THIỀN
QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Đôi khi, người ta nghe nói đức Phật dạy “Ái dục là nguồn gốc của khổ đau,” họ lại nghĩ rằng sự ham muốn là một vấn đề, và tu tập có nghĩa là làm sao để tiêu diệt sự ham muốn. Nhưng sự thật không phải vậy. Ham muốn là một yếu tố bình thường của sự sống. Khi ta bị dính mắc không lay chuyển vào một sự ham muốn mà không thể nào đáp ứng được, điều đó sẽ làm cho tâm ta bực dọc và rối rắm. Nó không phải là nguyên nhân của khổ đau. Mà nó chính là khổ đau.
Tôi có một đứa cháu lên 2 tuổi. Có lần tôi ở chơi với nó trong khi ba mẹ nó đi xem nhạc kịch The Phantom of the Opera. Đứa cháu biết tôi nên khi ba mẹ nó đi ra, nó không có vấn đề gì cả. Nó còn vẫy tay chào và nói theo “Tạm biệt ba, tạm biệt mẹ.”
Chúng tôi bỏ cả giờ ngồi đọc những quyển sách nhi đồng, chơi xếp hình, và xem phim trẻ con. Dùng danh từ “chuyên môn” thì có thể nói rằng tôi và đứa cháu đều có những tâm thức quân bình, tỉnh thức và không bị một năng lượng chướng ngại nào ngăn trở hết.
Khi để ý thấy nó bắt đầu hơi tiu nghỉu, tôi bảo: “Thôi bây giờ mình đi ngủ nha!” Nó đồng ý ngay. Tôi đi thay cho nó bộ quần áo ngủ, pha một bình sữa, lấy chiếc mền ngủ, tìm con búp bê quen thuộc, và chiếc bình sữa cho búp bê của nó nữa! Chuẩn bị xong nó leo lên giường và tôi đắp chăn cho nó.
“Con muốn bà nằm đây với con.”
“Được rồi, bà sẽ nằm với con.”
Im lặng được chừng 5 phút.
“Con muốn ba con, má con!”
“Chút xíu nữa ba má con sẽ về ngay, con ngủ đi.”
Nó lại nằm im và bắt đầu thiu thiu ngủ. Cả hai bà cháu tôi thư giãn nằm yên. Tôi nhìn đồng hồ và tính xem còn bao lâu nữa ba má nó sẽ về.
“Con muốn ba con, má con!”
“Chút nữa thôi. Quay sang đây, bà vỗ lưng cho.”
Tôi biết nó thích được ai vỗ nhẹ trên lưng, và tôi cảm thấy sự bất an của nó, cứ trăn trở xoay qua lại, tìm một tư thế nào dễ chịu.
“Bà vỗ lưng con!”
“Thì bà đang vỗ lưng con nè. Nhắm mắt lại ngủ đi!”
Nó lật ngửa ra: “Bà vỗ bụng cho con được không?”
“Được rồi”
“Bà vỗ tay con được không?”
“Được rồi, bà vỗ tay con đây.”
“Còn cánh tay bên đây nữa.”
“Bà đang vỗ đây, nhắm mắt lại ngủ đi!”
“Con muốn ba con, má con!”
Tôi cảm thấy dường như trong khoảng thời gian đang vỗ cho nó, khi nó nằm say mê với bình sữa, khi nó không nhớ đến ba má nó, nó có vẻ rất thư giãn. Lúc ấy, tôi thở phào và thầm mong: “Nó sắp sửa ngủ rồi đây!”
Rồi đột nhiên tư tưởng ấy trở lại: “Con muốn ba con, má con!” Nó không bao giờ mất hẳn. Đứa cháu tôi không khóc. Nhưng rõ ràng là nó chật vật cố gắng để tìm cách thoả mãn nhu cầu ấy. Tôi cũng không khá gì hơn, nằm đó mà nhớ đến món salad trong tủ lạnh khi nãy thấy má nó cất vào. Trông ngon lắm. Tôi tự nhủ: “Chờ nó ngủ xong, mình sẽ dậy ăn cho đã!”
“Bà ơi, con muốn ba con, má con!”
“Chút xíu nữa, ba má con gần về rồi, ngủ đi!”
Một giờ sau, nó ngủ. Tôi biết nó ngủ say vì thân nó thư giãn, hơi thở đều đặn và nhẹ nhàng, bình sữa rơi ra khỏi tay. Trong giấc ngủ, nó vẫn thì thầm “Con muốn ba con, má con!”
Đứa cháu tôi đối phó với sự ham muốn và bất an đó bằng cách tự chủ. Nó không hề khóc. Nó tìm hết đủ mọi cách để có thể làm dễ chịu, và cuối cùng sự bất an đó cũng lắng xuống, đủ để nó thư giãn và rơi vào giấc ngủ. Tôi ngồi dậy và ra ăn đĩa salad, chỉ chút thôi! Tôi nghĩ, hai bà cháu tôi thực tập cũng khá lắm.
Những cảm xúc ham muốn và mơ tưởng, chúng đến rồi sẽ đi. Chúng là những phản ứng tự nhiên của tâm ta khi tiếp xúc hoặc nhớ lại những sự kiện nào dễ chịu. Chúng không cần thiết phải là một vấn đề cho ta. Ghi nhận sự có mặt của chúng sẽ làm giảm đi sức mạnh của chúng. Hãy kiềm chế sự thôi thúc muốn biến một mơ tưởng tạm thời thành một vở tuồng vĩ đại trong tâm. Ta tự chủ bằng cách kiên quyết chú tâm đến hơi thở cho sâu sắc. Hãy ngồi thêm 5 phút nữa, đem hết sự chú ý trở về với hơi thở của mình. Đừng để bị thúc đẩy phải đặt ra những câu chuyện trong tâm.
Bây giờ, mời bạn hãy mở đến phần “Hướng dẫn kinh hành buổi chiều” ở trang 114.
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Ba của con, mẹ của con...
Một câu chuyện về ái dục
Đôi khi, người ta nghe nói đức Phật dạy “Ái dục là nguồn gốc của khổ đau,” họ lại nghĩ rằng sự ham muốn là một vấn đề, và tu tập có nghĩa là làm sao để tiêu diệt sự ham muốn. Nhưng sự thật không phải vậy. Ham muốn là một yếu tố bình thường của sự sống. Khi ta bị dính mắc không lay chuyển vào một sự ham muốn mà không thể nào đáp ứng được, điều đó sẽ làm cho tâm ta bực dọc và rối rắm. Nó không phải là nguyên nhân của khổ đau. Mà nó chính là khổ đau.
Tôi có một đứa cháu lên 2 tuổi. Có lần tôi ở chơi với nó trong khi ba mẹ nó đi xem nhạc kịch The Phantom of the Opera. Đứa cháu biết tôi nên khi ba mẹ nó đi ra, nó không có vấn đề gì cả. Nó còn vẫy tay chào và nói theo “Tạm biệt ba, tạm biệt mẹ.”
Chúng tôi bỏ cả giờ ngồi đọc những quyển sách nhi đồng, chơi xếp hình, và xem phim trẻ con. Dùng danh từ “chuyên môn” thì có thể nói rằng tôi và đứa cháu đều có những tâm thức quân bình, tỉnh thức và không bị một năng lượng chướng ngại nào ngăn trở hết.
Khi để ý thấy nó bắt đầu hơi tiu nghỉu, tôi bảo: “Thôi bây giờ mình đi ngủ nha!” Nó đồng ý ngay. Tôi đi thay cho nó bộ quần áo ngủ, pha một bình sữa, lấy chiếc mền ngủ, tìm con búp bê quen thuộc, và chiếc bình sữa cho búp bê của nó nữa! Chuẩn bị xong nó leo lên giường và tôi đắp chăn cho nó.
“Con muốn bà nằm đây với con.”
“Được rồi, bà sẽ nằm với con.”
Im lặng được chừng 5 phút.
“Con muốn ba con, má con!”
“Chút xíu nữa ba má con sẽ về ngay, con ngủ đi.”
Nó lại nằm im và bắt đầu thiu thiu ngủ. Cả hai bà cháu tôi thư giãn nằm yên. Tôi nhìn đồng hồ và tính xem còn bao lâu nữa ba má nó sẽ về.
“Con muốn ba con, má con!”
“Chút nữa thôi. Quay sang đây, bà vỗ lưng cho.”
Tôi biết nó thích được ai vỗ nhẹ trên lưng, và tôi cảm thấy sự bất an của nó, cứ trăn trở xoay qua lại, tìm một tư thế nào dễ chịu.
“Bà vỗ lưng con!”
“Thì bà đang vỗ lưng con nè. Nhắm mắt lại ngủ đi!”
Nó lật ngửa ra: “Bà vỗ bụng cho con được không?”
“Được rồi”
“Bà vỗ tay con được không?”
“Được rồi, bà vỗ tay con đây.”
“Còn cánh tay bên đây nữa.”
“Bà đang vỗ đây, nhắm mắt lại ngủ đi!”
“Con muốn ba con, má con!”
Tôi cảm thấy dường như trong khoảng thời gian đang vỗ cho nó, khi nó nằm say mê với bình sữa, khi nó không nhớ đến ba má nó, nó có vẻ rất thư giãn. Lúc ấy, tôi thở phào và thầm mong: “Nó sắp sửa ngủ rồi đây!”
Rồi đột nhiên tư tưởng ấy trở lại: “Con muốn ba con, má con!” Nó không bao giờ mất hẳn. Đứa cháu tôi không khóc. Nhưng rõ ràng là nó chật vật cố gắng để tìm cách thoả mãn nhu cầu ấy. Tôi cũng không khá gì hơn, nằm đó mà nhớ đến món salad trong tủ lạnh khi nãy thấy má nó cất vào. Trông ngon lắm. Tôi tự nhủ: “Chờ nó ngủ xong, mình sẽ dậy ăn cho đã!”
“Bà ơi, con muốn ba con, má con!”
“Chút xíu nữa, ba má con gần về rồi, ngủ đi!”
Một giờ sau, nó ngủ. Tôi biết nó ngủ say vì thân nó thư giãn, hơi thở đều đặn và nhẹ nhàng, bình sữa rơi ra khỏi tay. Trong giấc ngủ, nó vẫn thì thầm “Con muốn ba con, má con!”
Đứa cháu tôi đối phó với sự ham muốn và bất an đó bằng cách tự chủ. Nó không hề khóc. Nó tìm hết đủ mọi cách để có thể làm dễ chịu, và cuối cùng sự bất an đó cũng lắng xuống, đủ để nó thư giãn và rơi vào giấc ngủ. Tôi ngồi dậy và ra ăn đĩa salad, chỉ chút thôi! Tôi nghĩ, hai bà cháu tôi thực tập cũng khá lắm.
Bài thiền tập
Những cảm xúc ham muốn và mơ tưởng, chúng đến rồi sẽ đi. Chúng là những phản ứng tự nhiên của tâm ta khi tiếp xúc hoặc nhớ lại những sự kiện nào dễ chịu. Chúng không cần thiết phải là một vấn đề cho ta. Ghi nhận sự có mặt của chúng sẽ làm giảm đi sức mạnh của chúng. Hãy kiềm chế sự thôi thúc muốn biến một mơ tưởng tạm thời thành một vở tuồng vĩ đại trong tâm. Ta tự chủ bằng cách kiên quyết chú tâm đến hơi thở cho sâu sắc. Hãy ngồi thêm 5 phút nữa, đem hết sự chú ý trở về với hơi thở của mình. Đừng để bị thúc đẩy phải đặt ra những câu chuyện trong tâm.
Bây giờ, mời bạn hãy mở đến phần “Hướng dẫn kinh hành buổi chiều” ở trang 114.
Send comment