BÀN VỀ HỌC HÀNH VÀ HIỂU BIẾT
ON LEARNING AND KNOWLEDGE
Lời dịch: Ông Không - 2009
Nói
chuyện cùng Học sinh, Rajghat
22
tháng mười hai 1952
Bạn
nhớ rằng chúng ta đang bàn về sợ hãi. Bây giờ, sợ hãi
cũng không chịu trách nhiệm cho sự tích lũy của hiểu biết
hay sao? Đây là một chủ đề khó hiểu, vì vậy chúng ta hãy
xem thử liệu chúng ta có thể tìm hiểu nó rất cẩn thận
và suy xét nó. Con người tích lũy hiểu biết và tôn thờ
hiểu biết. Họ nghĩ rằng hiểu biết rất quan trọng trong
sống – hiểu biết về điều gì đã xảy ra, hiểu biết
về điều gì sẽ xảy ra, không chỉ là hiểu biết thuộc
khoa học mà còn cả hiểu biết tạm gọi là tinh thần. Toàn
sự tiến hành của tích lũy thông tin dần dần trở thành
một sự việc mà chúng ta tôn thờ như hiểu biết. Điều
đó cũng không phát sinh từ nền tảng của sợ hãi hay sao?
Chúng ta cảm thấy rằng nếu chúng ta không biết, chúng ta
sẽ bị mất hút, chúng ta sẽ không biết làm thế nào để
điều khiển chính chúng ta, chúng ta sẽ không biết làm thế
nào để cư xử. Vì vậy qua những trải nghiệm và những
niềm tin của những người khác và qua những trải nghiệm
riêng của chúng ta, qua hiểu biết sách vở, qua điều gì những
người tiên tri đã nói, dần dần chúng ta thiết lập sự
hiểu biết mà trở thành truyền thống; và đằng sau truyền
thống đó, đằng sau hiểu biết đó, chúng ta ẩn náu. Chúng
ta nghĩ hiểu biết này là cần thiết và nếu không có nó
chúng ta sẽ bị mất hút; chúng ta sẽ không biết phải làm
gì.
Bây
giờ, chúng ta có ý gì qua từ ngữ hiểu biết? Bạn biết
cái gì? Bạn biết cái gì khi bạn thực sự suy nghĩ về hiểu
biết mà bạn đã tích lũy? Nó là gì? Tại mức độ nào đó
hiểu biết có quan trọng, như trong khoa học hay kỹ thuật,
nhưng ra khỏi đó chúng ta biết cái gì? Bạn có khi nào suy
nghĩ về qui trình tích lũy hiểu biết này? Tại sao bạn đậu
những kỳ thi? Tại sao bạn học hành? Nó có cần thiết tại
những mức độ nào đó, bởi vì nếu không có hiểu biết
về toán học, địa lý, lịch sử, làm thế nào người ta
có thể là một kỹ sư hay một người khoa học? Tất cả
mọi liên hệ xã hội đều được thiết lập trên hiểu biết
như thế, và chúng ta sẽ không thể kiếm sống nếu không
có nó. Loại hiểu biết đó là cần thiết, nhưng ra khỏi
đó, chúng ta biết gì?
Hiểu biết là cần thiết tại những mức độ nào đó thuộc sống của chúng ta với mục đích để sinh tồn. Nhưng ra khỏi đó, bản chất của hiểu biết là gì? Chúng ta có ý gì khi chúng ta nói rằng hiểu biết là cần thiết để tìm ra Thượng đế, hay hiểu biết là cần thiết để hiểu rõ về chính mình, hay hiểu biết là cần thiết để tìm ra một phương cách vượt khỏi tất cả những hỗn loạn của sống? Ở đây, chúng ta có ý nói hiểu biết như trải nghiệm. Chúng ta trải nghiệm cái gì? Chúng ta biết cái gì? Hiểu biết này không được sử dụng bởi cái ngã, bởi ‘cái tôi’, để tự-củng cố chính nó hay sao? Ví dụ, tôi đã đạt được một vị trí xã hội nào đó. Trải nghiệm đó, sự thành công của nó, danh vọng của nó, uy quyền của nó, trao tặng tôi một ý thức nào đó của an toàn, của thanh thản; vì vậy hiểu biết về sự thành công của tôi, hiểu biết về có quyền hành của tôi và về vị trí của tôi, hiểu biết rằng tôi là người nào đó, củng cố ‘cái tôi’, phải không?
Vậy là chúng ta sử dụng hiểu biết như một phương tiện để củng cố cái ngã, ‘cái tôi’. Bạn không nhận thấy những học giả hay người cha hay người mẹ hay người thầy của bạn, họ đã tự đắc về hiểu biết đến chừng nào hay sao, hiểu biết đã cho ý thức của sự bành trướng cái tôi, ‘tôi biết và bạn không biết; tôi đã trải nghiệm nhiều và bạn không’ đến chừng nào, hay sao? Dần dần, hiểu biết mà thuần túy là thông tin được sử dụng cho sự kiêu hãnh, và trở thành thuốc bổ, lương thực, chất dinh dưỡng cho cái ngã, cho ‘cái tôi’. Bởi vì cái ngã không thể tồn tại nếu không có hình thức lệ thuộc ăn bám nào đó. Người khoa học sử dụng hiểu biết của anh ấy để nuôi dưỡng sự kiêu hãnh của anh ấy, để cảm thấy rằng anh ấy là người nào đó; người học thức uyên bác cũng vậy; người giáo viên cũng vậy; những cha mẹ cũng vậy; những vị đạo sư cũng vậy. Tất cả họ đều muốn là người nào đó trong xã hội này, thế là họ sử dụng hiểu biết như một phương tiện để thành tựu sự ham muốn của họ; và khi bạn tìm hiểu, đi ra phía sau những từ ngữ của họ, có gì? Họ biết cái gì? Họ chỉ biết những quyển sách chứa đựng cái gì; hay, họ biết cái gì họ đã trải nghiệm, những trải nghiệm lệ thuộc vào hậu cảnh thuộc tình trạng bị quy định của họ. Vậy là hầu hết chúng ta đều bị nhét đầy những từ ngữ, thông tin, mà chúng ta gọi là hiểu biết, và nếu không có nó chúng ta bị mất hút. Vậy là có sợ hãi đang rình mò ngay đằng sau bức màn của những từ ngữ, bức màn của thông tin, và cái này chúng ta thay đổi thành hiểu biết, như một phương tiện thuộc nghề nghiệp của chúng ta trong sống.
Nơi nào có sợ hãi, không có tình yêu, và hiểu biết mà không có tình yêu hủy diệt con người. Đó là điều gì đang xảy ra trong thế giới tại thời điểm hiện nay. Ví dụ, người ta có hiểu biết của làm thế nào để cung cấp lương thực cho những con người khắp thế giới, nhưng họ lại không đang làm việc này. Họ biết làm thế nào để lo ăn uống, lo quần áo, lo chỗ ở, nhưng họ không đang làm nó bởi vì mỗi nhóm người bị phân chia bởi những theo đuổi ích kỷ, thuộc quốc gia của họ. Nếu họ thực sự có sự ham muốn kết thúc chiến tranh, họ có thể thực hiện được, nhưng họ không đang làm nó bởi vì cùng lý do. Vì vậy hiểu biết mà không có tình yêu không có ý nghĩa gì cả. Nó chỉ là phương tiện của hủy diệt. Nếu chúng ta không hiểu rõ điều này, chỉ đậu những kỳ thi hay có một vị trí hay thanh danh hay quyền hành dẫn đến sự thoái hóa, sự hư hỏng, sự suy giảm từ từ nhân phẩm của con người. Điều gì quan trọng không chỉ là phải có hiểu biết tại những mức độ nào đó – mà là cần thiết – nhưng còn phải vun quén cảm thấy này, thấy bằng cách nào hiểu biết được sử dụng cho sự ích kỷ, cho những mục đích của cái tôi. Hãy quan sát bằng cách nào trải nghiệm đã được sử dụng như một phương tiện của tự-bành trướng, như một phương tiện cho uy quyền, cho thanh danh của một người. Bạn quan sát, và bạn sẽ thấy những người lớn tuổi bám vào sự thành công của họ, bám vào vị trí của họ chặt chẽ đến chừng nào. Họ muốn xây một cái tổ cho chính họ để cho họ có quyền lực, để cho họ có thanh danh, vị trí, và uy quyền; và họ tồn tại bởi vì mỗi người chúng ta muốn cùng sự việc, muốn là người nào đó. Bạn không muốn là bất kỳ điều gì bạn là, nhưng bạn muốn là người nào đó.
Có một khác biệt giữa đang là và đang muốn là. Sự ham muốn để là tiếp tục qua hiểu biết mà được sử dụng cho tự-mở rộng, cho quyền hành, vị trí, thanh danh. Vì vậy rất quan trọng cho tất cả chúng ta, cho bạn và cho tôi bởi vì chúng ta đang chín chắn, phải thấy tất cả những vấn đề này và thâm nhập vào chúng, phải thấy rằng chúng ta không kính trọng một con người chỉ bởi vì anh ấy có một tước hiệu, một danh tính, một vị trí. Chúng ta chẳng biết bao nhiêu. Chúng ta có lẽ có nhiều hiểu biết của những quyển sách, nhưng chẳng bao nhiêu người có trải nghiệm trực tiếp về bất kỳ sự việc gì. Chính là trải nghiệm trực tiếp về Chân lý, về Thượng đế, mới có tầm quan trọng nhất. Và muốn được như vậy phải có tình yêu.