tâm không xao động vì pháp thế gian,
Hai: không có sự uất ức,
Ba: dứt khỏi tình dục,
Bốn: lòng tự tại,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.

Tất cả chư Thiênnhân loại, nếu được thật hành theo những điều hạnh phúc như thế, là người thắng quá trong mọi nơi, thì hằng được hạnh phúc trong mọi nơi. Chư Thiên này! Các người nên tin rằng cả ba mươi tám điều hạnh phúc ấy là hạnh phúc cao thượng.

RATANASUTTĀRAMBHO

Paṇidhānato paṭṭhāya tathāgatassa dasa pāramiyo dasa upapāramiyo dasa paramatthapāramiyo pañca mahāpariccāge tisso cariyā pacchimabbhave gabbhāvakantiṃ jātiṃ abhinikkhamanaṃ padhānacariyaṃ bodhipallaṅke māravijayaṃ sab- baññutaññāṇappativedhaṃ nava lokuttaradhammeti sabbe pime Buddhaguṇe āvajjitvā vesāliyā tīsu pākārantaresu tiyāmarattiṃ parittaṃ karonto āyasmā ānandatthero viya kāruññacittaṃ upaṭ-ṭhapetvā

Koṭisatasahassesu
cakkavāơesu devatā
yassānam-patigganhanti
yañca Vesāliyaṃ pure
rogāmanussadubbhikkha
sambhū taṃ tividhaṃ bhayaṃ
khippamantaradhāpesi
parittan tam bhaṇāmahe.

TỤNG BỐ CÁO KINH TAM BẢO

Chúng ta nên đem lòng từ thiện, đối với tất cả chúng sanh như đại đức A Nan Ða, đã suy tưởng đều đủ các công đức của Phật, từ khi mới phát nguyện thành bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác là:

- Tu 10 pháp Pāramī
- 10 pháp Upapāramī,
- 10 pháp Paramatthapāramī.
- Năm pháp đại thí.
- Ba pháp hành.
- Tư cách giáng sanh vào lòng mẹ trong kiếp chót.
- Tư cách ra đời,
- Tư cách xuất gia,
- Tư cách tu khổ hạnh,
- Tư cách cảm thắng Ma vương,
- Tư cách chứng quả Chánh Biến Tri trên Bồ đoàn.
- Chín pháp Thánh,

Suy tưởng xong rồi, Ðại đức A Nan Ða tụng kinh Pāritta cả đêm, trọn đủ ba canh tại trong ba vòng thành Vesālī. Tất cả chư thiên trong mười muôn triệu thế giới Ta bà, đều được thọ lãnh oai lực kinh Pāritta. Kinh Pāritta đã làm cho ba điều kinh sợ phát sanh, là bệnh tật, phi nhơn và sự đói khát trong thành Vesālī được mau tiêu diệt.

Chư Thiên này, nay chúng tôi tụng kinh Pāritta ấy.

RATANASUTTA

1. Yānīdha phū tāni samāgatāni
Bhummāni vāyāni va antalikkhe.
Sabbe va phū tā sumanā bhavantu
Atho' pi sakkaccasunantu - bhāsitaṃ .

2. Tasmā hi phū tā nisāmetha sabbe
Mettaṃ karotha mānusiyā pājāya
Divā ca ratto ca haranti ye baliṃ.
Tasmā hi ne rakkhatha appamattā.

3. Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā
Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
Nano samaṃ atthi tathāgatena.
Idampi Buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu.

4. Khayaṃ virāgaṃ amataṃ pāṇītaṃ
Yadajjagā sakyamunī sāmāhito
Na tena dhammena samatthikiñci.
Idampi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

5. Yam buddhaseṭṭho parivaṇṇayī suciṃ
samādhimānantarikaññamāhu.
Samādhinā tena samo na vijjati.
Idampi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hontu.

6. Ye puggalā aṭṭhasataṃ pasatthā
Cattāri etāni yugāni honti
Te dakkhiṇeyyā sugatassa sāvakā.
Etesu dinnāni mahapphalāni.
Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

7. Ye suppayuttā manasā daḷhena
Nikkāmino gotamasāsanamhi
Te pattipattā amataṃ vigayha
Laddhā mudhā nibbutiṃ bhuñjamānā.
Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

8. Yathindakhīlo paṭhaviṃsito siyā
Catū bhi vātebhi asampakampiyo.
Tathū pamaṃ sappurisaṃ vadāmi
Yo ariyasaccāni avecca passati.
Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

9. Ye ariyasaccāni vibhāvayanti
Gambhīrapaññena sudesitāni
Kiñcāpite honti bhusappamattā
Na te bhavaṃ aṭṭhamamādiyanti.
Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hontu.

10. Sahāvassa dassanasampadāya
Tayassu dhammā jahitā bhavanti
Sakkāyadiṭṭhi vicikicchitañ ca
Sīlabbataṃ vāpi yadatthikiñci.
Catū hapāyehi ca vippamutto
Cha cābhitṭhānāni abhabbo kātuṃ.
Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthihotu.

11. Kiñcāpi so kammaṃ karoti pāpakaṃ
Kāyena vācā yudacetasāvā
Abhabbo so tassa paṭicchadāya.
Abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā.
Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccea suvatthi hotu.

12. Vanappagumbe yathā phussitagge
Gimhānamāse paṭhamasmiṃ gimhe.
Tathū panaṃ dhammavaraṃ adesayi
Nibbānagāmiṃ paramaṃ hitāya.
Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

13. Varo varaññū varado varāharo
Anuttaro dhammavaraṃ adesayi.
Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

14. Khīṇaṃ purāṇaṃ navaṃ natthi sambhavaṃ .
Virattacittāyatike bhavasmiṃ
Te khīṇabījā aviruơhichandā.
Nibbanti dhīrā yathā yampadīpo.
Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

15. Yānīdha phū tāni samāgatāni
Bhummāni vā yāni va antalikkhe
Tathāgataṃ devamanussapū jitaṃ
Buddhaṃ namassāma suvatthi hotu.

16. Yānīdha bhū tāni samāgātāni
Bhummāni vā yāni va antalikkhe
Tathāgataṃ devamanussapū jitaṃ
Dhammaṃ namassāma suvatthi hotu.

17. Yānīdha phū tāni samāgatāni
Bhummāni vāyāni va antalikkhe
Tathāgataṃ devamanussapū jitaṃ
Saṅghaṃ namassāma suvatthi hotu.

KINH TAM BẢO

1. Hạng Phú Tá (Bhuta) là Chư Thiên, ngự trên địa cầu, hoặc hạng Phú Tá nào là Chư Thiên ngự trên hư không thế giới, mà đến hội họp nơi đây.

Cầu xin tất cả Chư Phú Tá ấy, mở lòng từ thiện, và đem lòng thành kính, mà nghe Phật ngôn.

2. Tất cả Chư Phú Tá được nghe Kinh Ba Rít Tá rồi, nên mở lòng bác ái, đối với chúng sanh, thuộc về nhơn loại, là những người hằng đem của bố thí, đêm ngày không dứt.

3. Vì đó, các Ngài chẳng nên lãnh đạm, cầu xin hộ trì những người ấy. Tài sản trong thế gian này, hoặc trong thế giới khác hoặc trân châu quý trọng trên thiên thượng. Cả tài sảntrân châu ấy, cũng chẳng sánh bằng Ðức Như Lai.

Ðức Phật này như trân châu quý báu cao thượng. Tôi xin thành thật cầu được phát sanh thạnh lợi.

4. Ðức Giáo chủ Sakya Muni là bậc thanh tịnh, đại ngộ các pháp diệt trừ phiền não, dứt khỏi tình dục, là pháp bất diệt, là pháp cao thượng. Chẳng có vật chi sánh bằng pháp ấy.

Ðức Pháp này như trân châu quý báu cao thượng. Tôi xin thành thật cầu được phát sanh thạnh lợi.

5. Ðức Phật cao thượng hằng khen ngợi pháp Thiền định (Samãdhi) là pháp trong sạch.

Các bậc Trí Tuệ, đã giảng giải về Pháp Chánh định, là pháp sanh quả theo thứ tự, Thiền định khác, chẳng thể sánh bằng.

Ðức Pháp này như trân châu quý báu cao thượng. Tôi xin thành thật cầu được phát sanh thạnh lợi.

6. Những hạng tu hành có 8 bậc, mà các Thiện trí thức (Sappurisa) đã ngợi khen, các bậc ấy, đều là Thinh Văn, đệ tử của Ðức Su Ga Tô các Ngài đáng thọ lãnh những vật thí của người tin lý nhân quả đem đến dâng cúng.

Những sự bố thí đến các bậc Ðắc-khí-nây-dá-búc-gá-la (Dakkhineyyapuggalā) là việc bố thí được kết quả rất nhiều hạnh phúc.

Ðức Tăng này như trân châu quí báu cao thượng.

Tôi xin thành thật cầu được phát sanh thạnh lợi.

7. Các bậc Thánh nhơn, trong giáo pháp của đức Chánh Biến Tri hiệu GOTAMA, đã hành theo lễ chánh rồi có lòng bền chắc chẳng còn ái dục.

Các bậc Thánh nhơn ấy, đã chứng quả A La Hán, đã nhập Niết Bàn, đã tắt lửa phiền não, và đã hưởng đạo quả rồi.

Ðức Tăng này như trân châu quí báu cao thượng. Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

8. Cột cừ đã đóng cứng dưới đất, dầu gió bốn phương cũng không lay động thế nào.

Người hay suy xét, thấy các pháp diệu đế Như Lai gọi người ấy là bậc thiện trí thức, hạng không tham nhiễm các pháp thế gian. Ví như cột cừ kia vậy.

Ðức Tăng này như trân châu quý báu cao thượng. Tôi xin thành thật cầu được phát sanh thạnh lợi.

9. Các bậc Thánh nhơn, thấy rõ các pháp diệu đếđức Như Lai, có trí tuệ thậm thâm đã giảng dạy đứng đắn. Các bậc Thánh nhơn ấy, dầu có dễ duôi, cũng chẳng thọ sanh đến kiếp thứ 8, là chẳng luân hồi, quá 7 kiếp.

Ðức Tăng này như trân châu quý báu cao thượng. Tôi xin thành thật cầu được phát sanh thạnh lợi.

10. Bậc được chứng Ðạo quả Tu Ðà Hườn, thì đã dứt khỏi ba phép chướng ngại thường cóthân kiến, hoài nghigiới cấm thủ.

Bậc Tu Ðà Hườn, đã thoát khỏi cả bốn đường dữ không còn phạm 6 điều ác, là năm tội đại nghịch, và cách xu hướng theo ngoại đạo.

Ðức Tăng này như trân châu quý báu cao thượng. Tôi xin thành thật cầu được phát sanh thạnh lợi.

11. Nếu bậc Tu Ðà Hườn, vô tâm phạm điều tội lỗi, do thân, khẩu ý, các Ngài cũng chẳng giấu giếm.

Nết hạnh của bậc đã thấy đạo Niết Bàn, bậc không có thể giấu kín nghiệp dữ, mà đức Phật đã giảng dạy rồi.

Ðức Tăng này như trân châu quý báu cao thượng, Tôi xin thành thật cầu được phát sanh thạnh lợi.

12. Pháp cao thượng mà đức Chánh Biến Trí đã giảng giải, là Pháp có thể tiếp dẫn chúng sanh đến Niết Bàn, cho được sự lợi ích cao thượng. Pháp ấy, ví như cây trong rừng, sanh chồi trong đầu mùa hạ.

Ðức Phật này như trân châu quý báu cao thượng. Tôi xin thành thật cầu được phát sanh thạnh lợi.

13. Ðức Chánh Biến Tri là bậc cao thượng, Ngài suốt thông pháp cao thượng, Ngài thí pháp cao thượng, Ngài đem đến pháp cao thượng.

Ngài là bậc vô thượng, đã diễn thuyết các pháp cao thượng.

Ðức Phật này như trân châu quý báu cao thượng. Tôi xin thành thật cầu được phát sanh thạnh lợi.

14. Nghiệp cũ của các bậc Thánh Nhơn, đã dứt hẳn rồi, nghiệp mới cũng chẳng phát sanh.

Các bậc Thánh nhơn nào đã chán nản trong việc thọ sanh, là bậc có trí tuệ, thường được viên tịch, cũng như ngọn đèn tắt vậy.

Ðức Tăng này như trân châu quý báu cao thượng. Tôi xin thành thật cầu được phát sanh thạnh lợi.

15. Hạng Phú Tá nào là chư Thiên ngự trên địa cầu, hoặc hạng Phú Tá nào là chư Thiên ngự trên hư không, mà đến hội họp nơi đây, xin đồng cùng chúng tôi làm lễ Chư Phật, là các đấng Giáo chủ, đã được chứng quả giống nhau, mà chư Thiên cùng nhân loại, thường hay cúng dường, cầu xin được phát sanh thạnh lợi.

16. Hạng Phú Tá nào là chư Thiên ngự trên địa cầu, hoặc hạng Phú Tá nào là chư Thiên ngự trên hư không, mà đến hội họp nơi đây, xin đồng cùng chúng tôi làm lễ các Pháp, đã có giống nhau, mà chư Thiên cùng nhơn loại thường hay cúng dường, cầu xin được phát sanh thạnh lợi.

17. Hạng Phú Tá nào là chư Thiên ngự trên địa cầu, hoặc hạng Phú Tá nào là chư Thiên ngự trên hư không, mà đến hội họp nơi đây, xin đồng cùng chúng tôi làm lễ chư Tăng, đã có giống nhau, mà chư Thiên cùng nhân loại thường hay cúng dường, cầu xin đuợc phát sanh thạnh lợi.

BUDDHAJAYAMANGALAGĀTHĀ - KINH TÁM KỆ NGÔN

1.- Bāhuṃ sahassa mabhinimmitasāvu-dhantaṃ grīmekhalaṃ uditaghorasa-senamāraṃ dānādidhammavidhinā jitavā munindo taṃ tejasā bhavatu te jaya-maṅgalāni.

2.- Mārātireka mabhiyujjhita sabbarattiṃ gherampanāḷavaka-makkhamathad-dhayakkhaṃ khantīsudantavidhinā jitavā munindo taṃ tejasā bhavatu te jaya-maṅgalāni.

3.- Nāḷāgiriṃ gajavaraṃ atimatta-phū taṃ dāvaggicakkamasanīva sudāruṇantaṃ mettaṃ busekavidhinā jitavā munindo taṃ tejasā bhavatute jayamaṅgalāni.

4.- Ukkhittakhaggamatihattha sudā-runantaṃ dhāvantiyo janapathaṅgulimāla-vantaṃ iddhīhisaṅkhatamano jitavā munindo taṃ tejasā bhavatu te jaya maṅgalāni.

5.- Katvāna kaṭṭhamudaraṃ iva gab-bhiniyā ciñcāya duṭṭha vacanaṃ jana-kāyamajjhesantena somavidhinā jitavā munindo taṃ tejasā bhavatu te jaya-maṅgalāni.

6.- Saccaṃ vihāya matisaccaka vā-daketuṃ vādābhiropitamanaṃ atiandha-phū taṃ paññāpadī-pajalito jitavā munindo taṃ tejasā bhavatu te jayamaṅgalāni.

7.- Nandopananda bhujagaṃ vibud-dhaṃ mahiddhiṃ puttena therabhujagena damāpayanto iddhū padesa-vidhinā jitavā munindo taṃ tejasā bhavatu te jaya-maṅgalāni.

8.- Duggāhadiṭṭhibhujagena sudaṭṭhahatthaṃ brahmaṃ visuddhi-jutimiddhi Bakābhidhānaṃ ñāṇāgadena vidhinā jitavā munindo taṃ tejasā bhavatu te jaya-maṅgalāni.

Etāpi buddha jayamaṇgala aṭṭhagāthā yo vācano dinadine sarate matandī hitvā nanekavividhāni cupaddavāni mokkhaṃ sukhaṃ adhigameyyā naro sapañño.

VỀ SỰ CẢM THẮNG VÀ SỰ LÀNH CỦA ÐỨC PHẬT

1 - Ðức Phật cao thượng hơn các bậc trí tuệ, ngài đã cảm thắng Ma Vương, Ma Vương biến ngàn cánh tay đều cầm khí giới; cỡi voi Gri-mê-khá-lá đủ cả binh ma, tiếng hét la vang rền. Nhờ Phép Thập độ, nhất là Phép Bố thíđức Phật cảm thắng được Ma Vương.

Do nhờ Phật lực này, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.

2 - Ðức Phật đã cảm thắng được Dạ Xoa A-la-quá-cá rất cang ngạnh, không lòng nhẫn nhục, khoe tài trọn đêm cùng đức Phật. Dạ Xoa rất hung ác, cảm dõng hơn Ma Vương đã bị Ðức Chánh Biến Tri dùng Phép Nhẫn nhục thâu phục rồi.

Do nhờ Phật lực này, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.

3 - Ðức Phật đã cảm thắng voi Na-la-gi-ri đến cơn hung ác, dữ tợn như lửa rừng, như sấm sét, nhờ rải lòng Từ bi mà Ðức Chánh Biến Tri đã cảm thắng được voi ấy.

Do nhờ Phật lực này, xin cho hạnh phúc phát sanh đến người.

4 - Ðức Phật dùng Phép Thần thông cảm thắng Ăn-gú-lí-má-lá, kẻ cướp sát nhân, cắt ngón tay người xỏ làm tràng hoa, kẻ quá hung bạo, nhưng rất tinh nhuệ, cầm gươm rượt Ðức Chánh Biến Tri xa ba do tuần.

Do nhờ Phật lực này xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.

5 - Ðức Phật đã khử trừ lời dữ của nàng Chinh Cha, nàng dùng cây tròn giống dạng dứa bé trong thai, giả làm phụ nữ mang thai. Nhờ dùng Phép Chánh định mà đức Chánh Biến Tri cảm thắng nàng giữa chốn đông người.

Do nhờ Phật lực này, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.

6 - Ðức Phật sáng suốt nhờ ngọn đèn tuệ, Ngài đã cảm thắng kẻ ngoại đạo Sách-chá-cá là kẻ không ngay thật, chỉ ưa thích sự nâng cao lời nói mình như người dựng cột phū ớng, kẻ rất si mê, chẳng khác người mù.

Do nhờ Phật lực này, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.

7 - Ðức Phật dạy Ðại đức Mục Kiền Liên biến làm Long Vương để thâu phục rồng chúa Nan-đô-bá-nanh-đa, là rồng tà kiến có nhiều thần thông. Nhờ dạy Ðại đức Mục Kiền Liên mà Ðức Chánh Biến Tri thâu phục được rồng chúa ấy.

Do nhờ Phật lực này, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.

8 - Ðức Phật đã cảm thắng Ðại-Phạm-Thiên Bá-ká tự cho mình là cao thượng vì đức trong sạch, có thần thông và chấp hẳn tà kiến. Nhờ Giác tuệ mà Ðức Chánh Biến Tri đã cảm thắng được Ðại Phạm Thiên ấy.

Do nhờ Phật lực này, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.

Những người có trí tuệ, không biếng nhác thường ngày hằng tụng hoặc niệm tám kệ ngôn tán dương oai lực của Ðức Chánh Biến Tri thì sẽ tránh khỏi vô số nạn tai và sẽ chứng quả Niết Bàn là nơi yên vui độc nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 32575)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6434)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 11091)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30224)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 30308)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 7883)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 12031)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 12155)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(Xem: 11492)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(Xem: 12571)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(Xem: 34442)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 9721)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(Xem: 52110)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 10620)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(Xem: 10382)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(Xem: 10584)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(Xem: 10338)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 12972)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 16074)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(Xem: 21643)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9517)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 7003)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(Xem: 10296)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12519)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12648)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16112)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 16393)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(Xem: 13732)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(Xem: 16404)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(Xem: 11953)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(Xem: 13693)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14227)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9116)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11663)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11186)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 16125)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(Xem: 14258)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(Xem: 16103)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 12613)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(Xem: 11936)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(Xem: 11683)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(Xem: 15546)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 11403)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 13927)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(Xem: 11907)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(Xem: 12511)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 14853)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(Xem: 11878)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 13022)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 14382)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(Xem: 20530)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(Xem: 13101)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(Xem: 10853)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(Xem: 20561)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 14228)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(Xem: 20150)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(Xem: 17462)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 13851)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(Xem: 31738)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 11906)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant