ĐÔI BẠN HÀNH HƯƠNG
Chiêu Hoàng
Họ vẫn đi xuôi theo dòng sông, nhánh sông càng ngày càng mở rộng, có những khúc, mặt nước trải rộng mênh mang, đứng ở bờ bên này không còn nhìn thấy bờ bên kia đâu nữa...
Từ khi Công chúa cải trang thành ni cô, đi đến đâu có chùa chiền nàng đều ghé qua xin trọ đêm. Ngoại trừ những nơi không có thì nàng mới vào quán trọ. Phần đông dân chúng rất quý trọng chư tăng, ni, nên dừng chân nơi nào nàng cũng đều được đối xử một cách rất đặc biệt...
Vào một buổi chiều...
Họ dừng lại một quán trọ ven sông. Nơi đây, dân cư sống bằng nghề đánh cá. Chỉ có một vài hàng quán mọc lên làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương. Đời sống ở đây thật nghèo nàn, đơn sơ và bình dị. Khung cảnh thật tiêu điều, đời sống chậm đến độ công chúa có cảm tưởng đó là một đời sống chết. Đâu đây, xơ xác một vài con chó chạy loăng quăng. Chỉ có nắng là hăng hái đổ xuống mọi nơi. Nắng chang chang, hừng hực, hắt xuống ngôi làng một sức nóng khủng khiếp. Không khí khô khan, buồn bã, cô đơn...
Sáng hôm sau, công chúa hỏi lão chủ quán:
– Sao trong làng vắng vẻ thế? Dân chúng đi đâu hết rồi?
– Chắc ni cô là người phương xa nên không biết. Phần đông dân trong làng sống về nghề đánh cá. Nơi có nhiều cá là ở biển hồ, cách đây khoảng ba ngày đường thuyền. Họ lập thành một “làng đánh cá” trên sông, ăn, uống, ngủ nghỉ, sinh con v.v... Nếu ni cô muốn ghé thăm làng, ta sẽ chuẩn bị một chiếc thuyền, sẽ có người đưa ni cô đi.
Công chúa hoan hỷ:
– Được! Xin lão làm giúp. Ta cũng thực sự muốn ghé thăm cho biết...
Chỉ cần khoảng nửa giờ sau là đã có chiếc ghe bầu đậu sẵn ngoài bến. Công chúa và Ếch lên ghe. Tuy gọi là chiếc ghe bầu, nhưng thực ra đó là một chiếc thuyền nhỏ. Hình như chiếc thuyền này chỉ dùng để chở khách thập phương, nên tất cả trên ghe đều chuẩn bị sẵn mọi thứ không thiếu thức gì, từ đồ ăn, nước uống và những vật dụng cần thiết...
Người lái ghe là một ông lão đội một chiếc nón lá sụp xuống mặt. Lão đưa cho công chúa một chiếc nón và bảo:
– Ở đây nắng rất gắt, xin ni cô dùng tạm chiếc nón lá này, nếu không có thể sẽ bị bỏng sau vài ngày dang nắng đấy!
– Cảm ơn lão. Lão thật chu đáo quá!
– Tên tôi là Nhị. (lão tâm sự) Thực ra, tôi cũng có một cái tên đàng hoàng đấy, nhưng vì đứng thứ hai trong gia đình, mọi người đều gọi thế, riết rồi quên hẳn cái tên thật của mình...
– Vậy bây giờ chúng ta đi đâu đây? Công chúa hỏi.
– Làng đánh cá cách đây khoảng hơn ba ngày đi bằng thuyền, nằm ở giữa biển hồ. Vì hồ này rất lớn nên gọi là “biển”. Nơi biển hồ này, cá tụ tập rất nhiều, không có sóng lớn, nên dân đánh cá thường tụ nhau thành từng nhóm sống trên những ghe bầu lênh đênh trên sóng nước. Dân chúng sống theo chùm và cũng có người trưởng đoàn. Thỉnh thoảng trong những dịp lễ lớn, họ cũng ghé vào bờ.
***
Đêm hôm đó, Công chúa nằm dài trên boong thuyền nhìn lên một màn trời đen thẫm đầy sao lấp lánh, nghe tiếng sóng nước vỗ bập bềnh nhè nhẹ vào mạn thuyền. Nàng dùng tay gối đầu, còn Ếch thì nằm phục trên ngực đối mặt với công chúa. Cả hai hân hoan hít thở không khí trong lành của biển hồ. Ếch bảo:
– Ngày xưa, hồi ta còn bé tí. Một lần cũng được người vú nuôi đưa ta ra vườn chơi dưới đêm đầy trăng sao thế này. Lúc ấy, ta ngạc nhiên và hỏi, “Vú ạ, tại sao lại có mấy ông sao trên trời thế?”. Người vú già cười xuề xòa kể cho ta nghe câu chuyện “Sự tích của mấy vì sao”. Công chúa đã nghe câu chuyện ấy chưa nhỉ?
– Chuyện kể ra sao?
– Chuyện kể rằng: Có một nàng công chúa xinh đẹp bị bà phù thủy ghen tức nét đẹp của nàng, nên đã bắt cóc, nhốt nàng trong một hang động lớn, được canh giữ bởi một con quái vật ngàn mắt. Công chúa buồn lắm, lúc nào cũng đứng ở cửa hang hát lên những lời ca buồn bã. Vua cha yết bảng, ai cứu được công chúa về sẽ gả Công chúa cho người ấy. Dĩ nhiên, biết bao nhiêu người đi, nhưng không có mấy người trở về. Tất cả đều bị con quái vật ăn mất. Vì nó có tới ngàn mắt, khi nó ngủ, thì chỉ có năm mươi mắt ngủ thôi, còn lại 950 mắt kia thức để canh giữ công chúa...
Một hôm, có một chàng hoàng tử ở nước láng giềng đến xin đi giết quái vật. Chàng có một cây kiếm thần và một sức mạnh vô song... Sau bao nhiêu chật vật, khổ đau. Cuối cùng hoàng tử cũng giết được con quái vật và giải thoát cho công chúa. Sau đó, hoàng tử lấy 1000 mắt của con quái vật gắn lên bầu trời đen thẫm làm đèn dẫn đường cho những kẻ đi đêm. Từ đó mới sinh ra các vì sao!
Công chúa cười, cắt ngang:
– Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đó ta đã nghe qua rồi. Nhưng... vô lý lắm cơ, ta không tin nữa đâu. Cái đó chỉ để kể cho con nít nghe thôi! Bây giờ ta đã lớn, mà khi đã là “người lớn” thì không còn tin những chuyện cổ tích đó nữa...
Ếch mỉm cười trêu:
– Nghe chừng công chúa muốn làm “người lớn” lắm nhỉ? Ừ, cũng nên làm người lớn cho biết, vì người lớn có nhiều thú vui khác thích hơn...
– Là thú vui gì thế? (Công chúa hớn hở hỏi)
– Là... hi...hi...hi... Thế công chúa đã biết một nguồn vui là sự Thương–Nhớ–Nhau chưa? Đó cũng là một niềm vui của “người lớn” đấy!
Công chúa đỏ mặt, kêu lên:
– Eo ơi! Ếch lại cợt nhả với ta nữa rồi! Ta không thèm chơi với Ếch nữa!
Nói rồi, nàng xoay lưng, vất Ếch qua một bên, tiếng Ếch léo nhéo bên cạnh:
– Sao công chúa độc tài quá vậy? Hỏi ta thì ta nói, nói xong lại đòi nghỉ chơi? Đúng là con gái, tâm thức lắt léo chẳng biết đâu mà lường!
Công chúa cười khúc khích, trêu thêm:
– Ta là vậy đó! Tức hông? (rồi toét miệng cười, ngồi bó gối nhìn Ếch) À, người lớn có trò “giận nhau” không vậy?
Ếch suy nghĩ một chút rồi bảo:
– Hình như là có, nhưng không gọi là “giận nhau”, mà cái đó gọi là “nhõng nhẽo” đó! Ha... ha... ha... Ta trộm nghĩ, công chúa đang chơi trò... nhõng nhẽo với ta!
Công chúa vỗ tay đôm đốp:
– Vậy ta là “người lớn” rồi. Từ giờ về sau Ếch không được bắt nạt ta nữa nhé!
– Dĩ nhiên. Ta chẳng bắt nạt công chúa bao giờ... Nhưng vì ta luôn luôn nói “sự thật”, nên đôi khi làm cho công chúa thẹn, lại đổ cho ta là bắt nạt!
Công chúa ngúng nguẩy, ngắt ngang:
– Thôi, không nói chuyện với Ếch nữa... Đợi lớn lên, ta đi học làm luật sư, sẽ về cãi lý với Ếch!
Nói rồi, nàng đứng dậy, bỏ đi long tong. Tiếng Ếch léo nhéo phía sau:
– Công chúa... công chúa đi đâu đấy!
– Thì đi ngủ chứ đi đâu? Khuya rồi!
Tiếng Ếch buồn bã:
– Lại kiếm chuyện nữa rồi! (lầm bầm) Con gái hình như sinh ra đời chỉ để làm cho con trai khổ mãi thôi!
– Ngủ ngon.....
***
Đúng như lão Nhị nói, thuyền đi khoảng độ hơn một ngày trời thì bắt đầu vào khu vực của hồ. Phải mất thêm hai ngày nữa thì thuyền mới bắt đầu vào khu vực của làng. Nơi đây mênh mông một khoảng sông nước bao la, nhìn ngút mắt cũng không thấy được bến bờ. Xa xa, thấp thoáng có khoảng độ trên dưới 50 ghe bầu đánh cá tụ lại nhấp nhô, chòng chành trên mặt hồ. Nhìn xa, giống như đám lục bình đang trôi. Lúc đó vào khoảng gần giờ Thìn, nắng vẫn còn non nên trên mặt nước nhìn thấy lấp loáng như ngàn mảnh ngọc vỡ chiếu rực rỡ.
Lão Nhị thoăn thoắt cho thuyền ghé vào một chiếc thuyền khá lớn, hình như lão đã làm nhiệm vụ này nhiều lần nên không còn cảm thấy bỡ ngỡ nữa. Vừa cặp áp vào mạn thuyền, lão vừa giải thích:
– Đây là chiếc thuyền chính, họ dùng làm nhà thờ và trường học cho trẻ em. Ta lên thăm một chuyến nhé?
Nói rồi, lão lấy một miếng ván to bản, bắc từ chiếc thuyền này qua chiếc thuyền bên cạnh.
– Được... Công chúa vừa nói, vừa dứng dậy chuẩn bị bước sang thuyền bên cạnh
Đó là một chiếc ghe bầu khá lớn, ngăn ra ba khoang. Khoang chính giữa khá rộng, sắp đặt như một lớp học, có bảng đen và có những bàn học cho trẻ con. Khoang bên cạnh dùng làm nhà Nguyện, cũng có những hàng ghế dài, và một bệ thờ, trên có hình một cây Thánh giá với Chúa bị đóng đinh trên đó. Còn khoang cuối, nhỏ hơn, thì dùng làm nơi chứa những đồ lặt vặt... Nói chung, tất cả đều rất đơn sơ, mộc mạc.... Trên thuyền chỉ có một ông già đang lúi húi vá lại những lưới đánh cá bị thủng. Ông lão ngước lên nhìn khách mới đến, khuôn mặt chợt tươi lên khi nhận ra lão Nhị. Chưa kịp lên tiếng, lão Nhị đã chào hỏi trước:
– Ông Nụ có khoẻ không? Dạo này sao rồi? Trong làng có gì lạ? (đổi giọng) Hôm nay, có vị ni cô muốn đến thăm, ta đưa nàng đến cho biết làng của lão đây.
Lão Nụ buông chiếc lưới cá xuống, khuôn mặt nhăn nheo ươm lên một nụ cười. Đôi mắt long lanh đầy niềm vui:
– Chào ni cô, đây là lần đầu tiên làng này mới có một vị tiểu ni cô ghé qua. (Ông cuống quýt nhìn quanh như tìm kiếm rồi tặc lưỡi). Chúng tôi không có ghế ngồi đàng hoàng, ngoại trừ phải vào nhà Nguyện hoặc phòng học. Xin ni cô cứ ngồi đại xuống đám dây thừng kia vậy!
Công chúa chắp hai tay trên ngực như một búp sen:
– A Di Đà Phật! Xin lão cứ tự nhiên, cháu ngồi đâu cũng được mà...
Chuyện vãn khoảng một lúc thì công chúa biết được sự sinh hoạt của làng. Vì họ phải đi theo dòng cá, nên đời sống của họ lúc nào cũng lênh đênh trên sông nước, ít khi vào đất liền. Hàng tháng, có một cha xứ chèo thuyền ghé qua để giảng đạo, làm lễ, và thường hay có một số dân buôn bán từ đất liền đem những thực phẩm cần thiết ra trao đổi. Họ cũng có “trường học” cho trẻ em do một cô giáo trẻ phụ trách, lớp học chỉ khoảng bốn tiếng cho mỗi ngày vào buổi sáng. Tiền học trả theo một giá cả rất khiêm nhường, tượng trưng, tùy theo khả năng của từng gia đình. Nói cho cùng, phần đông, những người làm việc như vậy đều làm với một tâm thiện nguyện, muốn giúp đỡ, tiền công chỉ để trả chi phí cho một đời sống tối thiểu cần thiết mà thôi...
Đang chuyện vãn thì bỗng nghe lao xao tiếng cười nói của một đám trẻ. Phóng tầm mắt nhìn ra dòng sông, hóa ra đó là một chiếc ghe bầu nhỏ, trên có khoảng 7, 8 đứa trẻ con mình trần trùi trụi, chúng đều cùng có một màu da đen bóng, đang nắm tay nhau, quây chung quanh một thiếu nữ và hát lên những bài dân ca trẻ thơ rất trong sáng...
Ghe vừa cặp thuyền, lũ trẻ buông tay, nhảy ào lên thuyền công chúa đang đứng, chiếc thuyền chòng chành vì bị động, công chúa vội bám lấy thành thuyền, nhưng cặp mắt không rời người thiếu nữ... Nàng trông rất trẻ, tươi mát như thiên thần. Nàng có một nụ cười rạng rỡ, trong sáng, sống mũi thẳng, cặp mắt long lanh như sẵn sàng chia sẻ những niềm vui. Nàng khoác trên người một chiếc áo cánh trắng, nhìn xa cứ ngỡ như một loài chim biển với đôi cánh trắng chao nghiêng...
Thiếu nữ nhẹ nhàng nhảy thoắt lên mạn thuyền, đảo mắt một vòng và dừng lại phía công chúa. Lão Nụ vội vã giới thiệu:
– Cô giáo hôm nay thật có duyên được yết kiến với vị tiểu ni cô đây, thật hay quá. (Ông quay sang công chúa giới thiệu) Đây là Như Ngọc, cô giáo mới từ đất liền tình nguyện đến dạy học cho đám trẻ trong làng đã được non tháng nay (tặc lưỡi). Thật ra, một đời sống lênh đênh trên sông nước thế này, chúng tôi cũng khó kiếm được một vị nào tình nguyện làm những chuyện như vậy. Các cô giáo, thầy giáo trước, chẳng ai làm được quá một tuần. Hy vọng, cô Như Ngọc sẽ ở lại đây lâu dài hơn...
Thiếu nữ nhẹ nhàng nói:
– Ông Nụ thật khéo lo xa. Cháu đã nguyện là sẽ ở đây cho đến khi không còn ai cần đến cháu nữa...
Lời nói tuy nhẹ nhàng, nhưng kiên quyết. Công chúa nghe qua thấy lòng nảy sinh niềm kính phục. Cô giáo Như Ngọc cũng bắt chước thái độ của một vị ni, chắp tay trước ngực như một búp sen, cúi chào công chúa, rồi với thái độ khiêm cung lễ phép vừa phải, nàng xin phép được ra với bầy trẻ để bắt đầu cho một buổi học...
Lão Nhị đưa Công chúa trở về thuyền, rồi nói:
– Bây giờ vẫn còn sớm, nếu ni cô còn muốn đi thăm một vài người trong làng, ta sẽ sẵn sàng đưa cô đi.
– Xin phiền lão thêm ít nữa. Ta muốn ghé qua và tiếp xúc thêm một vài người dân trong làng...
– Được, vậy ta đi thôi!
Công chúa xuống thuyền. Hình ảnh cô giáo trẻ vẫn bám chặt vào tâm thức nàng. Tự hỏi, làm thế nào để một người con gái, đầy tuổi xuân, xinh tươi lại có thể hy sinh cả đời mình cho một cuộc sống buồn tẻ đến thế được? Nhìn người rồi ngẫm đến ta, công chúa thấy đời sống mình thật ích kỷ, vô nghĩa hết sức. Nàng bỗng cảm thấy hổ thẹn khi nhìn xuống chiếc áo mình đang mang, chiếc áo của một vị ni, nói lên một đời sống đạo hạnh, vị tha và tận tụy vì kẻ khác. Nhưng nàng đã làm được gì? Chẳng được gì cả! Ôi... ôi... ta quả thật đáng trách!
Tiếng lão Nhị đánh tan đi những tư tưởng luẩn quẩn tự trách của Công chúa:
– Ta đến thăm “ngôi nhà” này nhé...
Thuyền của công chúa đậu lại gần với một chiếc ghe bầu cũ kỹ. Trên có người đàn bà và ba đứa con thơ. Tất cả đều có một làn da sạm nắng. Lúc đó đã gần đúng ngọ. Người đàn bà đang lúi húi nấu cơm. Nhìn qua, bữa cơm rất đạm bạc, chỉ có một nồi cơm trắng, một con cá chiên tươi và một chút chao tương. Thấy có khách ghé thăm, người đàn bà vội vã quẹt hai bàn tay vào cái váy đen nhàu nát đã bạc màu. Công chúa nhìn mụ ái ngại, không biết cái váy của mụ có dơ hơn đôi tay mụ không. Tuy vậy, người đàn bà rất hiếu khách, mụ ra đứng tận ngoài khoang đón khách.
– Chào bà, (công chúa lên tiếng trước) tôi là khách phương xa muốn ghé thăm. Hy vọng không làm phiền bà.
– Không, không... (người đàn bà xua tay lia lịa) không phiền gì đâu. Chúng tôi sống trên sông nước thế này cũng rất nhớ đất liền, nên thỉnh thoảng khi có người tới thăm, chúng tôi rất thích. Nếu ni cô không ngại, xin ở lại dùng cơm trưa được chăng? Chồng tôi cũng sắp về tới giờ.
Công chúa vội xua tay từ chối:
– Không, không... chúng tôi chỉ ghé thăm một chút rồi đi ngay...
Nhìn “ngôi nhà” với ba mẹ con đang ở, công chúa thực sự ái ngại cho sự bần cùng, cơ cực của dân trong làng. Nàng cảm thấy lòng mình dấy lên một nỗi buồn bã lạ thường, nhất là sự bất lực không thể làm gì khá hơn cho đời sống họ. Sự buồn bã mãnh liệt đến độ nàng chỉ muốn khóc. Công chúa nhìn người đàn bà, dè dặt hỏi:
– Bà ở đây có cảm thấy vui thích không? Bà có hài lòng với đời sống hiện tại không? Nếu có được một điều ước thì bà sẽ ước điều gì?
Công chúa hỏi một loạt, người đàn bà ngơ ngác nhìn công chúa một giây. Đôi môi thâm đen không son phấn, khuôn mặt hơi tẻ vì đôi lông mày quá thưa, quần áo xốc xếch bạc màu. Người đàn bà nở trên môi một nụ cười mộc mạc:
– Ni cô hỏi thì thực tôi cũng chẳng biết trả lời sao cho thỏa. Chúng tôi đã sống thế này từ đời cha ông rồi, chẳng biết được một đời sống nào khác để so sánh là thích cái này hơn hay cái kia kém. Thỉnh thoảng có được vào đất liền, cũng cảm thấy thích đấy... Nhưng hình như lại không thấy hợp, nên lại trở về với sông nước.
Nghe người đàn bà nói thế. Công chúa chỉ biết im lặng, ngậm ngùi...
Từ đó cho đến khi về bờ, công chúa không nói thêm lời nào nữa, nàng cứ nghĩ đến đời sống cơ cực của người dân trên thuyền (mà không biết mình đang cơ cực). Đến sự chịu đựng rất kiên trì với những thiên tai, bệnh hoạn v.v... Đến việc làm bất vụ lợi và không giới hạn của cô giáo trẻ, đến tuổi già còm cõi của lão Nụ v.v... Lòng nàng dấy lên một tình thương vô cùng tận, cùng lúc cảm thấy mình thật bé nhỏ, chẳng làm được một chút gì so với những việc thiện nguyện của những người bình thường khác đã và đang làm. Càng nghĩ, công chúa càng thấy buồn bã, nước mắt cứ tuôn như mưa...
Chiêu Hoàng
Chương 9: Làng đánh cá
Từ khi gặp nhà sư áo đỏ, Công chúa đâm ra ít nói. Nàng thường hay mơ màng nghĩ đến con đường tu đầy chông gai, đạo hạnh, khó có người vượt qua nổi, rồi đâm ra tiếc rẻ, sao chỉ có cơ duyên quá ít ỏi khi gặp được Ngài?Họ vẫn đi xuôi theo dòng sông, nhánh sông càng ngày càng mở rộng, có những khúc, mặt nước trải rộng mênh mang, đứng ở bờ bên này không còn nhìn thấy bờ bên kia đâu nữa...
Từ khi Công chúa cải trang thành ni cô, đi đến đâu có chùa chiền nàng đều ghé qua xin trọ đêm. Ngoại trừ những nơi không có thì nàng mới vào quán trọ. Phần đông dân chúng rất quý trọng chư tăng, ni, nên dừng chân nơi nào nàng cũng đều được đối xử một cách rất đặc biệt...
Vào một buổi chiều...
Họ dừng lại một quán trọ ven sông. Nơi đây, dân cư sống bằng nghề đánh cá. Chỉ có một vài hàng quán mọc lên làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương. Đời sống ở đây thật nghèo nàn, đơn sơ và bình dị. Khung cảnh thật tiêu điều, đời sống chậm đến độ công chúa có cảm tưởng đó là một đời sống chết. Đâu đây, xơ xác một vài con chó chạy loăng quăng. Chỉ có nắng là hăng hái đổ xuống mọi nơi. Nắng chang chang, hừng hực, hắt xuống ngôi làng một sức nóng khủng khiếp. Không khí khô khan, buồn bã, cô đơn...
Sáng hôm sau, công chúa hỏi lão chủ quán:
– Sao trong làng vắng vẻ thế? Dân chúng đi đâu hết rồi?
– Chắc ni cô là người phương xa nên không biết. Phần đông dân trong làng sống về nghề đánh cá. Nơi có nhiều cá là ở biển hồ, cách đây khoảng ba ngày đường thuyền. Họ lập thành một “làng đánh cá” trên sông, ăn, uống, ngủ nghỉ, sinh con v.v... Nếu ni cô muốn ghé thăm làng, ta sẽ chuẩn bị một chiếc thuyền, sẽ có người đưa ni cô đi.
Công chúa hoan hỷ:
– Được! Xin lão làm giúp. Ta cũng thực sự muốn ghé thăm cho biết...
Chỉ cần khoảng nửa giờ sau là đã có chiếc ghe bầu đậu sẵn ngoài bến. Công chúa và Ếch lên ghe. Tuy gọi là chiếc ghe bầu, nhưng thực ra đó là một chiếc thuyền nhỏ. Hình như chiếc thuyền này chỉ dùng để chở khách thập phương, nên tất cả trên ghe đều chuẩn bị sẵn mọi thứ không thiếu thức gì, từ đồ ăn, nước uống và những vật dụng cần thiết...
Người lái ghe là một ông lão đội một chiếc nón lá sụp xuống mặt. Lão đưa cho công chúa một chiếc nón và bảo:
– Ở đây nắng rất gắt, xin ni cô dùng tạm chiếc nón lá này, nếu không có thể sẽ bị bỏng sau vài ngày dang nắng đấy!
– Cảm ơn lão. Lão thật chu đáo quá!
– Tên tôi là Nhị. (lão tâm sự) Thực ra, tôi cũng có một cái tên đàng hoàng đấy, nhưng vì đứng thứ hai trong gia đình, mọi người đều gọi thế, riết rồi quên hẳn cái tên thật của mình...
– Vậy bây giờ chúng ta đi đâu đây? Công chúa hỏi.
– Làng đánh cá cách đây khoảng hơn ba ngày đi bằng thuyền, nằm ở giữa biển hồ. Vì hồ này rất lớn nên gọi là “biển”. Nơi biển hồ này, cá tụ tập rất nhiều, không có sóng lớn, nên dân đánh cá thường tụ nhau thành từng nhóm sống trên những ghe bầu lênh đênh trên sóng nước. Dân chúng sống theo chùm và cũng có người trưởng đoàn. Thỉnh thoảng trong những dịp lễ lớn, họ cũng ghé vào bờ.
***
Đêm hôm đó, Công chúa nằm dài trên boong thuyền nhìn lên một màn trời đen thẫm đầy sao lấp lánh, nghe tiếng sóng nước vỗ bập bềnh nhè nhẹ vào mạn thuyền. Nàng dùng tay gối đầu, còn Ếch thì nằm phục trên ngực đối mặt với công chúa. Cả hai hân hoan hít thở không khí trong lành của biển hồ. Ếch bảo:
– Ngày xưa, hồi ta còn bé tí. Một lần cũng được người vú nuôi đưa ta ra vườn chơi dưới đêm đầy trăng sao thế này. Lúc ấy, ta ngạc nhiên và hỏi, “Vú ạ, tại sao lại có mấy ông sao trên trời thế?”. Người vú già cười xuề xòa kể cho ta nghe câu chuyện “Sự tích của mấy vì sao”. Công chúa đã nghe câu chuyện ấy chưa nhỉ?
– Chuyện kể ra sao?
– Chuyện kể rằng: Có một nàng công chúa xinh đẹp bị bà phù thủy ghen tức nét đẹp của nàng, nên đã bắt cóc, nhốt nàng trong một hang động lớn, được canh giữ bởi một con quái vật ngàn mắt. Công chúa buồn lắm, lúc nào cũng đứng ở cửa hang hát lên những lời ca buồn bã. Vua cha yết bảng, ai cứu được công chúa về sẽ gả Công chúa cho người ấy. Dĩ nhiên, biết bao nhiêu người đi, nhưng không có mấy người trở về. Tất cả đều bị con quái vật ăn mất. Vì nó có tới ngàn mắt, khi nó ngủ, thì chỉ có năm mươi mắt ngủ thôi, còn lại 950 mắt kia thức để canh giữ công chúa...
Một hôm, có một chàng hoàng tử ở nước láng giềng đến xin đi giết quái vật. Chàng có một cây kiếm thần và một sức mạnh vô song... Sau bao nhiêu chật vật, khổ đau. Cuối cùng hoàng tử cũng giết được con quái vật và giải thoát cho công chúa. Sau đó, hoàng tử lấy 1000 mắt của con quái vật gắn lên bầu trời đen thẫm làm đèn dẫn đường cho những kẻ đi đêm. Từ đó mới sinh ra các vì sao!
Công chúa cười, cắt ngang:
– Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đó ta đã nghe qua rồi. Nhưng... vô lý lắm cơ, ta không tin nữa đâu. Cái đó chỉ để kể cho con nít nghe thôi! Bây giờ ta đã lớn, mà khi đã là “người lớn” thì không còn tin những chuyện cổ tích đó nữa...
Ếch mỉm cười trêu:
– Nghe chừng công chúa muốn làm “người lớn” lắm nhỉ? Ừ, cũng nên làm người lớn cho biết, vì người lớn có nhiều thú vui khác thích hơn...
– Là thú vui gì thế? (Công chúa hớn hở hỏi)
– Là... hi...hi...hi... Thế công chúa đã biết một nguồn vui là sự Thương–Nhớ–Nhau chưa? Đó cũng là một niềm vui của “người lớn” đấy!
Công chúa đỏ mặt, kêu lên:
– Eo ơi! Ếch lại cợt nhả với ta nữa rồi! Ta không thèm chơi với Ếch nữa!
Nói rồi, nàng xoay lưng, vất Ếch qua một bên, tiếng Ếch léo nhéo bên cạnh:
– Sao công chúa độc tài quá vậy? Hỏi ta thì ta nói, nói xong lại đòi nghỉ chơi? Đúng là con gái, tâm thức lắt léo chẳng biết đâu mà lường!
Công chúa cười khúc khích, trêu thêm:
– Ta là vậy đó! Tức hông? (rồi toét miệng cười, ngồi bó gối nhìn Ếch) À, người lớn có trò “giận nhau” không vậy?
Ếch suy nghĩ một chút rồi bảo:
– Hình như là có, nhưng không gọi là “giận nhau”, mà cái đó gọi là “nhõng nhẽo” đó! Ha... ha... ha... Ta trộm nghĩ, công chúa đang chơi trò... nhõng nhẽo với ta!
Công chúa vỗ tay đôm đốp:
– Vậy ta là “người lớn” rồi. Từ giờ về sau Ếch không được bắt nạt ta nữa nhé!
– Dĩ nhiên. Ta chẳng bắt nạt công chúa bao giờ... Nhưng vì ta luôn luôn nói “sự thật”, nên đôi khi làm cho công chúa thẹn, lại đổ cho ta là bắt nạt!
Công chúa ngúng nguẩy, ngắt ngang:
– Thôi, không nói chuyện với Ếch nữa... Đợi lớn lên, ta đi học làm luật sư, sẽ về cãi lý với Ếch!
Nói rồi, nàng đứng dậy, bỏ đi long tong. Tiếng Ếch léo nhéo phía sau:
– Công chúa... công chúa đi đâu đấy!
– Thì đi ngủ chứ đi đâu? Khuya rồi!
Tiếng Ếch buồn bã:
– Lại kiếm chuyện nữa rồi! (lầm bầm) Con gái hình như sinh ra đời chỉ để làm cho con trai khổ mãi thôi!
– Ngủ ngon.....
***
Đúng như lão Nhị nói, thuyền đi khoảng độ hơn một ngày trời thì bắt đầu vào khu vực của hồ. Phải mất thêm hai ngày nữa thì thuyền mới bắt đầu vào khu vực của làng. Nơi đây mênh mông một khoảng sông nước bao la, nhìn ngút mắt cũng không thấy được bến bờ. Xa xa, thấp thoáng có khoảng độ trên dưới 50 ghe bầu đánh cá tụ lại nhấp nhô, chòng chành trên mặt hồ. Nhìn xa, giống như đám lục bình đang trôi. Lúc đó vào khoảng gần giờ Thìn, nắng vẫn còn non nên trên mặt nước nhìn thấy lấp loáng như ngàn mảnh ngọc vỡ chiếu rực rỡ.
Lão Nhị thoăn thoắt cho thuyền ghé vào một chiếc thuyền khá lớn, hình như lão đã làm nhiệm vụ này nhiều lần nên không còn cảm thấy bỡ ngỡ nữa. Vừa cặp áp vào mạn thuyền, lão vừa giải thích:
– Đây là chiếc thuyền chính, họ dùng làm nhà thờ và trường học cho trẻ em. Ta lên thăm một chuyến nhé?
Nói rồi, lão lấy một miếng ván to bản, bắc từ chiếc thuyền này qua chiếc thuyền bên cạnh.
– Được... Công chúa vừa nói, vừa dứng dậy chuẩn bị bước sang thuyền bên cạnh
Đó là một chiếc ghe bầu khá lớn, ngăn ra ba khoang. Khoang chính giữa khá rộng, sắp đặt như một lớp học, có bảng đen và có những bàn học cho trẻ con. Khoang bên cạnh dùng làm nhà Nguyện, cũng có những hàng ghế dài, và một bệ thờ, trên có hình một cây Thánh giá với Chúa bị đóng đinh trên đó. Còn khoang cuối, nhỏ hơn, thì dùng làm nơi chứa những đồ lặt vặt... Nói chung, tất cả đều rất đơn sơ, mộc mạc.... Trên thuyền chỉ có một ông già đang lúi húi vá lại những lưới đánh cá bị thủng. Ông lão ngước lên nhìn khách mới đến, khuôn mặt chợt tươi lên khi nhận ra lão Nhị. Chưa kịp lên tiếng, lão Nhị đã chào hỏi trước:
– Ông Nụ có khoẻ không? Dạo này sao rồi? Trong làng có gì lạ? (đổi giọng) Hôm nay, có vị ni cô muốn đến thăm, ta đưa nàng đến cho biết làng của lão đây.
Lão Nụ buông chiếc lưới cá xuống, khuôn mặt nhăn nheo ươm lên một nụ cười. Đôi mắt long lanh đầy niềm vui:
– Chào ni cô, đây là lần đầu tiên làng này mới có một vị tiểu ni cô ghé qua. (Ông cuống quýt nhìn quanh như tìm kiếm rồi tặc lưỡi). Chúng tôi không có ghế ngồi đàng hoàng, ngoại trừ phải vào nhà Nguyện hoặc phòng học. Xin ni cô cứ ngồi đại xuống đám dây thừng kia vậy!
Công chúa chắp hai tay trên ngực như một búp sen:
– A Di Đà Phật! Xin lão cứ tự nhiên, cháu ngồi đâu cũng được mà...
Chuyện vãn khoảng một lúc thì công chúa biết được sự sinh hoạt của làng. Vì họ phải đi theo dòng cá, nên đời sống của họ lúc nào cũng lênh đênh trên sông nước, ít khi vào đất liền. Hàng tháng, có một cha xứ chèo thuyền ghé qua để giảng đạo, làm lễ, và thường hay có một số dân buôn bán từ đất liền đem những thực phẩm cần thiết ra trao đổi. Họ cũng có “trường học” cho trẻ em do một cô giáo trẻ phụ trách, lớp học chỉ khoảng bốn tiếng cho mỗi ngày vào buổi sáng. Tiền học trả theo một giá cả rất khiêm nhường, tượng trưng, tùy theo khả năng của từng gia đình. Nói cho cùng, phần đông, những người làm việc như vậy đều làm với một tâm thiện nguyện, muốn giúp đỡ, tiền công chỉ để trả chi phí cho một đời sống tối thiểu cần thiết mà thôi...
Đang chuyện vãn thì bỗng nghe lao xao tiếng cười nói của một đám trẻ. Phóng tầm mắt nhìn ra dòng sông, hóa ra đó là một chiếc ghe bầu nhỏ, trên có khoảng 7, 8 đứa trẻ con mình trần trùi trụi, chúng đều cùng có một màu da đen bóng, đang nắm tay nhau, quây chung quanh một thiếu nữ và hát lên những bài dân ca trẻ thơ rất trong sáng...
Ghe vừa cặp thuyền, lũ trẻ buông tay, nhảy ào lên thuyền công chúa đang đứng, chiếc thuyền chòng chành vì bị động, công chúa vội bám lấy thành thuyền, nhưng cặp mắt không rời người thiếu nữ... Nàng trông rất trẻ, tươi mát như thiên thần. Nàng có một nụ cười rạng rỡ, trong sáng, sống mũi thẳng, cặp mắt long lanh như sẵn sàng chia sẻ những niềm vui. Nàng khoác trên người một chiếc áo cánh trắng, nhìn xa cứ ngỡ như một loài chim biển với đôi cánh trắng chao nghiêng...
Thiếu nữ nhẹ nhàng nhảy thoắt lên mạn thuyền, đảo mắt một vòng và dừng lại phía công chúa. Lão Nụ vội vã giới thiệu:
– Cô giáo hôm nay thật có duyên được yết kiến với vị tiểu ni cô đây, thật hay quá. (Ông quay sang công chúa giới thiệu) Đây là Như Ngọc, cô giáo mới từ đất liền tình nguyện đến dạy học cho đám trẻ trong làng đã được non tháng nay (tặc lưỡi). Thật ra, một đời sống lênh đênh trên sông nước thế này, chúng tôi cũng khó kiếm được một vị nào tình nguyện làm những chuyện như vậy. Các cô giáo, thầy giáo trước, chẳng ai làm được quá một tuần. Hy vọng, cô Như Ngọc sẽ ở lại đây lâu dài hơn...
Thiếu nữ nhẹ nhàng nói:
– Ông Nụ thật khéo lo xa. Cháu đã nguyện là sẽ ở đây cho đến khi không còn ai cần đến cháu nữa...
Lời nói tuy nhẹ nhàng, nhưng kiên quyết. Công chúa nghe qua thấy lòng nảy sinh niềm kính phục. Cô giáo Như Ngọc cũng bắt chước thái độ của một vị ni, chắp tay trước ngực như một búp sen, cúi chào công chúa, rồi với thái độ khiêm cung lễ phép vừa phải, nàng xin phép được ra với bầy trẻ để bắt đầu cho một buổi học...
Lão Nhị đưa Công chúa trở về thuyền, rồi nói:
– Bây giờ vẫn còn sớm, nếu ni cô còn muốn đi thăm một vài người trong làng, ta sẽ sẵn sàng đưa cô đi.
– Xin phiền lão thêm ít nữa. Ta muốn ghé qua và tiếp xúc thêm một vài người dân trong làng...
– Được, vậy ta đi thôi!
Công chúa xuống thuyền. Hình ảnh cô giáo trẻ vẫn bám chặt vào tâm thức nàng. Tự hỏi, làm thế nào để một người con gái, đầy tuổi xuân, xinh tươi lại có thể hy sinh cả đời mình cho một cuộc sống buồn tẻ đến thế được? Nhìn người rồi ngẫm đến ta, công chúa thấy đời sống mình thật ích kỷ, vô nghĩa hết sức. Nàng bỗng cảm thấy hổ thẹn khi nhìn xuống chiếc áo mình đang mang, chiếc áo của một vị ni, nói lên một đời sống đạo hạnh, vị tha và tận tụy vì kẻ khác. Nhưng nàng đã làm được gì? Chẳng được gì cả! Ôi... ôi... ta quả thật đáng trách!
Tiếng lão Nhị đánh tan đi những tư tưởng luẩn quẩn tự trách của Công chúa:
– Ta đến thăm “ngôi nhà” này nhé...
Thuyền của công chúa đậu lại gần với một chiếc ghe bầu cũ kỹ. Trên có người đàn bà và ba đứa con thơ. Tất cả đều có một làn da sạm nắng. Lúc đó đã gần đúng ngọ. Người đàn bà đang lúi húi nấu cơm. Nhìn qua, bữa cơm rất đạm bạc, chỉ có một nồi cơm trắng, một con cá chiên tươi và một chút chao tương. Thấy có khách ghé thăm, người đàn bà vội vã quẹt hai bàn tay vào cái váy đen nhàu nát đã bạc màu. Công chúa nhìn mụ ái ngại, không biết cái váy của mụ có dơ hơn đôi tay mụ không. Tuy vậy, người đàn bà rất hiếu khách, mụ ra đứng tận ngoài khoang đón khách.
– Chào bà, (công chúa lên tiếng trước) tôi là khách phương xa muốn ghé thăm. Hy vọng không làm phiền bà.
– Không, không... (người đàn bà xua tay lia lịa) không phiền gì đâu. Chúng tôi sống trên sông nước thế này cũng rất nhớ đất liền, nên thỉnh thoảng khi có người tới thăm, chúng tôi rất thích. Nếu ni cô không ngại, xin ở lại dùng cơm trưa được chăng? Chồng tôi cũng sắp về tới giờ.
Công chúa vội xua tay từ chối:
– Không, không... chúng tôi chỉ ghé thăm một chút rồi đi ngay...
Nhìn “ngôi nhà” với ba mẹ con đang ở, công chúa thực sự ái ngại cho sự bần cùng, cơ cực của dân trong làng. Nàng cảm thấy lòng mình dấy lên một nỗi buồn bã lạ thường, nhất là sự bất lực không thể làm gì khá hơn cho đời sống họ. Sự buồn bã mãnh liệt đến độ nàng chỉ muốn khóc. Công chúa nhìn người đàn bà, dè dặt hỏi:
– Bà ở đây có cảm thấy vui thích không? Bà có hài lòng với đời sống hiện tại không? Nếu có được một điều ước thì bà sẽ ước điều gì?
Công chúa hỏi một loạt, người đàn bà ngơ ngác nhìn công chúa một giây. Đôi môi thâm đen không son phấn, khuôn mặt hơi tẻ vì đôi lông mày quá thưa, quần áo xốc xếch bạc màu. Người đàn bà nở trên môi một nụ cười mộc mạc:
– Ni cô hỏi thì thực tôi cũng chẳng biết trả lời sao cho thỏa. Chúng tôi đã sống thế này từ đời cha ông rồi, chẳng biết được một đời sống nào khác để so sánh là thích cái này hơn hay cái kia kém. Thỉnh thoảng có được vào đất liền, cũng cảm thấy thích đấy... Nhưng hình như lại không thấy hợp, nên lại trở về với sông nước.
Nghe người đàn bà nói thế. Công chúa chỉ biết im lặng, ngậm ngùi...
Từ đó cho đến khi về bờ, công chúa không nói thêm lời nào nữa, nàng cứ nghĩ đến đời sống cơ cực của người dân trên thuyền (mà không biết mình đang cơ cực). Đến sự chịu đựng rất kiên trì với những thiên tai, bệnh hoạn v.v... Đến việc làm bất vụ lợi và không giới hạn của cô giáo trẻ, đến tuổi già còm cõi của lão Nụ v.v... Lòng nàng dấy lên một tình thương vô cùng tận, cùng lúc cảm thấy mình thật bé nhỏ, chẳng làm được một chút gì so với những việc thiện nguyện của những người bình thường khác đã và đang làm. Càng nghĩ, công chúa càng thấy buồn bã, nước mắt cứ tuôn như mưa...
Send comment