Chương 2
Y NGHĨA BẤT Y NGỮ
Pháp
theo
tiếng Bắc Phạn là Dharma, tiếng Nam Phạn là Dhamma có nghĩa
là dù ở hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được tự tánh
bản chất và tùy theo hoàn cảnh để hòa hợp nhưng không
thay đổi bản chất. Tất cả kinh điển của Phật nói ra
được gọi là Pháp, với mục đích chỉ dạy chúng sinh
theo đó mà tu hành sẽ được giác ngộ, giải thoát khỏi
vòng sinh tử luân hồi.
Người
đời nhiều bệnh, các bệnh lại không giống nhau nên thầy
thuốc phải tùy bệnh mà cho thuốc. Đức Phật là Đại Y
Vương nên Ngài cũng tùy theo cơ duyên, căn tánh, trình
độ của từng chủng loại chúng sinh cao thấp không đều
và tùy thời tiết nhân duyên mà thuyết pháp để mọi
chúng sinh đều được giác ngộ.
Trong
thời kỳ bắt đầu của đạo Phật, do nội dung cách mạng
và giải phóng triệt để hầu xóa tan biên giới giai cấp
cùng cách phân biệt đối xử rất khắc nghiệt của xã
hội Ấn Độ thời ấy, nên nhiều thế lực đã tìm cách
phá hoại uy tín của Đức Phật. Cũng do điều kiện khách
quan còn nhiều khó khăn, chưa thể hoạt động thật mạnh
mẽ ở tất cả mọi phương diện, nên Đức Phật đã phải
tùy nghi phương tiện, uyển chuyển cải cách, để vừa hoằng
pháp, vừa phát triển, lại vừa sinh tồn.
Vì
nhu cầu tu học, nên vấn đề ăn uống cần phải được
giản dị, thực phẩm phải được xem như là dược thực,
vì thế tăng đoàn thời Đức Phật phải đi khất thực.
Khất thực là chính sách thực hành giáo pháp. Các thầy
Tỳ kheo phải giữ tâm bình đẳng mà đi khất thực từng
nhà, không phân biệt giầu nghèo sang hèn để tạo cho đủ
mọi tầng lớp dân chúng đều có cơ duyên thực hành
hạnh bố thí cầu phước, nhân dịp đó quý thầy nói pháp
khuyên dạy mọi người tu hành.
Pháp
khất thực cũng vừa có mục đích phá trừ ngã chấp,
vừa tự độ vừa độ tha, lợi mình lợi người lại
khỏi mất thời gian mua và nấu nướng thực phẩm. Khi ăn
thì phải trộn các món ăn với nhau để không còn phân
biệt món này với món khác, món ngon món dở và không
phân biệt mùi vị. Mục đích để không còn luyến ái mùi
vị thơm ngon, mà chỉ cần ăn để nuôi sống xác thân mà
tu hành giải thoát.
Trong
hoàn cảnh xứ Ấn Độ hai ngàn năm trăm năm trước đây,
dân chúng thì nghèo mà tăng đoàn của Phật thì lại đông,
mỗi khi đi khất thực có đến cả ngàn tỳ kheo, làm sao
mà có thể có đủ thực phẩm chay. Lại nữa, đã gọi
là trải ruộng phước cho mọi người gieo trồng, làm sao
có thể từ chối vật thực cúng dường, tạo sân hận
cho người có lòng cúng dường. Cho nên sự việc tăng
đoàn thọ nhận vật thực cúng dường, dù cho có lẫn
thịt cá, hoàn toàn là tình cờ, chư Tăng không hề quan
tâm đến món ăn, chỉ cốt có thực phẩm để nuôi dưỡng
cơ thể có đủ sức tu hành hoàn thành đạo quả.
Do
hoàn cảnh khó khăn kể trên, Phật không đòi hỏi mọi
người một cách khắt khe, nhưng nhờ Giới Không Sát
Sanh do Ngài ban hành sẽ thấm nhuần từ từ khiến cho mọi
Phật tử sẽ ngừng tay chém giết súc sinh, thay thế thực
phẩm bằng các thực vật rau đậu, chừng đó họ sẽ cúng
dường rau đậu trái cây.
Ngày
nay, hai ngàn năm trăm năm đã trôi qua, đời sống toàn
thế giới đã tương đối sung túc hơn thời cổ đại. Các
vùng sa mạc nay cũng có thể trồng được hoa mầu. Lương
thực không còn thiếu thốn như xưa. Dù nghèo, mọi người
muốn cúng dường chư Tăng đều có thể thực hiện
được vì thực phẩm rau đậu đâu đâu cũng có, vừa
tinh khiết lại nhiều chất bổ dưỡng.
Nên
nhớ là chư Tăng hoan hỷ nhận lãnh bất cứ gì người
Phật tử tại gia vui lòng hiến dâng. Việc ăn thịt cá
trong ba trường hợp mà Đức Phật cho phép không còn đúng
cho ngày nay, đó chỉ là pháp phương tiện mà Đức Phật
uyển chuyển ban hành trong thời kỳ khó khăn nói trên.
Chúng sinh có bệnh, Phật cho thuốc cũng phải tùy bệnh,
tùy hoàn cảnh, thời đại, cơ duyên, có lúc thuốc phải
nhẹ nhàng để thấm từ từ, có lúc bệnh nhân đủ sức
chịu đựng thì Phật cho uống liều mạnh để khỏi bệnh
luôn, cho nên là Phật tử, chúng ta đọc kinh phải hiểu
ý Phật, ý kinh. Đức Phật đã dạy cho chúng ta phải y cứ
theo bốn điều: (1) y pháp bất y nhân, (2) y trí bất y thức,
(3) y nghĩa bất y ngữ, và (4) y liễu nghĩa kinh,
bất y bất liễu nghĩa kinh.
Hay
nói một cách khác, tất cả lời Phật đều là pháp phương
tiện giáo hóa chúng sinh, pháp đó hợp với lý chân
thật của vạn sự vạn vật, nhưng do hoàn cảnh không gian
và thời gian sai khác, nên pháp đó có thể phù hợp
hay áp dụng được ở một quãng thời gian hay không gian
nào đó cho một số chủng loại chúng sinh nào đó, nhưng
cũng có thể không phù hợp hay không áp dụng được
cho một thời kỳ nào khác hay nơi chốn nào khác cho chủng
loại chúng sinh khác.
Ý
của Phật có thể ví như là bản chất tự tánh của nước
là ẩm ướt, tùy theo nhân duyên hoàn cảnh, dù nước
đổ vào bình tròn hóa ra tròn, dù đổ vào bình vuông
hóa ra vuông và dù biến thành hơi bay lờ lững trên trời,
thì bản chất tự tánh của nước vẫn không thay đổi.
Trong suốt bốn mươi chín năm hóa độ chúng sinh, Ngài chỉ khuyên chúng ta tự hy sinh bản thân để cứu chúng sinh. Trong kinh Phật, không hề có một lời nào khuyến khích bạo lực, trả thù v..v.. Người Phật tử chỉ có một con đường, nếu muốn là Phật tử chân chính, đó là "cứu vớt chúng sinh và không ăn thịt chúng sinh".
Từ
lúc đạo Phật có mặt trên quả địa cầu này đến nay,
đạo Phật chưa bao giờ dấy khởi chiến tranh, bởi giới
luật đầu tiên của Phật là Không Sát Sanh - chẳng những
không giết người mà còn trân qúy và bảo vệ sự sống
của muôn loài chúng sinh hữu tình lẫn vô tình. Ngài nói
rất rõ trong tất cả các kinh điển Nguyên Thủy cũng như
Đại Thừa là, "chớ có sát sinh, chớ có khuyến
khích sát sanh, chớ có chấp nhận sát sanh, chớ có làm
hại các sinh vật nhỏ bé trong nước, thậm chí chớ có
đạp trên cỏ xanh." [1]
Do
những lý lẽ trình bầy trên, chúng ta tuyệt đối không
nên cúng dường qúy thầy, qúy sư những thực phẩm không
phải là chay, những thực phẩm hay đồ dùng có nguồn gốc
từ việc giết hại chúng sinh như thịt cá tôm cua sò ốc,
da đồi mồi, da cá sấu, áo lông thú, dày da bò, da trâu,
cao hổ cốt và vải lụa dệt bằng tơ tằm.
Nếu như chúng ta cứ cố ý làm như vậy rồi viện lẽ Phật cho phép, tức là chúng ta đã không mang ơn Phật mà còn hủy báng Phật và chúng ta tự hủy hoại hạt giống từ bi trong chính chúng ta, chúng ta tự tạo tội cho chính chúng ta. Mua thịt cá ngoài chợ, dù là mua cho mình hay mua cho người khác cũng đồng nghĩa sát sinh như nhau.
Đừng
ngụy biện nói rằng "Tôi không giết, không nghe,
không thấy. Họ bán thì tôi mua. Đó là tịnh nhục".
Không !! Đừng tự lừa dối mình !! Thời nay không còn
tịnh nhục. Thịt cá bán ngoài super market có đối tượng
rõ ràng, đó là người mua. Vậy có người mua nên mới
có kẻ bán. Người mua là lý do thúc đẩy kẻ bán giết
con vật, làm sao còn gọi là tịnh nhục được, làm sao có
thể nói được là tôi không giết. Hành động mua thịt
cá ngoài chợ được xem là một thứ "ủy nhiệm sát
sanh" (killing by proxy) cũng đồng nghĩa như sát sanh.
Có
một số người còn cho rằng Giới Không Sát Sinh trong năm
giới dành cho cư sĩ Phật tử là "giới bất sát
nhân" tức "không giết người, "có nghĩa
là vẫn được giết các sinh vật khác, trừ người
". Quả là một sai lầm vô cùng lớn lao và tai hại.
Họ đã hiểu sai, không những chữ mà còn ý của Phật
nữa. Chữ "sinh" trong "Giới Không Sát
Sinh" có nghĩa là sinh vật hay chúng sinh (sentient
being). Chúng sinh, theo Ngài Trần Thái Tông dạy rất rõ
cho hàng Phật tử tại gia là hữu tình chúng sinh, tức
là tứ sinh nói trong Khóa Hư Lục, nghĩa là sinh vật sinh
từ trứng, từ thai bào, từ ẩm ướt và từ hóa
sinh.
Còn
giới Sát Sinh của Bồ Tát Giới thì quý Phật tử nào
đã thọ thì biết, chỉ khởi lên "ý niệm" ăn thịt
hay ý niệm sát hại đã là phạm giới chứ không phải
chỉ khi ăn thịt chúng sinh mới là phạm giới.
Trong đời sống tương đối này, chúng ta ai ai cũng bị chi phối bởi luật nhân quả. Không nhân nào mà không ra quả, chỉ chờ duyên thôi. Cho nên nếu bất đắc dĩ phải làm những nghề liên quan đến sát sinh dù là trực tiếp hay gián tiếp như làm nghề chài lưới, săn bắn, giết heo, mổ gà, mổ bò, bán súng, thì chắc chắn sẽ có ngày lãnh hậu quả, có thể đời nay, hay những kiếp sau. Nên Đức Phật khuyên trong Bát Chánh Đạo hãy chọn một nghề sinh sống không làm tổn hại đến chúng sinh. Đức Phật thương xót đến cả côn trùng không nỡ dẫm lên chúng. Nếu như chúng ta có vì vô tình mà không tránh được việc dẫm lên các con vật nhỏ bé thì chúng ta cũng nên tránh các nghề sát hại chúng sinh như nói ở trên.