BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Người hỏi: Chức năng của cái trí là suy nghĩ. Tôi đã trải qua nhiều năm suy nghĩ về những sự việc mà tất cả chúng ta biết – kinh doanh, khoa học, triết lý, tâm lý, nghệ thuật và vân vân – và bây giờ tôi suy nghĩ nhiều về Thượng đế. Từ việc tìm hiểu những biến cố của nhiều điều huyền bí và những tác giả tôn giáo khác, tôi được thuyết phục rằng Thượng đế tồn tại, và tôi có thể đóng góp những suy nghĩ riêng của tôi về chủ đề này. Có gì sai trái với việc này? Suy nghĩ về Thượng đế không giúp đỡ tạo ra nhận biết về Thượng đế hay sao?
Krishnamurti:
Bạn có thể suy nghĩ về Thượng đế à? Bạn có thể được
thuyết phục về sự tồn tại của Thượng đế bởi vì bạn
đã đọc được tất cả những chứng cớ hay sao? Những người
vô thần cũng có chứng cớ của anh ấy; anh ấy có thể đã
nghiên cứu nhiều như bạn, và anh ấy nói rằng không có Thượng
đế. Bạn tin rằng có Thượng đế và anh ấy tin rằng không
có; cả hai đều có những niềm tin, cả hai bạn đều mất
nhiều thời gian của các bạn để suy nghĩ về Thượng đế.
Nhưng trước khi bạn suy nghĩ về điều gì đó mà bạn không
biết, bạn phải tìm ra suy nghĩ là gì, phải vậy không? Làm
thế nào bạn có thể suy nghĩ một điều gì đó mà bạn không
biết? Bạn có lẽ đã đọc kinh Bible, kinh Bhagavad Gita, hay
những quyển sách khác mà trong đó vô số những học giả
uyên bác đã diễn giải khéo léo Thượng đế là gì, khẳng
định điều này và phủ nhận điều kia, nhưng chừng nào
bạn còn không biết qui trình suy nghĩ riêng của bạn, điều
gì bạn suy nghĩ về Thượng đế có lẽ là xuẩn ngốc và
nhỏ nhoi, và thông thường nó đều như vậy. Bạn có lẽ
sưu tập nhiều chứng cớ cho sự tồn tại của Thượng đế
và viết rất nhiều bài văn hay ho về nó, nhưng chắc chắn
câu hỏi đầu tiên là, làm thế nào bạn biết được điều
gì bạn suy nghĩ là sự thật? Suy nghĩ có khi nào tạo ra trải
nghiệm về cái không thể biết được hay sao? Mà không có
nghĩa rằng bạn phải chấp nhận một cách cảm xúc, một
cách cảm tính, một cảm nghĩ vô ích nào đó về Thượng
đế.
Vì
vậy rất quan trọng phải tìm ra liệu cái trí của bạn có
bị quy định hay không, hơn là tìm kiếm cái không bị quy
định? Chắc chắn nếu cái trí của bạn bị quy định, mà
nó là như vậy dù nó có tìm hiểu sự thật về Thượng đế
nhiều bao nhiêu, nó chỉ có thể thâu lượm hiểu biết hay
thông tin tùy theo tình trạng bị quy định của nó. Vì vậy
suy nghĩ của bạn về Thượng đế là một lãng phí hoàn toàn
của thời gian, nó là một phỏng đoán mà không có giá trị
nào cả. Giống như tôi đang ngồi trong cánh rừng nhỏ này
và ao ước được ở trên đỉnh núi kia (trong nền tảng quá
khứ). Nếu tôi thực sự muốn tìm ra có cái gì trên đỉnh
núi và vượt khỏi nó, tôi phải đi tới nó. Không tốt lành
gì cả khi ngồi ở đây phỏng đoán, dựng lên những đền
chùa, những nhà thờ, và hưng phấn về chúng. Điều gì tôi
phải làm là đứng dậy, đi, đấu tranh, thúc đẩy, đến
đó, và tìm ra; nhưng bởi vì hầu hết chúng ta đều không
sẵn lòng làm việc đó, chúng ta hài lòng với việc ngồi
ở đây và phỏng đoán về cái gì đó mà chúng ta không biết.
Và tôi nói rằng sự phỏng đoán như thế là một cản trở,
nó là một thoái hóa của cái trí, nó không có giá trị gì
cả; nó chỉ mang lại nhiều hoang mang hơn, nhiều đau khổ
hơn cho con người.
Thượng
đế là điều gì đó không thể nói được, không thể diễn
tả được, không thể đặt vào những từ ngữ, bởi vì nó
phải luôn luôn ở cùng cái không biết được. Khoảnh khắc
qui trình công nhận xảy ra, bạn quay lại trong lãnh vực của
ký ức. Bạn hiểu rõ không? Ví dụ như bạn có một trải
nghiệm ngay tức khắc của một cái gì đó lạ thường. Tại
ngay khoảnh khắc đó không có người suy nghĩ nói rằng, “Tôi
phải nhớ nó.” Chỉ có trạng thái trải nghiệm. Nhưng khi
khoảnh khắc đó qua rồi, qui trình công nhận hiện diện.
Làm ơn hãy theo sát điều này. Cái trí nói rằng, “Tôi có
một trải nghiệm tuyệt vời và tôi ước rằng tôi có thể
hưởng được nó nhiều hơn nữa”, vì vậy sự đấu tranh
cho nhiều hơn bắt đầu. Bản năng thâu lợi, sự theo đuổi
chiếm hữu của nhiều hơn, hiện diện vì những lý do khác
nhau: bởi vì nó cho bạn vui thú, thanh danh, hiểu biết, bạn
trở thành một uy quyền, và mọi chuyện vô nghĩa đó.
Cái
trí theo đuổi cái đó mà nó đã trải nghiệm, nhưng cái đó
mà nó đã trải nghiệm đã hết rồi, chết rồi, qua rồi.
Muốn khám phá cái là, cái trí phải chết đi cái đó mà nó
đã trải nghiệm. Đây không là cái gì đó, có thể được
vun quén ngày sang ngày, có thể được thâu lượm, được
tích lũy, được giữ chặt và rồi được nói và được
viết về. Tất cả mọi việc mà chúng ta có thể làm là thấy
rằng cái trí bị quy định và nhờ vào hiểu rõ về chính
mình sẽ hiểu rõ qui trình suy nghĩ riêng của chúng ta. Tôi
phải hiểu rõ về chính tôi, không phải theo lý thuyết như
tôi muốn là, nhưng như tôi thực sự là, dù xấu xa hay đẹp
đẽ, dù ganh tị, ghen tuông, tham lợi. Nhưng rất khó khăn
khi chỉ thấy người ta là gì mà không ao ước thay đổi nó,
và chính ham muốn thay đổi đó là một hình thức khác của
tình trạng bị quy định; và thế là chúng ta tiếp tục, chuyển
động từ tình trạng bị quy định sang tình trạng bị quy
định, không bao giờ trải nghiệm cái gì đó vượt khỏi
cái bị giới hạn.
Người hỏi: Tôi đã lắng nghe ông nhiều năm và tôi đã khá giỏi trong sự quan sát những tư tưởng riêng của tôi và tỉnh thức được mọi sự việc tôi làm, nhưng tôi chưa bao giờ chạm được những dòng nước thăm thẳm hay trải nghiệm được sự thay đổi mà ông nói. Tại sao vậy?
K:
Tôi nghĩ khá rõ ràng rằng tại sao không một ai trong chúng
ta trải nghiệm cái gì đó vượt khỏi sự quan sát thuần
túy. Có những khoảnh khắc hiếm hoi của một trạng thái
cảm xúc mà trong đó chúng ta thấy, như nó đã là, sự rõ
ràng của bầu trời giữa những đám mây, nhưng tôi không
có ý nói bất kỳ điều gì thuộc loại đó. Tất cả những
trải nghiệm như thế đều nhất thời và không có ý nghĩa
bao nhiêu. Người hỏi muốn biết tại sao, sau nhiều năm quan
sát này, anh ấy vẫn chưa tìm được những dòng nước sâu
thẳm. Tại sao anh ấy phải tìm chúng? Bạn hiểu rõ không?
Bạn nghĩ rằng bằng cách quan sát những suy nghĩ riêng của
bạn bạn sẽ nhận được một phần thưởng; nếu bạn làm
việc này, bạn sẽ nhận được cái khác lạ. Bạn thực sự
không đang quan sát gì cả, bởi vì cái trí của bạn quan tâm
đến kiếm được một phần thưởng. Bạn nghĩ rằng qua quan
sát, qua tỉnh thức, bạn sẽ thương yêu nhiều hơn, bạn sẽ
đau khổ ít hơn, bực dọc ít hơn, có cái gì đó vượt khỏi,
vì vậy quan sát của bạn là một qui trình của mua bán. Với
đồng xu này bạn đang mua cái khác lạ, mà có nghĩa rằng
quan sát của bạn là một qui trình của chọn lựa; vì vậy
nó không đang quan sát, nó không là chú ý. Quan sát là quan
sát mà không có chọn lựa, thấy chính bạn như bạn là mà
không có bất kỳ chuyển động của ham muốn để thay đổi,
mà là một sự việc cực kỳ gian khổ khi thực hiện; nhưng
điều đó không có nghĩa rằng bạn sẽ vẫn còn ở trong trạng
thái hiện tại của bạn. Bạn không biết điều gì sẽ xảy
ra nếu bạn thấy chính mình như bạn là mà không ao ước
tạo ra một thay đổi trong điều bạn thấy. Bạn hiểu rõ
không?
Tôi
sẽ đưa ra một thí dụ và giải thích nó, và bạn sẽ thấy.
Chúng ta hãy thí dụ là tôi bạo lực, như hầu hết mọi người
đều như vậy. Toàn nền văn hóa của chúng ta là bạo lực
– nhưng lúc này tôi sẽ không trình bày về cấu trúc của
bạo lực bởi vì đó không là vấn đề chúng ta tìm
hiểu. Tôi bạo lực và tôi nhận ra rằng tôi bạo lực. Chuyện
gì xảy ra? Phản ứng ngay tức khắc của tôi là tôi phải
làm một cái gì đó về nó, phải không? Tôi nói rằng tôi
phải trở thành không bạo lực. Đó là điều gì mọi vị
thầy đã bảo cho chúng ta trong hàng thế kỷ: nếu người
ta bạo lực người ta phải trở thành không bạo lực. Vì
vậy tôi luyện tập, tôi làm tất cả những sự việc thuộc
học thuyết. Nhưng bây giờ tôi thấy điều đó xuẩn ngốc
như thế nào bởi vì cái thực thể mà quan sát bạo lực,
và ao ước thay đổi nó thành không bạo lực, vẫn còn là
bạo lực. Vì vậy tôi quan tâm, không phải với sự diễn
tả của thực thể đó, nhưng với chính thực thể. Tôi
hy vọng bạn đang theo kịp tất cả điều này.
Bây
giờ thực thể đó mà nói rằng, “Tôi phải không bạo lực”
là gì? Thực thể đó có khác biệt bạo lực mà anh ấy quan
sát hay không? Chúng có là hai trạng thái khác biệt hay không?
Bạn hiểu rõ chứ, thưa các bạn, hay điều này quá trừu
tượng? Chắc chắn bạo lực và thực thể mà nói rằng, “Tôi
phải thay đổi bạo lực thành không bạo lực” cả hai đều
là một. Công nhận sự kiện đó là kết thúc mọi xung đột,
phải vậy không? Không còn xung đột của cố gắng để thay
đổi, bởi vì tôi thấy rằng chính chuyển động của cái
trí không bạo lực là chính kết quả của bạo lực.
Người
hỏi muốn biết tại sao anh ấy không thể vượt khỏi tất
cả những tranh cãi hời hợt này của cái trí. Bởi vì lý
do rất đơn giản rằng, có ý thức hay không ý thức, cái
trí đang luôn luôn tìm kiếm cái gì đó, và chính tìm kiếm
đó mang lại bạo lực, ganh đua, ý thức của bất mãn hoàn
toàn. Chỉ khi nào cái trí hoàn toàn tĩnh lặng mới có khả
năng tiếp xúc được những dòng nước thăm thẳm.
Người hỏi: Khi chúng ta chết, chúng ta có được sinh lại trên quả đất này, hay chúng ta chuyển vào thế giới nào khác?
K: Câu hỏi này gây hứng thú cho tất cả chúng ta, người trẻ lẫn người già, phải vậy không? Vì vậy tôi sẽ tìm hiểu nó sâu sắc, và tôi hy vọng bạn sẽ đủ tỉnh táo để theo sát, không phải chỉ những từ ngữ, nhưng trải nghiệm thực sự của điều gì tôi sẽ thảo luận cùng bạn.