Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Vòng xoáy của nghiệp lực

Thursday, March 1, 201200:00(View: 18390)
Vòng xoáy của nghiệp lực

Lời BBT:  nguyenhaminh-lienhoa2-content-thumbnailCư Sĩ Nguyễn Hà Minh, bút hiệu Liên Hoa, Pháp danh Thiện Pháp, Chủ biên Trang Nhà Liên Hoa, Cộng tác viên www. thuvienhoasen.org và www.quangduc.com đã từ trần tại tư gia Houston, Hoa Kỳ lúc 8.45 sáng ngày thứ ba, 28/2/2012, nhằm ngày 7-2-Nhâm Thìn, hưởng thọ 62 tuổi. Anh đã được BS. cho biết trước chỉ còn có thể sống được từ 3 đến 6 tháng, nay sau gần một năm ở lại với gia đình, với bạn bè, với trần gian, anh đã từ giã cõi đời. Xin anh hãy thanh thản ra đi, thế gian này không có gì để lưu luyến và xin chân thành phân ưu cùng chị Diệu Tịnh, người bạn đạo và bạn đường thân thiết của anh cùng toàn thể tang quyến. Thành kính nguyện cầu: Hương Linh Thiện Pháp Nguyễn Hà Minh sớm tái sinh vào cõi giới an lành. Xin giới thiệu với quý độc giả bài viết của anh ghi lại ngày sinh nhật lần cuối:


VÒNG XOÁY CỦA NGHIỆP LỰC

Cư Sĩ Liên Hoa

Sao lại gọi ta lúc đêm khuya về

sau thời kinh, thiền toạ

cho cơn đau nào chợt đến

gặm nhắm thân thể

có phải là trùng khơi sóng chuyển

có phải là vũ trụ chuyển mình

có phải là đất trời lên cơn giận

ta lặng im,

cơn đau dồn dập

nghe chừng hơi thở như ngưng bặt

mắt nhắm nghiền

ôm vùng bụng nóng ran

như chờ như đợi,

chia cách từng tế bào

như muốn xé thân thể vỡ ra từng mảnh

đôi tay, xin chắp lại

gọi thầm hơi thở,

niệm tên Bồ tát của lòng Từ

Nam mô Bổn tôn Quán Thế Âm Bồ tát…

 

Không thể đặt lưng nằm xuống giường đươc, khi cơn đau oà đến, cấu xé trên vùng bụng nóng ran. Tôi đã im lặng, nhìn thấy cái vô thường có mặt, có thể đem sinh mạng ra đi bất chợt, về một nơi chốn nào đó. Tại sao vậy? Chỉ vừa cách đây khoảng nửa giờ, tôi rất là bình thường, không một triệu chứngbáo hiệu trước. - Đó có phải là sự chuyển đổi, không thể kiểm soát được của làn sóng sinh diệt, của sự mỏng manh của các pháp, của tuồng ảo hoá (mãya), của một kiếp người.

Người Phật tử vẫn thường quán niệm hàng ngày về sự vô thường của đời người như bọt nước, như sương buổi sớm mai, như hoa đốm giữa hư không, tồn tại, hiện hữu và mất mát trong từng sát na, huyễn mộng và không thể nắm giữ được. Nhưng khi đối diện với thực tế, với những gì đang xảy ra, tiếp cận với và cho chính mình, quả là một trò đùa của nghiệp lực…

 

nếu em đếm được bước chân vô thường

trên dốc đồi của của cuộc đời

có những cơn mưa đổ xuống

tạo thành các hạt bong bóng

nhiều sắc màu thật đẹp

sẽ dễ vỡ, tan biến

hoà theo dòng nước của cuộc sống

những hơi sương buổi sáng

loãng dần trong nắng sáng

một ngày về thanh tịnh

từng lá cây lìa cành

trải dài rong rêu trên con đường

có phải đep lắm không

sự nhiệm mầu của các pháp

có mặt, chia sẻ,

cùng nhau phơi bày lời thuyết pháp

ngôn ngữ biểu hiện của chân tâm

một hơi thở

một niệm khởi lên

à, như vậy, cũng là một đời người …

 

- Bác sĩ hãy cho tôi biết sự thực về bệnh tình của tôi. Sống đến từng tuổi nầy, có sống thêm cũng đủ, mà đời có ngắn hơn thì cũng đã xong. Tôi là người Phật tử, nên thường quán niệm về kiếp sống ngắn ngủi, vì ai rồi cũng phải ra đi, không sớm thì muộn.

- Theo kết quả mà tôi có được, sau khi thử máu, CAT Scan, soi ruột …, và theo kinh nghiệm, anh có thể sống từ 3 đến 6 tháng, vì bệnh của anh đã qua Part 4 (giai đoạn cuối).

Tôi hơi giật mình với lời nói của Bác sĩ về kết quả nầy, dù cũng đã chuẩn bị tinh thần để đối diện, chấp nhận, nhưng chủ quan về đời sống tinh thần cũng như sự điều độ dinh dưỡng, thực tập thiền mật mỗi ngày trong nhịp sống của mình, có thể hoá giải được nhiều việc. Cho nên, nếu bệnh tình trầm trọng đến như vậy, quả là một nghiệp lực đã chin mùi, cần xuất hiện để cảnh tỉnh.

- Cám ơn Bác sĩ. Như vậy đã đủ để tôi có thể sắp xếp lại gia đình, cuộc đời và những gì liên hệ.

Người hành giả tu tập thường cầu biết trước giờ chết, nay mình chưa biết trước giờ ra đi, những cũng đã nắm được khoảng thời gian cần thiết, cho phép.

 

Hãy lắng lòng nghe đi em

lời xưa đã gọi

đã bao năm dong ruổi trên cuộc đời

cũng bởi sắc, bởi thanh, bởi hương

bởi giai tầng vị xúc pháp

ta có được những gì

nhiều quá phải không

trong lòng tay huyễn mộng

một tấm lòng mở rộng

của người con Phật

như hương thơm cam lồ

đi đến trong vô thường

làm nên hương trầm thanh thoát

để cho nhau, cho cuộc đời, cho con người

trong lý tưởng đẹp của từ bi

có vị ngọt tấm lòng người con Phật

đôi mắt kia có héo mòn,

nhưng là vực sâu soi sáng của lúc soi tâm

lời kia có yếu kém

nhưng là ngôn ngữ của yêu thương

sau cơn trầm mình trong bốn nhiếp pháp

bàn tay kia có run rẩy

nhưng là cả đại dương

ngút ngàn “sắc là không, không tức là sắc”

để có những buổi sáng, chiều hôm 

cảm đức Phật trong lòng

Ngài mỉm cười bao dung ư

hay là pháp để học, chiêm nghiệm

cho cuộc đời thật đẹp

khi lìa bỏ thế gian nầy

vì là người con Phật,

mang một tấm lòng

làm đẹp cho đời ....

 

- Con đừng khóc quá, nha con. Ba không sao đâu. Có bất cứ chuyện gì, Ba cũng chấp nhận được. Chỉ tội cho Mẹ con, sẽ gánh lấy nhiều trách nhiệm nặng nề trong cuộc sống.

Nhìn đứa con gái tốt nghiệp trong ngành y, dẫn Ba đi để khám nghiệm nhiều nơi những ngày qua, vì Mẹ đi xa. Nó tiều tụy, lo âu, tôi xoa đầu nó, cảm thấy trong lòng nhiều chua xót, nước mắt chảy dài. Không phải vì tiếc thương cho thân mạng của mình, nhưng vì cảm xúc đến tấm lòng của con, nên khuyên nhủ, mong nó chịu đựng được dù bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra, vì dù sao cũng là gia đình người con Phật, có thực tập tu học, thâm tín Tam bảo, tin sâu nhân quả..

Con người thường của tôi cũng có da có thịt lắm chứ, lúc nào cũng cũng sống lạc quan, yêu đời, áp dụng lời Phật dạy trong cuộc sống. Nay, thì da thịt bỗng đi chơi, xanh xao nhiều, người ốm nhom ốm nhách, như bộ xương cách trí, nhưng dù sao, còn giữ được nụ cười và khi cười thì cũng hãy còn có duyên, tươi mát chút chút.

Ôi cũng mới đây thôi, còn nghĩ là mình ngon lành lắm, mà bây giờ lại như thế nầy, nhìn rõ cuộc đời hơn và quán chiếu thâm sâu lời kinh Bát Nhã. Bây giờ thì cần phải sống chung hoà bình với những gì hiện hữu trong thân, mà có thể một lúc nào đó trong cuộc sống, mình vô tình hình như quên mất, vì ỷ lại vào nơi sức khoẻ của mình. Căn bệnh nầy không phải từ ngoài vào, nhưng là tiếng nói của thân như tiếng gào thét của những tế bào bắt đầu lên tiếng. Đây cũng là nghiệp lực, là thử thách và cũng là cơ hội thù thắng để thực hành thâm sâu lời Phật dạy, để chuyển hoá những khổ đau của thân tâm và cũng để chuẩn bị khi vô thường đến bất cứ lúc nào, sẽ không bỡ ngỡ, hốt hoảng, lo sợ.

 

Có phải em đã đến bên ta trong vô lượng kiếp

đời phong trần, ngày tháng lại đem xa

một hôm kia, nhìn lại bến năm nào

chừng như đã xa xôi từ muôn thưở

cám ơn vô thường, làm ta thức tỉnh

cám ơn cơn đau, cảm niệm được phận người

cám ơn bốn đại, có hình hài huyễn mộng

cám ơn Người, con đã tỏ đường đi...

 

Chúng ta đều có đủ 3 thân như đức Phật: Pháp thân, Ứng thânHoá thân, nhưng Ngài là bậc Đại Giác, đầy đủ Phước Trí do công năng tu hành từ vô lượng kiếp, nên khi Ứng thân hay Hoá thân trong bất cứ cảnh giới nào, cũng chỉ vì đại nguyện độ sanh.

Còn chúng ta, Ứng thân trong cuộc đời nầy đều do nghiệp lực, do nhờ chút phước báu của quá khứ, được sanh làm thân người quả là điều rất khó, nên thân ngũ uẩn của mỗi người đều khác nhau, có kẻ xấu người đẹp, người có phước, kẻ nghèo khổ v.v... dù trong tâm vẫn còn đầy dẫy tham sân si. “thất viên minh tánh tác trần lao, xuất sanh nhập tử thọ luân hồi, dị trạng thù hình tao khổ sở, túc tư thiểu thiện sanh nhân đạo...”. Pháp thân thì mê mờ, chưa tỏ, Ứng thân thì do nghiệp báo sai biệtHoá thân cũng chỉ đều vị lợi mình, vị kỷ, chưa xả bỏ vì tha nhân.

Khi chỉ thấy ta (ái ngã), thấy ta là duy nhất (ngã chấp), thấy tiếc thương thân mạng, thấy sự ngắn ngủi của đời, chúng ta sẽ khổ đau, quên đi bài học mà đức Từ Tôn thường dạy: ”Đời người thật mỏng manh, hơi thở ra mà không trở lại, thì một cuộc đời đã đi qua”. Nhưng, cuộc đời rồi ai cũng phải trải qua sanh già bệnh chết, là chân lý không bao giờ sai. Không phải là trong thân thể chúng ta, mỗi giờ phút đã có biết bao nhiêu là tế bào sanh diệt, diệt sanh. Và vì ưa chuộng bề ngoài, nên trong đời sống hàng ngày, ta chỉ trau chuốt bề ngoài, đôi khi quên hẳn đi những gì tiềm ẩn bên trong cơ thể, như: tim, gan phổi thận bao tử ruột v.v.., tất cả nội tạng, cơ thể đều cần tấm lòng, từ bi, chia sẻ nuôi dưỡng và quan trọng hơn, ngay chính cái “tâm” cũng cần được sự cung cấp những chất liệu an lạc.

Nhìn rộng ra, qua dữ kiện động đất và tsunami vừa xảy ra tại Nhật bản vừa qua, chúng ta sẽ thấy thân mạng của con người nhiều khi thật vô nghĩa, nhỏ nhoi, vô thường trước nghiệp lực. Tất cả đều biến mất trong chớp mắt, nhà cửa, sanh mạng, tài sản. Những người Nhật đã không có thời giờ để chuẩn bị trước, và không ai biết rằng cái chết đã đến. Sau đó, là tinh thần của người Nhật do ảnh hưởng văn hoá Võ sĩ đạo, thiền Phật giáo, đã ứng xử thật đẹp, thật xúc động... nhưng, đó chính vì những hành hoạt mà họ có được để đang “giải hoặc nghiệp” của một quá khứ nào đó.

Dù sự việc xảy ra cách chúng ta nhiều ngàn cây số, nhưng là cùng trên quả địa cầu, cùng một hành tinh, nên cái đau, cái khổ, bất hạnh... của người Nhật cũng là cái đau, bất hạnh của chính chúng ta, của mỗi con người, dù ai vô tâm hay mang thành kiến cách mấy đi nữa, vì thế giới nầy ngày càng biểu rõ được tinh thần của Hoa Nghiêm trong đạo Phật “Cùng nhau duyên sanh, cùng nhau duyên diệt” và từ đó, cần nuôi dưỡng tâm đại bi để thương yêu, để cùng chia sẻ. Thế giới càng ngày càng nhỏ lại, một dữ kiện xảy ra dù bất cứ nơi đâu, chỉ một búng ngón tay, đã hiện rõ ra trước mắt, để chúng ta cảm nhận được hết là loài người cần đến tình yêu thương và chia sẻ đến như thế nào. Con người không yêu thương con người, loài người sẽ ra sao? Tự đặt ra câu hỏi, và chính chúng ta cũng cần trả lời cho môi sinh, cho sự hâm nóng toàn cầu, cho chiến tranh, cho vũ khí giết người, cho sự thiếu lương thực, nước uống của một ngày không xa và cho chính tâm bất an của nhân loại.

Cũng qua đó, tự nhiên cảm thấy những cơn đau, bất hạnh, sanh mạng của mình sao nhỏ bé quá, so sánh với nỗi thống khổ vô vàn của biết bao nhiều người đã và đang lâm nạn, không thể diễn tả hết cảm xúc, nỗi lòng, cảm thông, chia sẻ.

 

Bồ tát Quán Thế Âm,

Bàn tay mẹ quay cuồng trong biển động

mở trời thương soi rọi cõi Ta bà

lòng từ bi chan chứa nổi vô biên

chúng sanh khổ, lòng Bồ tát yên sao đặng.

 

Hỡi Tuổi trẻ, Tình yêu và Lý tưởng của tôi ơi! Thế giới đang quay cuồng với bao nhiêu biến động, tâm bất an do tham sân si của con người trong cộng nghiệp đã tạo thành thế giới đầy nỗi oan khiên, thống khổ, hiện diện khắp mọi nơi. Có thể chúng ta cảm thấy an ổn vì những chấn động, xáo trộn không xảy ra ở nơi xa xôi nào đó, không liên hệ đến chúng ta, nhưng hành tinh nầy đâu phải là một khác nào đó xa lạ, để cho mỗi người có thể an ổn để sống như “ba cõi không an, giống như nhà lửa”.

Tình yêu, Lý tưởngTuổi trẻ là khoảng thời gian cao đẹp nhất trong đời người và chúng ta sẽ làm gì cho chính mình, cho xã hội và cho con người? Chúng ta sẽ còn sống bao nhiêu lâu trên cuộc đời nầy. Có ai dám chắc là mình sẽ sống đến trăm tuổi, vì nấm mồ xanh của trẻ nhỏ vẫn đầy dẫy mà (cô phần đa thị thiếu niên thanh).

Trong một lần lúc còn là Sinh viên, còn đang đi tìm cho mình một lý tưởng sống, vì không lẽ cuộc đời con người chỉ lo ăn, lo mặc, lo đầy đủ vật chất, danh vọng và chờ ngày ra đi trở về, thật vô lývô nghĩa. Có một lần, tôi đến viếng thăm ngôi Chùa Kim CươngPhật học viện Kim Cương, do Thầy Tuệ Đăng là Viện trưởng, tôi đã giật mình khi đọc đến hàng chữ “Giới Định Tuệ dung thông Âu Á học”. Tại sao những uyên nguyên của ngôn ngữ Phật giáo nầy, lại có thể là sức mạnh, sức bật và là nền tảng để dung thông được tất cả mọi nền tảng văn hoá, triết học, xã hội học, đạo đức học v.v... của nhân loại? Câu trả lời là do chính mỗi người cần phải tiếp cận, nghiên cứu, học hỏiáp dụng lời dạy của đức Phật. Tôi có chủ quan không?- Thưa không, vì giáo lý của đạo Phật rất cởi mở, thanh thoát, dung thông, tự tại, mà người áp dụng, thực hành khi nào thấy những điều đó đúng, có thể đem lại cho mình được an lạc..., thì đó là điều kỳ diệu của cho chính mình. Nguồn giáo lý vi diệu, siêu thoát, hiện hữu, thực tại, giản dị... đó đến từ vị Đại giác, xuất hiện vì tình yêu thương muôn loài và vị Thầy dẫn đường để con người tìm về bến bờ An lạc, Giải thoát. Ngài không phải là Thần linh để ban phước, gieo hoạ hay thưởng phạt và Ngài đặt trọng tâm nơi con người là cao quí, vì nơi con người, nơi cõi Ta bà nhiều bất hạnh nầy, lại là nơi đến đi của các cõi lành, an vui hay hạnh phúc hoặc bất hạnh, khổ đau do nghiệp lực mình tạo tác. Con người là chủ vận mạng của chính mình.

Những người hữu duyên với đạo Phật, đang thực hành pháp để chuyển hoá khổ đau, đem lại an lạc cho mình, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến mọi người tiếp cận với những an vui, tươi mát, thanh thản, giảm thiểu những bung xung, căng thẳng của đời sống đem lại, do nội lực tự sinh. Tuy nhiên, những người vì thường sống vị kỷ, chỉ biết mình, ôm ấp những sở hữu dù là vật chất hay tinh thần, cho đó là nền tảng của sự hiện hữu chính của mình, lo sợ mất, vì quan niệm những thứ đó là miên viễn, không bao giờ lìa xa, biến mất, thì sẽ khó tiếp cận với đạo Phật, nếu không chịu sửa đổi, hoặc do vì một sự cố bất an nào đó, tự mình thức tỉnh tìm về con đường an vui nầy. Vì đạo Phật không muốn con người bi quan, chán đời, nhìn sai sự thật để mù quáng, tham chấp, rồi bị khổ đau. Cho nên, giáo lý đạo Phật cần được áp dụng, không phải để thoả mãn tri thức, kiến thức, tạo thành hý luận, nhưng là tôn giáo của sự sống hay đúng ra, cần phải sống đạo cho chính mình, mới giải thoát khỏi những triền cái, sanh diệt, vô thường. Nhìn rõ thực tạiphương pháp tối thắng, sáng suốt hơn là tham chấp, vị kỷ, và tự đánh lừa mình trong trường thiên vọng tưởng, rồi trôi lăn trong các nẻo.

Do đó, xin được nhắc lại, qua phạm trù “Giới Định Huệ” cũng nhấn mạnh đến quan điểm thực tiễn, thực tu của đạo Phật, vì theo đạo Phật, nếu không có sự chuyên tu, không kiểm soát tâm, không chuyển hoá tâm, không nhìn rõ được các sinh diệt, vọng tưởng, không thanh tịnh hoá tâm... thì chúng ta chỉ có thể trở thành những nhà nghiên cứu, tri thức, trí thức, thông thái, đa văn, biện tài vô ngại, văn chương thi phú tràn lan... nhưng khổ đau vẫn còn đó, phiền não, vọng tưởng điên đảo vẫn còn đầy, tham sân si vẫn có mặt... thì tất cả mọi ứng xử, giao tế, tiếp cận với chính mình hay người chung quanh, đều chỉ biểu lộ cho những ảnh hưỡng do gốc rễ của bất hạnh, khổ đau và khó thể chia sẻ cho bất cứ ai niềm an vui, an lạc.

tuổi trẻ mang Lý tường, Tình yêu hãy thức dậy, để suy nghiệm rằng chúng ta sẽ làm gì cho cuộc đời mình, cho xã hội và cho con người để sống đúng với lý tưởnghoàn thiện con người để hoàn thiện xã hội, tha nhân hoặc trau dồi, thực tập, áp dụng Giới Định Huệ để chuyển hoá chính mình, để làm hiển lộ con người nhân bản của mình để làm ích lợi cho mình và người”. Cuộc đời như vậy, có phải là đẹp và đáng sống hơn không? Khi tâm ta không an, nhiều đau khổ, căng thẳng, xáo trộn ... thì chúng ta không thể chia sẻ và cho ai được những gì an vui, hạnh phúc và ngược lại, khi tâm than thản, bao dung, từ bi, hỷ xả...thì chất liệu nầy sẽ ảnh hưởng đến mọi người chung quanh, đem lại niềm hạnh phúc vi diệu cho mình và người và dù có ra đi, tâm vẫn an vui, thanh thoát và sống là một thực hiện sinh động cho lý tưởng toàn thiện, hạnh phúc cho mình và người trong tinh thần cao đẹp của đạo Pháp, con người. Đừng để thời gian lãng phí trôi qua trong mộng huyễn.

Những suy nghĩ được có mặt khi đang mang cơn bệnh nặng, không biết sẽ ra đi vào lúc nào, nhưng vì luôn luôn mong báo ân đức Phật, Thầy Tổ v.v... như tôi thường thưa, người con Phật làm gì cũng chỉ vì tấm lòng, nên xin được ghi lại như những lời chia sẻ chân thành, trân quí.

 

Xin được thành kính tri ân:

 

- Những Tôn đức Tăng Ni cùng quý Đạo hữu, Quý Phật tử quen hoặc không quen biết, hoặc những người âm thầm, đã vì căn bệnh của con- một chúng sanh nhỏ nhoi trên cuộc đời nầy, đã mở lòng thương cầu nguyện tại Bồ đề Đạo Tràng, cùng nhiều Tự viện, nhiều Đạo tràng ở rất nhiều nơi mở Khoá tụng Kinh Dược Sư, Thủy sám, Phổ môn ... để sám hối nghiệp chướngcầu an cho.

- TT. Minh Tân, vị Thầy khả kính, đang Hành hương tại Bồ đề Đạo Tràng, vì được tin con bệnh nặng, có thể qua đời lúc nào không biết, đã vội vã, đổi vé máy bay sớm, để về về thăm viếng, chia sẻ, thể hiện tình Đạo, tình người rất đẹp. Thật là vô cùng cảm động và trân quí.

- Ni sư Liên Cương, vị Ni trưởngViệt Nam, cũng đang trong người nhiều thứ bệnh, nhưng vì lòng Từ và tình Đạo gắn bó lâu năm, cũng đã từ quê nhà qua Mỹ và đến nhà thăm viếng, cầu nguyện cùng gia đình.

- Phái đoàn Hoằng pháp từ Âu châu của HT. Như Điển, trong chuyến Hoằng pháp tại Houston, đã mang tấm lòng Từ bi muốn viếng thăm, thấy tận mặt và đã cùng chư Tăng Ni tụng Kinh cầu nguyện tại nhà. Hình ảnh sắc y vàng, chan hoà căn nhà, những tấm lòng từ bi mở rộng, lời Kinh, câu Chân ngôn, sự chú tâm cầu nguyện, một không gian thanh tịnh, tạo nên sự ấm cúng, thân thương, gần gũi, nhiều từ lực toả rộng... quả là nét đẹp cao quí của tình Đạo, tình người. (Xem hình ảnh Lễ Cầu An Tại Tư Gia)

- Quý Thầy, Quý Sư Cô, Quý Đạo hữu, Quý Công tác viên thường xuyên của Trang nhà Liên Hoa, những người cháu thân thương, những đọc giả... đã gửi email thăm hỏi, cầu nguyện, tâm tình chia sẻ rất chân tình của ngưòi con Phật, đầy tình người... đọc đến thật là xúc động, ấm áp ... khiến người dù đang bệnh, cũng cảm thấy khoẻ mạnh, vững tiến trên đường tâm linh. Cũng như, dù biết là Trang nhà tạm ngưng hoạt động, nhưng cho đến nay, vẫn thường xuyên nhận được rất nhiều những bài viết, nghiên cứu, thơ nhạc, y khoa... gửi đến để chia sẻ khắp mọi người về văn hoá và học Phật, như một tấm lòng và tình thương đối với Trang chủ.

- Gia đình những người bạn, những người thân, những người quen biết hoặc mới vừa quen biết, những nhân viên... dù bận rộn, cũng đã bỏ thời giờ quí báu đến nhà thăm viếng, tạo thành không khí ấm cúng, thân thương cho gia đình. Cũng như có rất nhiều người không đến được, dù ở gần hoặc ở phương xa, dù có quen biết hoặc không, đã gọi phone thăm hỏi, cầu nguyện.

 

Và cảm niệm tấm lòng:

- Đặc biệt, với Thanh (Diệu Tịnh), là người vợ hiền và là người bạn Đạo. Đã hơn 30 năm qua, đi bên cạnh chồng dù có biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, vẫn luôn đem tấm lòng bao dung, từ bi, thương yêu, tha thứ... để cùng nhau tạo dựng gia đình, sự nghiệp, săn sóc con cái. Người mà nhiều khi tôi nghĩ là đức Bồ tát Quán Thế Âm bên cạnh.

Đang đi Hành hương tại Bồ Đề Đạo Tràng, dự trù hai tuần lễ, nhưng vừa đến nơi được 3 ngày, lại được tin chồng bị bệnh nặng, đã hủy bỏ cả lịch trình, lo lắng, nóng ruột, tìm cách đổi vé máy bay để về sớm, dù nơi đó thiếu thốn phương tiện đi lại, và nhiều việc bất tiện, khó khăn... vì cứ sợ sẽ về không kịp để gặp mặt tôi lần cuối!

- Đứa con gái lớn, đi cùng Ba trong những thời gian đầu, qua các bệnh viện, phòng Khám v.v... Dù đã tốt nghiệp Y khoa và ra làm việc, nhưng vẫn còn rất là mít ướt, biết Ba bệnh mà cứ lo âu, xúc động, khóc hoài.

- Đứa con trai, khóc khi hay Ba bệnh. Mong Ba hãy ráng khoẻ, con rất thương Ba. Và mỗi tối, đều xuống phòng để bóp chân cho Ba, vì hai bắp chân rất là nhức về khuya.

nhưng, nếu có ai hỏi chúng ta

điều gì còn lại trên cõi đời nầy

khi buông xuôi đôi tay

mắt khép vào miên viễn

thì có phải chăng

đó là Tình yêu, là Tấm lòng, là sự Chia sẻ

 

Và còn biết bao nhiêu tấm lòng đẹp, cao quí khác nữa, âm thầm hoặc công khai, tại nhà hoặc tại các Đạo tràng, luôn hướng tâm cầu nguyện... xin cho được dâng trọn lòng thành kính tri ân...

 

Cám ơn Xuân có mặt

để hoa lá nở tươi

cám ơn Hạ trở về

cho lòng người ấm áp

cám ơn Thu trong trẻo

cho mát rượi tâm người

cám ơn Đông buốt giá

cho tình người gần nhau

cám ơn buổi sớm mai

nhìn nhau lòng thanh thản

cám ơn buổi chiều tàn

lòng từ vẫn nở hoa

cám ơn tình nhân loại

xin mở rộng tấm lòng

xin cho Hoà bình đến

để muôn loài an vui…

 

Người con Phật, dù có ra sao, cũng sống với sự chân tình, với cái tâm trong sáng, với tất cả tấm lòng... cho nên, luôn thực tập thân bệnh chứ không để cho tâm bệnh, rồi chờ đợi sự ra đi, có đến sớm hay muộn, cũng với sự thanh thản, buông xả và để tùy vào nhân duyên tan hợp, hợp tan.

Có một gì đó lắng đọng lại với ngôn ngữ của nguyên ngôn, tước bỏ những hào nhoáng của vá chắp, tô vẻ để lộ nguyên hình của Tánh không, Vô tướng và với lòng chân thành nầy, xin được kính dâng và chia sẻ.

 

Một buổi sáng ghi lại, cho ngày sinh nhật 21.04.

Thành phố Hương Thông (Houston, Texas)

Ngày 17.04.2011

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 92)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(View: 112)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(View: 128)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(View: 267)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(View: 431)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(View: 388)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứ là thiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(View: 397)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(View: 346)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
(View: 364)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(View: 518)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(View: 415)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(View: 474)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(View: 472)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(View: 462)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(View: 484)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(View: 532)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(View: 533)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(View: 589)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(View: 598)
Ngũ căn và ngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(View: 592)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(View: 663)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(View: 657)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(View: 558)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 679)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 675)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 680)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 702)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất giadu hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 647)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da ThứcMạt Na Thức,) được xem là
(View: 687)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 656)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 639)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 651)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 626)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 611)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 636)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 829)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 577)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 673)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 621)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 621)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tảtừ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 505)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 517)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 606)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 847)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tạichúng taquyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 609)
Đức Phật xuất hiệnhành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 573)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 636)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 705)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 648)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 688)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM