KINH LĂNG GIÀTÂM ẤN Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch Thiền ViệnThường Chiếu
PHẨM NHẤT THIẾTPHẬT NGỮ
TÂM
Tánh của pháp giới vốn không có ngộ mê, các loài hàm thức tự phân chân vọng.
Chân vọng vốn nơi một tâm, mê ngộ bày ra muôn pháp. Pháp không có pháp khác mà
dường như các pháp hiện tiền. Tâm không có tâm khác mà rõ ràng thành thức tương
tục. Nguyên nhân chỗ tột chân mà bất giác, vọng động nên tưởng sanh. Đạt vọng
vốn chân, biết chân thì tưởng diệt. Thế nên mười hai loài chúng sanh vốn là
Phật mà dối thấy có lưu chuyển. Ba mươi hai tướng hiện sẵn trong tướng phàm phu
mà trở thànhđiên đảo. Cho nên, Thế Tônđại giác của chúng ta mới cổi chiếc áo
quý báu, mà mặc chiếc áo nhơ rách. Chỉ nơi chân tế (mé thật) là vô minh, nói
như huyễn là hư ngụy. Căn thân và khí giới đều tùy tình lượng mà phân chia. Cõi
Phật và ứng thân đều y nơi trí chiếu mà có sai biệt. Như gương sáng tùy vật mà
hiện hình đẹp xấu. Cái rỗng sáng vô tướng vốn là lặng lẽ. Ví nhưmặt trăng tùy
người mà có đi lại, chỉ người tự thấy, ánh sáng vằng vặc treo giữa hư không vẫn
không khuyết. Đến hình đẹp xấu để bàn về ánh sáng của gương, căn cứ nơi người
đi lại để xem thể mặt trăng, thảy đều do con mắt bệnh. Đây là chỗ thánh trí
không cho im lặng vậy.
Cái rỗng sáng vô tướng đâu cho nói bàn, chỉ nói chẳng phải đẹp chẳng phải xấu.
Ánh sáng vằng vặïc treo giữa hư không, không cần chỉ bày, chỉ nói không phải đi
không phải đến. Mong chạm mắt để ngộ tâm, chỉ sợ bỏ mặt trăng mà nhìn ngón tay.
Nhân xấu mà chỉ ra đẹp, tức nơi đến mà nói đi. Xét tột ánh sáng gương tìm không
ra tướng xấu thì tướng đẹp làm sao có đối đãi? Tìm cùng cái thể của mặt trăng
không có dấu đến thì đi làm gì có? Đẹp xấu đều là vọng, thể gương vốn không,
đến đi thảy dối, chất mặt trăng vẫn sáng.
Vì thế, một trăm lẻ tám câu bặt dứt nói năng, ngay đó để phát minh nghĩa gì?
Tám thứ thức xét cùng là sanh diệt, từ vô thủy nó là hư dối không phải nhân.
Chân trí vốn không phân biệt bèn trở thành tâm bất giác. Vì cái bản tịch chẳng
giữ linh nguyên mà biến thành thức vọng động. Tâm chẳng sanh thức, hằng
Niết-bàn mà ở trong lưu chú (thức lưu chú). Thức chẳng lìa tâm, luống sanh tử
mà ở trong thường trụ (Niết-bàn). Một phen con mắt bệnh thì ngàn hoa đốmrối
loạn trong hư không. Một phen vọng che tâm thì các tình lượng đóng cửa trí.
Bệnh hết con mắt vẫn còn, hoa đốm sạch hư không vẫn trong. Vọng sạch thì tâm
tròn, tình mất thì trí sáng.
Nếu như trí bị bít trong cửa tình thì toàn trí đều là tình. Tâm mờ mịt trong
biển thức tức toàn tâm là thức. Sức huân biến không thể nghĩ bàn, mé thật sanh
tử thật khó biết. Nếu các thứ hư vọng mà có nhân để nương thì sự tương tục của
căn và thức đâu có thể dừng. Nếu chẳng chuyển lại cái chân thức kia, ắt sanh
chấp lầm là sanh nhân. Thức lưu chú bởi mê nên có nhãn thức, sắc trần, ánh sáng
chung hợp. Nếu chấp tánh thắng diệu cho là thức, có khác gì kẻ ngu tìm lông
rùa, ép cát lấy dầu. Vọng chấp có không nhân quả thành rỗng. Thảy do chẳng rõ
được hiện tiền bèn cho là riêng có. Cũng bởi chưa từng thấy chỗ tột cùng mới
lầm chấp là minh sơ.
Do tâm không có mé trước, phàm có hiện ra đều bởi mê mà sanh. Thức không có
duyên sau, chỉ rõ được tướng ban đầu thì thảy đồng huyễn hóa. Chán sanh ưa
lặng, diệt các thứ nhiếp thọ, liền thấy chỗ chung cục của cảnh giới. Bỏ vọng
chứng chân, đã thành đối trị, cũng chưa rõ đầu mối sanh diệt. Bởi lẽ ngộ không
có sai biệt, mà mê có cạn sâu. Tâm không có đồng khác mà thức có ranh vực. Thế
nên biển tàng thức khó lường, giác tâm thì thường trụ. Sanh tử và Niết-bàn
không có người tạo, dựng lập phàm thánh chỉ là cái bóng rỗng. Chỗ hiện của vọng
tưởng, chỗ hành của thánh trí, căn trầntâm thức đều chẳng lìa nhất chân, mà bờ
mé mê ngộ thường xa. Trên tánh chân như tình tưởng mỗi cái có khác, ấy là lý dothăng trầm trong sáu thú. Trong pháp vô vi trí và hạnh có nhiều đường, nhân đó
mà tứ thánh có cao thấp.
Thức thứ tám chỉ có lỗi mê, nên sóng mòi nổi dậy, song tánh ướt trong biển vẫn
thường còn. Bảy chuyển thức vốn không có nhân chân thật, tuy lóng trong yên
lặng mà dòng tinh trạm (thức thứ tám) sức nó chưa dừng. Cho nên cái tinh trạm
hợp chẳng lìa mé thức, đây càng thấy rõ bởi do xúc mà sanh thọ. Toàn sóng là
nước, vì chỉ cho kẻ ngu nên dùng môn bất nhị. Lý chân thật thì lìa ngôn ngữ,
chính là chỗ tự ngộ của người tiến tu. Tột cùng bi trí tròn đầy ba tướng (giải
thoát, ly, diệt) nơi nguồn giác. Trừ sạch thức hiện lưu vượt khỏi ngũ pháp
(danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như ) ra ngoài chỗ nghĩ bàn.
Kẻ bỏ tự tông (tâm) này liền rơi vào tà kiến. Chẳng rõ tự tâmhiện ra, dối nói
có sanh nhân (có cái đầu mối sanh ra). Người xét biết muôn pháp về không, lại
rơi vào đoạn diệt. Tìm cùng lý do của sừng thỏ, chia chẻ tột chi tiết của sừng
trâu, mới biết đối đãi nhau, cuối cùng thuộc vô nhân (không có nguyên nhân).
Nương nơi không nên có sắc, nương nơi sắc nên có không, phân biệtrõ ràng.
Bỏ sắc để thấy không, bỏ không để tìm sắc thì lấy bỏ đành rành. Đâu biết đồng
thời liền hiện, cảnh trong mộng đâu có trước sau. Hai tướng không khác, sau khi
giác ngộ ai còn thấy kia đây?
Ngộ thì hoàn toàn ngộ, biết rõ vọng thì đâu cần phá trừ. Mê mà không biết mê,
nhân căn cơ bèn có đốn tiệm. Lìa ấm, giới, nhập được diệt môngiải thoát. Bày
thí, giới, nhẫn hiển đạo ba-la-mật. Phá cái phàm tình chấp ấm này, dẹp cái dị
thuyết chấp vô nhân kia. Chỉ rõ duyên khởikhông tánh, do vọng mà có tưởng
sanh. Nêu rành vọng tưởng từ nơi mê, nên tình lượng không có thật thể. Dẫn trở
vềtự giác, chóng vào lý quên lời. Bỏ cái tâm phan duyên theo năng và sở, rõ
cái tướng tột cùng sai biệt. Nói có chia báo thân, hóa thân, mà thừa thì không
hai không ba. Thanh văn biết như thật nên chỉ khác với hàng ngoại đạo. Bồ-tát
chẳng quên bản nguyện, vẫn còn ngại ưa vắng lặng. Về đệ nhất nghĩa đế còn chẳng
phải cảnh giới của Nhị thừa. Huống là “tánh thường” chẳng thể nghĩ bàn thì đâu
đồng với tướng nhân của ngoại đạo. Tự giác cái chân nhân thì thật có tự tánh,
vô thường tướng khác chỉ rơi vào chỗ nghĩ bàn. Tánh bản trụ không thuộc về thấy
nghe, do dính với cảnh sở tri bèn đem cái giác biến thành cảnh. Thánh trí vượt
ngoài phân biệt, chỉ chớ mê niệm hiện tại, mới thấy rõ lý tâm không thể nói
năng.
Bởi không giác ngộtự tâm, nên tùy sự tu tập mà sanh ra các thừa, mỗi thừa tự
thành chủng tánh. Chẳng phải không có Phật tánh, Phật thừathần lực nhiếp hóa
chúng xiển-đề, ắt cũng có nhân duyên. Cho nên biết mê ngộ đồng duyên mà tâm
biết mỗi người có khác. Thánh và phàm đồng một chân thật, bởi giác và tưởng mà
có phân chia. Như đồng ấm, giới, nhập mà một bên thấy là ta là người, một bên
thấy là vô ngã, nghĩa thật do đó mà cách xa. Như tâm, ý, thức có pháp cho là
tức ngã, có pháp cho là ly ngã, mà thể giác chưa từng biến đổi. Bởi phá chấptrở vềchân thật, nên lập tánh có ba (biến kế, y tha, viên thành). Nhân nơi ngã
chỉ bày là không, nên thành có hai trí (nhân không, pháp không). Thấu rõ thật
tướng các pháp thì nơi danh, tướng tức là như như. Khéo biết tự tánhchân không
thì vọng tưởngbiến thànhchánh trí.
Bồ-tát như tự tánh vọng tưởng, y duyên khởi mà đối hiện sắc thân. Vào chỗ chư
phápnhư huyễn mà không rơi vào có và không, khắp dạo các cõi nước. Rộng độ
chúng sanh mà không có chúng sanh được diệt độ. Hiện bày huyền nghĩa đâu rơi
vào nói năng. Vì đối trị tâm phân biệt nên nói không có cảnh giới. Dẹp trừ cái
tưởng vô ngã, vì nói môn Như Lai tàng. Chớ kẹt vào cái khéo phương tiện, chỉ
nên chứng pháp ở trong. Cái lý “không không” sâu xa chẳng phải do ngôn ngữ có
thể bày hiện. Người tăng tiến bậc thượng thượng sẽ được chỗ sở hành của tự
giác. Lìa tứ cú (có, không, cũng có cũng không, chẳng phải có chẳng phải
không), vượt ngoài tam chi (tông, nhân, dụ), hiện trong bóng sáng trăng nước,
ra ngoài kiến lập và phỉ báng.
Thiền-na bày bốn (sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền), về thánh lạc chỉ
có ba. Không, vô tướng, vô nguyện đối với thật đế rất là phù hợp. Thọ, tịch
tịnh, giác tri trong thân chỉ nên thầm hợp. Làm tiêu băng tâm ý thứcsanh tử,
trở về nước Như Lai tạng Niết-bàn. Tự tánh không việc, chẳng phải đoạn chẳng
phải thường. Hoa giác như huyễn chẳng hoại cũng chẳng tử. Cho nên ngoài tự tánh
vọng thấy có Niết-bàn, đều thuộc về nhân duyên thì chỉ có nói năng. Pháp như
huyễn hằng ở trong sanh tử đồng với hoặc loạn, mà ngay đó là vô sanh. Vì không
tánh nên nói vô sanh. Vì vô sanh nên nói như huyễn. Pháp như huyễn chẳng rời
cảnh giớiVăn Thù và Phổ Hiền, nên không thể nói năng. Lý vô sanh tánh nó là ly,
nên không phải chỗ biết của ngoại đạo và Tiểu thừa, nên dứt nghĩ bàn.
Tứ quả chẳng ngoài tâm lượng, nhị giác đều do chọn lựa Niết-bàn. Lìa thức
lại-da không có tánh chứa đựng. Lìa cái bất giác thì không có lại-da. Bảy
chuyển thức vốn là vô sanh, luống phân biệt nên tăng thêm bất giác. Bởi bất
giác nên duyên khởi vọng có tướng sanh, giác được cái vọng do mê thì tánh Viên
thành tự hiện.
Mười phươngba đời đồng là nhất thừa, thế và xuất thế gian vốn không có hai cái
ngã. Thấu được cái chân truyền, vọng tưởngkhông tánh, suốt yếu chỉtự giác,
không do nơi người. Mới biết tâm chẳng sanh duyên, duyên chẳng sanh tâm. Tâm và
duyên cả hai đều bặt thì tịch chiếu khắp hà sa. Sự và lý dung thông nhau, không
và hữu, bóng hiện trong hải ấn. Một địa (địa vị Bồ-tát từ sơ địa đến thập địa)
là tất cả địa, tất cả địa là một địa. Rõ thấu pháp vốn vô sanh thì dung hội
được hình bóng trong gương và nước. Thuận tánh khởi dụng thì xếp đặtcác chủng
loại ở chốn không minh. Đoạn ngoại sắc của La-hán, hại hữu tâm của giác thân.
Phật không có tự và tha, pháp đồng xưa và nay. Cứu kính trọn không có một chữ,
tùy loài bèn có ba thân.
Nếu chấp có, trở lại kẹt nơi vô nhân. Nếu nhận không bèn thành hoại pháp. Pháp
giới vốn tự vô sanh, do vọng nên theo duyên khởi. Tánh tướngvắng lặng, đâu cho
có tâm chấp hữu. Nhân quảrõ ràng, khó khỏi cái nghiệp vô tác. Có không đều
chẳng chấp mới vào được tự tông (tâm tông). Phương tiệntùy cơ không thể chẳng
nói. Nhân nơi tông (tâm) khởi lời nói, do lời nóiđạt được tông (tâm). Các thứ
chẳng thật tức là cái đệ nhất như thật tự tánh vốn không. Chỗ vọng tưởng phát
sanh, tức là vọng tưởng chẳng sanh, tùy duyên đâu có khác. Một sanh một chẳng
sanh, do vọng thấy mà thành tà kiến. Tứ tướng (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả)
và tứ bình đẳng (từ, bi, hỷ, xả) trong chân giác không có hai. Do nơi ngữ mà
thể nhập nghĩa, nên kinh điểnhiển bày nguồn tâm. Biện được thức rõ được trí, ở
bậc Như Lai chỉ duyên mà tự được. Tất cả các pháp, tâm làm tự tánh, an trụ
trong tâm thì không có tướng chuyển biến. Tất cả cái tương tục, giác là liễu
nhân, trở vềbản giác mới là biết như thật.
Vì ngăn vọng chấp nên nói pháp không. Vì lìa khủng bố nên nói tánh hữu. Như thế
đều chẳng phải lời nói chỉ đến chỗ tột cùng. Chẳng qua, tùy phương tiện để chỉ
bày vậy. Không lập tông thì tự tướng các pháp mới sáng tỏ. Chẳng phải vô trí,
vì vọng tưởng và vô tri mà tự khác. Giáo liễu nghĩa diệu chỉ ở trước lời nói.
Người tu hànhđạt được tông thú, giác ngộ vượt ngoài chánh lý. Y lời nói mà
nhận nghĩa là bị danh ngôn dối gạt. Đạt lối tẽ của pháp mới dẹp trừ được
thế luận. Chỉ biết lìa văn cú mà chẳng phải lặng thinh. Lại biết tột các duyên
tâm mà chẳng thành đoạn diệt. Thế thì cái chân vọngđối đãi liền được dung
thông. Đây là lối đối trị năng và sở đều dứt. Pháp giải thoátnhư thật duy tự
chứng biết. Niết-bàn vô trụ là pháp bình đẳng, chẳng phải nhân chẳng phải quả.
Tri giác của Như Lai có tự mà không tha, tức nơi sắc thân là pháp thân, chư
Phật khéo ứng hiện đâu phải không, vô nghĩa.
Vô tánh là phi vô, dị danh là phi hữu. Phi vô là pháp không sanh, chẳng theo
duyên diệt. Phi hữu là pháp chẳng diệt, đâu đợi duyên sanh. Chẳng theo duyên
diệt, mà vì chúng sanh nói là chẳng sanh. Không đợi duyên sanh, mà vì chúng
sanh nói là chẳng diệt. Tạm mượn phương tiện lập bày để xây dựng chương cú đại
thừa. Vì thế giỏi nghĩa mới gọi là đa văn. Dụ xem ngón tay là quở trách kẻ ngu.
Tướng vô kiến là tánh thật của vọng tưởng. Lìa vòng xúc xích của mười hai nhân
duyên tức là phân biệt tuệ không. Hai thứ ác kiến (thường, đoạn) nhân mê các
pháp mới sanh. Ba cõi nảy sanh do tâm, chỉ y trong tự giác mà trụ. Phi thường
và vô thườngquyết định không có tánh. Có nhiếp thọ và không nhiếp thọ, sự sai
biệt đều do người. Giác ngộ pháp có tướng khác, vẫn thuộc về thiền định của nhị
thừa. Bồ-tát nhớ nghĩ đến bản nguyện, còn đợi đến bát địagiác ngộ mới giữ gìn.
Mộng qua sông đã tỉnh, thì ánh sáng của ngọn lửa mạnh mới khắp.
Các bậc trụ không có, cứu kính khác gì sơ tâm. Phật địatrang nghiêm được
nhanh, thủy giác tức là tối thắng. Nếu chấp tự giác thánh trí thường không sanh
thì có lỗi, vì nó khác với hư không kia. Bởi dùng phương tiệntu hành chứng
được, nên chẳng đồng với nhân tác của ngoại đạo. Tự tánh không nhơ, bất giác mà
thành cái nhân các thú. Bảy chuyển thức nhiếp trì, tuy vô ngã mà vẫn còn cái
lỗi của tập khí thừa. Như Lai tàng tánh vốn không sanh diệt, do khách trần mà
in tuồng có trọc có thanh. Từ tục vào chân phải nương nơi năm pháp. Do trí đến
tịnh chỉ rõ được nhất tâm. Chư Phật ba đời vượt hẳn mọi sự tôn trọng của thế
gian, vì dựng lập tự tâm thông suốt, không phải như hoa ưu-đàm-bát. Tập khívô
lậu không phải là nghĩa sát-na, nếu an trụ chánh pháp thì xem nó như thành
Càn-thát-bà. Lục độ cũng chia có quyền thật. Ba Phật (pháp, báo, hoá) lẫn nhau
phát minh. Thúc đẩyNhị thừa đến chỗ cứu kính, khuyên chúng sanh trong ba cõitu hànhtrong sạch, thảy thuộc về quyền lập, đều là Phật hóa thân nói. Nếu bàn
về bổn trụ (pháp thân) trọn không có ngữ ngôn, chỉ nói phi thừa khiến người tự
khế ngộ. Bản giácthanh tịnh chẳng nhờ công huân tập. Tự tánh đã trang nghiêm đâu
cho ô nhiễm. Nên nói “căn bản trí sáng, sai biệt tuệ đầy, trước sau gốc ngọn
hội tột chỗ vô ngôn” ấy vậy.
Tóm lại, đại đạo không dấu vết, chỉ ở trước mắt. Chỗ chí lý bặt nghĩ lường,
chẳng bàn kiếp ngoại. Do đó, đức Thế Tônđóng cửa thất nơi nước Ma-kiệt (Magadha), ngài
Duy Ma Cật lặng thinh trong thành Tỳ-da (Vaisàli). Chẳng nói mà nói, phơi bày
sum la vạn tượng; chẳng nghe mà nghe, gom ngàn căn cơ về nơi vắng lặng. Vừa
dính tình lượng đã rơi vào hiện giờ. Chỉ cần trở về, đâu cần phô bày hình
tướng. Thế nên, đêm ấy thành Phật, đêm ấy Niết-bàn, khoảng giữa chẳng nói một
chữ. Bản tếsanh tử, bản tế Niết-bàn, tùy thuận đâu có hai dòng. Diệu tại chẳng
biết, lỗi cũng tại chẳng biết. Mê phi cú này, tức ngộ cũng phi cú này. Toàn
thân trong mộng, khi thức cũng chẳng rời khỏi gối mền. Trong cái tưởng sai
biệt, xoay lại không ngoài việc xem gương. Như nước ngậm trăng, trong ngoài đều
loãng. Như gương soi không, rỗng sáng xen nhau. Từ cổ đến kim, từ sáng đến tối
đâu do có người mà thêm đẹp đẽ. Nào bởi không kiếp mà giảm bớt hư minh. Người
mất đó cũng đồng tâm biết này. Người được đó chẳng đổi nghe thấy. Cần phải biết
có, đâu dùng lại không. Ngọc ma-ni đâu phân làm năm sắc. Toàn thân con voi đâu
giấu với nhóm người mù. Giữ chân bỏ vọng, khó tránh khỏi sự chê “nối dòng chim
le dứt dòng chim cò”. Mở cái tối bít cái sáng, không khỏi người cười “dời núi
lấp rãnh”.
Bởi vì tám thức vốn rỗng, năm pháp đều giả. Hai cái ngã (nhân và pháp) dối tự
gìn giữ. Ba tánh lầm nương nhau mà lập. Ngàn sai muôn khác chẳng qua một cái
mê. Tột trước cùng sau cứu kính trở về niệm hiện tiền. Tin pháp môn thẳng tắt
không do đâu, hội được pháp tổng trì mới chung cục. Cái bất giác trước, cái bất
giác sau, như sữa trong nước thật là khó phân. Thánh rửa tình phàm, phàm che
kiến thánh, mảnh than trong tối dễ nhận. Đâu biết tình mất trí hiệp, tưởng hết
thể tròn. Cho nên nói: “Đại đạo chỉ tại trước mắt, chỗ chí lý đâu bàn kiếp
ngoại”.
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn họcPhật giáoĐại thừa với tư tưởnguyên thâm về triết học và tâm lý học.
Đã phát khởichí nguyệnĐại thừa, lại kiên quyếtthực hiệnchí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lượcca ngợicông đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng tacần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
Đức PhậtA Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phậtthành đạo Bodhigaya
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biếnrộng rãi trong quần chúngViệt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Nithành đạo), và đã tồn tạiliên tục, phát triển không ngừng trên ...
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quảchi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúc ở thế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
Xin dâng hết lên Tam Bảochứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọnggiới thiệutoàn bộPhật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.