Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Chứng nghĩa ký
Phần sau
2. Chương 7: Phần sau - Đại chúng
Nam Sơn Luật tông chuyên xiển dương luật học (tỳ ni). Tỳ ni Tàu dịch là diệt, tức hay diệt ác của thân và miệng; cũng còn gọi là luật pháp. Luật do Phật chế nhưng kết tập thành, không phải một người làm nên được. Lần đầu tiên Ngài Đại Ca Diếp cùng với 500 Thánh chúng kết tập trong hang Tất Bát La và Ưu Bà Ly tuyên lại luật tạng gọi là Thượng Tọa bộ. Kế đó có Bà Thi Ca và 1000 người phàm lẫn Thánh kết tập ngoài hang đá gọi là Đại chúng bộ. Hai kỳ kết tập này gọi chung là Ma Ha Tăng Kỳ Luật. Từ Ngài Ca Diếp, A Nan, Mạt Điền Địa, Thương Na Hòa Tu, Ưu Ba Cúc Đa là 5 đời thể thức chung không có phân phái. Sau Ưu Ba Cúc Đa có 5 đệ tử, mỗi người có một lối nhìn bèn phân Luật tạng thành 5 bộ phái như:
1) Đàm Vô Đức tức là luật Tứ Phần
2) Tát Bà Đa bộ là Thập Tụng luật
3) Ca Diếp Di bộ là Giải Thoát luật
4) Di Sa Tắc bộ là Ngũ Phần luật
5) Bà Tha Phú La Bộ.
Luật bổn tương lai tại Trung Hoa như Ngài Diệu Lạc cho rằng, phân thành một tạng Luật để làm 5 bộ như gậy vàng không mất chất vàng. Y cứ theo 10 đại đệ tử của Phật, Ngài Ưu Ba Ly trì luật đệ nhất. Ngày nay bên Đông Độ ta có một tông trì luật thích hợp chọn Ưu Bà Ly tôn giả là Sơ Tổ. Lần lượt truyền thừa đến Đàm Ma Ca La (Trung Hoa dịch là Pháp Thời là vị Sa Môn Tây Trúc Ấn Độ), vào đời Ngụy Gia Bình năm thứ hai, Ngài đến Đông Độ phiên dịch luật Tứ Phần, là sơ Tổ truyền luật tại Đông Độ. Bắc Đài Pháp Thông, người thời Hiếu Nguyên Bắc Ngụy, nhân học luật Tăng Kỳ kỹ lưỡng, đứng đầu truyền luật Tứ Phần là Tổ thứ hai, Pháp Thông truyền cho Vân Trung Đạo Phú là Tổ thứ ba. Đạo Phú truyền cho Đại Giác Huệ Quang là Tổ thứ tư, Huệ Quang truyền cho Cao Tề Đạo Vân Huy Nguyện là Tổ thứ năm. Huy Nguyện truyền cho Hà Bắc Đạo Hồng là Tổ thứ sáu, Đạo Hồng truyền cho Hoằng Phước Trí Thủ là Tổ thứ bảy. Trí Thủ truyền cho Chung Nam Sơn chùa Tây Minh: Đạo Tuyên Thật Tướng Trừng Chiếu là tổ thứ tám. Luật tông truyền tới đây rất thịnh hành. Cho nên người đương thời thường gọi là tông Nam Sơn.
Về sau kế tục truyền thừa truyền giữ làm Tổ vị. Trừng Chiếu truyền cho Sùng Thánh Văn Cương là tổ thứ 9, Văn Cương truyền cho Sùng Phước Mân Ý là Tổ thứ 10. Mân Ý truyền cho Đại Lượng Đạo Tĩnh là Tổ 11, Đạo Tĩnh truyền cho Đàm Nhất là Tổ 12 (Thiệu Hưng Khai Nguyên). Đàm Nhất truyền cho Biện Tú là Tổ 13, Biện Tú truyền cho Chương Tín Đạo Trừng là Tổ 14. Đạo Trừng truyền cho Trừng Sở là tổ 15, Trừng Sở truyền cho Doãn Kham Chân Ngộ là Tổ 16. Chân Ngộ truyền cho Nguyên Chiếu Trạm Nhiên là tổ 17, Trạm Nhiên truyền cho Thật Tướng Viên Minh Quang Giáo là Tổ 18. Quang Giáo truyền cho Đạo Phu Như Huyễn là Tổ 19, Như Huyễn truyền cho Như Hinh Cổ Tâm Huệ Vân là Tổ 20.
Tới thời này Luật học trung hưng, hẳn nhiên việc truyền bá sáng tỏ hoàn bị mà trong nhân gian tương truyền là Ưu Ba Ly hóa hiện. Huệ Vân truyền cho Tịch Quang Tam Muội (Chùa Long Xương ở Bảo Hoa Sơn, Kim Lăng) là Tổ 21. Tới đây Luật tông thạnh hành có biệt xuất kệ như:
Như tịch độc đức chân thường thật
Phước tánh viên minh định huệ xương
Hải ấn phát quang dung giới nguyệt
Ưu đàm hiện thụy tục thiên hương
Chi kỳ vạn phái luật nguyên viễn
Quả kết thiên hoa tông bổn trường
Pháp thiệu Nam Sơn hoằng chánh mạch
Đăng truyền tâm địa vĩnh liên phương.
Dịch nghĩa:
Chân như độc đức đúng chân thường
Phước tánh định huệ đạt viên thành
Hải ấn chiếu soi trăng giới sáng
Vô ưu hoa hiện tỏa ngát hương
Rõ ràng môn phái luật truyền xướng
Kết quả đơm hoa đạo pháp trường
Nam Sơn cật lực lưu nguồn mạch
Tâm đăng mãi mãi rạng ngàn phương.
Tam Muội truyền cho Độc Thể Kiến Nguyệt là Tổ 22, Kiến Nguyệt truyền Đức Cơ Định Am là Tổ 23. Định Am truyền Chân Nghĩa Tùng Ân là Tổ 24, Tùng Ân truyền Thường Tùng Mẫn Duyên là Tổ 25. Mẫn Duyên truyền cho Thật Vinh Trân Huy là Tồ 26, Trân Huy truyền Phước Tụ Văn Hải là Tổ 27, Văn Hải truyền Tánh Ngôn Lý Quân là tổ 28. Tới đây lược, vì các môn phái Luật quá nhiều không thể nêu rõ ràng từng phái hết được.
Chứng
nghĩa ghi rằng, người xuất gia là sự bắt đầu ở trong
đại chúng; phó pháp là việc chung cục giữa chúng lý. Người
không cạo tóc không có lý do gì mà vào hàng ngũ tăng được.
Đã làm Tăng bèn lấy hai buổi công phu sáng tối làm công
khóa (thời khóa chung). Tấc bóng qua nhanh nhưng không biết
việc sanh tử đại sự; chí cầu hướng thượng chỉ một
bề để mong được truyền tâm, thọ ký ư? Ở đây đặc
biệt nêu việc phó pháp mà các đời chư Tổ Thiền tông truyền
thừa cho nhau. Như trên đã chỉ rõ mô hình nêu mạch nguồn
mà môn nhân (hạ) đạt đến. Nhưng nếu Giáo giúp minh tâm,
Luật làm nền cho định huệ cũng là phụ thuộc; chỗ thích
hợp vẫn là luật tôn giáo toàn vẹn, việc tu tập của đại
chúng được hoàn bị mới đáng đề cập hơn cả.
[1] Ngũ đức: năm đức người xuất gia theo như Kinh Phước Điền giải rằng: 1. Đức phát tâm xuất gia, chí cầu đạo cả; 2. Hủy bỏ hình tướng đẹp, phải mặc y phục nhà tu; 3. Cắt lìa mọi yêu thương của cha mẹ, anh em, chị em. Nói chung là tất cả những mối thâm tình cốt nhục không còn bị vướng bận, 4. Sẵn sàng hy sinh thân mạng để phụng sự đạo pháp; 5. Có chí hướng cầu Đại thừa để giúp đỡ nhiều người mà trong đó gần nhất là người thân thuộc.
[2] Hai sự nhiếp hóa: thâu tóm để giáo hóa. Hai pháp đó là: định và trí, nhờ đó Bồ-tát nhiếp được các căn; nhẫn được việc khó nhẫn.
[3] Giới kiền độ: thuộc chương phẩm, thiên. Như luật Tứ Phần có 20 kiền độ tức là 20 chương.
[4] ) Phái Ni kiền tử: là một giáo phái tu hành cực đoan lâu đời có từ thời đức Phật, gọi là đạo Jain. Giáo chủ phái này là Nataputta. Đạo Jain chủ trương tu khổ hạnh, xem việc hành hạ xác thân là phương tiện cứu cánh để được giải thoát. Đạo này ngày nay vẫn còn tại Ấn Độ. Thậm chí có những tu sĩ đạo Jain trần truồng, không mặc quần áo. Cũng có một số khác nhịn ăn cho tới chết.
[5] Tứ thánh quả: 4 quả Thánh thuộc hàng Thanh Văn là 1. Tu Đà Hoàn, 2. Tư Đà Hàm, 3. A Na Hàm, 4. A La Hán (tương đương quả vị Bồ Tát).
[6] Ngũ giới Ưu bà tắc hay 5 giới của người cư sĩ tại gia. Tại gia có nam cư sĩ là Ưu bà tắc và nữ là Ưu bà di. 5 giới đó là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.
[7] Tứ sự cúng dường: bốn món vật dụng cần dùng cúng dường chư Tăng là: đồ ăn uống, quần áo, thuốc men, vật trải tọa thiền (luôn cả mùng mền) để chư tăng có đủ phương tiện tu tập thực hành đạo giải thoát.
[8] Bố tát: Lễ tụng giới của chư Tăng ni vào ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng để ôn nhắc lại giới luật đã thọ. Tỳ kheo Bồ Tát mà không tụng giới Bố tát được xem như lơ là không hành trì theo luật qui định.
[9] Thập sư: Hội đồng giới sư trong đại giới đàn truyền giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, Sa di ni, Bồ tát giới. 10 vị sư là: 1. Đàn đầu hòa thượng 2. Yết ma A Xà lê 3. Giáo thọ A Xà lê và 7 vị tôn chứng sư, từ vị thứ nhất đến vị thứ 7. Ba vị ngồi trên là tam sư, 7 thầy ngồi 2 bên hay phía dưới là thất vị tôn chứng sư.
[10] Bốn pháp xử xự: đây là bốn cách đối ứng sao cho thích hợp của Thầy Tỳ kheo. bốn phép đó là: 1. bị mắng không mắng trả lại, 2. bị hạ nhục không hận tìm cách trả lại, 3. bị đánh không đánh trả lại, 4. bị giết không giết lại.
[11] Bốn nơi nương tựa: cũng thuộc pháp của Thầy Tỳ kheo theo đúng hạnh xả, ngày ăn một bửa, đó là: 1. nương tựa bốn pháp y, 2. nương tựa chiếc bình bát đi khất thực để nuôi thân, 3. nương tựa Tăng đoàn, 4. nương tựa gốc cây, như ngày nay tự viện hay nơi thanh tu thích hợp.
[12] Đột kiết la: tội nhẹ của chúng Tỳ kheo. Phạm tội này phạt cảnh cáo để sửa đổi. Ðó là tiểu giới thuộc 100 pháp chúng học; có thể sám hối và tự sửa đổi, không cần đưa ra kỷ luật.
[13] Ngũ thiên thất tụ: năm thiên bảy tụ giới của Tỳ kheo trong 250 giới qui định phân loại theo tội phạm và mức độ xử phạt. 5 thiên đó là:
Thiên 1: Phạm tội ba la di (trọng tội): phạt đuổi khỏi chùa
Thiên 2: tội tăng tàn 13 pháp hay 17 pháp (ni), có thể sám hối trước đại tăng, cũng như phạt làm việc do tăng qui định.
Thiên 3: Tội ba dật đề hay xả đọa (30 pháp): đưa vật trình ra trước tăng để xả rồi sám hối tội đáng đọa lạc. Nếu phạm không có tang vật nhưng gây tai tiếng xấu cho tập thể gọi là pháp đọa.
Thiên 4: tội thâu lan giá có 3 cấp bực: nặng, vừa và nhẹ ví như cố ý giết mà đối tượng chưa chết, hay âm mưu bại lộ việc bất thành…
Thiên 5: ác tác và ác thuyết – nói bậy và làm bậy, vi phạm bị phạt nhẹ như vi cảnh vậy.
Thất tụ là 7 nhóm giới như sau: Nhóm 1: 4 pháp cực ác; Nhóm 2: 13 pháp tăng tàn; Nhóm 3: 30 pháp xả đọa; Nhóm 4: 90 tội đọa; Nhóm 5: 2 pháp bất định; Nhóm 6: 100 pháp chúng học; Nhóm 7: 7 pháp diệt tranh cải
[14] Diệt tránh: dứt tranh cải. Đây là giới luật Tỳ kheo cần phải diệt trừ sự tranh cải nổi lên để an ổn trong chư Tăng.
[15] Thập triền: 10 món trói buộc làm cho chúng sanh không thoát ra khỏi vòng sanh tử. đó là: 1. Vô tàm, 2. Vô quí (không biết hổ), 3. tật (ganh ghét), 4. xan (keo kiệt), 5. sân (hờn giận), 6. thụy miên (ham ngủ), 7. trạo cử (tâm chập chờn dao động), 8. hôn trầm (tối tăm, chìm đắm), 9. sân nhuế (giận dỗi, nổi xung thiên), 10. phú (tráo trở, che mù tâm).
[16] Thập sử: 10 mối sai khiến, vì phiền não có sức sai khiến chúng sanh hành động sai lầm để tạo nghiệp được chia làm 2 loại: lợi và độn (trì trệ, nặng nề) – Tham, sân, si, mạn, nghi: 5 độn sử; thân kiến, tà kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ gọi là 5 lợi sử (nhạy bén).
[17] Nhị nghiêm: hai pháp phước đức và trí tuệ trang nghiêm, chỉ Phật đạt được trọn vẹn mà thôi.