MỤC LỤC
Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Minh Châu
Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Duy Lực
Lời Đầu Sách
Chương 1
Quan Điểm Ăn Chay Của Người Tây Phương
Sức Khỏe
Môi Sinh
Tình Trạng Thiếu Ăn Trên Thế Giới
Lòng Nhân Từ Với Súc Vật
Chương 2
Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật
Quan Điểm Của Phật Giáo Nguyên Thủy
Quan Điểm Của Phật Giáo Đại Thừa
Giới Không Sát Sanh
Phóng Sanh
Ăn Chay Trong Kinh Điển Đại Thừa
Nghi Vấn Về Nguyên Do Đức Phật Niết Bàn
Y Nghĩa Bất Y Ngữ
Chương 3
Tổng Kết
Lời Kêu Gọi Thay Cho Lời Cuối Sách
Chương 4
Những Câu Hỏi Đáp Về Vấn Đề Ăn Chay
Chương 5
Phụ Trương: Isoflavones Đậu Nành
Chiến Đấu Chống Ung Thư Vú Bằng Rau Đậu
Phụ Trương: Kinh Từ Bi
Tài
Liệu Tham Chiếu
Đề
mục câu hỏi
Lời
kính thưa
LỜI GIỚI THIỆU Của Hòa Thượng Thích Minh Châu
Đạo Phật là đạo Từ Bi và Trí Tuệ. Đức Phật đã giới thiệu cho chúng ta con đường dẫn đến đoạn trừ khổ đau. Đó là con đường Giới, Định, Tuệ. Toàn bộ lời dạy của Ngài cô đọng trong bài kệ kinh Pháp Cú sau đây:
"Không làm các điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy" (Pháp Cú 183)
Thế nên,
mỗi mỗi Phật tử cần tư duy và hành động đúng theo con
đường Giới, Định, Tuệ mà Đức Phật đã chỉ dạy để đem
lại an lạc, hạnh phúc cho mình và mọi người. Trong đó, việc
ăn chay của người Phật tử cũng không ngoài ý nghĩa này,
là tránh làm tổn thương sinh mạng chúng sinh và phòng ngừa
được một số bệnh nan y mà ngành y học ngày nay đã xác
nhận và có kinh nghiệm trong việc điều trị.
Chúng tôi,
từ lâu vẫn trung thành với đường hướng giáo dục Giới,
Định, Tuệ qua lời dạy của Đức Phật để đào tạo những
lớp người kế thừa có tài đức, có sức khoẻ để phục
vụ cho Đạo pháp và Dân tộc. Do vậy, những công trình, những
sáng kiến để đóng góp cho đường hướng giáo dục này,
chúng tôi vô cùng hoan nghênh đón nhận.
Tác giả Tâm
Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửi
đến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.
Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ăn
chay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủy
và Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.
Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và Trí
Tuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn một
vài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thời
gian để làm sáng tỏ.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu tập sách nầy đến với Độc giả.
Mùa
xuân năm Mậu Dần 1998
Tỳ Kheo Thích Minh Châu,
Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam
LỜI GIỚI THIỆU
Của Hòa Thượng Thích Duy Lực
Theo thống
kê ba căn bệnh gây chết người nhiều nhất ở Hoa Kỳ
là bệnh tim, bệnh ung thư và bệnh tai biến mạch máu não,
mà nguyên nhân chính là ăn thịt và các thực phẩm biến
chế từ nguồn gốc thịt động vật. Các khoa học gia ngày
nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào
chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ
nguồn thức ăn do thực vật đem lại thay vì từ động vật
vốn đã mang sẵn những mầm mống có hại, dễ gây bệnh
tật cho cơ thể con người.
Nay
có đạo hữu Tâm Diệu đã từ bỏ ăn thịt cá, chuyển
qua ăn trường trai được hơn tám năm, đạt được nhiều
lợi ích từ tinh thần đến thể chất, vì lòng từ bi muốn
đem lợi ích cá nhân này để chia xẻ với tất cả mọi
người, nên đã ra công biên soạn hai quyển sách về ăn
chay, quyển sách đầu có tựa đề là Thực Phẩm Rau Đậu
Qua Lăng Kính Khoa Học và quyển sách thứ hai này Quan Điểm
Về Ăn Chay Của Đạo Phật cốt để làm sáng tỏ sự lợi
hại của việc ăn thịt cá và ăn chay, cũng như nói lên
tầm quan trọng về vấn đề khá tế nhị này trong đạo Phật.
Tôi
là một tu sĩ Phật giáo luôn luôn tuân theo lời dạy của
Phật Thích Ca, đang học và hành hạnh Bồ Tát để giúp
mọi người. Qua hai quyển sách này, cảm thấy đạo hữu
Tâm Diệu cũng đang học và thực hành hạnh Bồ Tát đúng
theo lời Phật dạy nên tôi rất hoan hỷ, tán thán và có
những lời giới thiệu như trên.
Tỳ Kheo Thích Duy Lực,
Từ
Ân Thiền Đường, California, Hoa Kỳ
Theo nhan đề
của cuốn sách này, chúng tôi chỉ có chủ tâm khảo sát
các quan điểm về ăn chay của đạo Phật, nhưng vì muốn
quý độc giả có một cái nhìn tổng quát về vấn đề ăn
chay nên trước khi đi vào nội dung chính của quyển sách
chúng tôi tóm lược qua quan niệm hiện nay của người
Hoa Kỳ nói riêng và người Tây Phương nói chung về vấn
đề này.
Ngoài
ra, nói đến ăn chay mà không nói đến đậu nành, thực
phẩm chánh của người ăn chay là một điều thiếu sót
nên chúng tôi trình bày thêm về đậu nành và những
khám phá mới nhất của khoa học về chất isoflavones trong
đậu nành.
Thêm
vào đó, nơi phần cuối quyển sách là những câu hỏi
đáp liên quan đến vấn đề ăn chay mà chúng tôi nghĩ
rằng quý độc giả sẽ tìm thấy câu hỏi và câu trả lời
thích hợp cho mình.
Đối
với người Tây phương, chính sách ăn chay đang đi vào
dòng sinh hoạt chính của đời sống. Từ xưa chế độ ăn
thịt cá, một lối ăn uống tiêu biểu của người Tây phương
đã được coi như một sinh lộ (a way of life). Ngày nay, do sự
tiến bộ của khoa học qua các công trình nghiên cứu, cho
thấy rằng chế độ dinh dưỡng bằng cá thịt không còn
là sinh lộ mà là một tử lộ (a way of death).
Đối
với Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm dị biệt về
ăn chay giữa hai truyền thống Đại Thừa và Nguyên Thủy,
nhưng tựu chung vẫn có những căn bản giống nhau.
Các
học giả nghiên cứu Phật giáo cho rằng sự dị biệt là
do người đời sau thêm thắt hay sửa đổi vì trước khi
kinh điển được chép thành sách thì nó đã trải qua
giai đoạn truyền khẩu, đằng khác, không những trong giai
đoạn truyền khẩu, mà cả trong giai đọan kinh điển
được lập thành văn tự, không ai có thể tin chắc 100
phần trăm tính cách chính xác tuyệt đối được.
Tuy
nhiên, chúng tôi không khảo sát theo lối của các học
giả Tây phương mà tuân theo lời Phật dạy là tìm hiểu
ý nghĩa trong lời nói, không bám chặt vào ngôn từ, và
cũng không rời nguyên tắc của Phật khi Ngài nói Pháp,
là khế lý và khế cơ, tức là lời Ngài nói luôn luôn
hợp với lý chân thật của muôn sự muôn vật và thích
hợp theo cơ duyên của từng chủng loại chúng sinh, từng
căn tánh, từng thời tiết nhân duyên.
Tâm
nguyện thì như vậy, tuy nhiên, nếu có sự diễn giải nào
sai với ý Phật và Chư Tổ, đệ tử xin chí thành sám
hối trước ba đời mười phương chư Phật và xin chư độc
giả lượng thứ. Nếu có chút gì công đức, xin hồi hướng
đến khắp pháp giới chúng sinh trọn thành Phật đạo.
Nam
mô Thường Trụ Mười Phương Tam Bảo.
Tâm Diệu
Source: Tu viện Quảng Đức