ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Bên Phật có Tam qui: Qui y Phật, Qui y Pháp, Qui y tăng, thì bên Nho có Tam cang là: Minh minh đức, Tân dân, Chỉ ư chí thiện. Minh minh đức, là được thiên lý, cái tánh quý báu, sáng suốt, hiểu rõ muôn vật, tức là phù hợp với quy y Phật. Tân dân, là bỏ các sự tà vạy xưa nay mình đã quen, rèn lòng cho trong sạch, nương đạo đức mà sửa mình và sửa người, tức là phù hợp với quy y Pháp. Chỉ ư chí thiện, là ngưng tụ vào nơi trọn lành, không cho một mảy gian tà xen vào lòng nhân, tức là phù hợp với quy y Tăng.
Bên Phật có Ngũ giới, bên Nho có Ngũ thường. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối; là phù hợp với nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của nhà Nho. Nhân, tức là không sát sanh. Nghĩa tức là không gian tham, trộm cắp. Lễ tức là điều độ, giữ phẩm cách trong sạch, không tà dâm, tham sắc dục. Trí tức là không sa ngã vào nơi rượu thịt mà phạm các điều tội lỗi. Tín tức là không nói dối, nói sai ngoa.
Phong hóa nhà Phật cũng dạy người ứng xử cho phải đạo. Ngũ luân nhà Nho khuyên người ta rằng: 1. Làm tôi phải trung với bậc quốc trưởng minh chánh. 2. Làm con phải có hiếu với cha mẹ. 3. Làm vợ phải tùy theo chồng. 4. Làm em phải kính yêu anh chị. 5. Làm bằng hữu phải giữ sự tín với nhau. Luật tu tịnh độ đã từng đào tạo cho con người biết giữ trọn các phận sự đối với nhà cầm quyền, đối với cha mẹ, đối với vợ chồng, đối với anh em, đối với bầu bạn. Trong kinh Thi-ca-la-việt, đức Phật nhân thấy ông Thi-ca-la-việt sáng thức dậy lạy tứ phương với phương trên và phương dưới, ngài bèn dạy cho bài phong hóa hoàn toàn. Lạy phương Đông là kính cái phận sự của kẻ làm con, kẻ làm cha mẹ. Lạy phương Tây là kính cái phận sự của kẻ làm chồng, làm vợ. Lạy phương Nam là kính cái phận sự của kẻ làm học trò, làm thầy. Lạy phương Bắc là kính cái phận sự của kẻ làm bạn hữu, làm người đối với đồng loại. Lạy phương trên là kính cái phận sự của kẻ làm tôi tớ, quan, dân, làm thầy, làm chủ, quốc trưởng. Lạy phương dưới là kính cái phận sự của người học đạo, làm thầy dạy đạo.
Lại trong nhiều kinh nữa, Phật từng khuyên con người nên ứng xử cho trọn vẹn những phận sự lớn lao. Như trong kinh Báo Ân, đức Phật dạy tín đồ bao giờ cũng phải nhớ đến bốn cái ơn lớn này để báo đáp luôn: 1. Ơn cha mẹ, 2. Ơn tổ quốc, 3. Ơn chúng sanh, 4. Ơn Tam bảo.
Trong kinh Báo hiếu phụ mẫu ân trọng, Phật giảng với A-nan công lao cực khổ, nhọc nhằn về tâm trí và về thể xác của cha mẹ vì con. Cái công ấy thật là vô ngần, vô lượng, vô tận. Làm con phải nhớ luôn luôn và lo mà đền bồi trong phần muôn một. Người nhà Phật rất chú ý đến phận sự làm con đối với cha mẹ. Trước đã là người có hiếu thảo mới mong bước chân vào cõi tịnh của chư Phật. Các sư có lệ hỏi người muốn xuất gia nhập đạo hai câu này: Có được cha mẹ cho phép đi tu chăng? Có sát hại cha mẹ chăng? Thật vậy, người hiếu nghĩa dễ mà tu thân và lần lên cõi huệ.
Trong đạo Phật, có đủ Tam cang, Ngũ thường và Ngũ luân của đạo Nho, Phật giáo bao hàm Nho giáo. Tức là phong hóa nhà Nho có đủ ở trong phong hóa nhà Phật vậy.
Lại nữa, phong hóa nhà Phật thay thế cho phong hóa nhà Nho rất dễ dàng, hiệu nghiệm. Vì trong Phật giáo, còn có luật nghiệp báo, luân hồi, nên dễ làm cho chúng sanh hồi tâm hướng thiện, dễ làm cho chúng sanh có lòng mong mỏi thanh bai, có những mối cao vọng thâm trầm.
Cao hơn phong hóa nhà Phật cho người tại gia, Tam qui Ngũ giới, còn có Lục độ. Tức là nền phong hóa cao siêu hơn, là sáu đại hạnh của hàng Bồ-tát. Nền phong hóa này chẳng để riêng cho hạng xuất gia hay hạng tại gia, mà để chung cho mọi người trong đạo Phật, tinh tấn và dõng mãnh. Vậy trong đại chúng ai muốn có đại căn, đại lực, muốn mau lên bậc chánh giác, thì hãy thực hành ngay Lục độ.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
III. PHONG HÓA NHÀ PHẬT
4. Phong hóa nhà Phật của hạng tại gia với phong hóa nhà Nho
Phong hóa nhà Phật cho hạng tại gia, Tam qui Ngũ giới, thật là cao thượng và lợi ích lắm. Nền phong hóa ấy có thể dung hòa, phù hợp với phong hóa nhà Nho nữa. Và nó có thể thay thế cho phong hóa nhà Nho, thay thế một cách thích đáng, quý hóa, mạnh mẽ và hiệu nghiệm.Bên Phật có Tam qui: Qui y Phật, Qui y Pháp, Qui y tăng, thì bên Nho có Tam cang là: Minh minh đức, Tân dân, Chỉ ư chí thiện. Minh minh đức, là được thiên lý, cái tánh quý báu, sáng suốt, hiểu rõ muôn vật, tức là phù hợp với quy y Phật. Tân dân, là bỏ các sự tà vạy xưa nay mình đã quen, rèn lòng cho trong sạch, nương đạo đức mà sửa mình và sửa người, tức là phù hợp với quy y Pháp. Chỉ ư chí thiện, là ngưng tụ vào nơi trọn lành, không cho một mảy gian tà xen vào lòng nhân, tức là phù hợp với quy y Tăng.
Bên Phật có Ngũ giới, bên Nho có Ngũ thường. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối; là phù hợp với nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của nhà Nho. Nhân, tức là không sát sanh. Nghĩa tức là không gian tham, trộm cắp. Lễ tức là điều độ, giữ phẩm cách trong sạch, không tà dâm, tham sắc dục. Trí tức là không sa ngã vào nơi rượu thịt mà phạm các điều tội lỗi. Tín tức là không nói dối, nói sai ngoa.
Phong hóa nhà Phật cũng dạy người ứng xử cho phải đạo. Ngũ luân nhà Nho khuyên người ta rằng: 1. Làm tôi phải trung với bậc quốc trưởng minh chánh. 2. Làm con phải có hiếu với cha mẹ. 3. Làm vợ phải tùy theo chồng. 4. Làm em phải kính yêu anh chị. 5. Làm bằng hữu phải giữ sự tín với nhau. Luật tu tịnh độ đã từng đào tạo cho con người biết giữ trọn các phận sự đối với nhà cầm quyền, đối với cha mẹ, đối với vợ chồng, đối với anh em, đối với bầu bạn. Trong kinh Thi-ca-la-việt, đức Phật nhân thấy ông Thi-ca-la-việt sáng thức dậy lạy tứ phương với phương trên và phương dưới, ngài bèn dạy cho bài phong hóa hoàn toàn. Lạy phương Đông là kính cái phận sự của kẻ làm con, kẻ làm cha mẹ. Lạy phương Tây là kính cái phận sự của kẻ làm chồng, làm vợ. Lạy phương Nam là kính cái phận sự của kẻ làm học trò, làm thầy. Lạy phương Bắc là kính cái phận sự của kẻ làm bạn hữu, làm người đối với đồng loại. Lạy phương trên là kính cái phận sự của kẻ làm tôi tớ, quan, dân, làm thầy, làm chủ, quốc trưởng. Lạy phương dưới là kính cái phận sự của người học đạo, làm thầy dạy đạo.
Lại trong nhiều kinh nữa, Phật từng khuyên con người nên ứng xử cho trọn vẹn những phận sự lớn lao. Như trong kinh Báo Ân, đức Phật dạy tín đồ bao giờ cũng phải nhớ đến bốn cái ơn lớn này để báo đáp luôn: 1. Ơn cha mẹ, 2. Ơn tổ quốc, 3. Ơn chúng sanh, 4. Ơn Tam bảo.
Trong kinh Báo hiếu phụ mẫu ân trọng, Phật giảng với A-nan công lao cực khổ, nhọc nhằn về tâm trí và về thể xác của cha mẹ vì con. Cái công ấy thật là vô ngần, vô lượng, vô tận. Làm con phải nhớ luôn luôn và lo mà đền bồi trong phần muôn một. Người nhà Phật rất chú ý đến phận sự làm con đối với cha mẹ. Trước đã là người có hiếu thảo mới mong bước chân vào cõi tịnh của chư Phật. Các sư có lệ hỏi người muốn xuất gia nhập đạo hai câu này: Có được cha mẹ cho phép đi tu chăng? Có sát hại cha mẹ chăng? Thật vậy, người hiếu nghĩa dễ mà tu thân và lần lên cõi huệ.
Trong đạo Phật, có đủ Tam cang, Ngũ thường và Ngũ luân của đạo Nho, Phật giáo bao hàm Nho giáo. Tức là phong hóa nhà Nho có đủ ở trong phong hóa nhà Phật vậy.
Lại nữa, phong hóa nhà Phật thay thế cho phong hóa nhà Nho rất dễ dàng, hiệu nghiệm. Vì trong Phật giáo, còn có luật nghiệp báo, luân hồi, nên dễ làm cho chúng sanh hồi tâm hướng thiện, dễ làm cho chúng sanh có lòng mong mỏi thanh bai, có những mối cao vọng thâm trầm.
Cao hơn phong hóa nhà Phật cho người tại gia, Tam qui Ngũ giới, còn có Lục độ. Tức là nền phong hóa cao siêu hơn, là sáu đại hạnh của hàng Bồ-tát. Nền phong hóa này chẳng để riêng cho hạng xuất gia hay hạng tại gia, mà để chung cho mọi người trong đạo Phật, tinh tấn và dõng mãnh. Vậy trong đại chúng ai muốn có đại căn, đại lực, muốn mau lên bậc chánh giác, thì hãy thực hành ngay Lục độ.
Send comment