Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiên Thứ Tư: Ðộ Hai Vị Ðại Ðệ Tử

Wednesday, November 9, 201100:00(View: 7766)
Thiên Thứ Tư: Ðộ Hai Vị Ðại Ðệ Tử

LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT TỔ CỒ ĐÀM

Maha Thongkham Medhivongs

THIÊN THỨ TƯ

ÐỘ HAI VỊ ÐẠI ÐỆ TỬ

-ooOoo-

Sáng ngày, người trong Vương Xá thành trông thấy được đức Chánh đẳng Chánh giácba mươi hai tướng tốt, tám mươi tướng phụ, hào quang sáu màu sáng rỡ; tiếng đồn cả thành, những người không thấy đều muốn thấy để chiêm ngưỡng tướng hảo quang minh của Ngài. Người người giành và chen lấn nhau, kẻ thì đi đến vườn thượng uyển, kẻ đứng theo hai bên vệ đường, dài cả ba dặm đường. Vì người chen lấn chật cả đường lối nên đức Thế Tôn không thể chen vào thành khất thực được. Trong khi ấy, đã gần trưa mà đức Thế Tôn không thể vào thành được nên khiến cho nóng đến Ðế Thích. Ngài mới lấy làm lạ, Ngài mới để ý coi tại sao? Khi ấy Ngài biết dân chúng đang đón chiêm ngưỡng đức Thế Tôn, nên đức Thế Tôn không thể ngự vào thành khất thực được.

Thiên Vương Ðế Thích liền hiện ra một người thanh niên trẻ và thật đẹp, đứng trước mặt đức Thế Tôn, ca một bài ca thật hay, tiếng hát thật là êm dịu âm điệu du dương hấp dẫn tất cả quần chúng đang tụ tập nơi ấy làm cho đức Thế Tôn không có ngõ đi vào thành. Ý nghĩa của bài hát ấy là ca tụng công đức Phật bảo như vầy: MOTTO MATTEHI SAHA PURANAJATILEHI. Ðức Thế Tôn thân có sáu màu hào quang tươi đẹp, Ngài có công đức cao cả nhứt trong tam giới, Ngài giải thoát cho các vị đạo sĩ đã tự mình cho mình là bực Thánh nhơn khỏi luân hồi. Ðức Phật là đấng có Thập Lực; có Trí tuệ hiểu thông các pháp nhứt là pháp của chư A-la-hán, Ngài có một ngàn vị Thánh Tăng theo hầu và đang ngự đi vào Vương Xá thành. Theo đây tôi xin giải Thập Lực tóm tắc:

DASABALANÀNA - THẬP LỰC

1) THÀNÀTHANANÀNA. Tuệ hiểu rằng: Ðây là nhân hay không phải nhân.

2) VIPÀKANÀNA. Tuệ hiểu rõ rằng: Ðây là quả của nghiệp.

3) SABBATTHAGÀMIMAGGÀNÀNA. Tuệ hiểu rõ những con đường đi trong mọi nơi.

4) NÀNÀDHÀTUNNA. Tuệ hiểu rõ thế gian nầy cấu tạo bởi nhiều chất khác nhau.

5) NÀNÀDHIMUTTINÀNA. Tuệ hiểu rõ rằng: Chúng sanhtính nết khác nhau.

6) INDRIYAPAROPRIYATTINÀNA. Trí tuệ biết rõ chúng sanh có duyên lành nhiều ít khác nhau.

7) JHÀNÀDINÀNA. Trí tuệ hiểu rõ sự nhơ đục hay trong sạch của thiền định, và sự xuất thiền.

8) PUBBENIVÀSANÀNA. Trí tuệ hiểu rõ tiền kiếp của chúng sanh.

9) CUTÙPATANÀNA. Tuệ hiểu rõ cảnh giới đi sanh của chúng sanh.

10) ASAVAKKHAYANÀNA. Tuệ hiểu rõ phương pháp hành để tận diệt phiền não.

Khi đức Ðế Thích ca tụng xong công đức của Phật bảo như thế, Ngài liền từ từ đi trước Phật. Vì hiện thân của Ngài một người rất đẹp, nên những người gần ấy bị hấp dẫn bởi tiếng hát và câu văn cùng tướng đẹp nên họ từ từ dang ra nhường đường cho đức Ðế Thích đi; đức Phật lại đi theo sau.

Những người có mặt tại nơi ấy đều nghĩ rằng: Người thanh niên nầy đẹp trai làm sao? Lời lẽ thanh tao làm sao? Người như thế nầy chúng ta chưa bao giờ gặp.

Những người ấy liền hỏi nhau rằng: Người thanh niên nầy từ đâu đến? Con của ai?

Khi đức Ðế Thích nghe vậy biết rằng: Người người đều chú tâm đến Ngài đây là dịp may để Ngài ca tụng công đức của Phật bảo. Ngài liền hát rằng: Ðức Chánh đẳng Chánh giác nào là bực Ðại trí thức, có thể dạy được thân, và diệt tận phiền não (trong tâm), Ngài là đấng đáng cho chúng sanh lễ bái cúng dường. Ngài ngự đến nơi cao quí an lạcNiết Bàn, không còn một ai sánh bằng Ngài, tôi là người theo hầu hạ Ngài.

Quần chúng vì lo bu quanh đức Ðế Thích để hỏi chuyện nên đức Thế Tôn không bị người bu quanh, Ngài cùng chư Tăng vào thành Vương Xá thọ thực nơi hoàng cung.

Ðức Bình Sa Vương bạch với Phật rằng: Bạch hóa đức Thế Tôn, nếu trẫm không có nơi nương nhờTam bảo thì trẫm cảm thấy đời trẫm thật là vô vị. Tâm trẫm không hề nghĩ gì ngoài ra Tam bảo. Mặc dầu trong đêm khuya khoắc mà trẫm nhớ đến đức Thế Tôn trẫm cũng ngự đi đến thăm liền. Vì vậy nên vườn thượng uyển đối với trẫm thì thật quá xa trong đêm thanh vắng. Còn Trúc Lâm là nơi gần hoàng cung hơn, trẫm có thể ngự đến bất cứ giờ nào. Vậy xin Ðức Thế Tôn vui lòng thâu nhận Trúc Lâm làm nơi Phật ngự.

Nói xong đức vua liền lấy bình đựng nước bằng vàng chế xuống trên tay Phật, ý Ngài tỏ ra đã dâng cúng Trúc Lâm đến Phật rồi.

Khi đức Thế Tôn lãnh Trúc Lâm xong, quả địa cầu rung động, dường như quả địa cầu muốn nói rằng: Rễ của Phật giáo đã mọc và ăn sâu vào quả địa cầu rồi. Ðây là tịnh xá đầu tiên chính đức Phật làm tọa chủ thọ lãnh. Từ đây gọi là Trúc Lâm tịnh xá.

Nói về Ngạ quỉ mà tôi đã nói đoạn trước ở gần bên đức vua nhưng Ngài đâu hay biết gì. Bọn nầy không được Ngài hồi hướng cho mới nghĩ rằng: Kỳ làm phước nầy, đức vua không hồi hướng phước cho chúng ta, vậy chúng ta còn vị quyến thuộc nào trong đời nầy ngoài ra Ngài chăng?

Các Ngạ quỉ thấy không còn có ai nữa nên rất buồn rầu than khóc thương hại cho phận mình. Ðến đêm lại bọn Ngạ quỉ lại vào hoàng cung la to lên như vầy: MAYAMASSU DUKKHITA PETA. Chúng ta là quỉ đói bị thọ khổ trong cảnh âm u. Không hề được ăn uống vật chi hết, bị đói khát hành hạ khổ sở, thân tâm bị khổ không phút nào thảnh thơi.

Ðức vua nghe câu ấy mới hỏi: Các người là gì?

Bọn Ngạ quỉ hiện thân rõ cho đức vua thấy, những thân hình chỉ còn một lớp da mỏng bao bộ xương khô, đen như cột nhà bị cháy; tóc dài, thấy đáng thương hại và kinh sợ, thân cao bằng cây thốt nốt, đầu to như trái bầu non bị khô, mắt sâu vào trong. Thật là một hình hài đáng ghê sợ. Ðây cũng vì tội tham ăn mà ra.

Ngạ quỉ mới nói cho đức vua biết sự khổ cực của Ngạ quỉ không có con số nào để nói cho hết năm bị đày đọa như vầy. Ðức vua lấy làm thương hại. Sáng ngày, vào hầu Phật tại Trúc Lâm tịnh xá, bạch qua những điều tai nghe mắt thấy đêm hôm.

Ðức Thế Tôn dạy: Hôm qua Ðại vương làm phước nhưng không hồi hướng phước báu cho Ngạ quỉquyến thuộc của Ngài trong kiếp quá khứ. Vì vậy chúng đến than khóc cầu xin phước.

- Bạch Ðức Thế Tôn, hôm nay có thể cúng dường nữa được hay không?

- Tâu Ðại Vương, được.

- Vậy đệ tử xin thỉnh đức Thế Tônchư Tăng vào hoàng cung thọ thực trong buổi sáng hôm nay.

Ðức Thế Tôn nhậm lời bằng sự lặng thinh. Ðức vua lật đật về hoàng cung lo sắp đặt cuộc trai Tăng. Và đức Thế Tôn cùng chư Thánh Tăng đến thọ thực.

Trong khi ấy Ngạ quỉ lấy làm vui mừng và bảo nhau rằng: Chúng ta sẽ được hưởng phước trong ngày hôm nay. Bọn Ngạ quỉ ấy chen nhau đ?ng bên vách, gần cửa v.v... Ðể đợi thọ lãnh phước hồi hướng.

Sau khi cúng dường vật thực xong: Ðức vua mới hồi hướng rằng: Xin cho quả của sự bố thí nầy hãy thấu đáo đến quyến thuộc tôi.

Liền trong khi ấy bọn Ngạ quỉ cảm thấy no; thân hình trở nên tốt đẹp không còn tiều tụy như xưa nữa. Nhưng không có y phục che thân. Ðêm đến, Ngạ quỉ lại vào hoàng cung kêu xin y phục.

Ðức vua lại vào hầu Phật và bạch hỏi như trước.

Ðức Phật dạy bố thí y cho chư Tănghồi hướng phước báu cho Ngạ quỉ. Ngạ quỉ được y phục đẹp và phước khi xưa đến trả quả nên Ngạ quỉ ấy được thành chư Thiên.

Sau khi lễ cúng dường đức Thế Tôn thuyết mười hai câu kệ bài kinh ấy gọi TIROKUTASUTTA. Bài kinh nầy Ngài Ðại Ðức Hộ Tông đã ấn tống trong quyển Kinh Tụng.

Ðức vua trai Tăng luôn bảy ngày và đức Thế Tôn cũng thuyết bài kinh ấy luôn bảy ngày. Chúng sanh nghe bài kinh ấy kinh sợ tội lỗi lo tu hành và làm phước bố thí đến chư Tăng. Và đắc quả Tu-đà-hườn không ít.

Trong khi ấy hai vị đệ tử chánh thức là Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên còn là hai người ngoại đạo, cùng ở gần Vương Xá thành.

Thiên nầy quan trọng chỉ về độ hai vị Ðại đệ tử chánh thức nên nơi đây xin nhắc đến sự tìm đạo của hai vị ấy.

Trong khi đức Phật chưa thành đạo, ông Xá Lợi Phất (đệ tử tay mặt) sanh vào lòng của bà Bà la môn quí phái sang giàu tên bà là SÀRÌ (Tàu âm: Xá Lợi), ở làng UPATISA gần Vương Xá thành. Cũng trong đêm mà đức Xá Lợi Phất sanh vào lòng mẹ. Tại làng Kolita có một bà Bà la môn cũng quí phái sang giàu nhứt vùng tên là Mogalli (Tàu âm là Mục Kiền Liên) cũng thọ thai. Hai gia đình nầy là bạn chí thân với nhau cả bảy đời.

Ðúng mười tháng, hai bà cùng sanh một lượt. Và cũng chọn sáu mươi sáu người vú nuôi con như nhau.

Lấy tên chỗ ở đặt tên con, nên bà Sàrì đặt tên con là UPATISSA; và cũng gọi là SARIPUTTA (Tàu âm là Xá Lợi Phất) có nghĩa là con bà Xá Lợi (Tàu âm là Xá Lợi Tử).

Còn con bà Mục Kiền Liên đặt tên là KOLITA, mà cũng gọi là Mục Kiền Liên, có nghĩa là con bà Mục Kiền Liên. Sau này thường gọi là Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên.

Khi lớn lên Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên là đôi bạn chí thân cùng học một trường, cùng chơi với nhau một cách, nghĩa là giống nhau từ cách ăn mặc và hợp nhau tính tình đi chơi nơi nào cũng có nhau như hình với bóng.

Ngày nọ, cả hai đang xem lễ, nhưng hai ông cũng đồng cảm tưởng như nhau. Vì duyên lành của hai ông đã đến nên khiến cả hai đồng nghĩ rằng: Có lợi ích gì với sự xem cuộc lễ nầy, tuổi thọ của ta không đến trăm tuổi. Vậy tốt nhứt ta nên tìm phương giải thoát.

Rồi cả hai đồng thanh hỏi nhau, và cùng đồng một tư tưởng như nhau, không thấy còn thích thú trong những cuộc vui.

Ông Xá Lợi Phất nói rằng: Hai chúng ta cũng đồng nghĩ đến việc giải thoát. Vậy việc đáng thật hành trước nhất là chúng ta nên xuất gia tầm đạo.

Cả hai đồng tình xuất gia.

Thời kỳ ấy rất có nhiều tôn giáo, nhưng tôn giáo mà có tên tuổi và có nhiều người sùng bái nhứt tại Vương Xá thành là đạo ông Sanjaya. Vì vậy nên hai ông Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên chọn ông Sanjaya làm thầy và xuất gia theo giáo lý của ông ấy.

Sau khi xuất gia theo giáo phái của ông Sanjaya, hai ông học qua triết lý của ông ấy chỉ trong vòng vài ngày đã thuộc và hiểu biết. Vào hỏi còn những gì nữa, ông thầy bảo là hết rồi. Hai ông thấy vậy biết rằng: Ðây không phải là đạo giải thoát. Vậy nên hai ông bảo nhau rằng: Phạm hạnh của ông Sanjaya không đáng kể, không phải là đường giải thoát. Cõi Diêm Phù nầy to rộng làm sao cũng có một vị Ðại giác, vậy chúng ta chia nhau đi tìm thế nào cũng gặp; vị cao nhơn ấy sẽ chỉ pháp hành đến nơi giải thoát cho chúng ta.

Kể từ ngày hai ông theo đạo của ông Sanjaya thì lợi lộc đến cho đạo nầy không ít.

Khi hai ông đồng tình nghĩ như thế, lại bảo nhau rằng: Nếu ai tìm ra được pháp bất diệt trước thì hãy cho người kia hay để đi theo. Từ ngày ấy đi nếu hai ông nghe nơi nào có bực cao Tăng đạo đức thì tìm đến để học đ?o.

Trong khi hai ông đang tầm đạo thì đồng thời đức Thế Tôn đang Chuyển pháp luân tại vườn Lộc Giã độ năm vị Kiều Trần Như và lại độ sáu mươi vị A-la-hán rồi, cho quí Ngài ra đi mọi nơi để truyền đạo. Và cũng trong khi ấy đức Thế Tôn cũng đang ngự tại Trúc Lâm tịnh xá.

Ngài đại A-la-hán là đức Assaji là một trong năm vị Kiều Trần Như đang đi vào thành khất thực.

Ðồng thời là đức Xá Lợi Phất cũng đang về chùa của ông Sanjaya. Khi ông Xá Lợi Phất trông thấy Ngài Ðại Ðức có lục căn thanh tịnh tướng rất cai nghiêm vẻ mặt vui tươi và đầy từ ái, ông phát tâm tín thành trong sạch với hạnh kiểm của Ngài Ðại Ðức. Ông mới nghĩ rằng: Ta chưa bao giờ được thấy được gặp một vị xuất gia, hay đạo sĩ nào như thế nầy, và cũng chưa bao giờ gặp được vị nào đắc A-la-hán quả trong thế gian nầy, và cũng chưa hề gặp được vị nào hành đạo để giải thoát khỏi bể luân hồi nầy, vị xuất gia nầy chắc thuộc vào một trong những hạng ta chưa bao giờ gặp. Vật ta phải vào hầu Ngài để hỏi Ngài pháp giải thoát. Ông lại nghĩ: Vị xuất gia nầy chắc đi khất thực từng nhà, vậy ta không thể hỏi Ngài được, ta phải theo sau Ngài rồi thừa dịp để hỏi đạo Ngài. Ta không nên hỏi theo đường như vậy.

Vì nghĩ vậy nên ông từ từ theo sau Ðại Ðức, đến khi Ngài khất thực vừa đủ ăn, Ngài lại đi đến nơi thanh vắng mát mẻ chọn một nơi để ngồi xuống thọ thực. Ông Xá Lợi Phất thấy vậy liền lấy tọa cụ của mình trải ra, lấy bình đựng nước của mình đem đến dâng cúng, đi múc nước rửa tay cho Ngài Ðại Ðức.

Sau khi thọ thực xong, ông Xá Lợi Phất mới hỏi: Thưa Ngài, Ngài có mặt mày tươi tắn tỏ ra người thoát tục, vậy Ngài xuất gia với ai? Ai là Sa môn của Ngài? Ngài học những pháp gì?

Ngài Ðại Ðức Assaji đáp: Nầy ông, vị đại Sa môn giòng Thích Ca bỏ ngai vàng xuất gia Ngài là Tôn sư bần đạo, và bần đạo là người học giáo pháp của Ngài.

- Vị Tôn sư của Ngài dạy Ngài những pháp nào?

Ðại Ðức Assaji nghĩ rằng: Thường thường những người ngoại đạo hằng là người chống đối với Phật giáo. Vậy ta nên dạy pháp thật cao siêu huyền diệu. Khi ấy Ngài mới dạy rằng. Nầy ông, vì bần đạo xuất gia không bao lâu, nên không thể nào giảng giải kinh luật rất huyền diệu của đấng Giác Ngộ được chu đáo cho ông hiểu được.

- Bạch Ngài Sa môn, tôi tên là Upatissa mà cũng gọi là Xá Lợi Phất, Ngài cứ dạy pháp mà Ngài đã đắc, mặc dầu ít hay nhiều cũng được, tôi sẽ cố hiểu pháp ấy rất vi tế.

Ngài Ðại Ðức mới dạy câu kệ rằng:

YE DHAMMÀ HETU PPABHAVÀ v.v...

Chư pháp tùng duyên sanh.
Diệt phục tùng duyên diệt.
Ngã Phật đại Sa môn.
Thường tác như thị thuyết.

Nghĩa là:

Các pháp nào sanh lại cũng đều do nhân cả, khi nhân ấy diệt rồi, thì các pháp kia cũng diệt. Ngài đại Sa môn dạy như vậy.

Sự thật câu kệ nầy đức Thế Tôn dạy rất ngắn nhưng lại thâu gọn ba pháp của Tứ Diệu Ðế là Khổ, Tập, Diệt. Ta có thể hiểu câu kệ ấy rằng sanh là do nơi phiền não và diệt là không còn phiền não.

Chỉ nghe qua bài kệ chỉ có bốn câu, mỗi câu tám tiếng thôi, vậy mà ông Xá Lợi Phất đắc Tu-đà-hườn quả nên ông nói rằng: Ngài Ðại Ðức, xin Ngài khỏi nhọc lòng thuyết thêm nữa. Bạch Ngài vậy đức Ðại Giác ngự nơi nào?

- Nầy ông, đức Ðại Giác đang ngự Trúc Lâm tịnh xá.

- Bạch Ðại Ðức xin Ngài về trước, tôi còn một người bạn, chúng tôi có hứa với nhau rằng: Nếu ai đắc được pháp bất diệt trước phải về báo tin. Vì vậy tôi phải trở lại để giải quyết vấn đề đã ước định từ trước, tôi sẽ dẫn bạn tôi vào hầu đức Bổn Sư.

Nói xong ông liền quì xuống đảnh lễ Ngài rất cung kính và đi quanh Ngài ba vòng rồi mới ra đi. Ðây là phong tục của người thuở ấy tỏ lòng kính trọng người mà mình lễ bái và kiếu từ ra đi.

Ngài Ðại Ðức thì trở về Trúc Lâm tịnh xá còn ông Xá Lợi Phất thì trở về chùa ngoại đạo.

Khi ông Mục Kiền Liên ở chùa trông thấy ông Xá Lợi Phất từ xa về mới nghĩ rằng: Hôm nay sắc mặt bạn ta quang minh vui vẻ, trạng thái khác thường, chắc bạn ta đã tìm ra pháp bất diệt. Khi ông Xá Lợi Phất đến gần mới hỏi: Ông Xá Lợi Phất thuật lại mọi việc đã biết và nhắc lại câu kệ của Ðại Ðức Assaji cho ông Mục Kiền Liên nghe. Ông Mục Kiền Liên cũng đắc Tu-đà-hườn quả nên mới bảo rằng: Thôi chúng ta hãy đến nơi cư ngụ của đức Ðại Giác.

Ông Xá Lợi Phất nói: Nầy bạn, nay chúng ta đã đắc được pháp bất diệt rất cao quí, chúng ta nên cho ông Sanjaya biết, dầu sao ông ấy cũng là thầy cũ của chúng ta, nếu ông có nhiều duyên lành ông cũng có thể giác ngộ pháp cao thượng, và ông sẽ đi đến hầu đức Chánh giác để thính pháp.

Hai ông bàn tính nhau xong, đến nơi thầy cũ và bảo rằng: Hiện giờ đã có đấng Giác Ngộ trong cõi đời nầy rồi, Pháp bảo của đấng Giác Ngộ đã dạy thật là chu đáo cao thượng, Tăng là các đấng thừa hành theo lời Phật dạyThánh Pháp cũng đã có. Chúng ta nên đến nơi cư ngụ của Ngài để hầu Ngài.

Ông Sanjaya nghe nói vậy mới bảo rằng: Nầy hai con, vậy hai con nghe chuyện ấy ở đâu? Chúng ta có nhiều lợi lộctiếng tăm rất lớn, dại gì làm đệ tử của kẻ khác. Ông nói rất nhiều nhưng hai ông ấy không nghe. Ông biết rằng: Không còn phương pháp nào ngăn được nên ông mới bảo rằng: Vậy hai con hãy đi đi, ta đã già rồi, không thể làm đệ tử ai được nữa.

- Thưa thầy, thầy không nên nghĩ như vậy.

- Nầy hai con, người trí thức trong thế gian nầy nhiều hay người ngu dốt nhiều?

- Người dốt nhiều.

- Nếu vậy thì xin cho các bực trí thức theo thầy Sa môn Cồ Ðàm, còn người ngu dốt hãy đến với ta. Vậy hai con hãy đi đi.

Hai ông dùng hết tài biện luận để khuyên nhủ ông Sanjaya nhưng không được, nên đành ra đi. Trong nhóm người ngoại đạo tu theo ông Sanjaya ấy theo hai ông hết hai trăm năm mươi vị nghĩa là đi hết phân nữa, vì vậy ông Sanjaya tức giận mửa máu ra mà chết.

Trong khi hai ông đi đến Trúc Lâm tịnh xá nhằm lúc đức Thế Tôn đang thuyết pháp giữa hàng tín đồ. Ngài trông thấy hai ông ấy đi đến. Ðức Thế Tôn bảo chư Tăng rằng: Nầy chư Tăng, hai người ngoại đạoXá Lợi PhấtMục Kiền Liên là hai người bạn thân đang đến với Như Lai, và hai người ấy là hai vị đại đệ tử chánh thức của Như Lai.

Hai ông liền dẫn hai trăm năm mươi vị kia vào ngồi nghe pháp. Sau khi dứt thời pháp hai trăm năm mươi vị ấy đều đắc A-la-hán quả, chỉ có hai ông không đắc chi hết. Sau khi ấy tất cả các vị ấy đều xin xuất gia theo Phật giáo. Ðức Thế Tôn liền đưa tay ra bảo rằng: EHI BHIKKHU v.v... Râu tóc các vị ấy biến mất và trên mình hiện ra một bộ cà sa vàng. Thế là hai trăm năm mươi vị ấy đã thành Tỳ khưu. Từ ngày ấy trở đi đức Thế Tôn cho gọi tên hai vị ấy là Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên. Vì vậy nên chúng ta ít nghe kêu tên thật của hai Ngài.

Trong Chú giải có câu hỏi: Tại sao hai vị đại đệ tử Phật lại không thể đắc được ba quả cao hơn?

Ðáp: Vì hai vị ấy có trí tuệ rất cao rộng nên không đắc mau lẹ được. Phàm người có trí tuệ không thể nghe bướng tin càn phải suy nghĩ nên tâm không được hoàn toàn an tịnh nên không đoạt được quả vị cao hơn.

Sau khi xuất gia được bảy ngày, đến ngày thứ bảy, Ngài Mục Kiền Liên ở trong rừng vắng gần làng Kallavàla cũng gần thành Vương Xá, Ngài rán hành đạo rất tinh tấn, nhưng Ngài lại bị phiền nãohôn trầm. Ðức Thế Tôn ở xa nhưng biết rõ căn bịnh và duyên lành của vị đại đệ tử nầy nên Ngài ngự đến thuyết pháp phương pháp trừ hôn trầm và cách tham thiền về thể chất. Sau khi dứt thời pháp thì Ngài đắc A-la-hán quả;

Ðức Xá Lợi Phất sau khi xuất gia được mười lăm ngày, ngày thứ mười lăm được đi theo hầu Phật đến cái hang tên SUKARALENA gần thành Vương Xá được nghe đức Thế Tôn thuyết thời pháp độ cháu bà con của Ðại Ðức (Xá Lợi Phất) tên là Dighanakha , thời pháp ấy gọi là VEDANÀPARIGGAHA (Học về Thọ). Người ấy đắc được Tu-đà-hườn quả. Còn Ngài đắc A-la-hán quả. Khi ấy đức Thế Tôn mới bay về Vương Xá thànhđủ mặt hai vị đại đệ tử. Ngài Xá Lợi Phấtđệ tử tay phải. Còn đức Mục Kiền Liênđệ tử chánh thức tay trái.

Ðức Thế Tôn liền thuyết TÚC SANH TRUYỆN của Ðại Ðức XÁ LỢI PHẤTMỤC KIỀN LIÊN.

Một A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp kể từ Ðại kiếp nầy về trước. Ðức Xá Lợi Phất sanh vào một gia đình đại Trưởng giả dòng quí tộc mà hạng Bà la môn; tên là SARADA. Sau khi mẹ cha đã quá vãng, ông nhận thấy đời không bền vững lâu dài, của cải không đem hạnh phúc đến, khi chết lại không mang được những gì theo mặc dầu cái thân nầy ta cho là của ta, quí trọng nó nhưng cũng chỉ là một đống thịt xương hôi thối. Ngài mới đem của cái đã có ra cho người nghèo khó, và xuất gia trong rừng thanh vắng, ông đắc đư?c Ngũ thông và có đến bảy muôn bốn ngàn đệ tử.

Ðồng thời ấy có một vị Chánh đẳng Chánh giáchồng danh là ANOMADASÌ. Ðức Phật trông thấy duyên lành của ông đạo sĩ Sarada; nên Ngài nghĩ rằng: Như Lai phải đến nơi cư ngụ của vị đạo sĩ nầy ngày hôm nay, sự đến nơi ấy của Như Lai sẽ được kết quả tốt đẹp là sẽ thuyết pháp độ vị đạo sĩ ấy, vị đạo sĩ ấy sẽ phát nguyệnđại đệ tử tay phải của vị Chánh đẳng Chánh giác ngày vị lai; cũng có một ông Trưởng giả tên SARIVADANA là bạn của vị đạo sĩ ấy cũng phát nguyện làm vị đại đệ tử tay trái của vị Chánh đẳng Chánh giác ngày vị lai. Dứt thời pháp bảy muốn bốn ngàn vị đệ tử của vị đạo sĩ ấy sẽ đắc A-la-hán quả.

Sau khi nghĩ vậy xong, đức Thế Tôn liền đắp y mang bát và bảo một vị Tỳ khưu ở bên ấy rằng: Như Lai đi vắng. Rồi Ngài dùng thần thông bay đi; khi đến nơi Ngài ngự ngay trước sân tư thất của vị đạo sĩ.

Ông đạo sĩ Sarada trông thấy đức Thế Tôn biết chắc trong tâm rằng: Ðây là đấng Ðại Giác, đến tế độ ta. Ông liền đến gần Phật và cúi đầu đảnh lễ dưới chân Ngài một cách thành kính. Rồi tự mình trải tọa cụ thỉnh đức Phật ngự lên; còn ông thì ngồi nơi thấp hơn ở mé dưới đức Thế Tôn khi ấy tất cả các vị đạo sĩ đem trái cây mùi vị ngọt ngon thơm rất quí đến để cúng dường cho thầy. Khi thấy thầy ngồi dưới đức Phật ngự bên trên nên phát tâm trong sạch kính thành liền đảnh lễ đức Thế Tôn.

Ông đạo sĩ Sarada bảo các vị đệ tử rằng: Ðồ vật nầy của chúng ta đáng để cúng dường đến đức Ðại Giác. Hôm nay đức Thế Tôn ngự đến khất thực nơi đây, ta nên cúng dường tùy theo của ta đã có; các vị nên chuẩn bị những trái cây quí để cúng đến đức Như Lai.

Các vị đạo sĩ liền đi rửa tay cho thật sạch mới đem trái cây đến cúng dường cho đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn thọ lãnh bằng bát, chư Thiên cũng nhân cơ hội ấy đem thực phẩm đến cúng dường trong bát của đức Thế Tôn vì vậy mùi thơm của trái cây thật thơm ngon.

Sau khi thọ thực xong, ông đạo sĩ Sarada rót nước đem đến dâng tận tay của đức Thế Tôn. Ðức Phật lại gọi tất cả các vị đạo sĩ đến, Ngài hỏi thăm sức khỏe và sự ăn ở có yên vui không. Ðây là xã giao thôi không có gì về chuyện thế tục.

Khi ấy, đức Thế Tôn mới nghĩ rằng: Hai vị đại đệ tử tay phải và tay trái cùng chư Thánh Tăng hãy đến nơi đây.

Hai vị đại đệ tử và chư Thánh Tăng hiểu được ý định của đức Thế Tôn nên các Ngài hiện đến nơi ấy liền, khi hiện ra các Ngài đảnh lễ đức Phật rồi ngồi nơi phải lẽ.

Ông Ðạo sĩ Sarada thấy chư Thánh Tăng đến rất nhiều, chỗ ngồi lại không có đủ. Ðức Thế Tôn ngồi nơi thấp không xứng đáng vì Ngài chỉ ngồi trên một cái tọa cụ của ông đạo sĩ thôi. Ông Sarada mới gọi chư đệ tử của mình đến bảo rằng: Chỗ đức Thế Tôn ngồi quá thấp, hai vị đại đệ tử không chỗ ngồi, mà chư Thánh Tăng càng không có chỗ ngồi nữa. Các ông nên cúng dường cao thượng đến chư Thánh nhơn có đức Phật làm chủ tọa. Vậy các ông nên đi bẻ hoa có màu đ?p mùi thơm đem về làm bảo tọa cho cao và hai bảo tọa hai bên cho hai vị đại đệ tử và các bảo tọa khác cao thấp khác nhau vì có cao hạ và thấp hạ khác nhau. Các vị đạo sĩ ấy vâng lời lập tức tạo thành một bảo tọa để Phật ngự thật là cao và đẹp. Hai bảo tọa hai bên thấp hơn.

Trong bộ chú giải nầy hỏi: Tại sao các vị đạo sĩ ấy tạo ra bảo tọa mau như vậy được?

Ðáp: Các vị đạo sĩ ấy toàn là các vị có Tứ thiền và có thần thông nên các Ngài dùng thần thông nên mau như vậy.

Sau khi sắp đặt bảo tọa và chỗ của chư Tăng xong. Ông đạo sĩ Sarada mới đảnh lễ đức Thế Tôn và bạch rằng: Xin kính thỉnh đức Thế Tôn ngự trên bảo tọa hầu cho chúng tôi được sự an vui lợi ích trong kiếp nầyvị lai.

Ðức Thế Tôn cùng hai vị đại đệ tử và chư Thánh Tăng mới an vị nơi chỗ thích hợp với mình. Ông đạo sĩ Sarada làm một cây lọng bằng hoa màu thật đẹp và thật thơm đem đến che cho đức Phật.

Ðức Thế Tôn nghĩ rằng: Sự cúng dường của vị đạo sĩ có được quả báo cao thượng. Rồi đức Thế Tôn không nói một lời nào Ngài liền nhập Ðại định, hai vị đại đệ tửChư Tăng cũng đều nhập Ðại định. (Ðịnh nầy nhập luôn bảy ngày đêm).

Vị đạo sĩ Sarada không hề nản chí ngã lòng, ông đứng che lộng cho đức Thế Tôn trọn cả bảy ngày không hề ăn uống vật chi hết, nhưng vẫn khỏe vui vẻ như thường.

Sau khi xuất Ðại định đức Thế Tôn dạy đại đệ tử tay phải của Ngài là Ngài Ðại Ðức NISABHA rằng: Ngươi hãy làm lễ cầu chúc cuộc lễ cúng dường trái cây và chỗ ngồi làm bằng tràng hoa của chư vị đạo sĩ này. Ðại Ðức Nisabha vâng lời. Ngài dạy về quả báo của sự cúng dường đến các bực Thánh nhơn nhất là đấng Giác Ngộ. Sau thời pháp ấy đức Thế Tôn dạy vị đại đệ tử tay trái của Ngài thuyết thêm. Vị Ðại Ðức nầy vâng lời thuyết thêm. Cả hai vị đại đệ tử thuyết xong nhưng không có vị đạo sĩ nào đắc được quả vị chi trong Phật giáo cả. Khi ấy đức Thế Tôn mới thuyết pháp. Khi dứt thời pháp thì cả bảy mươi bốn ngàn vị đạo sĩ đều đắc A-la-hán quả chỉ trừ vị đại đạo sĩ Sarada không đắc chi hết vì tâm ông ta nghĩ rằng: Ta làm sao đắc được quả vị của vị đại đệ tử chánh thức tay mặt của Phật ngày vị lai. Ông mới đảnh lễ đức Thế Tôn xong và bạch rằng: Bạch hóa đức Thế Tôn vị Ðại Ðức ngồi trên bảo tọa tay phải của Ngài có quí danh là chi?

Ðức Thế Tôn đáp: Vị Tỳ khưu ấy, đã hành xong phạm hạnh Ba la mật của một vị đại đệ tử chánh thức tay phải của Phật. Nên đắc được Pháp nhãn, hiện nay là đại đệ tử chánh thức tay phải của Như Lai.

Vị đạo sĩ Sarada mới phát nguyện rằng: Do nhờ oai đức cúng dường trái cây và bảo tọa kết bằng hoa và dùng lọng hoa đẹp che cho đức Thế Tôn cả bảy ngày. Tôi không có một ảo vọng nào ngoài ra tôi xin nguyện được thành vị đại đệ tử chánh thức tay mặt của vị Chánh đẳng Chánh giác sau nầy.

Ðức Thế Tôn dùng Tuệ xem lại thấy rõ rằng: Một A-tăng-kỳ và trăm ngàn kiếp về sau nầy, sự nguyện vọng hôm nay của ông đại đạo sĩ Sarada sẽ kết quả. Nên Ngài mới dạy rằng: Ðến một A-tăng-kỳ và trăm ngàn kiếp sau nầy; sẽ có một vị Chánh đẳng Chánh giác danh hiệu là GOTAMA, Phật mẫu là bà Ma Da hoàng hậu, thân phụTỊNH PHẠN VƯƠNG, con trai là La Hầu La, đệ tử cận là Ananda, đệ tử tay trái của Ngài là Mục Kiền Liên, còn đệ tử tay mặt là Xá Lợi Phất chính là thầy hiện nay vậy.

Sau khi thuyết pháp xong, đức Thế Tôn và chư Thánh Tăng ngự đi trên hư không về chùa.

Vị đạo sĩ Sarada bảo các vị đệ tử rằng: Xin quí Ngài bảo cho bạn tôi biết rằng: Tôi đã phát nguyện làm đệ tử tay phải của đức Chánh đẳng Chánh giác trong ngày vị lai. Vậy ông cũng nên phát nguyệnđệ tử tay trái của đức Ðại Giác ngày vị lai.

Hôm sau vị đạo sĩ Sarada đến nhà người bạn là Sirivaddhana. Ông thấy vị đạo sĩ chỉ đến có một mình lật đật ra rước vào trải tọa cụ mời ngồi và hỏi: Bạch Ngài, còn các vị đạo sĩ khác đi đâu hết, mà ngài đến đây một mình?

Vị đạo sĩ thuật rõ chuyện đã qua và nói rằng: Chư vị ấy đã đắc A-la-hán quả rồi, nên đã hầu Phật, và chính tôi đã nguyện thành đệ tử chánh thức tay phải của Phật vị lai.

Ông Sirivaddhana nghe qua lấy làm hoan hỉ, ông liền cho người dọn sân cho thật rộng che rạp kết tràng hoa thật đẹp xong lại nhờ vị đạo sĩ thỉnh đức Phật và chư Thánh Tăng ngự đến để cúng dường.

Khi đức Thế Tôn và chư Thánh Tăng đến nơi, ông Sirivaddhana ra tiếp bát của đức Phật thỉnh vào và trai Tăng thật là cung kính. Ông cúng dường như thế liên tiếp bảy ngày liền, đến ngày thứ bảy ông phát nguyện thành đệ tử chánh thức tay trái của vị Chánh đẳng Chánh giác ngày vị lai.

Ông nguyện như vầy: Bạch đức Thế Tôn, bạn tôi là ông đạo sĩ Sarada nguyện thành vị đại đệ tử chánh thức tay phải của đức Chánh đẳng Chánh giác ngày vị lai. Tôi cũng xin làm đệ tử chánh thức tay trái của vị Ðại Giác ngày vị lai. Xin cho đệ tử đắc kỳ sở nguy?n.

Ðức Thế Tôn dùng Tuệ giác xem thấy ông sẽ được y như ý nguyện, Ngài mới dạy như Ngài dạy ngài đạo sĩ.

Khi thuyết xong Túc Sanh Truyện đức Thế Tôn mới dạy rằng ông đạo sĩ Sarada ấy là tiền thân của Xá Lợi Phất, và ông Sirivaddhana là tiền thân của Mục Kiền Liên.

Vì đã hành đủ số Ba la mật của một vị đại đệ tử chánh thức tay phải và tay trái, nên hôm nay hai vị mới thành hai vị đại đệ tử tay phải và tay trái.

Sau khi hai vị đại đệ tử đắc A-la-hán quả xong nhằm ngày rằm tháng giêng. Ðức Thế Tôn mới cho hội tất cả chư Thánh Tăng đến và thuyết về OVADAPATIMOKKHA. OVADA-PATIMOKKHA nghĩa là lời giảng dạy Ba La Ðề Mộc Xa. Ðây chỉ dạy cho chư Thánh Tăng thôi. Ba La Ðề Mộc Xa là tiếng âm của Phạn ngữ có nghĩa là: Giữ được trong sạch sẽ được giải thoát.

Thời pháp nầy CATURASANNIPADA nghĩa là phải có đủ bốn nguyên nhân mới thuyết thời pháp trên.

1) Ngày ấy phải là ngày rằm tháng giêng.

2) Hội một ngàn hai trăm năm mươi vị Thánh Tăng có được Lục thông hội họp tại Trúc Lâm tịnh xá; không có sự kêu gọi của đức Thế Tôn nghĩa là tự hội họp lại không có ai kêu gọi.

3) Tất cả chư Thánh Tăng hội trong đêm ấy đều là các bực xuất gia với đức Thế Tôn bằng cách EHI BHIKKHU .

4) Chư Thánh Tăng ấy toàn là bực vô học, nghĩa là hạng A-la-hán không còn phiền não nữa.

Ðời của đức Thế Tôn chúng ta chỉ có thuyết được một lần thôi.

Trong bài kinh Ovàdapatimokkha ấy có những câu tóm lại như vầy.

SABBAPAPASSA AKARANAM. Không nên làm các điều ác.
KUSALASSUPASAMPADA. Làm toàn những điều lành.
SACITTAMPARRIYODAPADA ANAM. Làm cho tâm trong sạch.
ETAM BUDDHASASANAM. Ấy là lời giảng dạy của đức Phật.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 4365)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(View: 3487)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(View: 8229)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 6008)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(View: 4462)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(View: 3427)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(View: 13186)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(View: 5472)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(View: 4263)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 10160)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(View: 8382)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(View: 27574)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(View: 6330)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(View: 6070)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(View: 6639)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(View: 6573)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(View: 5976)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(View: 8458)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(View: 5072)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(View: 12861)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(View: 22328)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(View: 6837)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(View: 7886)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(View: 7180)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(View: 6659)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(View: 9019)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(View: 6507)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(View: 5999)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(View: 14917)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(View: 21231)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(View: 7401)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(View: 7157)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(View: 6730)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 6825)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(View: 6344)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 7899)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(View: 7835)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(View: 9007)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(View: 6874)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(View: 7241)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(View: 10930)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(View: 20864)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(View: 30713)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(View: 16681)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(View: 20370)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(View: 11415)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(View: 15017)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(View: 8087)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(View: 10813)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(View: 8220)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant