Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ăn mày cửa Phật

23 Tháng Chín 201100:00(Xem: 10905)
Ăn mày cửa Phật


Ngôi chùa Ni ba tầng uy nghi bề thế vừa được trùng tu đã thu hút nhiều khách thập phương tìm đến vãng cảnh chùa lễ Phật.

Chùa xây theo lối kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện đại, có sân trồng hoa kiểng, có Đông lang Tây lang làm nhà chúng và có cả tầng hầm làm nhà kho nhà bếp và nơi để xe của quý cô. Chùa khánh thành xong, mở nhiều khóa tu nên Phật tử lui tới đông đúc. Buổi sáng khi công việc bếp núc thu dọn xong là quý cô rút hết lên lầu. Lúc này khu tầng hầm là nơi vắng vẻ yên tịnh hơn cả.

Chùa to Phật lớn nên bọn trộm vặt thường thừa cơ lẻn vào. Để đối phó, nhà chùa buộc phải nuôi chó. Thế là mấy chú chó ta, chó Nhật có mặt trong tầng hầm đủ để hình thành một đội quân hùng mạnh trấn áp kẻ gian. Lại có cả một đàn mèo ung dung chiếm giữ một góc an toàn nơi xó bếp. Lũ mèo này bị bỏ rơi trước cổng chùa từ lúc mới chào đời, quý cô thương tình đem vào nuôi cho làm bạn với bầy chó. Đáng ngại nhất là lũ chuột cống kéo tới trú ngụ khắp mọi ngóc ngách nơi tầng hầm. Mèo trở thành khắc tinh, là mối đe dọa trực tiếp làm giảm bớt sự sanh sản thái quá của bầy đoàn nhà chuột chuyên nghề phá phách này.

Mấy chú chó cưng được nuôi nấng có phần biệt đãi đàng hoàng hơn hẳn. Bởi lẽ nhiệm vụ giữ chùa coi xe của chúng cũng rất nặng nề. Thường thì bầy chó lui tới ở tầng hầm và được một cô quản gia chăm sóc tận tình chu đáo. Cách vài ngày, bầy chó được tắm rửa sạch sẽ, sức dầu thơm. Đêm ngủ có lót chăn, lại được mặc áo khi trời trở lạnh. Thức ăn ngoài cơm rau, còn có thịt cá. Thỉnh thoảng chúng lại được no nê một bữa với xương heo giò chả của Phật tử chùa mang đến. Nhiệm vụ của chó là canh giữ kẻ gian. Nhưng thường thì chúng sủa toáng lên khi nghe tiếng xe máy của quý cô ra vào. Xem ra chúng không phân biệt được người quen kẻ lạ. Mà có lẽ mấy chú cẩu nhà ta cho mình là chủ nhân ở đây, nên thích quấy quá đôi chút cho đỡ phần vắng vẻ cô quạnh.

Quý cô trong chùa thường bảo nhau: “Thong dong như mấy o mèo” Quả là mấy ả mèo nhà ta suốt ngày chỉ quanh quẩn bên bếp lửa hoặc nằm dài trên đống tro tàn hết sức hồn nhiên tự tại. Chúng chẳng bận tâm đến điều gì ngoài việc ăn rồi ngủ, không làm nên tích sự gì, ngay cả việc thị uy với lũ chuột cũng không thể. Mèo vốn là loài bắt chuột. Nhưng đám mèo của chùa quá nhu mì lại gầy ốm. Còn lũ chuột tinh quái thì to béo như gã lực sĩ đang thời sung sức. Mèo không thể làm gì chuột nên lâu ngày nó cũng mất dần bản năng rình mồi. Quý cô bảo mèo ở chùa ăn chay nên không thích sát sanh. Mà quả vậy. Cả ngày mèo cứ nằm lim dim ra chiều tư lự, mặc cho lũ chuột có chạy ngang trước mũi, mèo cũng dững dưng chẳng thèm để mắt tới.

Tầng hầm trở thành nơi ở lý tưởngan toàn nhất cho cả bầu đoàn thê tử nhà chuột. Ở đây chúng mặc sức lộng hành quậy phá mà chẳng sợ một thế lực nào đe dọa. Chúng không sợ đánh bả, dính keo, không sợ bẫy… vì nhà chùa từ bi có bao giờ sử dụng những món ấy. Còn mấy chị mèo dù có nhởn nhơ qua lại trong bếp, chuột cũng chỉ xem đó là những hình nộm biết đi, chẳng đáng quan ngại. Ở đây chúng có cả một kho lương thực dồi dào nên không sợ đói khát. Kho gạo và thức ăn rau cải lúc nào cũng đầy ắp. Dù quý cô cất giữ cẩn thận cách nào, chuột cũng đánh hơi đục khoét moi ra cho bằng được. Ngay cả mấy thùng rác to tướng cũng được chúng chiếu cố tha hồ tìm kiếm những món ăn khoái khẩu.

… Có nhà văn tu sĩ thích ngao du đây đó để tìm ý tưởng. Một lần viếng chùa, tình cờ nhà văn nhận ra sự chung sống hòa bình thân thiện của bầy gia súc với lũ chuột cống đã phải ngạc nhiên thốt lên:

- Quả là khung cảnh yên bình tịnh lạc.

Nhà văn thích thú khi trông thấy chú chó Bắc Kinh trắng trẻo đang vuốt ve ả mèo Tam Thể xinh xắn. Xưa nay mèo chó vốn chẳng ưa gì nhau, dù sống chung mái nhà, chúng cũng làm mặt lạnh xa cách, có khi còn ẩu đả loạn xị cả lên. Ấy vậy mà, cả bầy chó mèo ở chùa lại tỏ ra hết sức thân mật. Lũ chuột dù không nhận được sự thạnh tình này, song cũng mặc nhiên chơi đùa rượt đuổi cắn la chí chóe.

Nhưng xem kìa. Nhà văn dõng hai tai lắng nghe cuộc đấu khẩu giữa ba nhân vật chính đang có mặt tại tầng hầm. Nhà văn vốn có giác quan thứ sáu, nên nghe được cả tiếng nói của loài vật. Mấy chú chó đánh chén no nê những đĩa thức ăn đầy thịt thì ưỡn bụng đi nằm. Một cô mèo từ nhà bếp đi ra. Mèo ta cảm thấy đói bụng. Trong đĩa chỉ còn cơm trộn lẫn với rau xanh. Quý cô vẫn trộn rau vào thức ăn chó để chúng tập quen với việc chay lạt. Mèo vốn ăn chay, nên chẳng lấy gì làm phiền lòng. Cô ả chậm rãi từ tốn ăn vài miếng rồi đi nằm. Lúc này một bầy chuột nối đuôi nhau ra tiếp nhận bàn tiệc. Thật là một lũ háu ăn vô lễ lại mất trật tự. Chúng tranh ăn tranh nói làm cơm vương vải tứ tung. Chỉ khi nghe bước chân quý cô đi xuống cầu thang, đàn chuột mới giựt mình chạy biến vào trong.

Bữa tiệc đã xong. Cơm trắng vải đầy trên nền gạch. Lũ chuột no nê, nên bắt đầu dỡ trò ranh mãnh, cắn đuôi rượt đuổi chạy quanh bếp. Cô mèo bị quấy rối liền mở to mắt ra quát tháo:

- Này cái lũ chuột gớm ghiết kia. Tổ tiên ba đời nhà mi trông thấy ta còn phải sợ chết khiếp, chứ đâu có cái hạng nghênh ngang vô lại chẳng xem trời đất ra gì. Ta đã không thèm điếm xỉa tới mà còn không biết thân biết phận. Coi chừng có ngày ta cũng sẽ tóm cổ tiêu diệt bằng hết cái đồ thối tha phách lối đó.

Gã chuột cống to lớn có vẻ bất ngờ trước mấy lời gay gắt của chị mèo, nhưng hắn ta vốn lém lỉnh già đời, biết mèo chỉ mạnh miệng nói chứ không làm gì nên điềm tĩnh trả lời:

- Ái chà! Chúng tôi chỉ đùa chơi chốc lát cho vui thôi, chị mèo ạ. Họ hàng chuột nhà tôi vốn mang tiếng là bọn sống chui rút, phá phách quen rồi. Bản chất của chuột là vậy, biết làm thế nào. Chúng tôi cũng biết thân biết phận chứ nào dám đâu nghênh ngang xem thường chị.

Mèo càng tức khí:- Hừ! Đúng là một lũ lẻo mép láo xược. Hãy cút mau, đừng để ta nổi giận…

Chuột lại chu mỏ:- Ôi! Chị làm gì mà dữ thế. Chúng tôi chỉ ăn ít cơm thừa rồi đi ngay, chẳng cần chị phải xua đuổi. Chị bảo tôi là thứ ăn hại. Còn chị suốt ngày cũng chỉ ăn rồi ngủ lì ra đấy thôi.

Mèo vụt đứng lên, vươn móng vuốt ra hăm dọa:- A! Mi còn dám lên giọng với ta nữa hả. Cái lũ chuột già mồm này…

 Lũ chuột con bỏ chạy hết vào kho củi. Chỉ còn gã chuột đầu đàn gương mắt nhìn mèo thách thức:- À! Chị đừng cho là tôi ưa lý sự nhé. Tôi cũng đâu muốn chọc giận chị để rồi phải chuốc họa vào thân. Dòng họ chuột tôi với nhà mèo chị vốn có mối thù truyền kiếp, đời thuở nào mèo lại dung thứ cho chuột. Nhưng ở đây, dưới mái chùa từ bi độ lượng, chúng tôi được sống yên ổn, no đủ. Chuột tôi dù là loài vật cũng biết nghĩ đến ân đức hiếu sanh của mấy chị mèo...

Chú chó xám to lớn vạm vỡ nãy giờ vễnh tai nghe chán thì bực mình vội lên tiếng bảo mèo:- Này cô mèo, nói làm chi cho nhọc sức. Cứ dạy cho tên nhải ranh đó một trận là xong chuyện.

Thấy mèo làm thinh, chó lại chướng mắt nói khích:

- Cái lũ mèo nhà cô quảbiếng nhác vô tích sự. Ăn bao nhiêu là cơm chùa mà chẳng bắt nổi một tên chuột nhắt…

Mèo bản tánh hiền lành nên chẳng hứng thú gì ba cái chuyện đấu đá tranh cải, song chị ta vẫn đáp trả:

- Ơ! Thì cũng như bác suốt ngày chỉ biết sủa vang để hù mèo dọa chuột cho có lệ chứ được gì nào.

Chuột lúc này quay sang nhìn chó với cặp mắt láo liên:

- Anh chó xám ăn ngon vô sự bây giờ lại muốn gây chuyện với tui nữa à?

Chó trợn mắt:- Ta mà thèm gây chuyện với lũ chuột hôi hám nhà mày. Ở đây ta là chủ. Cút ngay cho rảnh mắt ta, cái đồ súc sanh ăn hại...

Chuột cười khỉnh: - Tụi tui và giống nòi nhà anh cùng một loài súc sanh như nhau cả thôi. Mấy anh được ăn trên ngồi trước, cậy thế hống hách ra oai, rốt cuộc cũng chỉ là những con vật, là một bọn ăn mày nơi cửa Phật...

 Chó trợn mắt nạt:- Cái gì... là ăn mày cửa Phật. Ta được ăn cơm thịt cá ngon lành, chứ có ăn đồ cặn bả cống rãnh như bọn mày.

Chuột gật gật đầu:- Là tui nói theo lý nhà Phật. Người nương cửa chùa, ăn cơm chùa được người ta gọi là những kẻ ăn mày cửa Phật. Loài vật cũng vậy thôi. Nhưng xét ra thì chúng tôi vẫn có ích hơn mấy anh nhiều. Chúng tôi chỉ ăn cơm và thức ăn dư thừa. Còn anh, nhà chùa nuôi tốn biết bao cơm thịt của đàn na mà cứ để xảy ra trộm cắp. Mấy anh chỉ ăn lấy phần ngon, cơm thiêu cơm dở thì chừa lại, lũ chuột tui phải lượm ăn cho hết. Như vậy chẳng phải là gánh bớt tội lỗi cho các anh sao?

 Chị mèo nghe vậy thì cười gằn:- Giống chuột nhà mi thì có lắm trò ma mảnh quỷ quái. Ngay đến bàn Phật, mi cũng dám mò lên cắn phá , ăn sạch trái cây chưng cúng. Vậy mà còn dám đến tội lỗi, dạy đời kẻ khác…

Chuột vẫn vênh váo: - Ậy! Chị mèo ơi! Chị thừa hiểu bọn chuột là giống vật ưa phá bĩnh lại tinh quái vào bậc nhất thiên hạ mà. Đến con người còn kiêng nể không dám gọi tên tục của bọn tui ra nữa đấy. Nhờ đi lại khắp nơi nên tui cũng hiểu biết nhiều điều thú vị. Tôi leo lên tới chánh điện nhà Tổ ở tầng ba, nơi chưng toàn trái cây tươi ngon. Và tôi đâu thể bỏ qua cơ hội được hưởng chút lộc Phật. Tui còn được nghe quý thầy giảng pháp. Còn mấy anh chị tối ngày chỉ quanh quẩn nơi xó bếp tầng hầm thì làm sao thấy được trời đất bao la đến nhường nào…

Chú chó phóc từ bên ngoài chạy vào, nghe chuột đang khua môi múa mỏ với vẻ dương dương đắc ý liền nỗi xung nhảy bổ tới. Chuột thất kinh hồn vía vội chạy biến vào nhà kho. Nhiều tiếng chí chóe kêu inh ỏi một hồi rồi mới im bặt.

Nhà văn tu sĩ lúc này như người vừa ra khỏi giấc mơ, ngơ ngẩn nhìn gian nhà bếp vắng lặng trong giờ chỉ tịnh. Thật thú vị. Nhà văn lẩm bẩm: - Mình sẽ viết lại cuộc đấu khẩu lạ lùng giữa ba con vật khắc tinh này. Chúng chung sống hòa bình dưới mái chùa, dù thỉnh thoảng cũng xảy ra những cuộc cải vả to tiếng. Ừ! Chén bát trong chạn còn khua vang nữa là. Mà cái anh chàng Tí thật ranh mãnh, dám múa môi ngay trước miệng mèo. Quả là bọn tếu táo. Hắn ta lại cho mình nằm trong đoàn thể những kẻ ăn mày cửa Phật, có quyền hưởng lộc Phật. Ý tưởng này mới lạ lẫm làm sao.

Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật. Kẻ ăn mày tự cho mình có thân tướng trượng phu, có đầy đủ phước đức, có niềm tintuệ giác hơn người nên có quyền thụ hưởng tài lộc của người mang tới. Và ta trả nợ người bằng những bài thuyết pháp thao thao bất tận, bằng những lời kinh tụng thuộc lòng như ăn cháo và bằng những bài viết thấm đẫm giáo điển sâu sa. Ta mở tung mọi cánh cửa tu tập giải thoát cho người bước vào, còn mình thì mải mê theo đuổi những chân trời ảo mộng, nắm bắt hư danh.

Đến một lúc nào đó, kẻ ăn mày cửa Phật cũng sẽ sớm nhận ra hạt viên minh châu tỏa sáng nơi tự tâm, chấm dứt một đời cùng tử lang thang vào ra cõi tạm ./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 93)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(Xem: 111)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 112)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(Xem: 212)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 234)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 265)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 243)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 265)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 347)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 312)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 307)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 289)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 329)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 323)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 262)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 213)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 251)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 266)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 356)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 417)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 432)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 423)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 406)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(Xem: 417)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 688)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 641)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 929)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 512)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 757)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 578)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 575)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 462)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 579)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 548)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 730)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 519)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 901)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 647)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 642)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 1072)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 744)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 638)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 944)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 599)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 722)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 700)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 678)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 700)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 693)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 586)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant