Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ăn chay và "sức khỏe của xương"

20 Tháng Tám 201100:00(Xem: 8412)
Ăn chay và "sức khỏe của xương"

ĂN CHAY VÀ “SỨC KHỎE CỦA XƯƠNG”
Nhóm nghiên cứu Việt Nam

blankTỉ lệ mật độ xương suy giảm trong nhóm ăn mặn là 1.9%, so với nhóm ăn chay là 0.9%. Nói cách khác, nhóm ăn chay ít bị mất xương hơn nhóm ăn mặn.

Ăn chay đang là một trào lưu ngày càng phổ biến trên thế giới. Ở VN, ăn chay cũng trở thành (và nên trở thành) một lối sống lành mạnh. Nhân dịp một công trình nghiên cứu ăn chay mới được công bố hôm qua, tôi muốn viết vài dòng, trước là khoe, sau là cung cấp vài thông tin mà tôi nghĩ công chúng cũng cần biết. Đó là mối liên hệ giữa ăn chaysức khỏe của xương (và sức khỏe nói chung).
 
Có thể nói không ngoa rằng trong lĩnh vực nghiên cứu về ăn chay, Việt Nam đã tạo được một dấu ấn. Ba năm trước, chúng tôi thực hiện một công trình nghiên cứu về ăn chay và loãng xương ở Việt Nam. Trong công trình đó chúng tôi đo mật độ xương bằng máy DXA (và nhiều chỉ số lâm sàng khác) của 105 ni cô và 105 người ăn mặn, chọn ngẫu nhiên từ Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi chọn mật độ xương (MĐX) bởi vì đây là một xét nghiệm lâm sàng rất quan trọng để đánh giá ai có nguy cơ gãy xương cao. Kết quả được công bố trên tập san Osteoporosis International (OI) năm 2009. Trong bài báo trên OI, chúng tôi trình bày dữ liệu cho thấy nhóm ăn chayăn mặn không khác nhau về mật độ xương. Nói cách khác, ăn chay không có ảnh hưởng tiêu cực đến mật độ xương. Công trình này được báo chí khắp thế giới đưa tin. Nhật báo Sydney Morning Herald cũng có một bài viết và đài truyền hình Úc có phỏng vấn tôi về ý nghĩa của kết quả này.

Cũng trong năm 2009, như là một phần trong công trình nghiên cứu trên, chúng tôi công bố một phân tích khác trên tập san American Journal of Clinical Nutrition. Trong phân tích này, chúng tôi chỉ ra rằng tuy nhóm ăn chay thuần túy (veganism) có mật độ xương thấp hơn nhóm ăn mặn, nhưng người ăn chay theo kiểu phương Tây (vegetarianism) thì có mật độ xương như người ăn mặn. Nói cách khác ăn chay không có tác hại gì đến loãng xương. Vì đây là tập san số 1 trong chuyên ngành dinh dưỡng lâm sàng, nên bài báo cũng gây tiếng vang trên thế giới. Rất nhiều báo (không kể hết) và đài truyền hình tìm đến chúng tôi để phỏng vấn và cho ý kiến. Qua hai công trình trên, Việt Nam “nổi lên” như là một nơi làm nghiên cứuuy tín về ăn chay và loãng xương. Wikipedia trong phần viết về dinh dưỡng và ăn chay có đề cập đến 2 công trình nghiên cứu trên.

Nhưng nghiên cứu luôn đặt ra nhiều câu hỏi. Dù đã trả lời được một câu hỏi căn bản, vẫn còn một vài câu hỏi mà chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời. Những câu hỏi này là:

(a) tỉ lệ mất xương theo thời gian ở người ăn chay có khác biệt so với người ăn mặn? Đây là câu hỏi quan trọng, bởi vì phụ nữ sau mãn kinh thường kinh qua một giai đoạn mất xương theo tuổi. Tuổi càng cao, tỉ lệ mất xương càng nặng. Mất xương có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Vì thế cần phải tìm hiểu xem người ăn chay có thật sự mất xương nhiều hơn người ăn mặn?

(b) các marker chu chuyển xương có khác biệt giữa người ăn chay và ăn mặn? Xương chịu sự tác động của hai loại tế bào là tạo xương và hủy xương. Hai loại tế bào này khi vận hành trong qui trình chu chuyển xương tiết ra một số protein có thể đo được từ máu, và các protein này có tên là marker chu chuyển xương.

(c) nồng độ vitamin D ở người ăn chay ra sao? Vitamin D là một vấn đề y tế lớn toàn cầu. Một nghiên cứu trước của chúng tôiViệt Nam cho thấy gần 50% nữ và 26% nam thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D có liên quan đến một loạt bệnh lí như loãng xương, tiểu đường, ung thư, tim mạch, thậm chí nhiễm.

Do đó, chúng tôi quyết định theo đuổi công trình nghiên cứu ăn chay. Chúng tôi mời các đối tượng đo mật độ xương (dĩ nhiênmiễn phí) lần thứ hai. Chúng tôi đo nồng độ vitamin D và hai marker chu chuyển xương có tên là PINP và CTX trong máu. Đây là những marker đo rất phức tạp, nhưng nhờ có kĩ thuật hiện đại của Roche nên việc đo lường các marker này không còn là vấn đề quá khó khăn. Kết quả của nghiên cứu này mới được công bố trên tập san European Journal of Clinical Nutrition, dưới tựa đề là “Vegetarianism, bone loss, fracture and vitamin D: a longitudinal study in Asian vegans and non-vegans”. Kết quả nghiên cứu này có thể tóm lược như sau:

  • Tỉ lệ mật độ xương suy giảm trong nhóm ăn mặn là 1.9%, so với nhóm ăn chay là 0.9%. Nói cách khác, nhóm ăn chay ít bị mất xương hơn nhóm ăn mặn.
  • Tỉ lệ gãy xương đốt sống trong nhóm ăn mặn là 5.4% và nhóm ăn chay là 5.7%. Không có khác nhau đáng kể.
  • Tất cả các marker chu chuyển xương đều không khác nhau giữa nhóm ăn mặnăn chay. Các chỉ số về lipid cũng không khác nhau giữa hai nhóm.
  • Trong nhóm ăn chay, 73% thiếu vitamin D, cao hơn nhóm ăn mặn (46%). Nói cách khác, gần 3/4 người ăn chay thiếu vitamin D!

Đúng như một chuyên gia bình duyệt bài báo khen rằng đây là một nghiên cứu comprehensive (đầy đủ) nhất trong lĩnh vực ăn chay và loãng xương. Mà là nghiên cứu theo thời gian (prospective study) rất công phu, nên gây ấn tượng tốt trong các chuyên gia bình duyệt. Những kết quả trên đây đã trả lời cho những câu hỏi chúng tôi đặt ra ở trên. Những kết quả này một lần nữa khẳng định rằng ăn chay không gây tác hại, nếu không muốn nói là có ảnh hưởng tích cực, đến xương.

Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm là nồng độ vitamin D ở nhóm ăn chay quá thấp. Thật ra, lượng calcium họ ăn uống hàng ngày cũng thấp (chỉ 300 – 400 mg/ngày), và đó là một liều lượng rất thấp, vì theo khuyến cáo chung, họ cần ăn uống sao cho có 1000 mg calcium mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho xương. Những người ăn chay trường nên xét nghiệm để biết nồng độ vitamin D và nên chú ý đến chế độ ăn uống sao cho đầy đủ calcium. Nếu thiếu vitamin D thì cũng nên cố gắng tiêu ra 10-15 phút mỗi ngày phơi nắng để có đủ nồng độ vitamin D. Nếu phơi nắng không tiện thì cần tư vấn bác sĩ để biết thêm chi tiết bổ sung vitamin D.

Thật ra, có nhiều bằng chứng cho thấy ăn chay còn có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe nói chung. Số liệu gần đây còn cho thấy ăn chay còn có lợi ích cho sức khỏe nói chung. Cách đây vài năm, hiệp hội American Dietetic Association ra tuyên cáo về ảnh hưởng của chế độ ăn chay, trong đó, họ kết luận người ăn chay sống lâu hơn, ít bệnh tim mạch hơn và ít bệnh ung thư hơn người ăn mặn. Qua công trình này, chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc khuyến khích ăn chay, hay ít ra là tăng cường rau quả và thực vật trong bữa ăn, ở nước ta và trên thế giới.

Chú thích:
Tôi có quen một chị bạn chuyên ngành nội tiết, và lần nào về Việt Nam chị đều mời đến những nhà hàng chay thật tuyệt vời. Có lần tôi đến một nhà hàng ở đâu đó trong Quận Phú Nhuận, tôi sững sờ vì nhà hàng được trang trí quá đẹp, cực kì thanh tao, và món ăn thì chỉ có thể nói là tuyệt vời, không cách gì chê được. Chưa bao giờ trong đời tôi được ăn món ăn chay ngon đến như thế. Nhưng món ăn chay ngon là kết quả của một quá trình nấu rất công phu chứ không đơn giản như tôi suy nghĩ. Do đó, tôi nghĩ nấu món chay là cả một nghệ thuật – nghệ thuật ẩm thực. Ăn chay chẳng những là một cách thưởng thức nghệ thuật đó, mà còn đem lại lợi ích cho sức khỏe. Vậy nếu các bạn tin vào công trình khoa học của chúng tôi thì tại sao không dành ra vài ngày một tháng để ăn chay. Ăn chay cũng là một cách để mình tịnh tâmxa hơn nữa là tỏ ra tính thân thiện của chúng ta với môi trường.


Vài bài báo chọn lọc liên quan đến công trình nghiên cứu về ăn chay:

blankHo-Pham LT, Nguyen PL, Le TT, Doan TA, Tran NT, Le TA, Nguyen TV. Veganism, bone mineral density, and body composition: a study in Buddhist nuns. Osteoporosis Int 2009; 20:2087-93. Đây là công trình đầu tiên về ăn chay và loãng xương ở VN và tạo nên dấu ấn ngay trong chuyên ngành.

Ho-Pham LT, Nguyen ND, Nguyen TV. Effect of vegetarian diets on bone mineral density: a Bayesian meta-analysis. Am J Clin Nutr 2009; 90:943-950. Đây là bài được giới báo chí chú ý nhiều nhất, vì một phần là tập san số 1 trong lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng, mặt khác là kết quả cho thấy mật độ xương ở người ăn chay có phần thấp hơn nhưng không có ý nghĩa lâm sàng so với người ăn mặn.

Ho-Pham LT, Nguyen ND, Lai TQ, and Nguyen TV. Vegetarianism, bone loss, Contributions of lean mass and fat mass to bone mineral density: a study in postmenopausal women. BMC Musculoskeletal Disorders 2010, 11:59. Bài này cho thấy người ăn chayăn mặn có tỉ trọng mỡ như nhau. Bài được xếp vào loại “Highly Accessed”.

Ho-Pham LT, Vu BQ, Lai TQ, Nguyen ND, and Nguyen TV. Vegetarianism, bone loss, fracture and vitamin D: a longitudinal study in Asian vegans and non-vegans. Eur J Clin Nutr (3 August 2011) | doi :10.1038/ejcn.2011.131. Đây là bài mới nhất của nhóm nghiên cứu Việt Nam đã được chấp nhậncông bố trên tập san European Journal of Clinical Nutrition ngày hôm qua. Bài mới ở dạng online, in báo giấy phải chờ đến 3-6 tháng nữa. Địa chỉ là: http://www.nature.com/ejcn/journal/vaop/ncurrent/full/ejcn2011131a.html

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 945)
Trong bất kỳ tổ chức hay hội đoàn nào, các nhà lãnh đạo đều có nhiều đức tính tốt và phẩm chất tâm linh. Để làm những nhà lãnh đạo tâm linh, chúng ta phải sống an bình và hài hòa với chính mình, với thiên nhiên và với tha nhân, trong đó có gia đình, cộng đồng, xã hội và quê hương của mình.
(Xem: 1146)
Trong chúng ta cũng đã từng được sinh ra và lớn lên dưới một mái gia đình. Tùy vào nghiệp báo sai biệt mà mỗi người có một hoàn cảnh gia đình khác nhau.
(Xem: 5538)
Thật là một điều khó khăn, để quên đi những chuyện không vui xảy ra trong quá khứ, tuy nhiên, đây là một bước quan trọng giúp cho chúng ta khỏe mạnh.
(Xem: 4616)
Nói đến giản dị là nói đến một lối sống tích cực không phô trương hình thức, biết vừa đủ và trân trọng những giá trị vật chất dù là nhỏ nhất trong đời sống.
(Xem: 3489)
Ta phải siêng năng chăm chỉ học hành, làm sao để thực hiện được ước mơ và hoài bão của mình là thành tựu việc học để hoàn thiện chính mình nhằm đóng góp lợi ích cho xã hội. Ai có ý sắt đá, có quyết tâm cao độ thì mọi việc ta đang theo đuổi trước sau gì cũng sẽ được thành công tốt đẹp, ngay tại đây và bây giờ.
(Xem: 8005)
Khi chúng ta cống hiến một phần công sức và thời gian của mình cho việc bảo vệ môi trường, thì ta có thể cảm nhận được thế giới đang nằm trong sự quan tâm của chúng ta, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp biết bao.
(Xem: 10790)
Do hiểu được sự khổ đau của con vật khi bị giết cho mình ăn, sanh lòng từ bi mà phát tâm bỏ thịt thật là đáng quí và đáng khen.
(Xem: 8753)
Thiền định cho phép chúng ta sống trong sự thanh thản và trung hòa cảm xúc.
(Xem: 5512)
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, người phụ nữ cảm nhận cơ thể chuyển biến từng ngày, từng đêm, từng giờ…
(Xem: 16465)
Hai năm về trước, ngẫu nhiên đọc được bài diễn văn ‘Giá Trị của Khoa Học’ (The Value of Science) bởi Dr. Richard Feynman, Mùa Thu, 1955...
(Xem: 8274)
Quá trình cân bằng tự nhiên duy trì sự sống bị phá vỡ khi có sự can thiệp bất cẩn của con người vào thiên thiên. Những hoạt động của con người như ...
(Xem: 8000)
Con người can thiệp nhiều vào thiên nhiên, và dù cố gắng đến mấy họ không thể chữa lành những vết thương họ đã gây ra.
(Xem: 8980)
Người tu Phật, căn bản là phải tránh sát sanh vì lòng từ bi đối với muôn loài chúng sanh .
(Xem: 10013)
Thuyết phục người thân, bạn bè hay bất kể ai chuyển chế độ ăn mặn sang chế độ ăn chay dù vài ngày trong tháng là điều không phải dễ dàng vì
(Xem: 14113)
Cách nấu mì quảng chay ngon tuyệt thơm phức hương vị đậm đà cho ngày rằm.
(Xem: 11293)
Món chay với nguyên liệu đơn giản là bông cải được bọc một lớp bột mỏng bên ngoài, chiên giòn rồi nấu cùng sốt cay ngon tuyệt. Tuy là món chay nhưng thơm ngon, hấp dẫn không kém gì món ăn mặn.
(Xem: 11031)
Bài viết này được trình bày qua công trình nghiên cứu, suy luận, tham khảo, sáng tác và phóng dịch từ những...
(Xem: 11470)
Kinh Địa Tạng, Đức Phật nói rằng thời gian 1 ngày trên cõi Trời Đao Lợi tương đương gấp 3 tháng thời gian ở Trái Đất.
(Xem: 10465)
Những người xuất thân từ những gia đình có truyền thống ăn chay lâu dài qua nhiều thế hệ có thể bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư lớn hơn nếu...
(Xem: 10297)
Thịt và xúc-xích chay thật sự có hương vị và hiện nay đang chinh phục các siêu thị. Phải chăng đây là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng về thực phẩm sắp diễn ra?
(Xem: 16133)
Khoa học thần kinh ngày hôm nay đã chứng minh một cách khách quan và cụ thể rằng chánh niệm (samma-sati) là con đường trực tiếp nhất để gạt bỏ vọng tưởng về cái "ta"
(Xem: 15684)
Trong các ngành khoa học, rất có thể khoa học thần kinh (neurosciences) sẽ là ngành phát triển mạnh và gây nhiều ảnh hưởng nhất trong những thập niên tới.
(Xem: 11204)
Nói theo ngôn ngữ Bát Nhã của Phật Giáo, sắc tất thị 95% không; không tất thị 95% vô sắc tướng.
(Xem: 10674)
Trong vật lý có rất nhiều thứ được gọi là sóng. Khi ném đá xuống nước thì nó tạo thành sóng lan tỏa từ ...
(Xem: 10135)
Pulses (tạm dịch là các loại đậu) là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, sạch và an toàn, ngày càng được đánh giá cao về vai trò cải thiện sức khỏe cho con người...
(Xem: 13009)
Có năm thứ mà chúng ta có thể thêm vào chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe, tăng cường chức năng miễn dịch và giúp chúng ta chống lại bệnh.
(Xem: 9940)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn.
(Xem: 11470)
Hai nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những người thực hành chánh niệm ít có nguy cơ béo phì và mắc bệnh tim mạch.
(Xem: 11227)
Tiêu thụ các loại thịt lợn ướp là gây ung thư và tiêu thụ các loại thịt khác (trừ thịt gia cầm) rất có thể bị ung thư
(Xem: 11108)
Phật giáo quan niệm , theo như tôi hiểu, tất cả những gì có trên thế gian này đều vận hành, biến dịch liên tục, chúng dính líu tới nhau, không có gì là độc lập,
(Xem: 12460)
Bạn có thích ăn xúc xích (hot-dog) hoặc bánh mì thịt nguội không? (Nói chung là ăn thịt chế biến). Có thể bạn nên suy nghĩ lại.
(Xem: 14570)
Bỏ được ăn tối thì sẽ khỏe và đầu óc minh mẫn hơn, bỏ được là tốt Muốn bỏ được thì ngoài quyết tâm, phải có hiểu biết
(Xem: 10564)
Tôi nghĩ rằng lâu nay tôi đã áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh - không ăn thịt đỏ, không ăn các loại thực phẩm chiên xào,,,
(Xem: 14774)
Mục đích của Đức Phật ra đời là dạy đạo giải thoát, cứu chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Bên cạnh đó, Ngài là một một nhà Bác học, Bác sĩ giỏi ...
(Xem: 11231)
Hàng chục triệu người Mỹ đã chuyển đổ chế độ ăn từ ăn thịt sang chế độ ăn có nguồn thực vật ăn rau quả, ngũ cốc, đậu và các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác.
(Xem: 13876)
Vật lý hạt có liên quan gì đến thế giới quan hay hiện tượng quan của đạo Phật ? Đạo Phật chủ ý đưa phương pháp diệt khổ cho chúng sinh .
(Xem: 14131)
Các thành phần bốc lửa như ớt có thể làm nhiều điều tốt hơn là đốt cháy lưỡi của bạn. Những thực phẩm này có thể giúp bạn sống lâu hơn.
(Xem: 15228)
Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư.
(Xem: 12138)
Chỉnh thể các hệ thống trong não bộ, nếu có sự hỗ trợ tác động của chúng ta, thì hạnh phúc sẽ được kết nối mật thiết với hệ thống các cơ quan khác nhau trong cơ thể...
(Xem: 22074)
"No mất ngon, giận mất khôn" là thế. Sau đây là 5 phương pháp thực tập để xoa dịu cơn giận và tận hưởng thời gian quý báu, quan trọng của mình với nhau.
(Xem: 28505)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới.
(Xem: 18789)
Tết Nguyên Đán của người Việt Nam luôn đậm đà bản sắc. Đó không chỉ là những lễ nghi, phong tục, mang tính cổ truyền, thể hiện hồn dân tộc mà còn là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc.
(Xem: 21019)
Hướng dẫn làm bánh Giò chay... Nhật Thảo
(Xem: 14475)
Viên thuốc bổ sung làm từ củ nghệ đã cho thấy rằng các chất chống viêm trong nghệ có tác dụng điều trị hữu hiệu chứng ợ nóng (heartburn) và các bất ổn về hệ tiêu hóa.
(Xem: 12525)
Bệnh là nghiệp nên nhiều trường hợp dẫu đủ khả năng đến bất cứ bệnh viện tối tân nào trên thế giới vẫn phải nhận lãnh cái chết.
(Xem: 12945)
Động lực ăn chay có thể nhiều và khác nhau, nhưng ba động lực chính được kể đến là sức khỏe, lòng bất nhẫn đối với các loài sinh vật, và ý thức bảo vệ môi trường.
(Xem: 13511)
Theo tuệ giác Thế Tôn, ngày nào chúng ta có những phẩm chất tốt đẹp như suy nghĩ điều lành, nói lời thiện ích và làm những việc giúp người, cứu vật thì ngày đó chính là ngày tốt.
(Xem: 16743)
Có nhiều loại thực phẩm thiên nhiên mà khi chúng ta ăn vào sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, hệ thống động mạch không bị tắc nghẽn.
(Xem: 13071)
“Ta cứ chạy hoài, Qua những bước đời say men, Qua những ước mơ trắng màu ký ức, Qua những dấu hỏi trầm lên khuôn mặt, Ta chạy đuổi một đời, Không tới đích.”
(Xem: 17828)
Có một loại thức ăn mà các bác sĩ y khoa, chuyên gia dinh dưỡng hoặc thậm chí mẹ của bạn - bảo bạn nên ăn nhiều hơn, đó là rau lá xanh...
(Xem: 13171)
Phẫn nộ (kodha) là hình thái bùng vỡ của tâm giận dữ bất mãn hay lòng sân hận bực phiền.
(Xem: 15825)
Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện...
(Xem: 12829)
Tất cả mọi người đều bị "ung thư", đấy là một thứ bệnh ngặt nghèo không sao chữa lành được: ấy là cái chết... Ajahn Liem; Hoang Phong dịch
(Xem: 14898)
Tuyển tập một số mẹo vặt làm bếp cho đời sống thường nhật... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14576)
Hầu như chúng ta đều biết ngồi quá lâu không hề tốt. Nhưng chính xác điều gì diễn ra trong cơ thể khi ngồi suốt 8 tiếng mỗi ngày hoặc lâu hơn? Thu Hiền
(Xem: 11825)
Sức khỏe và bệnh tật là những kinh nghiệm thông thường của đời người, và vì vậy cũng là điều được tôn giáo quan tâm đặc biệt... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13758)
Ăn chay không phải là đổi món ăn cho ngon miệng... mà là một cách tu hành... Toàn Không
(Xem: 20393)
Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực... Nguyễn Hữu Đức
(Xem: 17029)
Đây là lối suy nghĩ chín chắn, thể hiện thái độ hiểu biết sáng suốt của người con Phật trước một quyết định quan trọng liên quan đến đời sống hạnh phúc gia đình... Chơn Hằng Tịnh
(Xem: 13955)
“Đau tim”, ở đây muốn nói đến tình trạng “đột quỵ tim”, hay “trụy tim”, tức “heart attack”, đa phần lại không làm đau đớn gì ở trái tim cả... Bác sỹ Hồ Ngọc Minh
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant