CÁC
TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn
[2] Thật ra, về mặt sử liệu chính thức, chúng ta không có cơ sở để xác định chính xác niên đại của Bồ Tát Thế Thân. Con số đưa ra ở đây chỉ là sự phỏng đoán của một số người. Niên đại của ngài được nhiều sử gia tán thành nhất là trong khoảng 320 đến 380, nhưng không thể xác định chắc chắn.
[3] Duy thức tông khi được ngài Huyền Trang xiển dương ở Trung Hoa lấy tên là Pháp tướng tông.
[4] Bộ luận này gồm 200 quyển, đã được ngài Huyền Trang dịch sang Hán văn.
[5] Về Bồ Tát Thế Thân, hay nói chính xác hơn theo tên trong nguyên ngữ Phạn văn là Vasubandhu, học giả Đoàn Trung Còn đã có sự nhầm lẫn tương tự như rất nhiều người trước ông. Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nghi ngờ là ít nhất cũng có đến 2 vị cùng mang tên này, đều là những vị cao tăng lỗi lạc. Một người là Tổ thứ 21 của Thiền tông, đệ tử nối pháp của ngài Xà-dạ-đa. Người thứ hai là tác giả của rất nhiều bộ luận Đại thừa, và bộ Câu-xá luận nổi tiếng được nhắc đến ở đây. Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu vừa công bố gần đây (E. Frauwallner - On the Date of the Buddhist Master of Law Vasubandhu, Serie Orientale Roma III, 1951) thì tác giả Câu-xá luận và tác giả của các bộ luận Đại thừa lại là 2 người khác nhau. Và nếu như vậy thì chúng ta có đến 3 vị Thế Thân.
[6] Đại Tạng Kinh, quyển 29, trang 161
[7] Đại Tạng Kinh, quyển 29, trang 1
[8] Từ các bộ phận của bánh xe rồi đến cả bánh xe, và cứ tiếp tục như thế. Cũng tương tự như cách hỏi của vua, đại đức Na-tiên đưa ra từng chi tiết rồi quy kết dần đến tổng thể.
[9] Ách: phần nối giữa hai thanh càng xe để bò hoặc ngựa tỳ vào đó mà kéo xe đi.
[10] Vì ở đây còn thiếu yếu tố liên kết. Dù có đủ các bộ phận nhưng phải được liên kết đúng theo một phương thức nhất định mới có thể hình thành nên thực thể được gọi là “xe”. Nếu không, đó chỉ là một đống vật liệu.
[11] Tuy ví dụ ngài Na-tiên đưa ra không hoàn toàn tương ứng với vấn đề con người, nhưng lại hoàn toàn chính xác trong việc làm rõ khái niệm “tên gọi”.
[12] Cũng như cách hỏi của vua, đến đây đại đức Na-tiên đưa ra yếu tố cuối cùng cho chúng ta thấy sự hiện hữu của cái gọi là “xe”.
[13] Tức là kết hợp theo đúng phương thức nhất định.
[14] Qua ví dụ này, đại đức Na-tiên đã giúp vua phân biệt được giữa “tên gọi” vốn chỉ là một khái niệm, với thực thể sự vật được gọi tên. Đây là một bước khởi đầu rất quan trọng, vì nếu không đạt được sự phân biệt này, con người sẽ mãi mãi bị trói buộc trong các khái niệm danh xưng mà không bao giờ đạt được đến sự cảm nhận chân thật về thực thể.
[15] Tiếng Nhật là Ekwan
[16] Quyển 32, kinh số 1646, trang 239.
[17]Tiếng Phạn là Kumarilabhata
[18] Về bốn đại dịch giả, hiện có hai quan điểm hơi khác nhau. Một cho rằng bốn vị này là Cưu-ma-la-thập, Chân Đế, Huyền Trang và Bất Không; một quan điểm khác cho rằng đó là Cưu-ma-la-thập, Chân Đế, Huyền Trang và Nghĩa Tịnh. Theo quan điểm nào thì ngài Cưu-ma-la-thập cũng đều được xếp ở hàng đầu.
[19] Tiếng Nhật là Tachibana-dera
[20] Tiếng Nhật là Ikejiri-dera
[21] Tiếng Nhật là Katsuragi-dera
[22] Nguyên văn chữ Hán: Nhân pháp giai không.
[23] Tiếng Nhật là Ganjin
[24] Tiếng Phạn là Upagupta
[25] Tiếng Phạn là Dharmagupta
[26] Bộ luật này đã được dịch sang tiếng Việt, đưa vào sách Tăng đồ nhà Phật (Đoàn Trung Còn – Nguyễn Minh Tiến, NXB Tôn giáo).
[27] Hán dịch nghĩa là Pháp Thời..
[28] Về sau người Nhật gọi là Ganjin.
[29] Tiếng Nhật là Nara.
[30] Quan điểm này được tóm gọn trong câu: “Nhân giới sanh định, nhân định phát huệ.”
[31] Nghĩa là phải đọa vào các đường ác như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
[32] Vì tự biết mình phạm giới phải thọ ác báo, nên lo sợ, khủng hoảng.
[33] Người soi vào gương, tự thấy mình đẹp sanh lòng ưa thích, tự biết mình xấu xí, sanh tâm chán ghét.
[34] Người nghe thuyết giới cũng như kẻ soi gương, nhờ đó mà tự biết mình có phạm giới hay không. Người giữ giới trọn vẹn sinh tâm vui mừng, kẻ phạm giới thì ngược lại, lo buồn bất an.
[35] Khi đánh nhau, kẻ dũng mãnh mới dám xông tới, người nhút nhát tất phải thối lùi. Người nghe thuyết giới cũng vậy, như tự giữ mình trong sạch mới được an ổn, kẻ có hủy phạm tất sợ sệt, lo lắng.
[36] Những số liệu này là vào khoảng thập niên 70 của thế kỷ 20.
[37] Xem Kinh Na-tiên Tỳ-kheo, bản dịch tiếng Việt của Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến, NXB Tôn giáo.
[38] Kinh này được xếp vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, thuộc quyển 16, kinh số 671, trang 514.
[39] Nước Sa-xa thời cổ thuộc Ấn Độ, nằm về phía tây nước Vu-điền, phía đông nam nước Sớ-lặc, cũng đọc là Cừ-sa, đời nhà Đường gọi là nước Khẩn-quán, đời nhà Nguyên gọi là nước Nhã-nhĩ-hựu, đời nhà Minh gọi là nước Diệp-nhĩ-khâm, nay là vùng Yarkand thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc.
[40] Vùng này nay có một phần thuộc Việt Nam, một phần thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.
[41] Bộ luận này được xếp vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, quyển 45, kinh số 1852, trang 1.
[42] Nước Cao Ly, ngày nay tức là Triều Tiên (Hàn Quốc).
[43] Các số liệu này là vào thập niên 70 của thế kỷ 20.
[44] Tình thức: sự nhận biết hư vọng, mê lầm dựa trên những tình cảm, dục vọng của phàm phu.
[45] Hiếp Tôn giả cũng có tên là Bà-lật Thấp-bà
[46] Tức Bồ Tát Thế Thân, cũng gọi là Thiên Thân.
[47] Cũng có tên là Sư Tử Bồ-đề.
[48] Tổ Bồ-đề Đạt-ma sang Trung Hoa truyền bá Thiền tông đầu tiên nên là Sơ tổ của Thiền Trung Hoa. Theo đó mà truyền thừa thì ngài Huệ Năng là tổ thứ sáu.
[49] Tiếng Phạn là Kaci
[50] Bích quán bà-la-môn. Người ta gọi như vậy vì nghĩ rằng sự tu tập như ngài không thuộc về đạo Phật, hẳn là theo đạo Bà-la-môn.
[51] Xem Thiếu Thất lục môn, bản dịch và chú giải của Nguyễn Minh Tiến, NXB Tôn giáo.
[52] Năm tội nghịch: Năm tội lớn phải đọa vào địa ngục Vô gián, gồm có: giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật chảy máu.
[53] Bồ Tát Nhất sinh bổ xứ: bậc Bồ Tát đã viên mãn hạnh nguyện, chỉ còn một lần đản sinh duy nhất nữa là thành Phật.
[54] Theo Quán Vô Lượng Thọ Kinh chú thì ba bậc nhẫn nhục gồm có: 1. Âm hưởng nhẫn: sự nhẫn nhục có được vì do nơi âm hưởng mà ngộ hiểu được chân lý. 2. Nhu thuận nhẫn: sự nhẫn nhục có được do nơi tâm trí huệ nhu nhuyễn, có thể tùy thuận theo chân lý. 3. Vô sanh pháp nhẫn: sự nhẫn nhục có được do chứng đắc thật tánh vô sanh, lìa hết mọi pháp tướng, chính là chỗ đạt đạo rốt ráo. Tuy nhiên, theo Duy thức luận quyển 9 thì 3 bậc nhẫn nhục là: 1. Nại oán hại nhẫn: nhẫn chịu được hết thảy mọi sự não hại, oán nghịch do chúng sinh hữu tình gây ra. 2. An thọ khổ nhẫn: nhẫn chịu được hết thảy những nghịch cảnh, sự khổ não do ngoại cảnh gây ra, như nóng bức, rét lạnh... 3. Đế sát pháp nhẫn, cũng gọi là Vô sanh pháp nhẫn: do thấu hiểu lý vô sinh, thật tánh của các pháp nên nhẫn chịu được tất cả mà không khởi tâm nhẫn chịu.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn
CHÚ THÍCH
[1] Tiếng Phạn là Vasubandhu, dịch âm là Bà-tẩu-bàn-đậu, dịch nghĩa là Thế Thân, cũng còn gọi là Thiên Thân.[2] Thật ra, về mặt sử liệu chính thức, chúng ta không có cơ sở để xác định chính xác niên đại của Bồ Tát Thế Thân. Con số đưa ra ở đây chỉ là sự phỏng đoán của một số người. Niên đại của ngài được nhiều sử gia tán thành nhất là trong khoảng 320 đến 380, nhưng không thể xác định chắc chắn.
[3] Duy thức tông khi được ngài Huyền Trang xiển dương ở Trung Hoa lấy tên là Pháp tướng tông.
[4] Bộ luận này gồm 200 quyển, đã được ngài Huyền Trang dịch sang Hán văn.
[5] Về Bồ Tát Thế Thân, hay nói chính xác hơn theo tên trong nguyên ngữ Phạn văn là Vasubandhu, học giả Đoàn Trung Còn đã có sự nhầm lẫn tương tự như rất nhiều người trước ông. Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nghi ngờ là ít nhất cũng có đến 2 vị cùng mang tên này, đều là những vị cao tăng lỗi lạc. Một người là Tổ thứ 21 của Thiền tông, đệ tử nối pháp của ngài Xà-dạ-đa. Người thứ hai là tác giả của rất nhiều bộ luận Đại thừa, và bộ Câu-xá luận nổi tiếng được nhắc đến ở đây. Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu vừa công bố gần đây (E. Frauwallner - On the Date of the Buddhist Master of Law Vasubandhu, Serie Orientale Roma III, 1951) thì tác giả Câu-xá luận và tác giả của các bộ luận Đại thừa lại là 2 người khác nhau. Và nếu như vậy thì chúng ta có đến 3 vị Thế Thân.
[6] Đại Tạng Kinh, quyển 29, trang 161
[7] Đại Tạng Kinh, quyển 29, trang 1
[8] Từ các bộ phận của bánh xe rồi đến cả bánh xe, và cứ tiếp tục như thế. Cũng tương tự như cách hỏi của vua, đại đức Na-tiên đưa ra từng chi tiết rồi quy kết dần đến tổng thể.
[9] Ách: phần nối giữa hai thanh càng xe để bò hoặc ngựa tỳ vào đó mà kéo xe đi.
[10] Vì ở đây còn thiếu yếu tố liên kết. Dù có đủ các bộ phận nhưng phải được liên kết đúng theo một phương thức nhất định mới có thể hình thành nên thực thể được gọi là “xe”. Nếu không, đó chỉ là một đống vật liệu.
[11] Tuy ví dụ ngài Na-tiên đưa ra không hoàn toàn tương ứng với vấn đề con người, nhưng lại hoàn toàn chính xác trong việc làm rõ khái niệm “tên gọi”.
[12] Cũng như cách hỏi của vua, đến đây đại đức Na-tiên đưa ra yếu tố cuối cùng cho chúng ta thấy sự hiện hữu của cái gọi là “xe”.
[13] Tức là kết hợp theo đúng phương thức nhất định.
[14] Qua ví dụ này, đại đức Na-tiên đã giúp vua phân biệt được giữa “tên gọi” vốn chỉ là một khái niệm, với thực thể sự vật được gọi tên. Đây là một bước khởi đầu rất quan trọng, vì nếu không đạt được sự phân biệt này, con người sẽ mãi mãi bị trói buộc trong các khái niệm danh xưng mà không bao giờ đạt được đến sự cảm nhận chân thật về thực thể.
[15] Tiếng Nhật là Ekwan
[16] Quyển 32, kinh số 1646, trang 239.
[17]Tiếng Phạn là Kumarilabhata
[18] Về bốn đại dịch giả, hiện có hai quan điểm hơi khác nhau. Một cho rằng bốn vị này là Cưu-ma-la-thập, Chân Đế, Huyền Trang và Bất Không; một quan điểm khác cho rằng đó là Cưu-ma-la-thập, Chân Đế, Huyền Trang và Nghĩa Tịnh. Theo quan điểm nào thì ngài Cưu-ma-la-thập cũng đều được xếp ở hàng đầu.
[19] Tiếng Nhật là Tachibana-dera
[20] Tiếng Nhật là Ikejiri-dera
[21] Tiếng Nhật là Katsuragi-dera
[22] Nguyên văn chữ Hán: Nhân pháp giai không.
[23] Tiếng Nhật là Ganjin
[24] Tiếng Phạn là Upagupta
[25] Tiếng Phạn là Dharmagupta
[26] Bộ luật này đã được dịch sang tiếng Việt, đưa vào sách Tăng đồ nhà Phật (Đoàn Trung Còn – Nguyễn Minh Tiến, NXB Tôn giáo).
[27] Hán dịch nghĩa là Pháp Thời..
[28] Về sau người Nhật gọi là Ganjin.
[29] Tiếng Nhật là Nara.
[30] Quan điểm này được tóm gọn trong câu: “Nhân giới sanh định, nhân định phát huệ.”
[31] Nghĩa là phải đọa vào các đường ác như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
[32] Vì tự biết mình phạm giới phải thọ ác báo, nên lo sợ, khủng hoảng.
[33] Người soi vào gương, tự thấy mình đẹp sanh lòng ưa thích, tự biết mình xấu xí, sanh tâm chán ghét.
[34] Người nghe thuyết giới cũng như kẻ soi gương, nhờ đó mà tự biết mình có phạm giới hay không. Người giữ giới trọn vẹn sinh tâm vui mừng, kẻ phạm giới thì ngược lại, lo buồn bất an.
[35] Khi đánh nhau, kẻ dũng mãnh mới dám xông tới, người nhút nhát tất phải thối lùi. Người nghe thuyết giới cũng vậy, như tự giữ mình trong sạch mới được an ổn, kẻ có hủy phạm tất sợ sệt, lo lắng.
[36] Những số liệu này là vào khoảng thập niên 70 của thế kỷ 20.
[37] Xem Kinh Na-tiên Tỳ-kheo, bản dịch tiếng Việt của Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến, NXB Tôn giáo.
[38] Kinh này được xếp vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, thuộc quyển 16, kinh số 671, trang 514.
[39] Nước Sa-xa thời cổ thuộc Ấn Độ, nằm về phía tây nước Vu-điền, phía đông nam nước Sớ-lặc, cũng đọc là Cừ-sa, đời nhà Đường gọi là nước Khẩn-quán, đời nhà Nguyên gọi là nước Nhã-nhĩ-hựu, đời nhà Minh gọi là nước Diệp-nhĩ-khâm, nay là vùng Yarkand thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc.
[40] Vùng này nay có một phần thuộc Việt Nam, một phần thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.
[41] Bộ luận này được xếp vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, quyển 45, kinh số 1852, trang 1.
[42] Nước Cao Ly, ngày nay tức là Triều Tiên (Hàn Quốc).
[43] Các số liệu này là vào thập niên 70 của thế kỷ 20.
[44] Tình thức: sự nhận biết hư vọng, mê lầm dựa trên những tình cảm, dục vọng của phàm phu.
[45] Hiếp Tôn giả cũng có tên là Bà-lật Thấp-bà
[46] Tức Bồ Tát Thế Thân, cũng gọi là Thiên Thân.
[47] Cũng có tên là Sư Tử Bồ-đề.
[48] Tổ Bồ-đề Đạt-ma sang Trung Hoa truyền bá Thiền tông đầu tiên nên là Sơ tổ của Thiền Trung Hoa. Theo đó mà truyền thừa thì ngài Huệ Năng là tổ thứ sáu.
[49] Tiếng Phạn là Kaci
[50] Bích quán bà-la-môn. Người ta gọi như vậy vì nghĩ rằng sự tu tập như ngài không thuộc về đạo Phật, hẳn là theo đạo Bà-la-môn.
[51] Xem Thiếu Thất lục môn, bản dịch và chú giải của Nguyễn Minh Tiến, NXB Tôn giáo.
[52] Năm tội nghịch: Năm tội lớn phải đọa vào địa ngục Vô gián, gồm có: giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật chảy máu.
[53] Bồ Tát Nhất sinh bổ xứ: bậc Bồ Tát đã viên mãn hạnh nguyện, chỉ còn một lần đản sinh duy nhất nữa là thành Phật.
[54] Theo Quán Vô Lượng Thọ Kinh chú thì ba bậc nhẫn nhục gồm có: 1. Âm hưởng nhẫn: sự nhẫn nhục có được vì do nơi âm hưởng mà ngộ hiểu được chân lý. 2. Nhu thuận nhẫn: sự nhẫn nhục có được do nơi tâm trí huệ nhu nhuyễn, có thể tùy thuận theo chân lý. 3. Vô sanh pháp nhẫn: sự nhẫn nhục có được do chứng đắc thật tánh vô sanh, lìa hết mọi pháp tướng, chính là chỗ đạt đạo rốt ráo. Tuy nhiên, theo Duy thức luận quyển 9 thì 3 bậc nhẫn nhục là: 1. Nại oán hại nhẫn: nhẫn chịu được hết thảy mọi sự não hại, oán nghịch do chúng sinh hữu tình gây ra. 2. An thọ khổ nhẫn: nhẫn chịu được hết thảy những nghịch cảnh, sự khổ não do ngoại cảnh gây ra, như nóng bức, rét lạnh... 3. Đế sát pháp nhẫn, cũng gọi là Vô sanh pháp nhẫn: do thấu hiểu lý vô sinh, thật tánh của các pháp nên nhẫn chịu được tất cả mà không khởi tâm nhẫn chịu.
Send comment