2. Chương 7: Phần sau - Đại chúng
1) Ngồi ngay trước Phật thọ người lễ bái bất tường
2) Mắng người trước Phật: bất tường
3) Trên pháp tòa chỉ trích người và buộc miệng tố cáo bậc tiên hiền sai lỗi: bất tường
4) Cầm y thọ người lễ
5) Đang ăn mắng người
6) Phân biệt thức ăn ngon dỡ sanh tâm chê ghét
7) Gấm vóc, the lụa mỏng may tăng y dùng hằng ngày
8) Giường nằm dùng mền đôi, chiếu đôi, lụa mỏng làm nệm, tơ lụa làm màng
9) Dáng sớm mắng chửi người
10) Hiềm ghét tín thí khinh chê nhỏ mọn
11) Mua bán nô bộc (tôi tớ), cung ứng dịch sứ như nhà hào phú
12) Người khác lao lực riêng mình nhàn hạ.
13) Người nghèo khó riêng mình giàu sang
14) Tuổi trẻ làm pháp sư, làm thầy thí thực, làm sư trụ trì
15) Tuổi trẻ ỷ bẩm chất thông minh, khinh chê bậc kỳ lão
16) Ỷ tuổi lớn hạ cao, khinh khi lớp đàn em
17) Vô cớ được tặng trọng hậu
18) Người đem lòng chí thành tiếp ta, ta lấy tâm xảo trá đối xử lại
19) Ưa thích bàn việc lỗi người và che lỗi mình
20) Lấy đồ vật Tam Bảo làm lợi cho người thế tục
21) Ân sủng đệ tử Sa Di cho ăn ngon, mặc đẹp
22) Phát ngôn khích động thô lỗ làm cho người khó chấp nhận
23) Có nhiều người hộ pháp, nhiều kẻ cúng dường liền tự tôn tự đại
24) Không có bịnh sai người đổ đồ dơ
25) Trong khi bịnh sân giận với người phục vụ
26) Mặc y đi tiểu giải
27) Gặp những tai họa như thủy nạn v.v… oán hận trời đất
28) Thiếu nợ người, nghe người chết sanh tâm vui mừng
29) Chưa nói đã cười trước
30) Lúc vô sự luôn sầu than
31) Dốt đặc giáo lý, vọng bàn cổ nhân, coi thường mọi người
32) Có chút ít hiểu biết tự cho là tổ sư. Những việc trên làm tổn phước tổn thọ, phần nhiều rước lấy tai họa cho nên gọi là bất tường; phải cùng nhau giữ giới răn dè.
Chứng nghĩa ghi sách Thiền Tông Bí yếu rằng, Thiền sư Thừa Hạo chùa Ngọc Tuyền đi tham vấn sư Đắc Tháp phát sáng tâm yếu đạt được Đại tự tại tam muội, tạo chế mũi trâu, người đời gọi là Ngưu Đầu Khố, chép danh hiệu lịch đại tổ sư, bèn nói rằng: chỉ có Văn Thù, Phổ Hiền sánh kịp con. Theo sách dẫn trên nên tòng lâm nhân đó gọi là Hạo bố côn. Giữa niên hiệu Nguyên Phong làm Trưởng chúng ở động Nhương Dương ẩn tu, có một tăng làng cũng đến tham học. Sư thấy mặt mắng rằng:
- Ngươi có đạo lý gì dám vác mặt tới đây làm trò đùa ư?
Tăng nhân giận xung thiên, tìm tới Lộc Môn như đã nói, rồi bỏ đi luôn. Ôi! đây là một dạng thức bất tường đó vậy. Có pháp sư Tề Ngọc thời Tuyên Hòa năm thứ 6 ở Thượng Trúc, thấy có một ông tăng mất quy cách liền quở rằng: ông vô tri như súc sanh vậy. Sau hối hận nói: vị ấy tuy là người hư, mắng là súc sanh có tội với Tam Bảo. Từ đó 3 năm luôn đối trước Phật sám hối lỗi lầm. Như thế ngõ hầu mới chuyển việc xấu ác chẳng lành trở nên thiện lành vậy. Nhưng tại sao ban đầu ta không giữ lời cẩn trọng nhỉ? Người có học lấy đó tự soi sáng tâm mình vẫn hơn.Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.
Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:
Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,
Viên dung vô ngại khó thể so lường,
Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,
Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:
Cửa trời im ỉm chẳng mở thông
Ngày đêm thê thiết nổi gió giông
Trừ dứt tai ương dân ước nguyện
Hợp thời hé lộ một vừng hồng
Là một trong bốn châu thiên hạ
Châu Nam Thiệm người người chờ mông.
Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.
Lại nguyện:
Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu
Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên
Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh
Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên
Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên
Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.
Ngày…tháng…năm... Phật lịch...
Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.
Duy Na cử bài tán:
Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,
Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,
Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,
Khắp nơi rải sáng an lành,
Vạn vật vui đón bình minh.
Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)
Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.
Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.
Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.