VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU
Nārada Mahā Thera - Phạm Kim Khánh dịch
Chương II: TÂM SỞ
Kāmāvacara-Sobhana-Cittāni
Tâm đẹp thuộc dục giới
14. (i) Kāmāvacara-sobhanesu pana kusalesu tāva paṭhamadvaye Aññasamānā terasa cetasikā pañcavisati Sobhanacetasikā c'āti aṭṭhatiṁsa-dhammā saṅgahaṁ gacchanti. Appamaññā Viratiyo pan'ettha pañca'pi paccekam'eva yojetabbā. (ii) Tathā dutiyadvaye ñāṇavajjitā; (iii) Tatiyadvaye ñāṇasampayuttā pītivajjitā; (iv) catutthadvaye ñāṇapītivajjitā. Te eva saṅgayhanti. Kiriyacittesu'pi Virativajjitā. Tath'eva catusu'pi dukesu catudhā' va saṅgayhanti. Tathā vipākesu ca Appamaññā-Virativajjittā. Te eva saṅgayhantī'ti sabbathā'pi catuvīsati kāmāvacarasobhana- cittesu dukavasena dvādasadhā'va saṅgaho hotī'ti. 15. Aṭṭhatiṁsa sattatiṁsa -- dvayaṁ
chattiṁsakaṁ subhe 16. Na
vijjant'ettha virati -- kriyāsu ca mahaggate |
§14 (i) Trước tiên, trong hai loại tâm Ðẹp đầu thuộc Dục Giới [1] có ba mươi tám tâm sở phối hợp nhau như sau: mười ba tâm Aññasamānā (bảy Phổ Thông và sáu Riêng Biệt) và hai mươi lăm tâm sở Ðẹp. (13 + 25 = 38). Hai tâm sở Vô Lượng và ba Tiết Chế phải được phối hợp riêng biệt [2] . (ii) Cùng thế ấy trong cặp thứ nhì, tất cả các tâm sở trên đều hiện hữu, ngoại trừ Tri Kiến; (iii) Trong cặp thứ ba, liên hợp với Tri Kiến, Hỷ bị loại trừ; (iv) Trong cặp thứ tư, Tri Kiến và Hỷ [3] bị loại trừ. (v) Trong tâm Hành, ba Tiết Chế bị loại trừ [4]. Như ở trên, bốn cặp phối hợp bằng bốn phương cách. Các tâm sở nầy phát sanh cùng thế ấy trong tâm Quả, ngoại trừ những tâm sở Vô Lượng và những Tiết Chế [5] . Như vậy trong tất cả hai mươi bốn loại tâm Ðẹp thuộc Dục Giới có mười hai cách phối hợp, theo từng cặp. §15 Ðối với những tâm Hữu Nhân thuộc Dục Giới -- Thiện, Quả và Hành -- có ba mươi tám phát sanh trong tâm Thiện (cặp đầu tiên), hai lần ba mươi bảy [6] (trong cặp thứ nhì và thứ ba), và ba mươi sáu (trong cặp thứ tư). Trong tâm Hành có ba mươi lăm (trong cặp đầu), hai lần ba mươi bốn (trong cặp thứ nhì và cặp thứ ba), ba mươi ba (trong cặp thứ tư). Trong tâm Quả ba mươi ba (trong cặp đầu tiên), hai lần ba mươi hai (trong cặp thứ nhì và thứ ba), ba mươi mốt (trong cặp thứ tư). §16 Nơi đây các Tiết Chế không hiện hữu trong tâm Hành và tâm Cao Thượng [7]. Cùng thế ấy, các tâm sở Vô Lượng trong tâm Siêu Thế, và cả hai (Vô Lượng và Tiết Chế) trong tâm Quả thuộc Dục Giới [8]. Trong tầng Cao Thượng nhất các chi thiền sai khác nhau rõ rệt [9]; Trong tầng Trung Bình [10], các tâm sở Vô Lượng (và các chi thiền). Trong Hạ Tầng (tức Dục Giới), các Tiết Chế, Tri Kiến và Hỷ [11] . |
Ghi chú:
[1] Tức là hai tâm "có và không có sự xúi giục" đồng phát sanh với thọ Hỷ và liên hợp với Tri Kiến (hay Trí Tuệ).
[2] Bởi vì các tâm sở nầy không phải cố định, có thể phát sanh riêng biệt và tùy lúc.
[3] Bởi vì tâm nầy liên hợp với Xả.
[4] Bởi vì các vị A La Hán đã tận diệt hoàn toàn những Tiết Chế.
[5] Tâm Quả (Vipāka) chỉ có một số đối tượng hạn định. Số đối tượng của tâm sở Vô Lượng vô cùng tận. Các Tiết Chế tuyệt đối chỉ có tánh cách luân lý, do đó không thể phát sanh trong một loại tâm Quả. Tuy nhiên trong tâm Quả Siêu Thế (Phala) các Tiết Chế nầy phát sanh như phản ảnh của tâm Ðạo (Magga).
[6] Tức là ba mươi bảy trong cặp thứ nhì và ba mươi bảy trong cặp thứ ba.
[7] Tức trong cảnh Sắc và Vô Sắc Giới. Vì ở đấy không có cơ hội để các bất thiện pháp ấy nổi lên.
[8] Xem chú giải số 54, trang 159.
[9] Tức là trong các loại tâm Siêu Thế. Khi các tâm nầy được sắp theo năm tầng Thiền thì chi thiền trong mỗi loại tâm khác nhau.
[10] Tức trong Sắc Giới và Vô Sắc Giới.
[11] Tâm Thiện khác biệt với tâm Quả và tâm Hành do các Tiết Chế. Tâm Thiện và Hành khác với Quả do Vô Lượng. Những cặp tương đương khác nhau do Tri Kiến và Phỉ.