Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đối Hướng Niết-Bàn Và Đối Quán Thánh Đế Theo A-Tỳ-Đạt-Ma Câu-Xá

29 Tháng Sáu 201513:01(Xem: 7112)
Đối Hướng Niết-Bàn Và Đối Quán Thánh Đế Theo A-Tỳ-Đạt-Ma Câu-Xá

Đối Hướng Niết-Bàn Và Đối Quán Thánh Đế
Theo A-Tỳ-Đạt-Ma Câu-Xá
***
Phước Nguyên

Đối Hướng Niết-Bàn Và Đối Quán Thánh Đế Theo A-Tỳ-Đạt-Ma Câu-Xá

Phần A. GIỚI THIỆU
Những gì có mang một tính chất riêng (svalakaa) đều được gọi là pháp (dharma): “svalakaadhāraād dharma[1], tức do duy trì yếu tính của tự thân nên nó được gọi là Pháp. Theo đó, dharma là danh từ phái sinh của động từ căn dh: duy trì, gìn giữ. Nếu là thắng nghĩa Pháp, hay Pháp siêu việt, thì Pháp ấy duy chỉ là Niết-bàn. Còn nếu là Pháp tướng Pháp hay Pháp thuộc hiện tượng dùng để chỉ các tính chất của các pháp; trong trường hợp ở đây thì pháp đó chỉ chung cho tất cả bốn Thánh đế.

A-tỳ-đạt-ma có khả năng đối hướng nhắm đến Niết-bàn: “nirvacana tusvalakaadhāraād dharma”; hoặc có khả năng đối quán, tức nhắm đến phân tích quán sát Thánh đế, nên gọi là đối Pháp với yếu tính của Pháp: “tad aya paramārthadharma vā nirvāa dharmalakaa vā pratyabhimukho dharma ity abhidharma. Ukto hy abhidharma”, từ đối Pháp, Luận thích, giải thích tiếp đầu ngữ abhi-praty-abhimukha, nghĩa là xoay mặt hướng về, đối diện; Trong bản Hán Câu-xá ngài Huyền Tráng diễn ra thành hai nghĩa: đối hướng 對向 (Niết-bàn) và đối quán 對慣 (bốn Thánh đế)[2]; Chân đế thì hiểu từ này có nghĩa là: hiện tiền 現前[3].

       I.            Ba Pháp và Hai Trạch Diệt

Câu-xá luận, Thế Thân tạo bài tụng như sau: “anāsravā mārgasatya trividha cāpy asasktam/katamat trividham asasktam?/ ākāśa dvau nirodhau ca[4]: Vô lậuĐạo đế, cùng với ba vô vi: Ba Pháp ấy là những gì? Hư không và hai diệt. Ngài Huyền Tráng đã dịch qua Hán ngữ: “無漏謂道諦, 及三種無為,  謂道聖諦 及三無為. 何等為三? 謂虛空二滅,  虛空二滅”[5]: Các pháp vô lậuĐạo đế và ba loại vô vi (asaṃskṛta). Ba loại này là gì? Là Hư không (ākāśā) và hai Diệt.  

Thế Thân nói tiếp: “katamau dvau?/ pratisakhyānirodha, apratisakhyānirodhaś ceti”: Hai gồm những gì? Là diệt do tư trạch và diệt không do tư trạch”; Huyền Tráng dịch: “二滅者何 ?擇非擇滅”: Những gì là hai diệt? Là Trạch diệt (pratisakhyānirodha) và Phi Trạch diệt (apratisakhyānirodha).

Câu-xá trình bày tiếp: “etad ākāśādi trividham asaskta mārgasatya cānāsravā dharmā”: Ba loại vô vi này, cùng với hai diệt (Trạch diệt, Phi Trạch diệt), cùng với Đạo đế được gọi là các pháp vô lậu. Tại sao? Vì các lậu không tùy tăng trong các pháp này[6].

Trong ba pháp vô vi đã nói, Hư khôngtính chất không ngăn ngại: “tatrākāśam anāvtti[7]: Hư không không cản ngại, Huyền Tráng đã dịch là: 此中空無礙 thử trung không vô ngại, tự thể của hư không là sự không ngăn ngại, mà ở trong đó các sắc lưu hành thông suốt[8].  

Về Trạch diệt vô vi, Thế Thân tạo tụng như sau: “pratisakhyānirodho yo visayoga[9]: Trạch diệtly hệ, cá biệt tùy hệ sự, Huyền Tráng đã dịch sang Hán văn: 擇滅謂離繫, 擇滅即以離繫為性: Trạch diệt là ly khai sự ràng buộc với các pháp hữu lậuthành tựu Niết-bàn giải thoát.

Tỳ-bà-sa luận nói: tính chất riêng biệt của trạch diệt là sự ly hệ[10]. Thế Thân giải thích như sau: “ya sāsravair dharmair visayoga sa pratisakhyānirodha”: Những gì đối với các pháp hữu lậuthoát ly hệ phược được gọi là diệt do tư trạch – Và ngài đã cắt nghĩa từ này tỉ mĩ: “dukhādīnām āryasatyānā prati pratisakhyāna pratisakhyā=prajñāviśeas tena prāpyo nirodha pratisakhyānirodha”: Trạch tức là giản trạch, là huệ đặc sắc. Huyền Tráng dịch thành: 擇謂簡擇, 即慧差別.各別簡擇四聖諦故.擇力所得滅, 名為擇滅: Trạch là giản trạch, tức là các loại tuệ khác nhau vì chúng có thể phân biệt được bốn Thánh đế. Thế Thân nói tiếp: “madhyapadalopa ktvā, gorathavat[11]: Do tư duy, lý giải một cách cá biệt đối với các thánh đế khổ v.v.. đó là diệt thành tựu do năng lực của tư trạch như xe được bò kéo, do lược bỏ từ trung gian mà nói là “xe bò”[12].  

Giải thích Ngữ pháp của Pānni từ goratha được cho là đồng nghĩa với goyuktaratha: xe bò, nghĩa là xe được kéo bởi bò, từ yukta ở giữa được lược bỏ[13]. Như vậy, sự diệt trừ này thành tựu được là nhờ năng lực của tuệ, từ Sanskrit là pratisakhyāprāpyanirodha,  cho nên còn gọi là trạch lực sở đắc diệt; cũng giống như cỗ xe được kéo bởi con bò nên gọi là xe bò.

Pháp hữu vi còn được gọi là có sự xuất ly: “nisaraa nisāraḥ = sarvasya sasktasya nirvāam[14]”: Ly tức là thoát ly, là Niết-bàn của hết thảy các Pháp; các pháp hữu vi đều có tính khả ly này do đó nói là hữu ly. Nói cách khác, xuất ly có nghĩa là xa lìa vĩnh viễn, mà ngài Chân Đế dịch là vĩnh xuất danh ly 永出名離, tức là Niết-bàn. Vì chúng ta phải ly khai buông xả các pháp hữu vi cho nên chúng ta gán cho nó một tính chất là “có sự xuất ly”, kể có cả đạo đế cũng có tính khả ly[15].

Điều này giống như Kinh Kim Cương đã nói: “tasmād iya tathāgatena sadhāya vāg bhāitā | kolopama dharma-paryāyam ājānadbhir dharmā eva prahātavyā prāg evādharmā iti.”[16]: Vì vậy, những lời được thuyết bởi Như Lai, có ý nghĩa vi mật, nên những ai có trí phải hiểu; Pháp thoại về Pháp giống như chiếc bè, Pháp mà còn phải buông bỏ, huống nữa là phi Pháp. Câu này Kim Cương Tạng ngữ cũng đã dịch với ý nghĩa tương tự: དེ་བས་ན་ དེ་ལས་ དགོངས་ཏེ་ དེ་བཞིན་གཤེགས་ བས་ ཆོས་ཀྱི་རྣམ་གྲངས་ འདི་ གཟིངས་ ལྟ་བུར་ ཤེས་པ་ རྣམས་ ཀྱིས་ ཆོས་རྣམས་ ཀྱང་ སྤང་བར་བྱ་ ན་ / ཆོས་མ་ཡིན་པ་ རྣམས་ ལྟ་ཅི་སྨོས་ ཞེས་གསུངས་སོ་ / /[17]: Vì vậy, những câu nói này đã được giảng dạy bởi Như Lai, có một ý nghĩa mật: ‘Những ai có trí thông hiểu, Pháp bản nó giống như chiếc bè, Pháp còn cần phải từ bỏ, huống chi là không phải Pháp” [18]. Ẩn dụPháp như chiếc bè” này, còn được đức Phật giảng dạy rất giống nhau ở nhiều kinh điển: Kinh A-lê-tra[19], Kinh Ví Dụ Con Rắn[20], Kinh Lăng Già Tâm Ấn[21] v.v..

    II.            Sắc xứPháp xứ

Chúng ta nói đến mười xứ thuộc sắc uẩn chỉ có một xứ có tên là sắc xứ; thể của mười hai xứ này đều là pháp nhưng chỉ có một xứ được gọi là pháp xứ. Thế Thân: “kiṃ punaḥ kāraṇaṃ daśasv āyataneṣu rūpaskandhasaṃgṛhīteṣv ekaṃ rūpāyatanam ucyate/ sarveṣu ca dharmasvabhāveṣv ekaṃ dharmāyatanam?”[22]: Lại nữa, tại sao trong mười xứ được bao gồm trong sắc uẩn, riêng một sứ được nói là sắc xứ? Và trong hết thảy tự thể của Pháp, riêng một xứ được nói là Pháp xứ?

Và Ngài Thế-thân tạo tụng như sau: “viśeṣaṇārthaṃ prādhānyād bahudharmāgrasaṃgrahāt/ekam āyatanaṃ rūpam ekaṃ dharmākhyam ucyate”: Vì hạn định, ưu thế, hàm nhiều pháp cá biệt; một xứ gọi là sắc, và một gọi là pháp xứ. Bài tụng này Huyền Tráng dịch là:

為 差 別 最 勝

攝 多 增 上 法

固 一 處 名 色

一 名 為 法 處

Vì khác biệt, tối thắng,

Bao hàm nhiều pháp,

pháp tăng thượng

Cho nên một xứ được gọi là sắc xứ,

Một xứ được gọi là pháp xứ[23].

Như vậy, Năm căn, năm cảnh và một phần pháp xứ, đều là sắc uẩn, nhưng chỉ có một xứ được gọi là sắc xứ[24]; và tự thể của mười hai pháp đều là Pháp, nhưng một xứ đặc biệt được gọi là pháp xứ[25].

Mục đích hạn định ở đây là để chỉ rõ sự sai biệt của đối tượng và chủ thể nhận thức[26], nên căn cứ theo cá thể chứ không theo tổng thể mà trong sắc uẩn lập ra thành mười hai xứ, từ Sanskrit ở đây cần chú ý là: viayin: cảnh hay đối tượng nhân thức, Huyền Tráng dịch là: cảnh hữu cảnh tánh 境有境性, mà bản Hán dịch của Chân Đế gọi là: trần 塵, căn 根.

Chúng ta có thể lập luận khác đi, nói sai biệt là vì để cho sự liễu tri cảnh có thể có các tính chất khác nhau của cảnh, nên đã dựa vào những điểm khác nhau của sắc uẩn để lập thành mười xứ mà không gộp chung lại thành một.

Ngài Thế Thân giải thích: “cakṣurādibhiś ca viśeṣitair yan na cakṣurādisaṃjñakaṃ rūpaṃ ca tad rūpāyatanaṃ jñāsyata ity asya nāmāntaraṃ nocyate”: Những gì mà tự thể là sắc nhưng không gọi tên là mắt, được phân biệt với các thứ sắc khác như mắt chẳng hạn, chúng được gọi tên là sắc xứ. Tuy là danh từ tổng xưng nhưng nó cũng được dùng như biệt danh. Nếu khôngấn tượng và danh sai gọi biệt gọi là sắc các thứ, đối với nhãn, nhĩ, tỷ, v.v., trong khi thể của chúng lại là sắc, thì  đáng lẽ ra tất cả đều phải được gọi là sắc xứ. Nhưng vì chín xứ, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, thanh, hương, vị và xúc đã được phân biệt qua các tên gọi khác nhau là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, hương xứ, vị xứ và xúc xứ cho nên mới dùng đến danh xưng chung là “sắc xứ” để gọi riêng loại xứ còn lại - tức cảnh của nhãn cănsắc xứ[27].

Hoặc do điểm nổi bật trong các sắc, nên sắc xứ là tên gọi chung[28]. Thế Thân lại nói: “tad dhi sapratighatvāc ca pāyādisasparśai spṛṣṭa rūpyate[29]: Thật vậy, do tính chất khả kháng, nó bị băng hoại khi được xúc chạm bởi sự xúc chạm bằng tay. Nghĩa là, do tính chất tối thắng của loại xứ này, nó là loại sắc pháptính chất hữu đối, nên có thể bị biến hoại do sự xúc chạm của tay, v.v… Từ sapratighatvā: khả kháng, Huyền Tráng dịch là hữu đối 有對, Chân đế dịch là: hữu ngại 有礙.

Cho nên Thế Thân tiếp tục giải thích: “satidarśanatvāc ca/ ‘idam iha, amutra’ iti deśanidarśanarūpaāt[30]: Do có tính chất khả hiện thị, nghĩa là có thể được chỉ điểm “nó ở đây; nó ở kia”.  Từ satidarśana, Chân đế dịch là hữu kiến有見, nghĩa là khả năng nhìn thấy, khả năng hiển thị. Do nó có tính chất hữu kiến, nên nó dễ chỉ điểm và có tợ ảnh, tức là có thể chỉ ra vị trí của nó ở nơi này, nơi kia[31].  Vả lại, thế gian cũng công nhận cái này, chứ không phải những cái khác là sắc.

Như vậy, theo Câu-xá, chữ “sắc” thường dùng để chỉ cho loại xứ này mà không chỉ cho các xứ khác như nhãn, nhĩ, v.v..[32] Nếu xứ nào có đủ hình sắchiển sắc thì được lập làm sắc xứ[33].

Câu-xá, Phẩm Phân biệt giới, cũng nói: “viśeaārtham aikaika dharmāyatanam uktam, na sarvāi[34]”:  Do mục đích phân biệt sai khác mà một xứ, chứ không phải hết thảy, được gọi là pháp xứ. Cũng như sắc vậy. Và cũng vì sự khác biệt mà danh xưng “pháp xứ” đã được dùng đến để chỉ riêng cho một xứ chứ không phải cho cả mười hai xứ, giống như trường hợp của sắc xứ ở trên. Hơn nữa vì pháp xứ bao hàm nhiều pháp như thọ, tưởng, v.v., cho nên đáng được mang tên gọi chung này. Nó còn bao hàm pháp tăng thượng nhất là Niết-bàn cho nên chỉ có xứ này được gọi là pháp xứ.

 III.            Nghĩa tăng thượng của các căn

了自境增上                            總立於六根

從身立二根                            女男性增上

於同住雜染                            清淨增上故

應知命五受                            信等立為根

未當知已知                            具知根亦爾

於得後後道                            涅槃等增上

tăng thượng đối với sự liễu biệt cảnh

Cho nên cả sáu căn đều được lập thành.

Từ thân lập thành hai căn

tăng thượng đối với nữ tánh đối với nữ tánh và nam tánh.

Đối với sự đình trụ của đồng phần, nhiễm pháp

tịnh pháp vì có tăng thượng

Cho nên biết rằng mạng, năm thọ,

Và tín, v.v., đều được lập làm căn.

Các căn vị tri đương tri, dĩ tri

Và cụ tri cũng như vậy.

Vì đối với việc đắc được các đạo quả kế tiếp

Như Niết-bàn, v.v., đều có tăng thượng.

Liễu biệt, Phạn ngữ gọi là upalabdhi, tự cảnh chính là sáu thức thân. Năm căn nhãn, v.v., có tác dụng tăng thượng đối với loại thức có khả năng liễu biệt các cảnh sở duyên riêng của mình và ý căntác dụng tăng thượng đối với loại thức có khả năng liễu biệt tất cả các cảnh; vì thế nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý đều được gọi là căn.

Ba căn vị tri đương tri, dĩ tri và cụ tri đều có tác dụng tăng thượng đối với việc đắc được các quả cao hơn như Niết-bàn, cho nên cũng giống như vậy. Nói diệc nhĩ: “cũng giống như vậy”, là hàm ý cả ba căn này đều được lập thành.

Vị tri đương tri căntác dụng tăng thượng đối với việc đắc được đạo quảdĩ tri căn.

Dĩ tri căntác dụng tăng thượng đối với đắc được đạo quả là cụ tri căn.

Cụ tri căntác dụng tăng thượng đối với việc đắc được đạo quả là Niết-bàn (nirupadhiśeṣanivāṇa) bởi vì không có trường hợp tâm chưa được giải thoát mà lại có thể nhập Niết-bàn (parinivāṇa).

Theo ngài Thế-Thân, khi nói về ý nghĩa tăng thượng của các căn, có vị luận sư khác đã đưa một giải thích khác về tính chất của căn như sau:

或流轉所依

及生住受用

建立前十四

還滅後亦然

Hoặc vì làm sở y cho lưu chuyển,

vì giúp sinh khởi, đình trụ và thọ dụng,

Nên lập thành mười bốn căn đầu.

Về sau đối với hoàn diệt cũng như vậy.

Chữ “hoặc” ở bài tụng này là chỉ cho ý kiến của các luận sư khác:

Sáu căn nhãn, v.v., aāyatana: lục xứsở y (āśraya) của lưu chuyển[35]

Sáu xứ sinh khởi là nhờ có nữ hoặc nam căn, đình trụ được là nhờ có mạng căn, lãnh thọ được là nhờ có năm thọ.

Như vậy dựa vào các ý nghĩa trên để lập thành mười bốn căn thuộc giai đoạn lưu chuyển. Ở giai đoạn hoàn diệt, chữ hoàn diệt tiếng Phạn gọi là Nīrvāa: Niết-bàn, cũng dựa vào bốn ý nghĩa này để lập thành tám căn: Năm căn tín, v.v., là sở y của Niết-bàn; Niết-bàn sinh khởi nhờ có loại căn vô lậu thứ nhất, đình trụ nhờ có loại căn vô lậu thứ hai, và thọ dụng là nhờ có loại căn vô lậu thứ ba bởi vì nhờ có loại căn này mới có thể thọ hỷ và lạc (prītisukha) của giải thoát. Như vậy số lượng và thứ tự của các căn vẫn giống như đã được kinh lập thành.

 IV.            Diệt tận định

滅盡定亦然

為靜住有頂

善二受不定

聖由加行得

成佛得非前

三十四念故

Diệt tận định cũng như vậy.

Là loại định tĩnh trụ, có ở Hữu đảnh,

Thuộc thiện, chiêu cảm hai thọ và bất định,

Chỉ thuộc thánh, đắc được do gia hành.

Phật đắc được định này khi thành phật, không phải trước đó

Và có tận trí trong ba mươi bốn niệm.

Theo Thế Thân, Diệt tận định cũng giống như vô tưởngvô tưởng đinh bởi vì pháp này làm cho tâm và tâm sở bị diệt. Sự khác biệt của hai loại định là khi thánh giả tu tập Diệt tận định vì xem đó như là một loại śāntavihāra: định tĩnh trụ; trong khi vô tưởng được tu tập là vì dị sinh xem đó như là một hisarana hay moka tức sự giải thoát. Diệt tận định thuộc về Hữu đảnh, tức xuất phát từ naivasajñānāsajñāyatana: phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi Vô tưởng định chỉ thuộc về tầng thiền thứ tư.

Giống như Vô tưởng định, Diệt tận định cũng thuộc về thiện tánh chứ không phải vô ký hay nhiễm ô bởi vì khởi từ nhân cũng thuộc về thiện. Diệt tận định có thể chiêu cảm hai loại quả dị thụcupapadyavedanīya: thuận sinh thọ hoặc upaparyāyavedanīya: thuận hậu thọ. Diệt tận định còn có thể chiêu cảm quả bất định bởi vì thánh giả tu loại định này có thể đắc được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.

Vẫn có trường hợp bị thối đọa từ Diệt tận định, vốn đã tương tợ như Niết-bàn. Thế Thân dẫn lời của Tỳ-bà-sa: vẫn có trường hợp này xảy ra. Vì nếu không thừa nhận sự thối thất này tức trái với kinh Udāyisūtra (Ổ-đà-di). Kinh này nói: “Cụ thọ, một bí-sô có đủ giới, định và tuệ thì có thể nhập và xuất Diệt tận định nhiều lần. Nếu trong đời sống này bí-sô không chuyên cần tu tập ngay cả khi lâm chung thì sau khi thân này bị hoại sẽ vượt quá cõi trờichúng thiên đang còn dùng đồ ăn thô cứng (đoạn thực thiên) mà tái sinh trong một thân do ý tạo thành ở cõi thiên[36]. Như vậy sau khi tái sinh bí-sô vẫn có thể thường nhập và xuất Diệt tận định[37]. Đoạn kinh trên thật sự cho thấy vẫn có trường hợp thối đọa từ Diệt tận định.

Hơn nữa, theo Câu-xá dẫn lời Phật thì loại thân do ý tạo thành vốn thuộc về Sắc giới. Mặt khác, Diệt tận định lại thuộc về Hữu đảnh là tầng trời cao nhất ở Vô sắc giới. Vì thế một bí-sô nếu đã đắc được loại định này mà không thối thất thì không thể nào tái sinh vào Sắc giới.

Mahāvyutpatti: Đại chúng bộ, cho rằng tầng thiền thứ tư cũng có Diệt tận định và không có trường hợp bị thối thất loại định này. Chủ trương trên không đúng. Diệt tận định không thuộc tầng thiền thứ tư bởi vì nhiều kinh Pāli[38] nói rằng chín loại định này - bốn thiền Sắc giới, bốn thiền Vô sắc giớiDiệt tận định - đều đắc được theo thứ tự.

Các Luận sư Tỳ-bà-sa ở Ca-thấp-di-la nói rằng loại mạng sống thứ nhất có sātarāya: chướng ngại, nhưng loại thứ hai thì không.

Từ đó chúng ta biết rằng có phi thời tử, tức cái chết trước thời hạn. Theo Câu-xá, dẫn Kinh có bốn trường hợp thành tựu đời sống, loại đời sống có thể bị hủy hoại bởi chính mình chứ không phải bởi người khác, v.v.:

  • Chỉ bị chính mình hủy hoại; đây là trường hợp của các chúng sinh ở các cõi Hý vong niệm thiên (Krīāpradūika) và Ý phẩn nhuế thiên (Manapradūika) thuộc Dục giới, tự hủy hoại mình bằng sự vui chơi hoặc sân hận quá độ; ở đây cần nói thêm trường hợp các vị phật tự mình nhập vào Niết-bàn;
  • Chỉ vì người khác hủy hoại; đây là trường hợp các chúng sinh nằm trong thai hoặc trứng;
  • Bị chính mình và người khác hủy hoại; đây là trường hợp chung của các chúng sinhDục giới; ở đây cần nói thêm trường hợp các chúng sinhđịa ngục (nāraka) và trung hữu, v.v.;
  • Không bị chính mình hoặc người khác hủy hoại; đây là trường hợp của các chúng sinhtrung hữu, tất cả chúng sinhSắc giớiVô sắc giới, một phần chúng sinhDục giới, các chúng sinhđịa ngục và ở Bắc câu-lư châu (Uttarakuru), những người đang ở kiến đạo, đang nhập Tứ định, Vô tưởng định, Diệt tận định, các vương tiên (rājaṛṣi) tức các chuyển luân thánh vương đã từ bỏ đời sống phàm tục, các sứ giả của phật, những người đã được Phật thọ ký như Đạt-nhị-la (Dharmila), Ô-đát-la (Uttara), Khắc-kỳ-la (Gangila), những người con trai của trưởng giả Da-xá, Cưu-ma-la (Yaśas, Kumāra), Thời-bà (Jīvaka), các Bồ-tát ở đời sống cuối cùng, các người mẹ đang mang thai các vị Bồ-tát này, các chuyển luân vương, các người mẹ đang mang thai các vị chuyển luân vương này.

 V.            Danh, cú, văn và thân.

Câu-xá Bản Hán, Huyền Tráng, có nói như sau:

名身等所謂

想章字總說

Danh thân, v.v., là Tập hợp các ấn tượng, chương và chữ.

Chữ “đẳng” ở trên bao hàm cú thânvăn thân. Danh, từ Sanskrit là nāman: có nghĩa là tên hay từ, là pháp tạo ra một ấn tượng, Sanskrit gọi là sajñākaraa: tạo tưởng, như các từ sắc, thanh, hương, vị, v.v..

Cú, Sanskrit gọi là Pada: có nghĩa là câu, là chỉ cho chương (vākya), tức một bài hoặc một câu có thể diễn đạt trọn vẹn một ý nghĩa nào đó, như câu “các hành là vô thường…” và phần còn lại; hoặc cú còn có nghĩa là pháp giúp chúng ta hiểu được những thể thức khác nhau của các hoạt động, các tính chất, các thời điểm có liên quan đến một người nào đó; chẳng hạn như: nó nấu ăn, nó đọc sách, nó đi; nó màu đen, màu vàng, màu đỏ; nó nấu ăn, nó sẽ nấu ăn, nó đã nấu ăn.

Văn, Sanskrit gọi là vyñjana, có nghĩa là chữ (akara) là âm tố (vara) thuộc về nguyên âm hoặc phụ âm, như [a], [ā], [i], [ī], v.v..

Chữ, âm tố, không phải là tên gọi của chữ viết. Vì nó chỉ hiển thị ý niệm về chữ viết và các âm tố được tạo ra đã được phát thành tiếng; nhưng chính vì để hiển thị ý niệm về các âm tố mà chữ viết đã được tạo ra, đã được viết ra. Mục đích để khi không nghe thấy âm tố thì vẫn có khái niệm về chúng nhờ vào chữ viết. Vì lẽ đó các âm tố không phải là các tên gọi để chỉ cho các chữ viết.

Thân, từ Sanskrit, là kāya, tức là sự tập hợp hay tổng thuyết (samukti) các ấn tượng, tưởng, v.v. Theo Dhātupāṭha, iv. 114, trong từ samukti (tổng thuyết) có ý nghĩa của samavāya (tập hợp). Như vậy danh thân là “sắc”, “thanh”, “hương”, v.v.; cú thân là “các hành là vô thường, các pháp là vô ngã, Niết-bàn là tịch tĩnh…”; văn thân là [ka], [kha], [ga], v.v..

VI.                  Năng tác nhân

Để có thể gọi một pháp là nhân khi mà pháp này vừa là chướng ngại vừa không phải là chướng ngại. Trường hợp này, giống như hết thảy người dân trong một nước chỉ vì không bị vua bức chế cho nên mới cùng nhau nói rằng “chúng ta được an lạc là nhờ nhà vua”.

Một pháp là nhân khi pháp này không làm chướng ngại. Niết-bàn không thể làm chướng ngại sự sinh khởi của một pháp hữu vi nào đó; các pháp vị lai không thể chướng ngại các pháp quá khứ; chúng sinh ở nāraka: na-lạc-ca (địa ngục) hoặc súc sinh không thể chướng ngại chúng sinhSắc giới.

Như vậy đối với sự làm chướng ngại các pháp hữu vi sinh khởi thì sự hiện hữu của Niết-bàn, các pháp vị lai, các chúng sinhđịa ngục có cũng như không, không thể xem chúng là năng tác nhân. Nhưng chúng vẫn là nhân; bởi vì cũng giống như khi nhà vua không thể làm hại người dân thì họ vẫn phát biểu như trên; tuy nhiên họ không thể làm như vậy đối với một vị vua không hiện hữu.

Định nghĩa (nirdeśa) về năng tác nhân ở trên là một định nghĩa có tính tổng quát và chỉ bao hàm những pradhāna kāraahetu: năng tác nhân thù thắng, hoặc những pháp chỉ làm năng tác nhân. Nhưng năng tác nhân thù thắng là một loại nhân có janaka: lực sinh khởi; vì thế nhãn căn và màu sắc đều là năng tác nhân của nhãn thức, các đồ ăn uốngnăng tác nhân của thân, hạt giống, v.v., là năng tác nhân của mầm mộng.

Câu-xá nêu vấn nạn: nếu hết thảy các pháp đều là nhân của các pháp khác bởi vì chúng không phải là chướng ngại, tại sao các pháp không thể sinh khởi cùng một lúc? Tại sao khi một kẻ sát nhân phạm tội, tất cả những người khác lại không phạm phải sát nghiệp giống như người này?

Theo ngài Thế Thân vấn nạn này không đúng. Tất cả các pháp được gọi là năng tác nhân chỉ vì chúng không phải là chướng ngại; và điều này không có nghĩa là các pháp đều có năng lực sinh quả. Câu-xá nói luận sư cho rằng năng tác nhânsāmarthya: tác dụng thực sự, đối với sự sinh ra các pháp, như trường hợp của Niết-bàn và nhãn thức. Một ý thực thuộc thiện hoặc bất thiện sinh khởi vì duyên vào Niết-bàn, và từ ý thức này sau đó lại sinh khởi nhãn thức; như vậy Niết-bàn đã có một tác dụng gián tiếp đối với nhãn thức. Điều này cũng xảy ra đối với các pháp vị lai, chúng sinhđịa ngục, v.v..

(Còn tiếp Phần B - Trích Tổng Luận Quan Điểm Niết Bàn Theo A-Tỳ-Đạt Ma Câu-xá)


Phước Nguyên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2249)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 33082)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6549)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 6508)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 3864)
Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi Phổ Môn.
(Xem: 5123)
“Quán” là xem xét, “Thế Âm” là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âmxem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cho lòng từ bi của Bồ-tát.
(Xem: 11209)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30370)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 7956)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 12146)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 3281)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính.
(Xem: 34683)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 52227)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 13045)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 21784)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9586)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 3093)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà.
(Xem: 10365)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12695)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12753)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16197)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 13772)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14295)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9173)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11726)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11248)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 11489)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 12595)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 20657)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 17589)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 31829)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 11978)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 11768)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 4321)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn; Kinh văn số 1678. Pháp Hiền dịch ra chữ Hán. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12725)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 10294)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 16384)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 11735)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 14748)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 11992)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 16776)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 12694)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 52025)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 12611)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 9897)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 14450)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 20076)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 13734)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 15354)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 17447)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 16759)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 13459)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 12450)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 12036)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 13255)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 12500)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 25510)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 14499)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 28268)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 10273)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant