- Quyển thứ 01
- Quyển thứ 02
- Quyển thứ 03
- Quyển thứ 04
- Quyển thứ 05
- Quyển thứ 06
- Quyển thứ 07
- Quyển thứ 08
- Quyển thứ 09
- Quyển thứ 10
- Quyển thứ 11
- Quyển thứ 12
- Quyển thứ 13
- Quyển thứ 14
- Quyển thứ 15
- Quyển thứ 16
- Quyển thứ 17
- Quyển thứ 18
- Quyển thứ 19
- Quyển thứ 20
- Quyển thứ 21
- Quyển thứ 22
- Quyển thứ 23
- Quyển thứ 24
- Quyển thứ 25
- Quyển thứ 26
- Quyển thứ 27
- Quyển thứ 28
- Quyển thứ 29
- Quyển thứ 30
- Quyển thứ 31
- Quyển thứ 32
- Quyển thứ 33
- Quyển thứ 34
- Quyển thứ 35
- Quyển thứ 36
Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang
Quyển thứ 18
PHẨM ANH NHI HẠNH
Phần XXI
- Này thiện nam tử ! Sao gọi là Anh nhi hạnh ? Này thiện nam tử ! Chẳng thể đứng dậy, đi lại, nói năng thì đó gọi là anh nhi (đứa trẻ con). Như Lai cũng vậy, chẳng thể khởi dậy là Như Lai nhất định chẳng khởi dậy các pháp tướng. Chẳng thể trụ đứng là Như Lai chẳng chấp trước tất cả các pháp. Chẳng thể lại là thân Như Lai đi không có lay động. Chẳng thể đi là Như Lai đã đi đến Ðại Bát Niết Bàn. Chẳng thể nói năng là Như Lai tuy vì tất cả chúng sinh diễn nói các pháp nhưng thật không có điều gì để nói. Vì sao vậy? Vì có điều để nói thì gọi là pháp hữu vi mà Như Lai Thế Tôn chẳng phải là hữu vi, vậy nên không nói. Lại, không lời nói thì giống như đứa trẻ con nói năng chưa rõ. Tuy nó lại có nói nhưng thật cũng không lời nói. Như Lai cũng vậy, lời nói chưa rõ tức là lời bí mật của các đức Phật. Các đức Phật tuy có lời nói ra nhưng chúng sinh chẳng lý giải được nên gọi là không lời nói (vô ngữ). Lại, anh nhi là gọi vật bất nhất, chưa biết lời gọi chính đáng. Tuy gọi là vật bất nhất, chưa biết lời gọi chính đáng nhưng chẳng phải chẳng nhân vào đây mà được nhận thức về vật. Như Lai cũng vậy, địa phương chủng loại của tất cả chúng sinh đều khác, lời nói chẳng đồng, Như Lai phương tiện tùy theo họ mà nói cũng khiến cho tất cả bọn họ nhân đó mà được lý giải. Lại, anh nhi là có thể nói đại tự (chữ lớn). Như Lai cũng vậy, nói đến đại tự như là Bà, Hòa. Hòa là hữu vi, Bà là vô vi. Ðó gọi là anh nhi. Hòa thì gọi là vô thường, Bà thì gọi là hữu thường. Như Lai nói “thường”, chúng sinh nghe rồi thì vì “thường pháp” nên đoạn dứt với vô thường pháp. Ðó gọi là hạnh anh nhi. Lại, anh nhi thì chẳng biết khổ, lạc, ngày đêm, cha, mẹ... Ðại Bồ tát cũng lại như vậy vì chúng sinh nên chẳng thấy khổ, lạc, không có tướng ngày đêm. Ðối với các chúng sinh lòng Bồ tát ấy bình đẳng nên không có tướng cha mẹ, thân sơ .v.v...Lại, anh nhi thì chẳng thể tạo tác những việc lớn nhỏ. Ðại Bồ tát cũng lại như vậy, chẳng lại tạo tác nghiệp sinh tử. Ðó gọi là chẳng tạo tác đại sự mà đại sự tức là ngũ nghịch vậy. Ðại Bồ tát thì nhất định chẳng tạo tác tội nặng ngũ nghịch. Việc nhỏ tức là tâm Nhị thừa mà Bồ tát thì nhất định chẳng thoái tâm Bồ Ðề mà tạo tác Thanh Văn, Bích Chi Phật thừa. Lại, hạnh anh nhi là như lúc đứa trẻ con kia kêu khóc thì cha mẹ liền dùng lá vàng của cây dương mà nói dỗ rằng : “Chớ khóc ! Chớ khóc ! Ta cho con vàng đây !” Ðứa trẻ thấy rồi, sinh ra ý tưởng về vàng ròng, liền dừng lại, chẳng khóc nữa, nhưng lá dương này thật chẳng phải là vàng vậy. Trâu gỗ, ngựa gỗ, con trai gỗ, con gái gỗ... đứa trẻ nhìn thấy rồi cũng lại sinh ra ý tưởng về con trai, con gái.v.v... liền dừng lại, chẳng khóc nữa, nhưng thật chẳng phải là con trai, con gái. Do tạo nên tư tưởng về con trai, con gái như vậy nên gọi là anh nhi. Như Lai cũng vậy, nếu có chúng sinh muốn tạo mọi việc ác thì Như Lai vì họ nói về ba mươi ba tầng trời thường-lạc-ngã-tịnh, đoan chính, tự do với cung điện đẹp, hưởng thụ niềm vui ngũ dục, đối tượng của sáu căn không gì chẳng phải là vui. Chúng sinh nghe có niềm vui như vậy nên lòng sinh ra tham vui, dừng lại chẳng làm ác siêng năng làm nghiệp thiện của ba mươi ba trời. Thật ra đó là sinh tử, vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh nhưng vì độ chúng sinh nên phương tiện nói rằng, thường-lạc-ngã-tịnh. Lại, anh nhi là nếu có chúng sinh khi chán sinh tử thì Như Lai vì họ nói về Nhị thừa nhưng thật ra không có Nhị thừa chân thật. Do Nhị thừa nên biết được lỗi hoạn của sinh tử, thấy được niềm vui Niết Bàn. Do việc thấy này thì có thể tự biết có đoạn - chẳng đoạn, có chân - chẳng chân, có tu - chẳng tu, có đắc - chẳng đắc... Này thiện nam tử ! Như đứa trẻ kia ở trong chẳng phải vàng mà sinh ra ý tưởng vàng, Như Lai cũng vậy, ở trong bất tịnh mà nói là tịnh. Như Lai đã được Ðệ nhất nghĩa thì không có hư dối ! Như đứa trẻ kia đối với chẳng phải trâu, ngựa mà tác khởi ý tưởng trâu, ngựa nên nếu có chúng sinh ở trong chẳng phải đạo mà tác khởi ý tưởng Chân đạo thì Như Lai cũng nói chẳng phải đạo là đạo. Trong chẳng phải đạo thật không có đạo, nhưng do có thể sinh ra chút nhân duyên đạo nên Như Lai nói chẳng phải đạo là đạo. Như đứa trẻ kia đối với trai, gái bằng gỗ sinh ra tư tưởng con trai, con gái, Như Lai cũng vậy, biết chẳng phải chúng sinh mà nói tướng chúng sinh, nhưng thật không có tướng chúng sinh vậy. Nếu Phật Như Lai nói không chúng sinh thì tất cả chúng sinh rơi vào tà kiến. Vậy nên, Như Lai nói có chúng sinh. Ở trong chúng sinh tạo tác tướng chúng sinh thì chẳng thể phá tướng chúng sinh vậy. Nếu ở trong chúng sinh mà phá tướng chúng sinh thì người đó có thể được Ðại Bát Niết Bàn. Do được Ðại Niết Bàn như vậy nên dừng lại chẳng kêu khóc. Ðó gọi là hạnh Anh nhi. Này thiện nam tử ! Nếu có người nam, người nữ thọ trì, đọc tụng, ghi chép, giải nói năm hạnh này thì ông phải biết rằng, người này nhất định sẽ được năm hạnh như vậy.
Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Như con lý giải được ý nghĩa lời nói của đức Phật thì con cũng nhất định sẽ được năm hạnh này !
Ðức Phật dạy rằng :
- Này thiện nam tử ! Chẳng độc một mình ông được năm hạnh như vậy mà hôm nay trong hội này, có chín mươi ba vạn người cũng đồng với ông được năm hạnh này.
KINH ÐẠI BÁT NIẾT BÀN
- Quyển thứ mười tám hết -