- 1. Phẩm thứ nhất: Tự thuật
- 2. Phẩm thứ hai: Bát nhã
- 3. Phẩm thứ ba: Giải quyết nghi hoặc
- 4. Phẩm thứ tư: Định tuệ
- 5. Phẩm thứ năm: Diệu hạnh
- 6. Phẩm thứ sáu: Sám hối
- 7. Phẩm thứ bảy: Cơ duyên
- 8. Phẩm thứ tám: Đốn và tiệm
- 9. Phẩm thứ chín: Duy trì chánh pháp
- 10. Phẩm thứ mười: Dặn dò
- Phụ lục của Linh Thao (người giữ tháp)
KINH PHÁP BẢO ĐÀN
HUỆ NĂNG LỤC
TỔ
Soạn thuật: Pháp
Hải - Dịch giả: Thích Nữ Trí Hải
PHỤ LỤC CỦA LINH THAO
(NGƯỜI GIỮ
THÁP)
Sau khi nhập tháp, vào thời Khai Nguyên năm thứ 10, ngày mồng 3 tháng 8 năm Nhâm Tuất, nửa đêm bỗng nghe trong tháp có tiếng kéo dây sắt. chúng Tăng kinh hãi thức dậy, thấy một người trong tháp chạy ra. Kiểm soát lại thì thấy cổ của Sư bị thương tổn, bèn đem việc ấy trình Châu huyện. Huyện sai dương Khản, Thứ sử Liễu Vô Thiểm gia công tầm nã. Năm ngày sau ở thôn Thạch Giác bắt được tên giặc, giải đến Thiều Châu. Hỏi thì y khai là họ Trương, tên Tịnh Mãn, người ở Nhữ Châu, huyện Lương, tại chùa Khai Nguyên, Hồng Châu, có nhận của một Tỳ kheo tên Kim Đại Bi người Tân La (Triều tiên) hai mươi ngàn đồng để đi trộm lấy đầu của Lục Tổ về thờ. Quan Thứ sử họ Liễu nghe lời cung xong, chưa vội gia hình, đến Tào Khê hỏi ý kiến vị thượng túc của Tổ là inh Thao nên xử thế nào. Linh Thao đáp:
- Căn cứ phép nước mà nói thì đáng tội tru di, nhưng vì Phật giáo từ bi, xem oán thân bình đẳng, vả lại kẻ kia muốn thỉnh về thờ, thì tội cũng nên tha vậy.
Thứ sử nghe xong không ngớt lời ca tụng:
- Thế mới biết cửa Phật là quảng đại!
Bèn ra lệnh ân
xá. Niên đại Thượng Nguyên năm đầu, vua Túc Tông sai sứ đến thỉnh y bát của Lục
Tổ về cung để thờ. Đến Vĩnh Thái nguyên niên vào ngày mồng 5 tháng 5, vua Đại Tông
mộng thấy Lục Tổ đến thỉnh y bát, nên vào ngày mồng 7, vua ra sắc lệnh cho quan
Thứ sử Dương Hàm rằng:
“Trẫm mộng thấy
Năng Thiền Sư đến thỉnh y bát và ca sa về Tào Khê. Nay sai quan Trấn Quốc Đại
tướng quân Lưu Sùng Cảnh cung nghinh về đó. Đối với Trẫm đấy là báu vật của nước,
nên phải như pháp mà tôn trí tại bổn tự, bảo tăng chúng những vĩ đã đích thân
thừa kế tông chỉ, hãy cẩn thận giữ gìn, chớ để hư hao”.
Về sau nhiều lần những bảo vật ấy bị trộm, nhưng chưa đi xa đã lấy lại được.
Vua Hiển Tông truy tăng Sư thụy hiệu là Đại Giám Thiền Sư, tháp hiệu Nguyên Hòa Linh Chiếu.
Ngoài ra, những sự tích khác về Tổ rất nhiều người biên chép như Thượng thư Vương Duy, Thứ sử Liễu Tôn Nguyên, Thứ sử Lưu Ngung Tích … đều thuộc đời Đường.
(Người giữ tháp là Linh Thao sao lục)