Jiddu
Krishnamurti NGHĨ
VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY Nguyên
tác: Think on These Things by Jiddu Krishnamurti Lời
dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008
MỤC LỤC
Mục
lục câu hỏi J.
Krishnamurti: Một chân dung 00-Ghi
chú của người biên tập
01-Chức
năng của giáo dục 02-Vấn
đề của tự do 03-Tự
do và tình yêu 04-Lắng
nghe 05-Bất
mãn có tính sáng tạo 06-Tổng
thể cuộc sống 07-Tham
vọng 08-Suy
nghĩ có trật tự 09
-Cái trí khoáng đạt 10-Vẻ
đẹp bên trong 11-Tuân
phục và phản kháng 12-Sự
tự tin của hồn nhiên 13-Bình
đẳng và tự do 14-Kỷ
luật tự tạo
15-Cộng
tác và chia sẻ 16-Làm
mới mẻ cái trí 17-Con
sông của cuộc sống 18-Cái
trí chú ý 19-Hiểu
biết và truyền thống 20-Sống
đời sốngtôn giáo là nhạy cảm đến thực tại 21-Mục
đích của học hỏi 22-Tánh
đơn giản của tình yêu 23-Sự
cần thiết ở một mình 24-Năng
lượng của cuộc sống 25-Sống
không nỗ lực 26-Cái
trí không là mọi thứ 27-Tìm
Chúa
J.Krishnamurti,
cuộc sống và những lời dạy của ông trải dài trong phần
lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một
con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thứcnhân
loại trong thời đại hiện nay. Là một hiền nhân, triết
gia và tư tưởng gia, ông soi sáng cuộc sống của hàng triệu
người khắp thế giới: những người trí thức và những
người bình thường, cả người già lẫn người trẻ. Ông
tạo ra ý nghĩacăn bản và mới mẻ cho tôn giáo bằng cách
chỉ rõ một cách sống vượt khỏi tất cả những tôn giáo
có tổ chức. Ông can đảmđối diện những vấn đề của
xã hội hiện nay và phân tích bằng sự rõ ràng có khoa học
những hoạt động của cái trí con người. Tuyên bố rằng
sự quan tâmduy nhất của ông là “làm cho con người được
tự do một cách tuyệt đối và không điều kiện”, ông tìm kiếmsự giải thoátcon người khỏi tình trạng bị điều
kiện sâu thẳm của tánh ích kỷ và đau khổ.
Jiddu
Krishnamurti (11-05-1895 – 17-02-1986) sinh ra trong một gia đìnhgiai cấp trung lưungoan đạo ở thị trấn vùng quê Mandanapalle
thuộc miền nam Ấn độ. Ông được “phát hiện” trong thời
niên thiếu bởi những người lãnh đạo của tổ chức thần
học Theosophical Society, bà Anne Besant và Giám mục Leadbeater,
những người công bố rằng ông là “Thầy Thế Giới” mà
những nhà thần học đang mong đợi. Khi còn trẻ, Krishnamurti
trải qua những trải nghiệm kỳ bí đã cho ông một sự
thay đổi căn bản và một tầm nhìn mới mẻ về cuộc sống.
Sau đó ông tách rời tất cả những tôn giáo có tổ chức
và những học thuyết để bắt đầu nhiệm vụcô đơn của
ông, gặp gỡ và nói chuyện cùng mọi người, không phải
như một đạo sư nhưng như một người bạn.
Từ
đầu những năm 1920 đến năm 1986, Krishnamurti đi khắp thế
giớicho đến cuối đời lúc 91 tuổi, tổ chức những buổi
nói chuyện, những cuộc thảo luận, viết sách hay là ngồi
yên lặng cùng những người đàn ông và phụ nữ đang tìm
kiếm sự hiện diện đầy từ bi và an ủi của ông. Những
lời dạy của ông không dựa vào những hiểu biết thuộc
sách vở và kinh điển nhưng dựa vào sự thấu triệt về
tình trạng bị điều kiện của con người và quan điểm của
ông về sự thiêng liêng. Ông không trình bày bất kỳ “triết
thuyết” nào, trái lại nói về những sự việc liên quan
đến tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: những vấn
đề khi đang sống trong xã hộihiện đại với sự phân hóa
và bạo lực của nó, sự tìm kiếm của cá thể để có an
toàn và hạnh phúc, và sự đòi hỏi của con người để được
tự do khỏi những gánh nặngtâm lý của tham lam, bạo lực,
sợ hãi và đau khổ.
Mặc
dù ông được công nhận ở cả phương Đông lẫn phương
Tây như một trong những bậc thầy tôn giáo vĩ đại nhất
của mọi thời đại, nhưng chính Krishnamurti lại không lệ
thuộc bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay quốc gia nào. Ông cũng
không tán thành bất kỳ trường phái tư tưởng thuộc học
thuyết hay chính trị nào. Trái lại ông quả quyết rằng những
trường phái này chính là những yếu tốphân chiacon người
với con người và tạo ra xung đột lẫn chiến tranh. Ông nhấn
mạnh vào thời gian và lặp lại liên tục rằng chúng ta là
những con người cao quý và quan trọng nhất, rằng mỗi người
trong chúng ta là phần còn lại của nhân loại và không khác
biệt gì cả. Ông vạch ra sự quan trọng để tạo ra cuộc
sống hàng ngày của chúng ta một chất lượng thiền định
và tôn giáo sâu sắc. Ông nói chỉ có một thay đổi cơ bản
mới có thể tạo ra một cái trí mới mẻ, một nền văn minh
mới mẻ. Vẫn vậy lời dạy của ông vượt khỏi tất cả
những biên giới do con người tạo ra của những niềm tintôn giáo, những cảm tính quốc gia và những quan điểm thuộc
giáo phái. Cùng lúc, chúng cho một ý nghĩa và một phương
hướng mới đến việc tìm hiểu của con ngườihiện đại
về chân lý, về thiêng liêng. Những lời dạy của ông, không
chỉ liên quan đếnthời đại hiện nay, mà còn có tính tổng
thể và không thời gian.
Krishnamurti
Foundation India
Ghi chú của
người biên tập
Dù
viết về một buổi chuyện trò với ai đó, diễn tả cảnh
mặt trời lặn, hay tổ chức một buổi nói chuyện trước
công chúng, Krishnamurti dường như có một cách trình bày những
lời giải thích của ông, không chỉ cho số khán giả trực
tiếp của ông, nhưng còn cho mọi người, bất kỳ nơi nào,
muốn lắng nghe; và có nhiều người, khắp thế giới, háo
hức lắng nghe. Bởi vì, điều gì ông nói không thành kiến,
và có tánh toàn cầu, và bằng một phương cách chuyển động
lạ lùng đã bộc lộ rõ mọi bản chất gốc rễ những vấn
đề của con ngườichúng ta.
Những
đề tài trong tập sách này, đầu tiên được trình bày theo
dạng nói chuyện cùng những học sinh, những giáo viên và
những bậc cha mẹ ở Ấn độ, nhưng sự thâm nhập sâu sắc
và sự đơn giản mạch lạc sẽ mang lại đầy ý nghĩa cho
những con người có suy nghĩ ở mọi nơi, thuộc mọi lứa
tuổi, và trong mọi hình thái của cuộc sống. Krishnamurti tìm
hiểu bằng sự thấu triệt và khách quan lạ thường về những
quan điểm của điều gì chúng ta đã hài lòng gọi là nền
văn hóa của chúng ta, nền giáo dục của chúng ta, tôn giáo,
chính trị và truyền thống của chúng ta; và ông phơi bày
ra ánh sáng những động cơ cănbản nhưtham vọng, tham lam
và ganh tị, ham muốn có được an toàn và thôi thúctìm kiếm
quyền hành – tất cả những việc đó ông khẳng định là
những nhân tố thoái hóa trong xã hộiloài người. Theo Krishnamurti
văn hóa thực sự không là vấn đề thuộc nuôi dưỡng, cũng
không phải thuộc học hỏi, cũng không phải thuộc tài năng,
thậm chí cũng không phải thuộc thiên tài, nhưng văn hóa là
điều gì mà ông gọi là “đang chuyển động không thời
gian để tìm rahạnh phúc, Chúa, chân lý.” Và “khi dòng
chuyển động này bị ngăn chặn bởi uy quyền, bởi truyền
thống, bởi sợ hãi, có thối hóa,” bất kể những tài năng
hay những thành tựu của bất kỳ nền văn minh, chủng tộc
hay cá thểđặc biệt nào. Bằng sự ngay thẳng không thỏa
hiệp ông vạch rõ những yếu tốgiả dối trong những quan
điểm và những tập tục của chúng ta, và những ngụ ý trong
những lời phê bình của ông có cả chiều sâu lẫn ảnh hưởngrộng rãi.
Một
vài từ ngữxuất hiện đó đây trong bài này – guru, sannyasi,
puja, và mantram – và với chúng những độc giả phương Tây
có lẽ không quen thuộc lắm, nên được giải thíchvắn tắt
ở đây. Một guru là một vị thầy tinh thần; một sannyasi
là một thầy tu đã giữ lời thềcuối cùng là từ bỏ theo
nghi lễ của Ấn độ giáo; puja là sự thờ phụngnghi lễ
của Ấn độ giáo; và một mantram là một vần thơ, một âm
điệu, một bài hátthiêng liêng.
Lời
Ban Biên Tập TVHS Các
Nhà xuất bản tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại có nhu
cầu in cuốn sách này vì mục đích kinh doanh, xin vui lòngliên
lạc với Dịch gỉa và tổ chức Krishnamurti Foundation India:
Vasanta Vihar 124 Greenways Road RA Puram Chennai - 600 028 Tel: 24937803/24937596
Email: publications@kfionline.org
Source: thuvienhoasen
Reader's Comment
Wednesday, December 19, 201823:58
Định
Guest
Dạ cho hỏi, Sách "Nghĩ về những điều này" hiện có còn bán trên thị trường không ạ? Mình đang có nhu cầu mua sách này, mà hiện không thấy bán. Cảm ơn ạ.
“Nói Thiền tôngViệt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêm và tọa thiền tại Chánh điện.
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đíchtu hoặcxuất gia là cầu giải thoátsinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
Sống Trong Từng Sát Na là phương phápthực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tậpdựa trêntinh thần Kinh Bốn Lãnh VựcQuán Niệm.
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhụcthành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giảthành tựutừ tâmgiải thoát và bi tâmgiải thoát.
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tửthân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhận là giáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích NữTrí Hải dịch
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duysáng tạo mà là đọc những chứng tíchlịch sửthời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giảxuyên qua những chặng đường thời gian...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.