Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

21. Kinh Ðế-thích sở vấn

Tuesday, March 29, 201100:00(View: 10947)
21. Kinh Ðế-thích sở vấn

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRƯỜNG BỘ
Dìgha Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2535 - 1991

21. Kinh Ðế-thích sở vấn
 (Sakka-panha sutta)

Tụng phẩm I

 1. Như vầy tôi nghe.

 Một thời, Thế Tôn trú tại Magadha (Ma-kiệt-đà) phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà La Môn tên Ambasanda, (Am-bà-la) trên ngọn núi Vediya (Tỳ-đà Sơn) phía Bắc ngôi làng, trong hang Indasàla (Nhơn-đà-sa-la). Lúc bấy giờ, Thiên chủ Sakka (Ðế-thích) náo nức muốn chiêm ngưỡng Thế Tôn.

 Rồi Thiên chủ Sakka suy nghĩ: "Nay Thế Tôn ở tại chỗ nào, vị A La Hán, Chánh Ðẳng Giác?" Thiên chủ Sakka thấy Thế Tôn trú tại Magadha, phía Ðông thành Vương Xá tại làng Bà La Môn tên Ambasanda, trên ngọn núi Vediya, phía Bắc ngôi làng trong hang Indasala. Thấy vậy, Thiên chủ Sakka nói với chư ThiênTam thập tam thiên:

 - Này Quý vị, Thế Tôn trú ngụ tại Magadha, phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà La Môn tên Ambasanda, trên ngọn núi Veidya, phía Bắc ngôi làng, trong hang núi Indasala. Này quí vị, chúng ta hãy đến chiêm ngưỡng Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.

 - Xin vâng, mong an lành đến cho Ngài. - Chư ThiênTam thập tam thiên trả lời Thiên chủ Sakka.

 2. Rồi Thiên chủ Sakka, nói với Pancasikha (Ngũ Kế), con của Càn Thát Bà:

 - Này Khanh Pancasikha, Thế Tôn nay trú tại Magadha, phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà La Môn tên Ambasanda, trên ngọn núi Vediya phía Bắc ngôi làng, trong hang núi Indasàla. Này Khanh Pancasikha, chúng ta hãy đến chiêm ngưỡng Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.

 - Xin vâng, mong an lành đến cho Ngài.

 Pancasikha, con của Càn Thát Bà, vâng lời Thiên chủ Sakka, cầm cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và đi theo Thiên chủ Sakka.

 Rồi Thiên chủ Sakka, với chư ThiênTam thập tam thiên tháp tùng xung quanh, với Pancasikha, con của Càn Thát Bà đi trước, như người lực sĩ duỗi cánh tay co lại, hay co lại cánh tay duỗi ra, biến mất ở cõi Tam thập tam thiên, hiện ra ở Magadha, phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà La Môn Ambasandà và đứng trên núi Vediya, phía Bắc ngôi làng.

 3. Lúc bấy giờ núi Vediya chói hào quang rực rỡ, ngôi làng Bà La Môn Ambasandà cũng vậy, đều nhờ thần lực chư Thiên. Và dân chúng ở những làng xung quanh nói rằng:

 - Núi Vediya hôm nay thật sự bị cháy, núi Veidya hôm nay thật sự có lửa đỏ rực, núi Vediya lại chói hào quang rực rỡ, làng Bà La Môn Ambasandà cũng vậy.

 Và dân chúng lo âu, lông tóc dựng ngược.

 4. Rồi Thiên chủ Sakka nói với Pancasikha, con của Càn Thát Bà:

 - Này Khanh Pancasikha, chư Như Lai thật khó lại gần đối với người như ta. Các Ngài nhập Thiền, hoan hỷ trong Thiền, và với mục đích ấy, an lặng tịnh cư. Vậy Khanh Pancasikha trước tiên làm cho Thế Tôn hoan hỷ, sau sự hoan hỷ do Khanh tác động, chúng ta mới đến yết kiến Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.

 - Xin vâng, mong an lành đến với Ngài.

 Pancasikha, con của Càn Thát Bà vâng lời Thiên chủ Sakka, cầm cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và đến tại hang núi Indasala. Khi đến xong, Pancasikha đứng lại một bên và suy nghĩ: "Ta đứng đây, không quá xa Thế Tôn, cũng không quá gần. Và tiếng sẽ được Ngài nghe".

 Ðứng một bên, Pancasikha, con của Càn Thát Bà gảy cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và nói lên bài kệ, liên hệ đến Phật, đến Pháp, đến A La Hán và đến ái dục:

 5.

 Ôi Suriya Vaccasa!
 Ta đảnh lễ Timbaru,
 Bậc phụ thân của nàng,
 Ðã sanh nàng thiện nữ,
 Nguồn hạnh phúc của ta,
 Như gió cho kẻ mệt.
 Như nước cho kẻ khát,
 Nàng là tình của ta.
 Như pháp với Ứng Cúng,
 Như thuốc cho kẻ bệnh,
 Như đồ ăn kẻ đói,
 Thiên nữ với nước mắt.
 Hãy dập tắt lửa tình!
 Như voi bị nắng thiêu,
 Tẩm mình hồ nước mát,
 Có cánh sen, nhụy sen.
 Cũng vậy, ta muốn chìm,
 Chìm sâu vào ngực nàng.
 Như voi bị xiềng xích,
 Hất móc câu, gậy nhọn,
 Ta điên vì ngực nàng,
 Hành động ta rối loạn.
 Tâm ta bị nàng trói,
 Di chuyển thật vô phương,
 Rút lui cũng bất lực,
 Như cá đã mắc câu.
 Hiền nữ hãy ôm ta,
 Trong cánh tay của nàng!
 Hãy ôm ta, nhìn ta,
 Trong ánh mắt dịu hiền.
 Hãy ghì chặt lấy ta,
 Thiện nữ! Ta van nàng!
 Ôi Hiền nữ suối tóc,
 Ái dục ta có bao!
 Nhưng nay đã tăng bội,
 Như đồ chúng La Hán!
 Mọi công đức ta làm,
 Dâng lên bậc La Hán,
 Ôi Kiều nữ toàn thiện,
 Nàng là quả cho ta.
 Công đức khác của ta,
 Ðã làm trên đời này!
 Ôi Kiều nữ toàn thiện,
 Nàng là quả của ta!
 Vị Thích tử thiền tu,
 Nhứt tâmgiác tỉnh,
 Tìm cầu đạo Bất tử,
 Cũng vậy ta cầu nàng!
 Như người tu sung sướng,
 Chứng Bồ Ðề tối thượng.
 Kiều nữ, ta sung sướng,
 Ðược nhập một với nàng,
 Nếu Thiên chủ Sakka,
 Cho ta một ước nguyện,
 Ta ước nguyện được nàng,
 Vì ta quá yêu nàng!
 Như ta-la sanh quả,
 Tuệ Nữ, phụ thân nàng!
 Ta sẽ đảnh lễ ngài,
 Vì sanh nàng vẹn toàn!

 6. Khi được nghe vậy, Thế Tôn nói với Pancasikha, con của Càn Thát Bà:

 - Này Pancasikha, huyền âm của Ngươi khéo hòa điệu với giọng ca của Ngươi, và giọng ca của Ngươi khéo hòa điệu với huyền âm của Ngươi. Này Pancasikha, do vậy huyền âm của Ngươi không thêm mầu sắc cho giọng ca, hay giọng ca của Ngươi không thêm màu sắc cho huyền âm của Ngươi. Này Pancasikha, Ngươi học tại chỗ nào những bài kệ liên hệ đến Phật, Pháp, đến A La Hán, đến ái dục như vậy?

 - Bạch Thế Tôn, một thời Thế Tôn an trú ở Uruvelà, bên bờ sông Neranjara (Ni-liên-thiền), dưới gốc cây Ajapàla-Nigrodha, khi mới thành Chánh Ðẳng Giác. Lúc bấy giờ, con yêu con gái của Timbaru, vua Càn Thát Bà, tên là Bhaddà với biệt hiệu Suriya Vaccasà. Nhưng bạch Thế Tôn, thiếu nữ lại yêu một người khác, tên là Sikhaddhi, con của Màtali người đánh xe. Bạch Thế Tôn, con không có phương tiện nào khác để chiếm được thiếu nữ. Con cầm đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva, đến tại trú xá của Timbaru, vua Càn Thát Bà. Khi đến xong, con gảy đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và nói lên bài kệ này, liên hệ đến Phật, đến Pháp, đến A La Hán và đến ái dục:

 7.

 Ôi Suriya Vaccasa!
 Ta đảnh lễ Timbaru,
 Bậc phụ thân của nàng,
 Ðã sanh nàng thiện nữ,
 Nguồn hạnh phúc của ta,
 Như gió cho kẻ mệt.
 Như nước cho kẻ khát,
 Nàng là tình của ta.
 Như pháp với Ứng Cúng,
 Như thuốc cho kẻ bệnh,
 Như đồ ăn kẻ đói,
 Thiên nữ với nước mắt.
 Hãy dập tắt lửa tình!
 Như voi bị nắng thiêu,
 Tẩm mình hồ nước mát,
 Có cánh sen, nhụy sen.
 Cũng vậy, ta muốn chìm,
 Chìm sâu vào ngực nàng.
 Như voi bị xiềng xích,
 Hất móc câu, gậy nhọn,
 Ta điên vì ngực nàng,
 Hành động ta rối loạn.
 Tâm ta bị nàng trói,
 Di chuyển thật vô phương,
 Rút lui cũng bất lực,
 Như cá đã mắc câu.
 Hiền nữ hãy ôm ta,
 Trong cánh tay của nàng!
 Hãy ôm ta, nhìn ta,
 Trong ánh mắt dịu hiền.
 Hãy ghì chặt lấy ta,
 Thiện nữ! Ta van nàng!
 Ôi Hiền nữ suối tóc,
 Ái dục ta có bao!
 Nhưng nay đã tăng bội,
 Như đồ chúng La Hán!
 Mọi công đức ta làm,
 Dâng lên bậc La Hán,
 Ôi Kiều nữ toàn thiện,
 Nàng là quả cho ta.
 Công đức khác của ta,
 Ðã làm trên đời này!
 Ôi Kiều nữ toàn thiện,
 Nàng là quả của ta!
 Vị Thích tử thiền tu,
 Nhứt tâmgiác tỉnh,
 Tìm cầu đạo Bất tử,
 Cũng vậy ta cầu nàng!
 Như người tu sung sướng,
 Chứng Bồ Ðề tối thượng.
 Kiều nữ, ta sung sướng,
 Ðược nhập một với nàng,
 Nếu Thiên chủ Sakka,
 Cho ta một ước nguyện,
 Ta ước nguyện được nàng,
 Vì ta quá yêu nàng!
 Như ta-la sanh quả,
 Tuệ Nữ, phụ thân nàng!
 Ta sẽ đảnh lễ ngài,
 Vì sanh nàng vẹn toàn!

 Bạch Thế Tôn, sau khi nghe nói vậy, Bhaddà Suriya Vaccasà nói với con như sau:

 "Này Hiền giả, tôi chưa được thấy Thế Tôn tận mặt. Nhưng tôi có nghe đến Thế Tôn, khi tôi đến múa tại Thiện Pháp đường của chư ThiênTam thập tam thiên. Vì Hiền giả đã tán dương Thế Tôn như vậy, vậy hôm nay chúng ta sẽ gặp nhau".

 Bạch Thế Tôn, rồi con được gặp nàng, không phải hôm ấy, nhưng về sau.

 8. Rồi Thiên chủ Sakka suy nghĩ như sau:

 "Pancasikha, con của Càn Thát Bà hoan hỷ đàm luận với Thế Tôn. Và Thế Tôn đối với Pancasikha cũng vậy".

 Rồi Thiên chủ Sakka nói với Pancasikha, con của Càn Thát Bà:

 - Này Khanh Pancasikha, hãy thay mặt ta, đảnh lễ Thế Tôn và nói: "Bạch Thế Tôn, Thiên chủa Sakka cùng với đình thần và thuộc hạ đầu diện tiếp tục đảnh lễ Thế Tôn".

 - Xin vâng, mong an lành đến cho Ngài.

 Pancasikha, con của Càn Thát Bà vâng theo lời dặn của Thiên chủ Sakka, đảnh lễ Thế Tôn và nói:

 - Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka cùng với đình thần và thuộc hạ, đầu diện tiếp túc đảnh lễ Thế Tôn.

 - Này Pancasikha, mong hạnh phúc đến với Thiên chủ Sakka, với các đình thần và các thuộc hạ! Chư Thiên, loài Người, Asurà, Nàgà, Gandhabba, đều ao ước hạnh phúc. Các loại chúng sanh khác cũng vậy.

 Như vậy, các Như Lai chào đón thượng chúng. Ðược chào đón như vậy, Thiên chủ Sakka bước vào hang Indasàla của Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Chư ThiênTam thập tam thiên cũng bước vào hang Indasàla, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Pancasikha, con của Càn Thát Bà cũng bước vào hang Indasàla, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên.

 9. Lúc bấy giờ, trong hang Indasàla, những con đường gồ ghề được làm bằng phẳng, những khoảng chật hẹp được làm cho rộng rãi, trong hang tối tămhào quang chiếu sáng, đó là nhờ thần lực của chư Thiên. Rồi Thế Tôn nói với Thiên chủ Sakka:

 - Thật là hy hữu, Ðại đức Kosiya! Thật là kỳ diệu, Ðại đức Kosiya, tuy có nhiều trách nhiệm phải gánh vác, có nhiều công tác phải làm, mà vẫn đến đây được!

 - Bạch Thế Tôn, đã từ lâu con muốn đến để yết kiến Thế Tôn, nhưng bị ngăn trở bởi các công việc này, công việc khác phải làm cho chư ThiênTam thập tam thiên, và do vậy không thể đến yết kiến Thế Tôn được. Bạch Thế Tôn, một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá Vệ), tại cốc Salala. Bạch Thế Tôn, rồi con đến Sàvatthi để yết kiến Thế Tôn.

 10. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi nhập định và Bhunjàti, vợ của Vessavana đang đứng hầu Thế Tôn, đảnh lễ chắp tay. Bạch Thế Tôn, rồi con nói với Bhunjàti:

 "- Này Hiền tỷ, hãy thay mặt ta đảnh lễ Thế Tôn và thưa: "Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka với đình thần và thuộc hạ đầu diện tiếp tục đảnh lễ Thế Tôn".

 Ðược nghe nói vậy, Bhunjàti nói với con:

 "- Thiện hữu, nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn. Thế Tôn đang an lặng tịnh cư.

 "- Này Hiền tỷ, khi nào xuất định, hãy thay mặt ta đảnh lễ Thế Tôn và thưa: "Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka cùng đình thần và thuộc hạ đầu diện tiếp tục đảnh lễ Thế Tôn".

 Bạch Thế Tôn, không hiểu Bhunjãti có thay mặt con đảnh lễ Thế Tôn không? Thế Tôn có nhớ lời bà ấy nói không?

 - Này Thiên chủ, bà ấy có đảnh lễ Ta. Ta có nhớ lời bà ấy nói. Chính tiếng bánh xe của Ngài đã khiến Ta xuất định.

 11. Bạch Thế Tôn, có chư Thiên được sanh lên Tam thập tam thiên trước chúng con, chính chúng con tận mắt được nghe chư Thiên ấy nói như sau: "Khi Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, Thiên giới được hưng thịnh và Asurà giới bị suy vong". Bạch Thế Tôn, chính con có thể thấy và xác chứng rằng khi nào Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, thì Thiên giới được hưng thịnh và Asurà giới bị suy vong. Bạch Thế Tôn ở đây, tại Kapilavatthu, có Thích nữ tên là Gopika, có lòng tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, và gìn giữ đầy đủ giới luật. Thích nữ này, loại bỏ tâm niệm đàn bà, tu tập tâm niệm đàn ông, khi thân hoại mạng chung được sanh lên Thiên giới, thiện thú, nhập chúng với chư ThiênTam thập tam thiên, sanh ra làm con của chúng con. Và ở đấy, nàng được gọi là Thiên tử Gopakà, Thiên tử Gopakà. Bạch Thế Tôn, lại có ba Tỷ Kheo khác sống phạm hạnh với Thế Tôn và sanh vào Càn Thát Bà giới hạ đẳng. Họ sống được bao vây thọ hưởng năm món dục tăng thịnh và thường hay đến hầu hạ săn sóc chúng con. Chúng con được họ đến hầu hạ và săn sóc chúng con như vậy, Thiên tử Gopakà mới trách la họ như sau: "Chư Thiện hữu, tai các Người ở đâu mà không nghe Pháp của Thế Tôn. Chính ta xưa là đàn bà, tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, gìn giữ giới luật, loại bỏ tâm niệm đàn bà, tu tập tâm niệm đàn ông, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, nhập chúng với chư ThiênTam thập tam thiên, làm con của Thiên chủ Sakka và được gọi là Thiên tử Gopakà. Chư Thiện hữu, các Người tu hành phạm hạnh với Thế Tôn, được sanh vào Càn Thát Bà giới hạ đẳng. Thật là điều không mấy tốt đẹp, khi chúng con thấy những vị đồng môn lại phải sanh vào hạ đẳng Càn Thát Bà giới. Bạch Thế Tôn, trong chư Thiên bị Thiên tử Gopakà trách mắng như vậy, hai vị Thiên, ngay trong hiện tại, chứng được chánh niệm và sanh làm phụ tá cho Phạm thiên. Còn một vị Thiên sống thọ hưởng dục lạc.

 12.

 Ta đệ tử pháp nhãn,
 Tên gọi Gopakà,
 Ta tin Phật, Pháp, Tăng.
 Tâm niệm rất hoan hỷ.
 Nhờ Thiện pháp chư Phật,
 Sanh con Thần Sakka,
 Hào quang, sanh Thiên giới,
 Ðược tên Gopakà.
 Ta thấy ba Tỷ Kheo,
 Hạ sanh Càn Thát Bà!
 Ðệ tử Gotama,
 Trước sanh làm con Người,
 Ta cúng dường ẩm thực,
 Hầu hạ trú xứ ta.
 Mắt Hiền giả ở đâu?
 Không nắm giữ Pháp, Phật,
 Chánh pháp tự giác hiểu,
 Bậc Pháp nhãn khéo giảng.
 Ta chỉ hầu Quý vị,
 Ðược nghe Pháp bậc Thánh.
 Ta là con Sakka,
 Có thần lực hào quang,
 Ðược sanh lên Thiên giới.
 Các người hầu Thế Tôn,
 Sống phạm hạnh tối thượng,
 Nay phải sanh hạ thân,
 Mất thượng sanh hạ phẩm.
 Ta nhìn thật khó chịu,
 Thấy đồng môn hạ sanh
 Với thân Càn Thát Bà,
 Phải hầu hạ chư Thiên.
 Từ địa vị cư sĩ,
 Ta thấy rõ khác biệt.
 Trước bà, nay đàn ông.
 Ta sanh Thiên, hưởng dục.
 Bị Gopakà trách mắng,
 Ưu phiền đồng phát nguyện,
 Phải thăng tiến nỗ lực,
 Không nô lệ cho ai!
 Hai trong ba vị này,
 Bắt đầu hành tinh tấn,
 Nhờ Gotama dạy,
 Chúng tẩy sạch tâm uế,
 Thấy nguy hiểm dục vọng.
 Như voi bỏ dây cương,
 Các vị vượt Tam thiên,
 Vứt bỏ dục kiết sử,
 Quỷ triền phược khó vượt,
 Cùng Sakka, Pajàpati.
 Hội chúng Thiện Pháp đường
 Vượt quá vị đang ngồi,
 Anh hùng ly dục cấu.
 Thấy chúng khỏi lo ngại,
 Vasava giữa Thiên chúng,
 Xem chúng sinh hạ phẩm,
 Nay vượt qua Tam thiên.
 Suy tư lời ưu phiền,
 Gopaka với Vàsava:
 Ðế Thích ở nhân giới,
 Ðức Phật gọi Thích Ca
 Ðã chinh phục dục vọng.
 Chúng là con của Ngài,
 Thất niệm khi mệnh chung,
 Nhờ Ta lấy chánh niệm.
 Một trong ba vị ấy,
 Mang thân Càn Thát Bà.
 Hai vị hướng Chánh giác,
 Bỏ Thiên giới, nhập thiền.
 Ðừng đệ tử nào nghi,
 Vị ở đây chứng pháp.
 Chúng ta đảnh lễ Phật.
 Vị vượt khỏi bộc lưu,
 Ðã diệt trừ nghi ngờ,
 Bậc chiến thắng muôn loài.
 Chính ở đây, chứng pháp,
 Tấn bước đạt thù thắng,
 Hai vị đạt thắng vị,
 Hơn phụ tá Phạm thiên,
 Ôi Thiện hữu chúng tôi.
 Ðến đây để chứng pháp.
 Nếu Thế Tôn cho phép,
 Chúng con hỏi Thế Tôn.

 13. Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Ðã lâu, Sakka này sống đời trong sạch. Câu hỏi gì Sakka hỏi Ta, đều hỏi có lợi ích, không phải không lợi ích. Câu hỏi gì hỏi Ta, Ta sẽ trả lời; và Sakka sẽ hiểu một cách mau chóng".

 Rồi Thế Tôn nói bài kệ sau đây với Thiên chủ Sakka:

 Vàsava hãy hỏi Ta,
 Những gì tâm Ngươi muốn!
 Mỗi câu hỏi của Ngươi,
 Ta làm Ngươi thỏa mãn.

 Tụng phẩm II

 1. Sau khi được phép, Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn câu hỏi đầu tiên:

 - Bạch Thế Tôn, do kiết sử gì, các loài Thiên, Nhân, Asurà, Nàgà, Càn Thát Bà, và tất cả những loài khác, dân chúng ao ước: "Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù". Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù?

 Ðó là hình thức câu hỏi thứ nhất, Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn. Và Thế Tôn trả lời câu hỏi ấy như sau:

 - Do tật đố và xan tham, các loài Thiên, Nhân Asurà, Nàgà, Càn Thát Bà và tất cả những loài khác, dân chúng ao ước: "Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù". Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù.

 Ðó là hình thức Thế Tôn trả lời cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:

 - Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con diệt tận, do dự của con tiêu tan.

 2. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ, tín thọ câu trả lời Thế Tôn, liền hỏi câu hỏi tiếp:

 - Bạch Thế Tôn, tật đố, xan tham, do nhân duyên gì, do tập khởi gì, cái gì khiến chúng sanh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có mặt thì tật đố, xan tham có mặt? Cái gì không có mặt, thì tật đố xan tham không có mặt?

 - Này Thiên chủ, tật đố và xan tham do ưa ghét làm nhân duyên, do ưa ghét làm tập khởi, ưa ghét khiến chúng sanh khởi, ưa ghét khiến chúng hiện hữu, ưa ghét có mặt thì tật đố, xan tham có mặt; ưa ghét không có mặt thì tật đố, xan tham không có mặt.

 - Bạch Thế Tôn, ưa ghét do nhân duyên gì, do tập khởi gì? Cái gì khiến chúng sanh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có mặt thì ưa ghét có mặt? Cái gì không có mặt thì ưa ghét không có mặt?

 - Này Thiên chủ, ưa ghét do dục làm nhân duyên, do dục làm tập khởi, dục khiến chúng sanh khởi, dục khiến chúng hiện hữu. Dục có mặt thì ưa ghét có mặt; dục không có mặt thì ưa ghét không có mặt.

 - Bạch Thế Tôn, nhưng dục do nhân duyên gì, do tập khởi gì? Cái gì khiến dục sanh khởi, cái gì khiến dục hiện hữu? Cái gì có mặt thì dục có mặt? Cái gì không có mặt thì dục không có mặt?

 - Này Thiên chủ, dục do tầm làm nhân duyên, do tầm làm tập khởi; tầm khiến dục sanh khởi, tầm khiến dục hiện hữu. Tầm có mặt thì dục có mặt; tầm không có mặt thì dục không có mặt.

 - Bạch Thế Tôn, tầm lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi? Cái gì khiến tầm sanh khởi, cái gì khiến tầm hiện hữu? Cái gì có mặt thì tầm có mặt? Cái gì không có mặt thì tầm không có mặt?

 - Này Thiên chủ, tầm lấy cái loại vọng tưởng hý luận làm nhân duyên, lấy các loại vọng tưởng hý luận làm tập khởi. Các loại vọng tướng hý luận khiến tầm sanh khởi, các loại vọng tưởng hý luận khiến tầm hiện hữu. Do các loại vọng tướng hý luận có mặt thì tầm có mặt. Do các loại vọng tưởng hý luận không có mặt thì tầm không có mặt".

 3. Bạch Thế Tôn, vị Tỷ Kheo phải chứng đạt như thế nào? Phải thành tựu con đường nào thích hợp và hướng dẫn diệt trừ các loại vọng tướng hý luận?

 - Này Thiên chủ, Ta nói hý luận có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói xả cũng có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa.

 Này Thiên chủ, Ta nói hỷ có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyêntuyên bố như vậy? Ở đây, loại hỷ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời hỷ ấy cần phải tránh xa. Ở đây loại hỷ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời hỷ ấy nên thân cận. Ở đây, có hỷ câu hữu với tầm, câu hữu với tứ; có hỷ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại hỷ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.

 Này Thiên chủ, Ta nói hỷ có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

 Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy? Ở đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời ưu ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời ưu ấy nên thân cận. Ở đây, có ưu câu hữu với tầm, câu hữu với tứ, có ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.

 Này Thiên chủ, Ta nói ưu là hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy, là do nhân duyên như vậy.

 Này Thiên chủ, Ta nói xả cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy? Ở đây, loại xả nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời xả ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại xả nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời xả ấy nên thân cận. Ở đây, có xả câu hữu với tầm, câu hữu với tứ. có xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.

 Này Thiên chủ, Ta nói rằng xả có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

 Này Thiên chủ, vị Tỷ Kheo phải chứng đạt như vậy, phải thành tựu con đường như vậy, mới thích hợp và hướng dẫn đến sự diệt trừ các vọng tưởng hý luận.

 Ðó là hình thức câu trả lời Thế Tôn cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:

 - Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con được diệt tận, do dự của con được tiêu tan.

 4. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ tín thọ câu trả lời của Thế Tôn liền hỏi câu hỏi tiếp:

 - Bạch Thế Tôn, vị Tỷ Kheo phải thành tựu như thế nào, phải thành tựu biệt giải thoát luật nghi như thế nào?

 Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm cầu có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa.

 Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyêntuyên bố như vậy? Ở đây, loại thân hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với thân hành này, bất thiện pháp tăng tướng, thiện pháp suy giảm", thì thân hành ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại thân hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với thân hành này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thì thân hành ấy cần phải thân cận.

 Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại cần thân cận, một loại cần tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

 Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyêntuyên bố như vậy? Ở đây, loại khẩu hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với khẩu hành này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thì khẩu hành ấy phải tránh xa. Ở đây, loại khẩu hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với khẩu hành này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thì khẩu hành ấy cần phải thân cận.

 Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy, là do nhân duyên như vậy.

 Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm cầu cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyêntuyên bố như vậy? Ở đây loại tầm cầu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với tầm cầu này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thì loại tầm cầu ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại tầm cầu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận loại tầm cầu này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thì loại tầm cầu ấy nên thân cận.

 Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm cầu có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

 Này Thiên chủ, vị Tỷ Kheo phải thành tựu như vậy, phải thành tựu biệt giải thoát luật nghi như vậy!

 Ðó là hình thức Thế Tôn trả lời câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:

 - Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Sau khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ con được diệt tận, do dự con được tiêu tan.

 5. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn liền hỏi câu hỏi tiếp:

 - Bạch Thế Tôn, vị Tỷ Kheo phải thành tựu như thế nào, phải thành tựu hộ trì các căn như thế nào?

 - Này Thiên chủ, sắc do mắt phân biệt. Ta nói rằng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Này Thiên chủ, tiếng do tai phân biệt... hương do mũi phân biệt... vị do lưỡi phân biệt... xúc do thân phân biệt... Này Thiên chủ, pháp do ý phân biệt, Ta nói rằng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa.

 Ðược nghe như vậy, Thiên chủ Sakka bạch Thế Tôn:

 - Bạch Thế Tôn, vấn đề Thế Tôn nói một cách tóm tắt được con hiểu một cách rộng rãi. Bạch Thế Tôn, loại sắc do mắt phân biệt, khi con thân cận mà bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thời loại sắc do mắt phân biệt ấy nên tránh xa. Bạch Thế Tôn, loại sắc nào do mắt phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng, thời loại sắc do mắt phân biệt ấy nên thân cận. Bạch Thế Tôn, loại tiếng nào do tai phân biệt... loại hương nào do mũi phân biệt... loại vị nào do lưỡi phân biệt... loại xúc nào do thân phân biệt... loại pháp nào do ý phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thời loại pháp ấy nên tránh xa. Bạch Thế Tôn, loại pháp nào do ý phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng, thời loại pháp ấy nên thân cận. Bạch Thế Tôn, vấn đề Thế Tôn nói một cách tóm tắt, được con hiểu một cách rộng rãi. Sau khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con tiêu tan, do dự của con diệt tận.

 6. Như vậy sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn, Thiên chủ Sakka lại hỏi câu hỏi tiếp:

 - Bạch Thế Tôn, có phải tất cả vị Sa Môn, Bà La Môn đều đồng một tư tưởng, đồng một giới hạnh, đồng một mong cầu, đồng một chí hướng?

 - Này Thiên chủ, tất cả Sa Môn, Bà La Môn không đồng một tư tưởng, không đồng một giới hạnh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng!

 - Bạch Thế Tôn, vì sao cả Sa Môn, Bà La Môn không đồng một giới hạnh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng?

 - Này Thiên chủ, thế giới này gồm có nhiều loại giới, nhiều giới sai biệt. Trong thế giới gồm có nhiều loại giới và nhiều giới sai biệt này, các loại hữu tình tự nhiên thiên chấp một loại giới nào, và khi đã thiên chấp, trở thành Kiên trì, cố thủ, với định kiến: "Ðây là sự thật, ngoài ra toàn là si mê". Do vậy, tất cả Sa Môn, Bà La Môn không đồng một tư tưởng, không đồng một giới hạnh, không đồng một cứu cánh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng.

 - Bạch Thế Tôn, có phải tất cả vị Sa Môn, Bà La Môn đều đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một phạm hạnh, đồng một mục đích?

 - Này Thiên chủ, tất cả vị Sa Môn, Bà La Môn không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một phạm hạnh, không đồng một mục đích.

 Bạch Thế Tôn, vì sao tất cả Sa môn, Bà la môn, không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một phạm hạnh, không đồng một mục đích?

 - Này Thiên chủ, chỉ những vị Sa môn Bà la môn nào đã giải thoát tham ái, những vị ấy mới đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một phạm hạnh, đồng một mục đích. Do vậy, tất cả vị Sa môn, Bà la môn không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một phạm hạnh, không đồng một mục đích.

 Ðó là hình thức câu trả lời Thế Tôn cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:

 - Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Sau khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ con được diệt tận, do dự con được tiêu tan.

 7. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn liền hỏi câu tiếp:

 - Bạch Thế Tôn, tham ái là bệnh tật, tham ái là mụn nhọt, tham ái là mũi tên, tham ái dắt dẫn con người tái sanh đời này, đời khác, khiến con người khi cao, khi thấp. Bạch Thế Tôn, trong khi các Sa môn, Bà la môn khác ngoài giáo phái của Ngài không cho con dịp để hỏi những câu hỏi, thời Thế Tôn lại trả lời những câu hỏi ấy cho con, giảng giải rất lâu cho con, khiến mũi tên nghi ngờ, do dự của con được Thế Tôn rút nhổ đi.

 - Này Thiên chủ, Ngươi có biết những câu hỏi ấy cũng được Ngươi hỏi các vị Sa môn, Bà la môn khác không?

 - Bạch Thế Tôn, con được biết những câu hỏi ấy cũng được con hỏi các vị Sa môn, Bà la môn khác.

 - Này Thiên chủ, những vị ấy trả lời với Ngươi như thế nào, nếu không gì trở ngại hãy nói cho biết.

 - Bạch Thế Tôn, không gì trở ngại cho con, khi Thế Tôn ngồi nghe hay những vị như Thế Tôn.

 - Này Thiên chủ, vậy Ngươi hãy nói đi.

 - Bạch Thế Tôn, những vị Sa môn, Bà la môn mà con nghĩ là những vị sống trong rừng an tịnh, xa vắng, con đi đến những vị ấy và hỏi những câu hỏi ấy. Các vị này không trả lời cho con, không trả lời lại hỏi ngược con: "Tôn giả tên gì?" Ðược hỏi vậy con trả lời: "Chư Hiền giả, tên là Thiên chủ Sakka." Rồi những vị ấy lại hỏi thêm con câu nữa: "Do công việc gì Tôn giả Thiên chủ lại đến chỗ này?" Con liền giảng cho những vị ấy Chánh pháp như con đã được nghe và đã được học. Chỉ được từng ấy, các vị hoan hỷ và nói: "Chúng tôi đã được thấy Thiên chủ Sakka. Những điều gì chúng tôi hỏi, vị ấy đều trả lời cho chúng tôi." Không những vậy, các vị này trở thành đệ tử của con, chớ không phải con là đệ tử của các vị ấy. Bạch Thế Tôn, nhưng con là đệ tử của Thế Tôn, đã chứng Dự lưu, không còn bị rơi vào đọa xứ, chắc chắn sẽ được giác ngộ.

 - Này Thiên chủ, Ngươi có biết trước kia Ngươi không bao giờ có sự thoải mái như vậy, có được sự hỷ lạc như vậy?

 - Bạch Thế Tôn, trước kia con không bao giờ có sự thoải mái như vậy, có được an lạc như vậy.

 - Này Thiên chủ, như thế nào, Ngươi biết được trước kia không bao giờ có sự thoải mái như vậy, có được sự hỷ lạc như vậy?

 - Bạch Thế Tôn, thuở xưa, một trận chiến tranh xẩy ra giữa chư Thiên và các vị Asurà. Bạch Thế Tôn, trong trận chiến tranh này, chư Thiên thắng trận, các loài Asurà bại trận. Bạch Thế Tôn sau khi thắng trận, con là người thắng trận, con suy nghĩ: "Nay cam lồ của chư Thiêncam lồ của Asurà, cả hai loại cam lồ, chư Thiên sẽ được nếm." Bạch Thế Tôn, thoải mái ấy, hỷ lạc ấy do gậy trượng đem lại, do đao kiếm đem lại, không đưa đến yểm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộNiết bàn. Bạch Thế Tôn, thoải mái này, hỷ lạc này nhờ nghe Chánh pháp Thế Tôn đem lại, không do gậy trượng, không do đao kiếm, sẽ đưa đến toàn yêm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộNiết bàn.

 8. - Này Thiên chủ, khi Ngươi cam thọ sự thoải máihỷ lạc như vậy, Ngươi cảm thấy những lợi ích gì?

 - Bạch Thế Tôn, khi con cảm thọ thoải máihỷ lạc như vậy, con cảm thấy có sáu lợi ích như sau:

 Nay con đứng tại đây,
 Với thân một vị Thiên.
 Con thấy được tái sanh,
 Bạch Ngài, hãy biết vậy.

 Bạch Thế Tôn đó là điều lợi thứ nhất con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái hỷ lạc như vậy.

 Sau khi chết con bỏ,
 Thân chư Thiên, phi nhân,
 Không muội lược, con đi,
 Ðến bào thai con thích.

 Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ hai, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải máihỷ lạc như vậy.

 Câu hỏi được đáp rõ,
 Hoan hỷ trong Chánh giáo.
 Con sống với Chánh trí,
 Giác tỉnhChánh niệm.

 Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi thứ ba, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải máihỷ lạc như vậy.

 Con sống với Chánh trí,
 Sẽ được quả Bồ đề,
 Sống làm vị Chánh giác,
 Ðời này đời cuối cùng.

 Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ tư, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải máihỷ lạc như vậy.

 Chết từ thân con Người,
 Con từ bỏ thân Người,
 Con sẽ thành chư Thiên,
 Trong Thiên giới vô thượng.

 Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ năm, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái, và hỷ lạc như vậy.

 Thù thắng hơn chư Thiên,
 Akanittha danh xưng,
 Sống đời sống cuối cùng,
 Như vậy nơi an trú.

 Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ sáu, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải máihỷ lạc như vậy.

 9.

 Tâm tư không thỏa mãn,
 Nghi ngờdo dự,
 Con sống cầu Như Lai,
 Thời gian khá lâu dài!
 Con nghĩ các Sa môn,
 Sống một mình cô độc,
 Là bậc Chánh Ðẳng Giác,
 Nghĩ vậy con tìm gặp.
 Làm thế nào thành công?
 Làm thế nào thất bại?
 Ðược hỏi câu hỏi vậy?
 Không thể chỉ đường hướng.
 Biết con là Sakka,
 Bậc Thiên chủ, đã đến!
 Họ liền gạn hỏi con,
 Ðến đây có việc gì?
 Con liền giảng Chánh pháp,
 Con cho họ được nghe.
 Hoan hỷ, họ bèn nói:
 "Vàsava làm họ thấy!"
 Khi con được thấy Phật,
 Nghi ngờ đều tiêu tan.
 Nay con sống vô úy,
 Hầu hạ bậc Chánh Giác.
 Mũi tên độc tham ái,
 Ðấng Chánh Giác nhổ lên,
 Con đảnh lễ Ðại Hùng,
 Bậc thân tộc mặt trời.
 Tôn giả như Phạm thiên,
 Nay con đảnh lễ Ngài,
 Nay con kính lễ Ngài!
 Ngài là bậc Chánh Giác,
 Bậc Ðạo Sư vô thượng,
 Trong đời kể chư Thiên,
 Không ai so sánh Ngài!

 10. Rồi Thiên chủ Sakka nói với Pancasikha, con của Càn thát bà:

 - Này Khanh Pancasikha, Ngươi đã giúp ta nhiều việc. Trước nhờ Ngươi làm Thế Tôn bằng lòng, sau khi Ngươi làm cho bằng lòng, ta mới đến yết kiến Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ta sẽ đóng vai trò thân phụ cho Ngươi, Ngươi sẽ là Vua loài Càn thát bà. Ta sẽ cho Ngươi Bhaddà Suriya Vaccasà, người mà ngươi ao ước.

 Rồi Thiên chủ Sakka, lấy tay sờ đất, đọc lên ba lần bài kệ cảm hứng như sau:

 Ðảnh lễ đấng Thế Tôn,
 Bậc La hán, Chánh Giác!
 Ðảnh lễ đấng Thế Tôn,
 Bậc La hán, Chánh Giác!
 Ðảnh lễ đấng Thế Tôn,
 Bậc La hán, Chánh Giác!

 Khi lời tuyên thuyết này được tụng đọc, pháp nhãn thanh tịnh vô cấu, khởi lên cho Thiên chủ Sakka: "Phàm pháp gì tập sanh, pháp ấy sẽ bị hoại diệt." Ngoài ra, tám vạn chư Thiên cũng chứng quả tương tợ. Ðó là những câu hỏi, Thiên chủ Sakka được mời hỏi và được Thế Tôn trả lời. Do vậy, cuộc đối thoại này cũng được gọi là Những Câu Hỏi Của Sakka (Ðế-thích sở vấn).

 Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

 [Xem bản Anh ngữ]

21. Sakka-pañha Sutta
Sakka's Questions

(excerpt)
Translated by Bhikkhu Thanissaro

....

Having been given leave by the Blessed One, Sakka the deva-king asked him his first question: "Fettered with what, dear sir -- though they think, 'May we live free from hostility, free from violence, free from rivalry, free from ill will, free from those who are hostile' -- do devas, human beings, asuras, nagas, gandhabbas, and whatever other many kinds of beings there are, nevertheless live in hostility, violence, rivalry, ill will, with those who are hostile?"

Thus Sakka asked his first question of the Blessed One, and the Blessed One, when asked, replied: "Devas, human beings, asuras, nagas, gandhabbas, and whatever other many kinds of beings there are, are fettered with envy and stinginess, which is why -- even though they think, 'May we live free from hostility, free from violence, free from rivalry, free from ill will, free from those who are hostile -- they nevertheless live in hostility, violence, rivalry, ill will, with those who are hostile."

Thus the Blessed One answered, having been asked by Sakka the deva-king. Gratified, Sakka was delighted in and expressed his approval of the Blessed One's words: "So it is, O Blessed One. So it is, O One Well-gone. Hearing the Blessed One's answer to my question, my doubt is now cut off, my perplexity is overcome."

Then Sakka, having delighted in and expressed his approval of the Blessed One's words, asked him a further question: "But what, dear sir, is the cause of envy and stinginess, what is their origination, what gives them birth, what is their source? When what exists do they come into being? When what doesn't exist do they not?"

"Envy and stinginess have dear-and-not-dear as their cause, have dear-and-not-dear as their origination, have dear-and-not-dear as what gives them birth, have dear-and-not-dear as their source. When dear-and-not-dear exist, they come into being. When dear-and-not-dear are not, they don't."

"But what, dear sir, is the cause of dear-and-not-dear, what is their origination, what gives them birth, what is their source? When what exists do they come into being? When what doesn't exist do they not?"

"Dear-and-not-dear have desire as their cause, have desire as their origination, have desire as what gives them birth, have desire as their source. When desire exists, they come into being. When desire is not, they don't."

"But what, dear sir, is the cause of desire, what is its origination, what gives it birth, what is its source? When what exists does it come into being? When what doesn't exist does it not?"

"Desire has thinking as its cause, has thinking as its origination, has thinking as what gives it birth, has thinking as its source. When thinking exists, desire comes into being. When thinking is not, it doesn't."

"But what, dear sir, is the cause of thinking, what is its origination, what gives it birth, what is its source? When what exists does it come into being? When what doesn't exist does it not?"

"Thinking has the perceptions and categories of complication[1] as its cause, has the perceptions and categories of complication as its origination, has the perceptions and categories of complication as what gives it birth, has the perceptions and categories of complication as its source. When the perceptions and categories of complication exists, thinking comes into being. When the perceptions and categories of complication are not, it doesn't."

"And how has he practiced, dear sir: the monk who has practiced the practice leading to the right cessation of the perceptions and categories of complication?"

"Joy is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued and not to be pursued. Grief is of two sorts: to be pursued and not to be pursued. Equanimity is of two sorts: to be pursued and not to be pursued.

"'Joy is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of a feeling of joy, 'As I pursue this joy, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of joy is not to be pursued. When one knows of a feeling of joy, 'As I pursue this joy, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of joy is to be pursued. And this sort of joy may be accompanied by directed thought and evaluation or free of directed thought and evaluation. Of the two, the latter is the more refined. 'Joy is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.

"'Grief is of two sorts, I tell you: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of a feeling of grief, 'As I pursue this grief, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of grief is not to be pursued. When one knows of a feeling of grief, 'As I pursue this grief, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of grief is to be pursued. And this sort of grief may be accompanied by directed thought and evaluation or free of directed thought and evaluation. Of the two, the latter is the more refined. 'Grief is of two sorts, I tell you: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.

"'Equanimity is of two sorts, I tell you: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of a feeling of equanimity, 'As I pursue this equanimity, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of equanimity is not to be pursued. When one knows of a feeling of equanimity, 'As I pursue this equanimity, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of equanimity is to be pursued. And this sort of equanimity may be accompanied by directed thought and evaluation or free of directed thought and evaluation. Of the two, the latter is the more refined. 'Equanimity is of two sorts, I tell you: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.

"This is how he has practiced, deva-king: the monk who has practiced the practice leading to the right cessation of the perceptions and categories of complication."

Thus the Blessed One answered, having been asked by Sakka the deva-king. Gratified, Sakka was delighted in and expressed his approval of the Blessed One's words: "So it is, O Blessed One. So it is, O One Well-gone. Hearing the Blessed One's answer to my question, my doubt is now cut off, my perplexity is overcome."

Then Sakka, having delighted in and expressed his approval of the Blessed One's words, asked him a further question: "But how has he practiced, dear sir: the monk who has practiced for restraint in the Patimokkha?"

"Bodily conduct is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued and not to be pursued. Verbal conduct is of two sorts: to be pursued and not to be pursued. Searching is of two sorts: to be pursued and not to be pursued.

"'Bodily conduct is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of bodily conduct, 'As I pursue this bodily conduct, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of bodily conduct is not to be pursued. When one knows of bodily conduct, 'As I pursue this bodily conduct, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of bodily conduct is to be pursued. 'Bodily conduct is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.

"'Verbal conduct is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of verbal conduct, 'As I pursue this verbal conduct, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of verbal conduct is not to be pursued. When one knows of verbal conduct, 'As I pursue this verbal conduct, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of verbal conduct is to be pursued. 'Verbal conduct is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.

"'Searching is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of a search, 'As I pursue this search, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of search is not to be pursued. When one knows of a search, 'As I pursue this search, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of search is to be pursued. 'Searching is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued and not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.

"This is how has he practiced, deva-king: the monk who has practiced the practice for restraint in the Patimokkha."

Thus the Blessed One answered, having been asked by Sakka the deva-king. Gratified, Sakka was delighted in and expressed his approval of the Blessed One's words: "So it is, O Blessed One. So it is, O One Well-gone. Hearing the Blessed One's answer to my question, my doubt is now cut off, my perplexity is overcome."

Then Sakka, having delighted in and expressed his approval of the Blessed One's words, asked him a further question: "But how has he practiced, dear sir: the monk who has practiced for restraint with regard to the sense faculties?"

"Forms cognizable by the eye are of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued and not to be pursued. Sounds cognizable by the ear .... Aromas cognizable by the nose .... Flavors cognizable by the tongue .... Tactile sensations cognizable by the body .... Ideas cognizable by the intellect are of two sorts: to be pursued and not to be pursued."

When this was said, Sakka the deva-king said to the Blessed One, "Dear sir, I understand the detailed meaning of the Blessed One's brief statement. If, as one pursues a certain type of form cognizable by the eye, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline, that sort of form cognizable by the eye is not to be pursued. But if, as one pursues a certain type of form cognizable by the eye, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase, that sort of form cognizable by the eye is to be pursued.

"If, as one pursues a certain type of sound cognizable by the ear ....

"If, as one pursues a certain type of aroma cognizable by the nose ....

"If, as one pursues a certain type of flavor cognizable by the tongue ....

"If, as one pursues a certain type of tactile sensation cognizable by the body ....

"If, as one pursues a certain type of idea cognizable by the intellect, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline, that sort of idea cognizable by the intellect is not to be pursued. But if, as one pursues a certain type of idea cognizable by the intellect, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase, that sort of idea cognizable by the intellect is to be pursued.

"This is how I understand the detailed meaning of the Blessed One's brief statement. Hearing the Blessed One's answer to my question, my doubt is now cut off, my perplexity is overcome."

Then Sakka, having delighted in and expressed his approval of the Blessed One's words, asked him a further question: "Dear sir, do all priests and contemplatives teach the same doctrine, adhere to the same precepts, desire the same thing, aim at the same goal?"

"No, deva-king, not all priests and contemplatives teach the same doctrine, adhere to the same precepts, desire the same thing, aim at the same goal."

"Why, dear sir, don't all priests and contemplatives teach the same doctrine, adhere to the same precepts, desire the same thing, aim at the same goal?"

"The world is made up of many properties, various properties. Because of the many and various properties in the world, then whichever property living beings get fixated on, they become entrenched and latch onto it, saying, 'Only this is true; anything else is worthless.' This is why not all priests and contemplatives teach the same doctrine, adhere to the same precepts, desire the same thing, aim at the same goal."

"But, dear sir, are all priests and contemplatives utterly complete, utterly free from bonds, followers of the utterly holy life, utterly consummate?"

"No, deva-king, not all priests and contemplatives are utterly complete, utterly free from bonds, followers of the utterly holy life, utterly consummate."

"But why, dear sir, are not all priests and contemplatives utterly complete, utterly free from bonds, followers of the utterly holy life, utterly consummate?"

"Those monks who are released through the total ending of craving are the ones who are utterly complete, utterly free from bonds, followers of the utterly holy life, utterly consummate. This is why not all priests and contemplatives are utterly complete, utterly free from bonds, followers of the utterly holy life, utterly consummate."

Thus the Blessed One answered, having been asked by Sakka the deva-king. Gratified, Sakka was delighted in and expressed his approval of the Blessed One's words: "So it is, O Blessed One. So it is, O One Well-gone. Hearing the Blessed One's answer to my question, my doubt is now cut off, my perplexity is overcome."

Then Sakka, having delighted in and expressed his approval of the Blessed One's words, said to him: "Obsession is a disease, obsession is a boil, obsession is an arrow. It seduces one, drawing one into this or that state of being, which is why one is reborn in high states and low. Whereas other outside priests and contemplatives gave me no chance to ask them these questions, the Blessed One has answered at length, so that he has removed the arrow of my uncertainty and perplexity."

"Deva-king, do you recall having asked other priests and contemplatives these questions?"

"Yes, lord, I recall having asked other priests and contemplatives these questions."

"If it's no inconvenience, could you tell me how they answered?"

"It's no inconvenience when sitting with the Blessed One or one who is like him."

"Then tell me, deva-king."

"Having gone to those whom I considered to be priests and contemplatives living in isolated dwellings in the wilderness, I asked them these questions. But when asked by me, they were at a loss. Being at a loss, they asked me in return, 'What is your name?'

"Being asked, I responded, 'I, dear sir, am Sakka, the deva-king.'

"So they questioned me further, 'But what kamma did you do to attain to this state?'

"So I taught them the Dhamma as far as I had heard and mastered it. And they were gratified with just this much: 'We have seen Sakka, the deva-king, and he has answered our questions!' So, instead of my becoming their disciple, they simply became mine. But I, lord, am the Blessed One's disciple, a stream-winner, steadfast, never again destined for states of woe, headed for self-awakening."

"Deva-king, do you recall ever having previously experienced such happiness and joy?"

"Yes, lord, I do."

"And how do you recall ever having previously experienced such happiness and joy?"

"Once, lord, the devas and asuras were arrayed in battle. And in that battle the devas won, while the asuras lost. Having won the battle, as the victor in the battle, this thought occurred to me: 'Whatever has been the divine nourishment of the asuras, whatever has been the divine nourishment of the devas, the devas will now enjoy both of them.' But my attainment of happiness and joy of mine was in the sphere of violence and weapons. It didn't lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to calm, to direct knowledge to self-awakening, to Unbinding. But my attainment of happiness and joy on hearing the Blessed One's Dhamma is in the sphere of no violence, the sphere of no weapons. It leads to disenchantment, to dispassion, to cessation, to calm, to direct knowledge to self-awakening, to Unbinding." ....

Then Sakka, the deva-king, touched the earth with his hand and said three times, "Homage to the Worthy One, the Blessed One, the Rightly Self-awakened One! Homage to the Worthy One, the Blessed One, the Rightly Self-awakened One! Homage to the Worthy One, the Blessed One, the Rightly Self-awakened One!"

While this explanation was being given, there arose to Sakka the dustless, stainless Dhamma eye -- "Whatever is subject to origination is all subject to cessation" -- as it also did to [his following of] 80,000 other devas.

Such were the questions that the Blessed One answered at Sakka's bidding. And so this discourse is called "Sakka's Questions."

Translated by Bhikkhu Thanissaro

[See also: Vietnamese version]

Note

1. Complication = papañca. The tendency of the mind to proliferate issues from the sense of "self." This term can also be translated as self-reflexive thinking, reification, falsification, distortion, elaboration, or exaggeration. In the discourses, it is frequently used in analyses of the psychology of conflict. The categories of complexity stem from the self-reflexive thought, "I am the thinker," (see Sn IV.14), and include the categories of inappropriate attention (see MN 2): being/not-being, me/not-me, mine/not-mine, doer/done-to. The perceptions of complexity include such thoughts as "This is me. This is mine. This is my self." These perceptions and categories turn back on the person who allows them to proliferate, giving rise to internal conflict and strife, which then expand outward. For more on these terms, see MN 18. [Go back]

Soucre: http://www.accesstoinsight.org/canon/digha/dn21.html
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 36688)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(View: 7234)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(View: 12478)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(View: 31077)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(View: 31097)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(View: 8546)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(View: 13160)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(View: 12808)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(View: 12247)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(View: 14389)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(View: 37126)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(View: 10498)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(View: 53331)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(View: 11459)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(View: 11089)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(View: 11378)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(View: 11186)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(View: 13768)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(View: 17108)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(View: 23006)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(View: 10080)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(View: 7620)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(View: 10962)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(View: 13940)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(View: 13532)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(View: 16995)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(View: 17276)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(View: 14482)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(View: 17672)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(View: 12928)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(View: 14647)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(View: 14935)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(View: 9773)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(View: 12299)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(View: 12001)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(View: 17265)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(View: 14983)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(View: 16836)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(View: 13229)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(View: 12767)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(View: 12390)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(View: 16343)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(View: 12203)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(View: 14703)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(View: 12696)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(View: 13479)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(View: 15829)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(View: 12456)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(View: 13856)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(View: 15147)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(View: 21838)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(View: 13859)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(View: 11501)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(View: 21467)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(View: 15049)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(View: 21540)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(View: 18601)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(View: 14742)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(View: 32524)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(View: 12599)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant