Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những cánh hoa mùa hạ

Sunday, October 2, 201100:00(View: 14377)
Những cánh hoa mùa hạ

 Nói đến mùa hạ, người ta thường nghĩ về hoa sen. Một loài hoa mang nhiều tố chất đặc thù mà ít loài hoa nào có được. Bởi hoa sen vốn sinh ra không phải dùng để trang điểm cho những vẻ đẹp ủy mị thường tình, mà hoa sen được biết đến bởi tính chất vô nhiễm “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Một loài hoa vừa mang hương thơm lại có sắc đẹp, ẩn chứa diệu mầu hai cõi sắc không. Bình thường ai cũng quý trọng loài hoa trong chốn bùn lầy này. Hoa còn mang ý nghĩa chỉ cho trái tim người (nhục đoàn tâm), biểu thị tâm thể nhứt như thanh tịnh vô ngần.

Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa. Sắc hương của sen đã từng ngự trị ở miền quê hương tịnh lạc. Nhưng trong mọi góc cạnh cuộc sống, hoa sen vẫn có chỗ đứng riêng. Mang ảnh tượng từ cõi nhân gian, hoa thanh thoát tự tại vươn lên không chút vướng nhiễm bụi trần.

Đức Thế Tôn khi còn tại thế cũng thường lấy hoa sen làm thí dụ trong những bài thuyết giảng, ngầm ý chỉ cho đời sống thanh cao thoát tục của hàng tăng lữ. Nghĩ về hoa sen, ta liên tưởng đến mùa hạ. Vì đây là mùa an cư kiết hạ. Mùa tu tập định kỳ cho Tăng chúng Phật giáo trên khắp hoàn cầu( trừ các vùng Bắc cực tại các xứ Âu Mỹ, Tăng chúng lại an cư vào mùa đông, mùa cực lạnh lại đầy mưa tuyết. Gọi là mùa kiết đông). Nhìn chung, thì Phật giáo ở hai vùng đông tây có nhiều điểm dị biệt về phương thức tổ chức, cũng như về khái niệm tu tập hoằng dương chánh pháp. Nhưng sự thể hiện chân ý đạo mầu vẫn không nằm ngoài giới luật của Phật, vẫn dựa trên nền tảng tam vô lậu học để khắc chế nội tâm và vun bồi đạo hạnh cho người xuất thế.

 Ngoài vẻ đẹp thuần túy, hoa sen còn nêu rõ đặc tính khi hoa nở thì gương hạt nhụy cánh đều đầy đủ trong cùng một lúc. “Nhân quả đồng thời tỏa hiện” là ý ẩn dụđức Thế Tôn thường nêu ra trong các bộ kinh đại thừa, nói lên thể tánh chân như đồng nhất của chư Phật cùng tất cả chúng sanh. Phật đã từ ngôi nhà thế gian tu tập thành chánh giác. Chúng sanh thì còn mãi đắm mê trong nhà lửa tam giới, chẳng khác nào như cánh sen còn nằm sâu nơi chốn bùn lầy, phải chờ nhân duyên hội tụ cùng sự nỗ lực của tự thân. Hình ảnh hoa sen với hương sắc dịu dàng tinh tế, ngầm ý chỉ cho tâm bồ đề thanh tịnh của chúng sanh luôn sẵn có. Dù bị lưu chuyển qua bao kiếp trần nhưng tâm bồ đề ấy không hề bị hoen ố mai một.

Như vậy, hoa sen nghiễm nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho hành giả tu tập Phật thừa. Và mùa hạ cũng là mùa trổ hoa phước trí cho người con Phật. “Bao nhiêu công đức vô biên, đều do hạ lạp cần chuyên tháng ngày”. Màu hoa trong mùa hạ lạp được toả sáng trên mỗi mảnh y ca sa, trên những bước chân người tìm về cảnh Phật. Hoa phước trí nở rộ trong đạo tràng qua mỗi mùa hạ lạp đã nói lên được truyền thống tốt đẹp luôn được truyền thừa tiếp nối. Mỗi ngôi trường hạ là một khu vườn trí huệ ươm mầm cho hạt giống bồ đề tăng trưởng. Mỗi mùa hạ là mỗi mùa công đức tuổi lạp được vun bồi. Mùa hạ ở vùng nhiệt đới lại là mùa mưa lũ. Mùa chúng côn trùng sanh sôi nảy nở. Vì thế mà Đức Bổn Sư của chúng ta đã lập ra mùa kiết hạ tạo duyên cho hàng tín chủ làm công đức cúng dường, hộ trì cho chúng Tăng tịnh tu trong ba tháng, tránh đi lại làm di hại đến các loài sanh chủng. Phật giáo nguyên thủy mang đậm hình thức hoà hợp chúng, nêu cao tính đoàn thể tự tu tự chứng. Tăng đoàn hoà hợp nhờ luôn thể hiện tính tự giác cao độ. Và hơn hết là biết lấy giới luật làm áo giáp kiên cố, lấy tinh tấn để huân sâu thêm đạo nghiệp và lấy định huệ để thắp sáng tự tâm.

 Mùa hạ.. mùa của những cánh sen hồng trắng đua nở, cũng sẽ đưa chúng ta tìm về bên những ngôi trường hạ. Ở đây ta được tận mắt nhìn thấy những sắc vàng y rực rỡ như những cánh sen tuyệt tác của người tu sĩ. Tất cả dường như đang hiện hữu nơi đây, đang thực sự trở về một thời hoằng hoá nơi Kỳ Viên Tịnh Xá. Những ngôi trường hạ bây giờ, dù không mang đậm sắc thái tu chứng như thời chư vị thánh nhơn, nhưng vẫn giữ được mọi nếp sống trang nghiêm trong một không gian đầy đạo vị. Đây là những môi trường tu học vừa mang tính truyền thống thanh cao, lại vừa khế hợp với Đạo Pháp – Dân tộc ngay thời đương đại hết sức sinh động hài hoà. Chính nhờ giữ được những ý nghĩa đó, mà mỗi năm các ngôi trường hạ lại ra đời, thu hút các tăng ni sinh trẻ nương về tu học. Mỗi năm ba tháng tịnh tu, mỗi mùa hạ là sẽ tạo cơ duyên cho những cành liên hoa đơm bông nở rộ, đem lại bao sức sống diệu kì cho nhân tâm - thế đạo.

Chúng sanh vô biên, pháp môn vô lượng. Sự tu tập của hành giả cũng phải trải qua bao A tăng kỳ kiếp mới thành tựu viên mãn. Trong suốt cuộc hành trình đạo hóa nhân sinh, hành giả đôi khi bỏ quên chính mình, bỏ quên hạt minh châu luôn tỏa sáng trong tâm thức. Ba tháng hạ chính là thời gian thích hợp để Tăng chúng ngồi lại kiểm thúc thân tâm trong mỗi ý tưởng hành động cụ thể. Tránh đi lại và cũng tạo cơ duyên cho chúng sanh cùng tịnh tu phước huệ. Có thể nói đây là giai đoạn tu nhân của Bồ Tát mang tâm hạnh vị tha vô ngã. Hoa sen trong biển lửa khi vươn ra khỏi đầm lầy thì sắc hương càng lan tỏa.

Trong cuộc hành trình tìm lại chính mình, mỗi bông hoa mùa hạhiện thân cho một giai đoạn tu chứng nơi tự tâm; Mỗi cánh sen vàng là một hoá thân Phật trụ trì Tam BảoThế gian. Mùi hương của loài hoa bất nhiễm lan xa như muốn góp sức mình trong công cuộc xây dựng một thế giới Cực Lạc an vui ngay hiện tại.

“Hương của hoa giải thoát,

ngược gió bay khắp nơi”.

Trong cảnh sanh diệt, chỉ có người biết trang trải cho đời bằng những giá trị thanh cao để trở thành những đoá sen vàng rực rỡ không bao giờ mất, không bao giờ tàn. Cành lá vô ưu vươn lên từ nơi mảnh đất bụi trần tăm tối. Trong chốn đầm lầy, những cánh hoa mùa hạ biết trang trải cho đời qua mùi hương bất diệt.

Những cánh hoa mùa hạ, những sắc màu luôn toả sáng trong mỗi mùa kiết hạ an cư. Rồi đây hương của người đức hạnh cũng theo chiều gió ngược bay xa.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 13)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(View: 82)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(View: 124)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(View: 130)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(View: 241)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(View: 261)
Ngũ căn và ngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(View: 254)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(View: 279)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(View: 348)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(View: 347)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 353)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 378)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 373)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 372)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 379)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạt Na Thức,) được xem là
(View: 376)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 387)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 443)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 426)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 402)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 402)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 408)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 566)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 436)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 454)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 429)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 478)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tảtừ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 383)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 397)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 453)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 514)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tạichúng taquyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 435)
Đức Phật xuất hiệnhành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 439)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 464)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 532)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 442)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 483)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 624)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 684)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1444)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 693)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 865)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 541)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 536)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 524)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 528)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 572)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 557)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 556)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 553)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM