Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

14. Đài Thiên Đăng

05 Tháng Tư 201100:00(Xem: 6860)
14. Đài Thiên Đăng

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu

14. ĐÀI THIÊN ĐĂNG

Lúc ban đầu, Phật Đỉnh Sơn không có chùa chiền, chỉ có một cái đình bằng đá nhỏ xíu. Trong am Duyệt Lĩnh có một chú sa di tên là Viên Huệ vừa đúng 15 tuổi. Mỗi ngày chú đều trèo lên Phật Đỉnh Sơn đốn củi. Từ sáng sớm chú đã lên tới đỉnh núi, trời tối mịt mới trở về am, trong ngày khi mệt thì ngồi nghỉ trong cái đình bằng đá, cứ thế mãi không bao giờ gián đoạn.

Có một buổi trưa nọ trời oi bức lạ thường, Viên Huệ ngồi trong đình hóng mát, ngẩng đầu lên nhìn ra xa, thấy trên mặt biển mây trời sắc màu lộng lẫy thật là huy hoàng. Một đoàn chim biển từ xa bay đến, xoay tròn trên Phật Đỉnh Sơn thật lâu như không muốn rời xa. Ngắm những cảnh tượng ấy, Viên Huệ như có ý nghĩ riêng tư gì, chú nghĩ:

Phật Đỉnh Sơn đối diện với biển rộng, đẹp như tiên cảnh, giá như xây được mái chùa trên này thì không những hấp dẫn được hàng vạn hàng ngàn du khách hành hương mà còn có thể tăng thêm phần tráng lệ cho Nam Hải Phật quốc này.

Ý nghĩ này như mọc rễ trong tâm chú, thế là chú vội vàng thu xếp gánh củi rồi gấp rút trở về am Duyệt Lĩnh, mới vào cửa đã nói ầm lên:

Sư Phụ, con đã thấy ánh sáng của Phật trên Phật Đỉnh Sơn! Đó là một mảnh đất lành, mình phải cất ngôi chùa lớn trên ấy mới được!

Vị hoà thượng đương gia không đồng ý, đáp rằng:

– Tuy Phật Đỉnh Sơn quả thật là một vùng đất quý, nhưng dễ gì mà cất ngôi chùa lớn trên ấy? Nào ngói, nào gạch, nào gỗ, lấy ở đâu ra?

Viên Huệ chớp chớp mắt trả lời:

Đệ tử nguyện đi bốn phương hoá duyên.

Vị hòa thượng già nhìn Viên Huệ, vừa tò mò lại vừa cảm thấy buồn cười, bèn nói bừa rằng:

– Con mà hóa duyên xây được chùa thì thầy nguyện sẽ nhóm lửa thổi cơm cho con làm trụ trì trong ba năm.

Viên Huệ liền xin thầy một bộ cà sa cũ và một cái mõ, rồi rời Phổ Đà Sơn lên đường đi hóa duyên.

Qua biển rồi, chú lênh đênh vượt suối băng ngàn, lên thác xuống ghềnh, ngày đi đêm nghỉ, đi hết 6 tháng mới đến tỉnh Phúc Kiến.

Một hôm, chú đi theo con đường mòn khúc khuỷu, băng qua một quả núi, quẹo qua một chỗ ngoặt thì đột nhiên thấy một ngôi làng, đằng trước là biển, đằng sau là một dãy núi cao. Chú đi nghe ngóng một hồi thì biết rằng trong làng có một ông tài chủ giàu có, mẹ ông là tín đồ Phật giáo, ăn chay niệm Phật đã lâu năm. Viên Huệ mừng rỡ, ba chân bốn cẳng chạy đến trước cửa nhà tài chủ, nhắm mắt đứng thẳng, gõ mõ không ngừng tay.

Tài chủ nghe tiếng mõ bèn ra cửa xem, thấy một chú sa di vừa nhỏ con vừa nhỏ tuổi, mặc một bộ cà sa vừa dài vừa rộng lại vừa cũ kỹ, trên lưng cõng cái mõ bằng gỗ vừa to lại vừa nặng, bộ dạng thật khôi hài, ai thấy cũng phải buồn cười. Ông bèn hỏi:

Chú tiểu ơi, chú xuất gia ở chùa nào, hóa duyên gì, và đọc kinh nào rồi?

Viên Huệ chắp tay vái chào, cười đáp một cách chân thành:

Xuất giaQuán Âm miếu, miếu ở Phổ Đà Sơn, miệng tụng kinh Di Đà, xin thí chủ bố thí kết duyên lành!

Tài chủ nghe xong, kêu người bưng ra bát cơm chay và mời:

– Từ Phổ Đà Sơn đến đây đường xa thăm thẳm, mời chú dùng bát cơm chay này cho đỡ đói, nghỉ ngơi một chút rồi hãy tiếp tục đi!

Viên Huệ nhìn bát cơm chay, lắc đầu mà rằng:

– Ngài Quán Âm hiển linh, phóng ánh sáng chiếu lên Phật Đỉnh Sơn, thí chủ có duyên xin ủng hộ chút gỗ để xây chùa!

Tài chủ nghe chuyện ủng hộ gỗ xây chùa thì trong lòng không vui, bèn lắc đầu bỏ đi.

Viên Huệ đã quá hoan hỉ lúc mới đến hóa duyên, ngờ đâu tài chủ không cho gì cả nên cảm thấy trong lòng lo lắng. Chú chớp mắt, trong đầu nghĩ ra một kế, bèn làm như thái độ của tài chủ chẳng hề làm cho chú quan tâm chút nào. Chú ngồi xuống xếp bằng, và ra sức bình sinh gõ mõ “cốc, cốc” vang lừng.

Tiếng gõ mõ làm kinh động bà mẹ già của tài chủ. Bà lão này chuyên ăn chay niệm Phật, đã lâu muốn đến Phổ Đà Sơn hành hương một chuyến nhưng chỉ vì bị con trai ngăn trở nên chưa đi được. Vì vậy bà cứ u uất trong lòng, sầu não lâu ngày nên sinh căn bệnh kỳ lạ. Nay bỗng nghe tiếng mõ, liền hối a hoàn ra cửa xem đó là chuyện chi. Nghe nói đó là một chú tiểu từ Phổ Đà Sơn tới, bà lên tinh thần ngay, đứng dậy ra cửa tiếp đón.

Viên Huệ thấy bà lão từ trong nhà bước ra, cách ăn mặc của bà làm cho chú đoán được ngay rằng đây là mẹ của tài chủ. Chú khoan thai đứng dậy, miệng lẩm bẩm:

– Tin Phật phải thành tâm! Thành tâm Phật mới linh!

Nói xong, chú quày quả bỏ đi.

Bà cụ vội vàng gọi lại:

Chú tiểu ơi, trở lại đây! Chú tiểu ơi, trở lại!

Viên Huệ nghe tiếng kêu, không những không trở lại mà đi càng lúc càng mau rồi mất hút trong nháy mắt. Bà cụ lo lắng, cảm thấy lồng ngực như bị thắt nghẹn, đôi chân mềm nhũn và ngã nhào xuống đất. Tài chủ thấy vậy, vội vàng bồng mẹ già trở về phòng, nào xoa ngực, nào đấm lưng, cứ thế thật lâu bà lão mới từ từ hồi tỉnh lại, miệng cứ kêu lên “Phổ Đà Quán Âm! Phổ Đà Quán Âm!”

Hôm ấy, người nhà của tài chủ ai cũng lo mời thầy, sắc thuốc, bận rộn cho đến nửa đêm. Đúng lúc bà lão sắp chợp mắt ngủ thì đột nhiên từ rừng cây trên núi sau nhà vọng lại âm thanh một hồi mõ dòn tan. Bà lão ngồi nhổm dậy, lắng tai chăm chú nghe. Nghe một hồi lâu, bà cười khúc khích, mãi cho đến khi trời tảng sáng, tiếng mõ dừng bặt thì bệnh tình của bà lại tái phát.

Sự kiện như thế kéo dài liên tục ba ngày ba đêm. Tài chủ hoảng hốt, đành đi kiếm Viên Huệ. Nhưng kiếm khắp cùng, từ trên núi xuống đến thung lũng, kiếm cũng không ra tăm tích của chú.

Thật ra, cái hôm Viên Huệ bỏ đi rồi, chú bèn trốn trong một cái động đá trên núi, chờ tới nửa đêm mới ra khỏi động, đến khu rừng sau nhà tài chủ ngồi gõ mõ không ngừng, ngày nào cũng thế. Nay chú thấy tài chủ đưa người đi tìm mình thì cố ý lãng tránh, đi đường vòng lẻn vào nhà tài chủ, đứng trước giường bệnh ra sức gõ mõ nữa.

Bà lão mở bừng đôi mắt ra nhìn, thấy chú tiểu của Phổ Đà Sơn ngày nào thì hoan hỉ vô cùng, bệnh tình thuyên giảm rất nhiều. Bà nhất định cho rằng Viên Huệ là Quán Âm sống, nên vừa đốt hương vừa hứa lễ tạ ơn, luôn mồm nguyện cúng gỗ xây chùa. Khi bà lão khấn hứa như thế và cúng dường chú rồi thì như uống được thuốc tiên, chỉ mấy ngày sau là hoàn toàn khỏi căn bệnh kỳ quặc kia. Tài chủ thấy Phổ Đà Quán Âm quả có linh nghiệm thật, cũng đồng ý ủng hộ.

Viên Huệ bó mớ gỗ đã hóa duyên được lại thành từng bè và thuận theo dòng nước mà chở về Phổ Đà Sơn. Tuy nhiên Phật Đỉnh Sơn trên núi cao, đường đi lại hẹp, gỗ thì vừa thô vừa dài, làm sao đem số gỗ ấy lên núi được đây? Chính đương lúc Viên Huệ đang nhìn đống gỗ to lớn ấy một cách ưu sầu thì bỗng nhiên gió nổi lên, mây cuồn cuộn, một lớp sương mù u ám bao phủ cả mặt biển rộng. Viên Huệ thấy thế tự bảo:

– Thôi chết rồi, thuyền đánh cá trên biển lâm nguy rồi!

Chú lo sợ quá, phăng phắc trèo một mạch lên Phật Đỉnh Sơn, và trên vách đá cheo leo của Bồ Tát Đỉnh, chú thu một đống củi thật lớn nhóm lửa lên. Chỉ trong chớp mắt, lửa bốc lên phừng phực trên đỉnh núi chiếu khắp bốn phương, từ xa cũng nhìn thấy, giống như một ngọn đèn trời vậy.

Lúc ấy những chiếc thuyền chài đang lạc hướng thấy trên núi có một ngọn đèn đỏ, ai cũng nghĩ rằng đó là Bồ Tát Quán Âm treo đèn trời để dẫn đường cho đám thuyền chài trở về đúng hướng. Không bao lâu, đám thuyền chài trên biển nhắm ngọn đèn đỏ mà chèo và tất cả đều hướng về hải cảng của Phổ Đà Sơn.

Viên Huệ thấy họ bèn la to lên:

Bồ Tát hiển linh, chúng ta phải xây chùa trên Phật Đỉnh Sơn! Mọi người mau lại góp một tay khiêng gỗ! Góp một tay khiêng gỗ!

Dân chài nghe tiếng kêu gọi bèn kẻ gánh người gồng, kẻ khiêng người vác, tranh nhau mà làm, chẳng bao lâu toàn bộ số gỗ ấy đều được khiêng lên Phật Đỉnh Sơn.

Trên Phật Đỉnh Sơn, lấp ló trong màu xanh thúy ngọc của cây cỏ, một mái chùa lớn được xây lên, hiện này là Huệ Tế thiền tự vậy.

Ngày chùa vừa xây xong, vị đương gia hòa thượng của Miếu Duyệt Âm mừng khấp khởi trèo lên Phật Đỉnh Sơn, tìm xuống nhà bếp tính thổi cơm ba năm, Viên Huệ can mãi nhưng vị thầy già nhất định không nghe, Viên Huệ đành phải để thầy xuống bếp nhóm ba bếp lửa để đền bù lại lời nguyện của ba năm về trước.

Về sau, Viên Huệ còn xây một ngôi miếu nhỏ trên Bồ Tát đỉnh và đêm nào trời phủ sương mù, chú sẽ “mở đèn trời” để hướng dẫn đám thuyền chài trở về bến an ổn.

Từ đó, Bồ Tát Đỉnh cũng có tên là Thiên Đăng Đài (Đài đèn trời).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3880)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3058)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 6863)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5579)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3885)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3046)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12003)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5107)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3825)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9096)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7316)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27052)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5864)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5583)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6095)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5566)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5438)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7739)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4743)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12008)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21801)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6466)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7411)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6686)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6268)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8524)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6045)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5687)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14166)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20173)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6847)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6818)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6381)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6473)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6000)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7392)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7360)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8487)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6452)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6841)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10457)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19775)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30162)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16162)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19564)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11037)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14286)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7735)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10458)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7912)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant