THIỀN
QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Ngồi thiền buổi tối
Còn cách giác ngộ chỉ một dòng chữ
Sau đây là những hướng dẫn đặc biệt về cách ngồi thiền vào những khi bạn cảm thấy buồn ngủ.
Đức Phật dạy, ta cần có chánh niệm đủ để biết rằng mình thức dậy vào một hơi thở “vào” hay là hơi thở “ra.” Tôi không nghĩ rằng Phật chỉ nói về lúc ta thức dậy mỗi sáng. Thức dậy mỗi khi ta đang mơ mộng viển vông cũng đâu khác gì với khi ta thức dậy từ một giấc ngủ?
Trong một ngày ta có thể thức dậy hàng trăm lần. Ý thức rằng mình đang mơ mộng về một phương trời xa xôi nào đó - “Mình đang ở đâu đây!” - là một giây phút tỉnh thức. Trong giây phút ấy, ta hãy ghi nhận xem mình đang có hơi thở vào hay hơi thở ra, đó là một phương pháp rất hữu hiệu để thiết lập lại năng lượng chánh niệm. Hãy tránh hết những lời tự trách móc vô ích như là “Mình là một thiền sinh quá tệ!” “Tôi sẽ không thể quen được điều này!” “Dám cuộc là tôi sẽ ngủ gục suốt khóa tu này cho xem!” Những tư tưởng nghi ngờ sẽ làm tâm bạn mệt mỏi. Hãy dùng năng lượng chánh niệm của giây phút hiện tại để thật sự trân quý kinh nghiệm trong lúc này: “Tôi đang thở vào.” Hoặc “Tôi đang thở ra.” Hay là “Tôi tỉnh thức!”
Tôi học được cách sử dụng năng lượng chánh niệm từ U Sivali, một vị sư Tích Lan, ngài hướng dẫn một khóa tu thiền nhiều năm về trước. Tôi diễn tả với ngài một trở ngại trong sự thực tập của tôi vào khóa tu ấy. Đó là thói quen đi ngủ rất sớm, vào khoảng chín giờ mỗi tối. Đến nửa đêm thì tôi hoàn toàn tỉnh táo, thức dậy, thay đồ, rửa mặt, xuống thiền đường ngồi thiền và kinh hành. Tôi bước vào thiền đường với một tâm trạng tươi mới và phấn khởi. Vậy mà sau khi ngồi xuống chỉ chừng năm phút là tôi bắt đầu ngủ gà ngủ gật. Cả đêm còn lại chỉ là ngồi thiền - ngủ gật - kinh hành - ngủ gật - ngồi thiền - ngủ gật... Tôi nói với ngài U Sivali: “Có lẽ những gì tôi làm chỉ phí thời giờ mà thôi, chẳng có kết quả gì cả. Có lẽ tốt hơn tôi nên nằm lại trên giường ngủ đến sáng!”
Ông đáp: “Không đâu, đừng có ở lại trên giường. Trước nhất, cái chủ ý của ta rất quan trọng. Hơn nữa, cô có ngủ gật bao nhiêu lần việc ấy cũng không ăn thua gì. Điều quan trọng là thỉnh thoảng cô có tỉnh thức dậy. Mỗi giây phút chánh niệm sẽ bôi xoá đi một giây phút bị điều kiện!”
Câu chót ấy, mỗi giây phút của chánh niệm sẽ giúp bôi xóa được hết, đã nâng cao tinh thần của tôi rất nhiều, giúp tôi kiên nhẫn hơn nhiều. Tôi tưởng tượng như tâm tôi là một tấm bảng đen nguệch ngoạc đầy những dòng chữ viết, và mỗi khi thiết lập lại chánh niệm là tôi bôi xoá bớt những dòng chữ ấy. Tôi tự nhủ: “Chúng ta đâu bao giờ biết được mình đã bôi xóa hết bao nhiêu rồi! Còn bao nhiêu dòng nữa là sạch hết? Mình có thể còn cách sự giác ngộ chỉ một dòng chữ nữa mà thôi!”
Hãy đặt quyển sách này xuống và thực tập ngồi thiền. Cố gắng trở lại với hơi thở mỗi khi bạn tỉnh thức dậy. Khi nào bạn có ý nghĩ: “Nãy giờ mình đã ở đâu?” hãy thay vào thế: “Bây giờ mình đang ở đâu?”
Đức Phật dạy, ta cần có chánh niệm đủ để biết rằng mình thức dậy vào một hơi thở “vào” hay là hơi thở “ra.” Tôi không nghĩ rằng Phật chỉ nói về lúc ta thức dậy mỗi sáng. Thức dậy mỗi khi ta đang mơ mộng viển vông cũng đâu khác gì với khi ta thức dậy từ một giấc ngủ?
Trong một ngày ta có thể thức dậy hàng trăm lần. Ý thức rằng mình đang mơ mộng về một phương trời xa xôi nào đó - “Mình đang ở đâu đây!” - là một giây phút tỉnh thức. Trong giây phút ấy, ta hãy ghi nhận xem mình đang có hơi thở vào hay hơi thở ra, đó là một phương pháp rất hữu hiệu để thiết lập lại năng lượng chánh niệm. Hãy tránh hết những lời tự trách móc vô ích như là “Mình là một thiền sinh quá tệ!” “Tôi sẽ không thể quen được điều này!” “Dám cuộc là tôi sẽ ngủ gục suốt khóa tu này cho xem!” Những tư tưởng nghi ngờ sẽ làm tâm bạn mệt mỏi. Hãy dùng năng lượng chánh niệm của giây phút hiện tại để thật sự trân quý kinh nghiệm trong lúc này: “Tôi đang thở vào.” Hoặc “Tôi đang thở ra.” Hay là “Tôi tỉnh thức!”
Tôi học được cách sử dụng năng lượng chánh niệm từ U Sivali, một vị sư Tích Lan, ngài hướng dẫn một khóa tu thiền nhiều năm về trước. Tôi diễn tả với ngài một trở ngại trong sự thực tập của tôi vào khóa tu ấy. Đó là thói quen đi ngủ rất sớm, vào khoảng chín giờ mỗi tối. Đến nửa đêm thì tôi hoàn toàn tỉnh táo, thức dậy, thay đồ, rửa mặt, xuống thiền đường ngồi thiền và kinh hành. Tôi bước vào thiền đường với một tâm trạng tươi mới và phấn khởi. Vậy mà sau khi ngồi xuống chỉ chừng năm phút là tôi bắt đầu ngủ gà ngủ gật. Cả đêm còn lại chỉ là ngồi thiền - ngủ gật - kinh hành - ngủ gật - ngồi thiền - ngủ gật... Tôi nói với ngài U Sivali: “Có lẽ những gì tôi làm chỉ phí thời giờ mà thôi, chẳng có kết quả gì cả. Có lẽ tốt hơn tôi nên nằm lại trên giường ngủ đến sáng!”
Ông đáp: “Không đâu, đừng có ở lại trên giường. Trước nhất, cái chủ ý của ta rất quan trọng. Hơn nữa, cô có ngủ gật bao nhiêu lần việc ấy cũng không ăn thua gì. Điều quan trọng là thỉnh thoảng cô có tỉnh thức dậy. Mỗi giây phút chánh niệm sẽ bôi xoá đi một giây phút bị điều kiện!”
Câu chót ấy, mỗi giây phút của chánh niệm sẽ giúp bôi xóa được hết, đã nâng cao tinh thần của tôi rất nhiều, giúp tôi kiên nhẫn hơn nhiều. Tôi tưởng tượng như tâm tôi là một tấm bảng đen nguệch ngoạc đầy những dòng chữ viết, và mỗi khi thiết lập lại chánh niệm là tôi bôi xoá bớt những dòng chữ ấy. Tôi tự nhủ: “Chúng ta đâu bao giờ biết được mình đã bôi xóa hết bao nhiêu rồi! Còn bao nhiêu dòng nữa là sạch hết? Mình có thể còn cách sự giác ngộ chỉ một dòng chữ nữa mà thôi!”
Hãy đặt quyển sách này xuống và thực tập ngồi thiền. Cố gắng trở lại với hơi thở mỗi khi bạn tỉnh thức dậy. Khi nào bạn có ý nghĩ: “Nãy giờ mình đã ở đâu?” hãy thay vào thế: “Bây giờ mình đang ở đâu?”
Dầu thực tập thế nào, bạn cũng rất khá
Tôi học được phương pháp này từ một người bạn giáo thọ của tôi, Jack Kornfield. Đó là cách đánh giá về sự tiến triển trong sự thực tập.
Anh ta đặt ra tiêu chuẩn này nhiều năm trước đây, khi vị điều hành khóa tu đến hỏi ý kiến anh về một thiền sinh mà anh là thầy hướng dẫn. Anh đáp: “Anh ta thực hành rất khá!” Vị điều hành lại hỏi anh về một thiền sinh khác, một người mà bà ta biết là có rất nhiều khó khăn trong sự thực tập. Jack suy nghĩ một hồi lâu rồi đáp: “Cô ta cũng thực hành rất khá!” Vị điều hành bắt đầu cảm nhận rằng câu trả lời của anh dường như có theo một khuôn mẫu nào đó, liền hỏi thêm về một thiền sinh khác. Jack đáp: “Ồ! Cũng vậy, anh ta thực hành cũng khá lắm!”
“Anh nói vậy thật sự là nghĩa gì, tất cả mọi người ai cũng thực hành giỏi hết sao?”
Jack nói: “Ý tôi là: họ vẫn còn ở đây!”
Và bạn cũng vậy, bạn cũng thực hành rất giỏi!
Anh ta đặt ra tiêu chuẩn này nhiều năm trước đây, khi vị điều hành khóa tu đến hỏi ý kiến anh về một thiền sinh mà anh là thầy hướng dẫn. Anh đáp: “Anh ta thực hành rất khá!” Vị điều hành lại hỏi anh về một thiền sinh khác, một người mà bà ta biết là có rất nhiều khó khăn trong sự thực tập. Jack suy nghĩ một hồi lâu rồi đáp: “Cô ta cũng thực hành rất khá!” Vị điều hành bắt đầu cảm nhận rằng câu trả lời của anh dường như có theo một khuôn mẫu nào đó, liền hỏi thêm về một thiền sinh khác. Jack đáp: “Ồ! Cũng vậy, anh ta thực hành cũng khá lắm!”
“Anh nói vậy thật sự là nghĩa gì, tất cả mọi người ai cũng thực hành giỏi hết sao?”
Jack nói: “Ý tôi là: họ vẫn còn ở đây!”
Và bạn cũng vậy, bạn cũng thực hành rất giỏi!
Send comment