Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

(f)

09 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 8062)
(f)

LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT TỔ CỒ ĐÀM

Maha Thongkham Medhivongs

THIÊN THỨ MƯỜI BA (f)

NHỮNG CHUYỆN LẠ XẢY RA TRONG BỐN MƯƠI LĂM NĂM
TRUYỀN ÐẠO CỦA ÐỨC PHẬT TỔ CỒ ÐÀM (tt)

-ooOoo-

CHUYỆN ASADISADÀNA (Bố thí không bố thí nào sánh bằng)

Lúc nọ, đức Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên tịnh xá, đức vua Ba Tư Nặc vào hầu Phật và thỉnh Phật vào thành thọ thực. Luôn tiện đức vua muốn khoe sự bố thí của mình, nên cho mời dân chúng đến dự cuộc lễ bố thí của Ngài.

Dân chúng thấy sự cúng dường của đức vua thật là trọng thể, nên họ mới hội nhau lại để làm lễ cúng dường Phật bảo, khi ấy nhân dân đồng lòng thỉnh Ðức Phật và chư Tăng đến cúng dường và cũng không quên mời đức vua đến dự cuộc lễ. Ðức vua thấy dân chúng cúng dường còn có phần hơn mình, nên Ngài liền thỉnh đức Phậtchư Tăng vào cúng dường nơi thành nội và cũng mời dân chúng đi đến dự. Dân chúng thấy đức vua làm hơn mình nên đồng lòng hùn nhau làm cho hơn vua. Ðức vua và dân chúng thi nhau cúng dường như thế đến sáu lần không phân biệt được bên nào hơn bên nào cả. Lần thứ sáu dân chúng góp hết lực lượng của mình ra làm những vật gì trên thế gian nầy có, dân chúng đều đem ra dâng cúng hay chưng bày làm nhà vua kinh hoàng về sự bố thí của dân chúng. Nhưng phàm một vị Ðế vương không bao giờ chịu thua hàng dân giả. Nên khi Ngài về cung nằm suy nghĩ buồn cho mình là vị Ðế vương mà không thắng được dân.

Khi ấy bà Hoàng hậu Malikà là người rất thông minh hơn ai hết và là một người rất mạnh về đức tin. Khi thấy đức vua buồn nên bà hỏi: Tâu Ðại vương tại sao Ngài buồn bực nằm trằn trọc không yên giấc như vậy?

- Hậu không hay biết gì sao?

- Tâu Ðại vương, thần thiếp có biết chuyện gì đâu!

Ðức vua liền thuật lại những việc làm trong khi bố thí cho bà nghe.

Hoàng hậu liền tâu: Xin Hoàng thượng an lòng, đã là đấng chí tôn như Ðại vương, giàu sang, quyền hành mà lại đi thua dân chúng sao? Bệ hạ có từng nghe từ cổ chí kim vua có thua dân bao giờ đâu? Thiếp thần xin lo việc nầy cho Hoàng thượng.

Bà liền nghĩ đến việc bố thí thế nào mà dân chúng không sao làm nổi. Sự bố thí của bà nghĩ ấy là ASADISADÀNA có nghĩa là sự bố thí không có sự bố thí nào so sánh bằng.

Bà liền tâu rằng: Tâu Ðại vương, xin cho lập một cái trại bằng cây tươi, lợp bằng lụa. Cái trại ấy có thể ngồi chung quanh được năm trăm vị Ðại Ðức. Chư Ðại Ðức ngồi quanh cái rạp ấy. Lịnh Hoàng thượng truyền người làm năm trăm cây lọng bằng lụa cho đẹp, và chọn năm trăm con tượng trận để đứng sau lưng chư Ðại Ðức ôm lọng che cho chư Ðại Ðức. Rồi xuất vàng kho ra làm tám hay mười chiếc thuyền to bằng vàng để trong rạp lụa ấy. Phải chọn cho thật nhiều vị Công chúa, Quận chúa, và các vị ái nữ của hoàng thân quốc thích thật đẹp, chia ra làm nhiều nhóm, nhóm thì đâm giã những vật thơm, như trầm hay hoa thơm để lấy chất thơm, kẻ thì đem những chất thơm ấy để vào thuyền to đã làm bằng vàng trong rạp ấy, người thì múc nước lọc để vào thuyền vàng, người thì dùng chèo bằng trầm hương khuấy chất thơm nhóm thì đứng quạt hầu chư Ðại Ðức, người thì rải nước thơm ở thuyền vàng cho thơm cùng nơi trai Tăng ấy. Nếu nước và chất thơm ấy đã hết thì có người đem thêm để vào. Khi Ðại vương làm như vậy tất nhiên phải thắng vì nhân dân làm gì có tượng đến năm trăm thớt trong một ngày một buổi được, hơn nữa dân chúng làm sao có người đẹp như trong hoàng tộc để lo trong việc cúng dường, còn phải làm thuyền vàng v.v...

Ðức vua lấy làm vui mừng và khen: Hay lắm, hay lắm! Hậu giúp ta được việc, Hậu là người cứu tinh của ta. Rồi Ngài lập tức ra lịnh thi hành ngày cho kịp sự cúng dường ngày mai. Mọi việc đã xong trước sáng, nhưng chỉ còn thiếu một con tượng đứng ôm lọng thôi. Ðức vua lấy làm lo nên nói với Hoàng hậu rằng: Trẫm rất lo là thiếu một con tượng đứng ôm lọng cho một vị Ðại Ðức.

Bà Hoàng hậu hỏi: Tâu Ðại vương, vậy trong xứ này thiếu tượng sao?

- Tượng binh của trẫm nhiều lắm, nhưng chỉ chọn bốn trăm chín mươi chín con thuần thục có thể phục tùng ngồi ôm lọng được còn ngoài ra thì còn rất nhiều nhưng toàn là tượng hung hăng bất phục tùng khi phải ngồi lâu như vậy. Lại còn e nó trông thấy các vị Ðại Ðức nó giết liền.

- Tâu Ðại vương, thiếp thần có chỗ để cho tượng dữ ấy đứng hợp với tính tình của nó.

- Vậy trẫm phải xếp cho tượng ấy đứng sau vị Ðại Ðức nào?

- Thiếp thần nghĩ nên để đứng hầu Ngài Ðại Ðức Vô Não.

Ðức vua truyền y theo lời của Hoàng hậu mà thi hành. Lạ thay khi dẫn tượng đến ngồi ôm lọng sau đức Vô Não thì tượng ấy trở nên hiền hơn các tượng khác; tỏ vẻ rất dễ dạy và thuần hơn bao giờ hết. Dân chúng ai cũng biết tượng ấy là tượng hung dữ nhứt, khi đứng hầu Ngài Vô Não trở nên hiền làm mới nghĩ rằng: Tượng hung dữ nầy biết kinh sợ Ngài Ðại Ðức Vô Não.

Ðức vua cúng dường những vật thực thật là quí. Sau khi trai Tăng xong, đức vua mới bạch với đức Thế Tôn rằng: Bạch đức Thế Tôn, trẫm xin cúng dường tất cả mọi vật đã có trong cuộc lễ nầy đến Ngài, trừ ra vật nào không hợp pháp. (Ðây đức vua ngụ ý nói đến những vị Công chúa và thú như tượng, thì không hợp pháp).

Trong cuộc lễ ấy đức vua tiêu hết mười bốn kinh đồng vàng. Những vật vô giá là lọng, bảo tọa của Phật như làm bằng vàng nạm ngọc, của chư Tăng làm bằng vàng, ghế kê chân để bước lên bảo tọa cũng bằng vàng chạm trổ tinh vi, những món ấy đều dâng đến đức Thế Tôn.

Thật ra trong một đời của một vị Chánh đẳng Chánh giác chỉ có một lần bố thí như vậy thôi, vì sự cúng dường nầy không ai làm được lần thứ nhì. Nên có tên là Asadisadàna có nghĩa là sự bố thí không có sự bố thí nào sánh bằng.

Trong cuộc bố thí ấy có hai vị đại thần một vị tên là Kala và một tên là Junha có hai ý nghĩ khác nhau. Ông Kalà nghĩ: Hoàng gia sẽ đi tới chỗ bần cùng, một ngày xài hết mười bốn kinh đồng vàng như thế nầy làm sao chịu nổi, cho các Tỳ khưu nầy ăn no xong về chùa ngủ, chỉ hại là ngân khố hoàng gia bị khánh kiệt.

Còn ông Junha nghĩ: Thật ra, đức vua là người nên tán thưởng ca tụng, vì tất cả các vị Ðế vương không có vị nào có thể cúng dường trọng thể như Ngài được. Ðức vua không hồi hướng phước báu cho chúng sanh, nhưng ta nguyện xin chia phần phước báu ấy.

Sau khi cúng dường xong; đức vua liền lãnh lấy bát của đức Thế Tôn tỏ ý đợi lời cầu chúc của đức Phật.

Ðức Thế Tôn nghĩ: Ðức vua bố thí rất là trọng thể, ví như người khai thông một thác nước vĩ đại. Vậy trong hàng đại chúngtrong sạch với cuộc lễ nầy chăng? Ðức Thế Tôn mới thấy hai ý nghĩa của hai vị đại thần, Ngài nghĩ tiếp: Nếu ta chúc tụng cuộc lễ nầy thật xứng đáng thì ông Kàla lại tức giận vì ghen hờn mà chết, còn Junha sẽ đắc Tu-đà-hườn quả. Vì lòng thương hại ông đại thần Kàla nên Ngài chỉ cầu chúc sơ một câu kệ rồi ra về.

Khi về chùa tất cả các vị Tỳ khưu còn phàm hỏi Ðại Ðức Vô Não rằng: Nầy ông Vô Não, khi ông trông thấy tượng hung dữ đứng sau lưng ôm cây lọng ông không sợ sao?

- Không!

Các thầy Tỳ khưu ấy mới vào hầu Phật và bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, ông Vô Não tỏ ra khoe mình là bực cao nhơn.

Ðức Thế Tôn dạy; Nầy các thầy Tỳ khưu, sự thật Vô Não không hề khiếp sợ bởi vì Tỳ khưu là con của Như Lai như bò chúa ở giữa đàn bò, nghĩa là vị Thánh nhơn không bao giờ kinh sợ gì cả. Ðức Thế Tôn liền thuyết câu kệ: Người can đảm cao quí đã tìm thấy được đặc ân cao thượng rồi, không rung động đã giác ngộ, Như Lai gọi là Sa môn.

Nói về đức vua sau khi đức Thế Tôn ra về lấy làm bực tức vì Ngài nghĩ: Ðức Thế Tôn không cầu chúc cho xứng đáng với sự cúng dường của ta giữa hàng đại chúng, Ngài chỉ nói một câu kệ. Ta sẽ không cúng dường cao quí đến Ngài nữa.

Mặc dầu tức giận nhưng đức vua cũng vào chùa để hỏi Phật; khi vào đến nơi bạch hỏi Phật: Bạch đức Thế Tôn trẫm đã cúng dường xứng đáng và hợp pháp hay không?

Ðức Thế Tôn hiểu tại sao đức vua hỏi vậy nên hỏi lại: Ðại vương có chuyện chi chăng?

Ðức vua không đáp câu hỏi lại nói: Ðức Thế Tôn không cầu chúc cuộc lễ của trẫm giữa hàng đại chúng một cách long trọng.

- Ðại vương cúng dường thật là tuyệt đối long trọng, sự bố thí của Ðại vương có tên là asadisadàna, sự bố thí nầy một đời của một đức Chánh đẳng Chánh giác chỉ có được một lần mà thôi, sự bố thí như thế chỉ có một người làm được mà thôi.

- Bạch đức Thế Tôn, nếu vậy vì nguyên nhân nào đức Thế Tôn không cầu chúc cho long trọng cho xứng với lòng kính thành và lễ vật cúng dường của trẫm?

- Như Lai xem lại thấy bộ thuộc của Ðại vương không trong sạch.

- Bạch đức Thế Tôn sự không trong sạch ấy như thế nào?

Ðức Thế Tôn liền thuật lại tâm của vị Ðại thần tên Kàla cho đức vua nghe. Rồi Ngài tỏ cho đức vua biết vì lòng Từ bi nên Ngài không muốn làm hại nhân mạng của một chúng sanh, thà là để đức vua bất bình đến vấn nạn Ngài.

Ðức vua nghe vậy cả giận mới gọi ông Ðại thần tên Kàla đến hỏi: Nầy Kàla ngươi có suy nghĩ như thế không?

- Tâu Ðại vương có như vậy.

- Trong khi trẫm cùng Hoàng hậu, Hoàng tử, Công chúa và cả quyến thuộc của trẫm không hề lấy của khanh ra bố thí, nghĩa là trẫm không hề bắt buộc khanh phải làm theo trẫm. Vậy nay, vật nào trẫm đã ban thưởng cho khanh, khanh được quyền mang những vật ấy ra đi khỏi x? của trẫm ngay bây giờ.

Ðức vua hạ chỉ đuổi ông Kàla ra khỏi xứ rồi Ngài liền dạy gọi ông Junha đến hỏi: Khanh có nghĩ như vậy chăng?

- Tâu Ðại vương có như vậy thật.

Ðức vua liền dạy: Lành thay, thiện thay, trẫm lấy làm trong sạch với khanh, trẫm thưởng khanh được quyền thay trẫm trị dân trong bảy ngày, được quyền xuất công khố hoàng gia ra làm việc thiện mà khanh muốn làm.

Rồi đức vua bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, xin Ngài hãy nhìn coi việc làm của kẻ tối mê. Trẫm làm phước như thế nầy mà dám chỉ trích trẫm.

Ðức Thế Tôn dạy: Ðúng vậy Ðại vương, lẽ cố nhiên người ngu dốt không hoan nghênh thỏa thích sự bố thí của kẻ khác, người ấy chỉ có một con đường đi là vào ác đạo ngày vị lai. Còn bực trí thức thì hằng hưởng ứng thoả thích với sự bố thí và tất cả các việc thiện mà người khác làm, người ấy chắc chắn được sanh về thiên đàng.

Ðức Thế Tôn liền dạy câu kệ:

NA VE KADA RIYA DEVALOKAM DANAM
BALAHAVE NAPPA SSANTI DANAM
DHIRO CADANAM ANUMODAMANO.
TENEVA SO HOTI SUKHI PA RATTHA

Nghĩa là: Người bỏn xẻn không thể đến thiên đàng được, kẻ ngu dốt không thể ca tụng sự bố thí, chỉ có bực trí thức thỏa thích hưởng ứng sự bố thí, vì vậy các vị ấy có sự an vui trong ngày vị lai.

Sau khi dứt thời pháp ông Ðại thần Junha đắc Tu-đà-huờn quả và thời pháp cũng đem lại rất nhiều hữu ích cho hàng đại chúng. Ông Ðại thần Junha được làm vua bảy ngày vì quả của sự thoả thích trong sự bố thí của người khác.

CHUYỆN ÔNG GARAHADINNA

Tại thành Thất La Phiệt có hai người bạn rất thân nhau là ông Sirigutta và Garahadinna. Hai người theo hai tôn giáo khác nhau, ông Sirigutta là người thiện nam trong Phật giáo. Còn ông Garahadinna là tín đồ của ngoại đạo gọi là Nigraítha.

Bọn Nigraítha bảo đệ tử là ông Garahadinna rằng: Người nên bảo bạn của người là Sirigutta rằng: Bạn hằng đến hầu ông Sa môn Cồ đàm làm gì, bạn có được lợi ích gì nơi ông ta chăng? Ngươi hãy cố gắng làm sao cho Sirigutta vào với bọn chúng ta, cúng dường cho chúng ta.

Ông Garahadinna nghe lời bọn ngoại đạo, nên thường khuyên bạn là ông Sirigutta hãy vào hầu và dâng cúng bọn ngoại đạo mãi, bất luận gặp nơi nào, đứng ngồi nơi đâu cũng nói bấy nhiêu ấy thôi. Ông thường nói: Bạn Sirigutta ơi, bạn hằng vào hầu ông Sa môn Cồ đàm, vậy bạn hãy thử vào hầu thầy chúng tôi một phen coi, bạn cúng dường cho Ngài bạn sẽ được phước báu cao thượng có phải là quí hơn không?

Phàm một người thiện nam đứng đắn thật không thể nào tin tưởng ngoại đạo được và cũng chẳng thích nghe lời ca tụng của ngoại đạo nhưng vì tình bạn buộc lòng phải nghe lời ấy mãi mãi cũng đâm ra chán tai, ông nghĩ rất nhiều về vấn đề bạn hằng kêu gọi, ngày nọ ông không còn chịu nổi nữa nên nói: Bạn Garahadinna ơi, hằng ngày bạn gặp tôi không nói gì hơn chỉ có bấy nhiêu đây hoài. Vậy xin bạn cho tôi biết: Quí vị Ðại Ðức thầy của bạn thông hiểu những gì?

- Ô trời ơi! Bạn đừng nói vậy chớ, những gì mà thầy tôi không biết thật là không có. Thầy tôi thông thấu quá khứ, hiện tạivị lai, hiểu rõ sự hành động của thân, khẩu, ý, biết chuyện nên làm hay không nên làm, hoặc chuyện sẽ xảy đến hay không?

- Bạn ơi! Nếu thật vậy tại sao bạn không bảo cho tôi biết từ trước thật bạn quấy lắm. Vậy tôi sẽ biết tuệ giác của thầy bạn trong ngày mai. Vậy xin bạn thỉnh thầy bạn đến thọ thực nơi tư gia của tôi ngày mai nầy.

Ông Garahadinna lật đật đến chùa Nigraítha làm lễ xong mới nói, bạn tôi là Sirigutta xin kính thỉnh quí Ngài đến thọ thực nơi nhà bạn tôi sáng mai.

Bọn Nigraítha lấy làm vui mừng hỏi: Có thật Sirigutta nói với người như vậy không?

- Thưa quí Ngài, thật đúng như vậy.

Phận sự của ngươi đã kết quả mỹ mãn, kể từ khi mà Sirigutta trong sạch với chúng ta thì gọi là chúng ta được tài lợi vĩ đại rồi.

Ông Sirigutta là Trưởng giả nên nhà rất to rộng. Khi ông về nhà dạy người đào một con đường giữa nhà móc đất ra làm một cái hầm to, mới đem sình non trộn phân đổ vào hầm ấy, dưới hầm có đóng nọc cột dây, trên nọc ấy lót ván trải nệm gấm thật sang, chưng dọn đủ các vật thật xứng đáng một cuộc lễ long trọng. Không ai có thể biết dưới ấy là một hầm phẩn vĩ đại. Trên miệng hầm leo lên lót lá chuối thật trơn, ông bảo người nhà rằng: Khi nào bọn ngoại đạo ngồi, ông ra dấu lập tức kéo dây cho những cây nọc ấy ngã xuống những tấm ván ấy rớt ra, bọn ngoại đạo bị mất thăng bằng phải bị rớt xuống hầm phẩn thay vì ngồi trên đệm gấm.

Khi chuẩn bị chu đáo thì cũng vừa lúc ông Garahadinna đến hỏi ông Sirigutta rằng: Bạn đã chuẩn bị xong chưa?

Ông Sirigutta nói: Ðây bạn hãy xem tôi đã chuẩn bị như vầy đã xong rồi đây.

- Vậy vật cúng dường đâu không thấy?

Ông Sirigutta liền chỉ những vật đựng đồ cúng dường thật nhiều vật thực ngon ngọt chẳng thiếu chi. Ông Garahadinna thấy vậy lấy làm vừa lòng, trở về đưa năm trăm người ngoại đạo đến thọ thực.

Ông Sirigutta ra tận ngõ tiếp đón, đảnh lễ thật là cung kính xong ông phát nguyện trong tâm rằng: Tôi được nghe bạn tôi bảo rằng: Quý vị là đấng hiểu thông mọi việc trong tam giới cả quá khứ ,hiện tại và vị lai? Nếu quý Ngài hiểu rõ những gì trong nhà tôi thì xin đừng vào. Khi quý vị vào thì không có vật thực chi hết. Nếu quý vị không hiểu thông mà vào thì tôi sẽ làm cho quý vị rơi vào hầm phẩn. Phát nguyện xong, ông liền đứng dậy tránh đường cho những ông ngoại đạo vào, đồng thời ông cũng ra dấu cho người nhà biết để giựt dây. Khi đến nơi trải đệm gấm bọn ngoại đạo biết đây là chỗ của mình liền ngồi xuống.

Người nhà ông Sirigutta nói: Xin quý Ngài khoan ngồi.

- Tại sao?

- Thưa quí Ngài đợi chư vị vào hết đồng ngồi xuống một lượt đây là phong tục của nhà nầy như thế.

- Ngươi nói phải.

Khi đã vào đủ mặt người nhà ông Sirigutta nói: Xin quí vị đồng an tọa. Khi các người ấy an tọa xong người nhà ông Sirigutta liền kéo dây làm cho những cây nọc đỡ ván ngã; những tấm ván rơi ra, các ông ấy mất thăng bằng không thể gượng được nên té vọng đầu xuống hầm phẩn to. Ông Sirigutta liền lại đống các cửa hết, và người nhà cầm roi đứng nơi miệng hầm chỗ các ông ấy leo lên quất cho thật đau. Ðã bị rơi trong hầm phẩn, khi leo lên bị lá chuối trơn mà còn bị người cầm roi đợi đánh thật là một chuyện chưa hề có bao giờ, các vị ấy lấy làm hổ thẹn. Khi ông Sirigutta thấy đánh nhiều rồi ông cho mở cửa các ông ấy lật đật chạy về chùa.

Khi xong việc bọn ngoại đạo đến nhà ông Garahadinna than trách ông rằng: Ông đã làm một chuyện thật khổ cho chúng tôi. Xong bọn chúng mới thuật lại những gì đã xảy ra.

Ông Garahadinna lấy làm tức giận vì nghĩ rằng: Sirigutta làm cho ta xấu hổ vô cùng để người nhà đánh chư Ðại Ðức của ta, các Ngài là phước điền của ta mà làm vậy thật đáng giận.

Ông liền đội cáo trạng vào tận nhà vua kêu oanviệc làm tai hại của ông Sirigutta, yêu cầu đức vua phải trừng phạt Sirigutta cho xứng tội. Ðức vua liền cho đòi Sirigutta vào chầu hỏi cho rõ nguyên nhân vì sao làm như vậy.

Ông Sirigutta vào chầu và tâu rằng: Tâu Ðại vương khi Ngài chưa rõ câu chuyện không nên phạt tôi.

- Không, ta phải xét rõ mới định tội.

- Tâu Ðại vương, vậy xin Ðại vương cứ hỏi.

- Vậy ngươi hãy khai những gì người đã làm và tại sao người hành động như vậy?

- Tâu Ðại vương, bạn tôi là Garahadinna, hằng bảo tôi rằng: Bạn ơi, v.v... (ông thuật lại những gì mà ông Garahadinna đã nói). Khi ông thuật xong liền tâu rằng: Tâu Ðại vương, nếu Ðại vương thấy tôi quấy thì tùy Ngài phạt, tôi không dám trái lịnh.

Ðức vua liền hỏi tiên cáo là ông Garahadinnna rằng: Theo lời khai của Sirigutta có đúng vậy không?

Garahadinna tâu: Tâu Ðại vương, sự thật là vậy.

Ðức vua liền phán: Ngươi sùng bái Nigraítha là người không thông hiểu như lời người nói, lại đi dối gạt người là đệ tử của đức Chánh đẳng Chánh giác rằng: Thầy của ngươi lão thông mọi sự việc. Ðây vì lời nói của ngươi làm hại ngươi chỉ có người là người đáng bị phạt thôi, còn Sirigutta vô tội.

Ông Garahadinna càng tức giận hơn, nên từ ấy đi hai người không hề gần nhau nữa. Chừng một tháng sau Garahadinna mới nghĩ: Nếu ta giận Sirigutta như vậy hoài thì có ích lợi chi cho ta, ta phải trả thù làm hại những thầy Tỳ khưu hằng đến thọ thực tại nhà Sirigutta. Nghĩ vậy nên Garahadinna mới đến nhà bạn giả lả và nói rằng: Lẽ cố nhiên, sự cãi vã nhau, gây gổ nhau giữa bạn bè và quyến thuộc là sự thường. Tại sao bạn lại không chuyện trò với tôi?

- Bạn ơi, sở dĩ tôi không trò chuyện với bạn, vì bạn không chơi với tôi. Vậy việc gì đã qua ta nên để nó qua đi. Chúng ta không nên để mất tình bạn.

Kể từ ngày ấy đi, hai người chơi thân với nhau như xưa. Ngày nọ Sirigutta bảo Garahadinna rằng: Bạn gần với bọn Nigrantha ấy đem lợi ích gì lại cho bạn? Bạn vào hầu đức Thế Tôn, hoặc cúng dường đến Ngài không lợi ích hơn hay sao?

Ðược nghe lời ấy dường như gãi đúng vào chỗ ngứa, nên Garahadinna hỏi: Vậy Thế Tôn của bạn hiểu những gì?

- Bạn chẳng nên hỏi câu ấy, không có gì trong tam giớiđức Thế Tôn của tôi không thông hiểu. Ngài thông hiểu tất cả những nhân của quả khác nhau, hiểu rõ tâm của chúng sanh có bao nhiêu nhịp.

- Vậy mà tôi không hề hay biết chi hết, tại sao từ trước đến nay bạn không bảo cho tôi biết. Vậy xin thỉnh đức Thế Tôn đến thọ thực tại nhà tôi ngày mai nầy.

Ôg Sirigutta vào hầu Phật và bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Garahadinna là bạn của đệ tử, yêu cầu đệ tử thỉnh cầu đức Thế Tôn và chư Ðại Ðức đến thọ thực ở nhà y ngày mai nầy. Nhưng trước đây đệ tử có xử tệ với bọn ngoại đạo Nigraítha (xong ông thuật lại những gì ông đã làm). Ðệ tử không biết rằng: Garahadinna có trả cái hận mà đệ tử đã làm rồi chăng? Nếu Garahadinna cúng dường đến đức Thế Tôn bằng lòng trong sạch hay không, tùy theo đức Thế Tôn thông hiểu và nhận lời hay không?

Ðức Thế Tôn dùng tuệ giác quan sát thấy rằng: Garahadinna đào hầm sâu giữa nhà, trong đốt tám chục xe gỗ to thành than, đợi khi nào đức Thế Tônchư Tăng đứng trên sàn sẽ giựt dây cho sàn sập. Ðức Phật và chư Tăng rớt ngay vào hầm than đỏ. Ngài mới nghĩ thêm rằng: Khi ta đến nơi ấy ta sẽ đứng trên ngọn lửa hồng đang cháy dữ, những tấm ván ấy sẽ biến mất và hoa sen trong lửa đỏ hiện ra đỡ dưới chân Như Lai và các vị Tỳ khưu theo hầu Như Lai cũng đồng một thể, khi ấy Như Laichư Tăng cùng ngồi trên hoa sen nơi mà Garahadinna định là chỗ Như Lai ngự. Ðức Thế Tôn nhứt định làm như vậy nên Ngài nhận lời.

Sirigutta về cho bạn hay rằng: Ðức Thế Tôn đã nhận lời. Ông Garahadinna cũng làm in như ông Sirigutta thay vì để sình và phẩn ông lại cho đốt tám chục xe củi to. Ông ta tự nhủ: Ta sẽ cho Sirigutta thấy quả của việc làm của y.

Sáng sớm ông Sirigutta đến nhà bạn và hỏi: Bạn đã chuẩn bị xong hết chưa?

- Ô, hoàn toàn lắm bạn ơi.

Rồi ông dẫn ông Sirigutta đi coi chỗ dọn đồ ăn đủ thứ, nhưng trong những đồ vật ấy không có đồ ăn gì hết.

Sirigutta thấy sự chuẩn bị của bạn thật là chu đáo, ông rất hài lòng nên nói: Lành thay, thiện thay.

Thường khi, người trong thời ấy nghe đức Thế Tôn ngự đến nơi nào thuộc phạm vi của ngoại đạo thì cả dân chúng không phải tín đồ cũng đến nơi ấy, vì họ muốn thấy sự thắng bại của hai bên. Còn tín đồ đến nơi ấy vì muốn thấy đức Thế Tôn giáo hóa ngoại đạonghe pháp luôn.

Sáng ngày, đức Thế Tôn cùng năm trăm vị Ðại Ðức ngự đến nhà của Garahadinna. Ông Garahadinna ra tận nơi cổng đón tiếp đức Thế Tônđảnh lễ, rồi cũng phát nguyện y như ông Sirigutta đã làm.

Ðức Thế Tôn biết rõ, nhưng Ngài vẫn ngự vào như thường. Ông Garahadinna nói: Xin thỉnh Ngài đi vào ngã nầy. Bạch đức Thế Tôn, khi Ngài vào nhà tôi xin Ngài nên biết thể lệ theo gia đình tôi.

Ðức Thế Tôn hỏi: Vậy Như Lai phải làm sao?

- Phải đợi tất cả các vị ấy đồng vào một lượt. Thâm tâm của Garahadinna sợ vào từng vị một thì sẽ biết cơ mưu và chỉ rớt vào hầm một ít vị thôi.

- Thiện thay, thiện thay.

Rồi đức Thế Tôn cùng chư Tăng ngự vào. Khi vừa đến hầm lửa thì ông Garahadinna lại trở ra và nói: Xin Ngài tự tiện ngự vào nơi ấy.

Khi đức Thế Tôn để chân lên hầm lửa thì tấm ván ấy tiêu mất và trong hầm lửa đang cháy rực rỡ ấy mọc lên một cái hoa sen thật to đỡ chân đức Thế Tôn, Ngài ngự đi trên hoa sen đến nơi Ngài ngự. Năm trăm vị Ðại Ðức cũng đồng một thể như Phật.

Khi ấy ông Garahadinna thấy vậy kinh sợ vô cùng, ông cảm thấy chính ông đang bị lửa thiêu đốt nóng nảy vô cùng. Ông liền chạy đến nhà của ông Sirigutta nói: Bạn ơi, xin Ngài làm phước cứu tôi với (vì kinh sợ quá kêu bạn là Ngài).

Ông Sirigutta hỏi: Có chuyện chi vậy bạn?

- Trong nhà tôi không có món vật thực chi để cúng dường đến Phật bảoTăng bảo hết. Bây giờ làm sao đây?

- Vậy hôm qua nay bạn làm những gì?

- Tôi bảo người đào hầm đốt tám chục xe củi để đốt đức Phậtchư Tăng. Hoa sen thật to trong lửa hồng mọc lên đỡ chân các Ngài vào ngồi nơi trai Tăng. Giờ tôi phải làm sao đây?

- Hồi sáng bạn có chỉ cho tôi thấy nầy là vật thực cúng dường đã có đủ hết rồi không phải sao?

- Ðó toàn là đồ để gạt bạn thôi.

- Thôi vậy cũng chẳng sao, bạn hãy về xem lại trong những đồ mà bạn chỉ tôi ban sáng nói: Ðây là nồi cháo, nọ nồi cơm v.v... thì bạn sẽ thấy những gì bạn cho tôi biết buổi mai giờ có đủ hết.

Ông Garahadinna lật đật về giỡ nấp nồi và chén v.v... mà ông chưng để gạt ông Sirigutta ban sáng thì thấy có đầy những vật thực.

Ông Garahadinna thấy chuyện phi thường như vậy lấy làm lạ và sự trông sạch với Phật bảoTăng bảo phát sanh rất mạnh; làm cho ông nhẹ cả người hình như sắp bay bổng lên không trung.

Ông liền lo việc cúng dường đến đức Thế Tônchư Tăng với tất cả tấm lòng trong sạch và kính thành chưa bao giờ có trong tâm ông.

Sau khi thọ thực xong đức Thế Tôn thuyết chúng sanh nào không rõ được công đức của đệ tử của Như Laiân đức Phật pháp, vì thiếu tuệ nhãn, người mà thiếu tuệ nhãn gọi là kẻ mù. Người có trí tuệ gọi là người sáng mắt.

Ðức Thế Tôn thuyết câu kệ:

YATHÀ SANKARADHANASMIN
UJJHITASMIN MAHAPATHE
PADUMAN TATTHE JÀYETHA
SUCIGANDHAN MANORAMAM
EVAM SANKÀRA BHƯTESU.
ANDHABHƯTE PATHUJJANO
ATIROCATI PANNÀYA
SAMMÀSAMBUDDHA SÀVAKO.

Nghĩa: Hoa sen có mùi thơm sanh trong đống rác dơ ở bên vệ đường. Những hoa sen ấy, vẫn được người yêu chuộng. Cũng như những phạm nhơn là đống bùn nhơ, đệ tử Như Lai huy hoàng giữa đám phàm nhơn là người thiếu trí tuệ.

CHÚ GIẢI: Ðại ý câu kệ nầy đức Thế Tôn dạy: Hoa sen sanh trong bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn. Cũng như chư Thinh Văn đệ tử Phật cũng là con người có tấm thân bẩn thỉu cấu hợp bởi đất, nước, gió, lửa, ba mươi hai thể trược, nhưng các Ngài đã giải thoát vì nhờ có tuệ nhãn, nên không hề làm điều tội lỗi và vật nhơ của tinh thần, mặc dầu sống trong đời đầy sự ô trượctội lỗi nhưng tâm rất là trong sạch không bợn nhơ phiền não.

Sau khi dứt thời pháp hai ông Sirigutta và Garahadinna đều đắc Tu-đà-hườn quả và cũng có rất nhiều người được đắc quả Thánh.

VIDUDABHA TRU DIỆT DÒNG THÍCH CA

Ngày nọ, đức vua Ba Tư Nặc ngự trên lầu trong hoàng cung ngó ra đường trông thấy chư Tỳ khưu đi đến nhà của ông Trưởng giả Cấp Cô Ðộc, nhà bà Visàkhà , nhà bà Suppavàsà để thọ thực. Ngài hỏi quan hầu rằng: Chư Ðại Ðức đi đâu nhiều như vậy?

Quan hầu tâu: Tâu Ðại vương, mỗi ngày ông Trưởng giả Cấp Cô Ðộc có thỉnh hai ngàn vị Tỳ khưu về nhà cúng dường, năm trăm vị về nhà ông Cula Anàthapindika , năm trăm vị về nhà bà Visàkhà , còn năm trăm vị về nhà bà Suppavàsà. Những nhà ấy trai Tăng như vậy hằng ngày.

Ðức vua nghe vậy phát tâm trong sạch với sự cúng dường của các nhà ấy, nên Ngài liền vào Kỳ Viên tịnh xá hầu Phật và xin thỉnh đức Thế Tôn và một ngàn vị Tỳ khưu đến hoàng cung đ? tự tay Ngài cúng dường trót bảy ngày. Ðến ngày thứ bảy, đức vua bạch với đức Thế Tôn rằng: Trẫm cầu xin đức Thế Tôn và năm trăm vị Ðại Ðức đến thọ thực nơi hoàng cung của trẫm hằng ngày.

Ðức Phật dạy: Tâu Ðại vương, vì theo lệ thường của một đấng Chánh đ?ng Chánh giác không bao giờ lãnh thọ thực vật cúng dường một nơi nào mãi mãi được. Vì rất có nhiều người mong ước đức Phật ngự đến nhà.

- Nếu vậy, xin đức Thế Tôn giao phận sự ấy cho một vị Ðại Ðức nào đến đây thọ thực cũng được.

Ðức Thế Tôn giao phận sự ấy lại cho Ðại đức Ananda. Vì vô ý nên đức vua không truyền cho người trong hoàng cung phải lo vật thực, trải chỗ ngồi để tiếp rước chư Tăng. Vì lẽ ấy nên đến ngày thứ tám là sự tiếp rước chư Tăng đã trở nên bê trễ, vì người trong hoàng cung không ai chịu khó thi hành nhiệm vụ khi không có lịnh vua, nói tóm lại phần lớn toàn là những bọn lười biếng vô trách nhiệm.

Vì lẽ ấy nên chư Tăng đến thọ thực nơi hoàng cung càng ngày càng giảm xuống, vì các Ngài không muốn vì miếng ăn mà phải bị trễ nải tu hành của mình. Các Ngài liền lần lần đi nơi khác khất thực. Ðến khi đức vua nhớ lại sự trai Tăng của Ngài, Ngài liền trở lại chỗ ấy thì chỉ còn vỏn vẹn có một mình Ðại Ðức Ananda thôi. Sở dĩ mà Ðại Ðức Ananda còn đến là vì Ngài là bực có đào tạo rất nhiều Ba la mật nên Ngài còn rán để giữ đức tin của thí chủ thôi. Ngài không nản chí ngã lòng mặc dầu Ngài không được người nơi ấy đối đãi nhã nhặn. Ngài phải đứng chờ thật lâu mới có một chỗ ngồi và đợi rất lâu mới có vật thực cúng dường. Khi đức vua nhớ đến và đến nơi ấy thì chỉ còn có một mình Ðại đức Ananda ngồi nơi ấy thôi.

Khi đức vua thấy có một mình Ðại Ðức liền tức giận hỏi: Chư Ðại đức không đến sao?

Có người đáp: Tâu Ðại vương, chỉ có một mình Ðại Ðức Ananda đến mà thôi.

Ngài lấy làm buồn phiền vì nghĩ rằng: Các vị Tỳ khưu bỏ không đến thọ thực như vậy thật là bất phải. Ngài liền đi thẳng vào Kỳ Viên tịnh xá bạch hỏi Phật: "Bạch đức Thế Tôn, trẫm có chuẩn bị vật thực đúng năm trăm khẩu phần để dâng cúng cho chư Tỳ khưu, nhưng chỉ có một mình Ðại Ðức Ananda đến thọ thực thôi. Năm trăm vị Tỳ khưu mà trẫm thỉnh ấy không đến thọ thực theo lời thỉnh cầu của trẫm. Vậy không biết vì lẽ gì?

Ðức Thế Tôn không nói gì đến cái quấy của chư Tăng mà cũng chẳng nói gì về việc bê trễ của người trong hoàng cung, Ngài chỉ dạy: Vì lẽ đệ tử của Như Lai không được thân thiện với Ðại vương nhiều, nên không đến. Khi ấy đức Thế Tôn dạy nhân của chư Tăng không đến. Rồi đức Thế Tôn nhóm chư Tỳ khưu lại dạy rằng:

- Nầy các thầy Tỳ khưu, gia đình nào có chín điều các thầy Tỳ khưu chưa đến không nên đến. Nếu vị nào đã thường đến với gia đình ấy không nên ngồi gần. (Ý nói không nên đến thường hay chẳng nên đến).

Chín điều ấy là:

1/ Người chủ nhà không đứng dậy tiếp rước niềm nỡ.
2/ Không lễ bái bằng cách cung kính.
3/ Không cho chỗ ngồi bằng cách vui vẻ.
4/ Che giấu những vật đã có.
5/ Khi có nhiều nhưng cho rất ít.
6/ Có đồ ngon cho đồ dở.
7/ Cho bằng cách không cung kính.
8/ Không đến gần để nghe pháp.
9/ Khi đang thuyết pháp giảng đạo tỏ vẻ không hài lòng.

Nầy các thầy Tỳ khưu gia đình nào có chín điều kể trên. Vị Tỳ khưu nào chưa đến gần đừng nên đến gần. Nếu đã đến gần rồi chẳng nên ngồi gần.

Nầy các thầy Tỳ khưu gia đình nào có chín điều các thầy Tỳ khưu chưa đến gần nên đến gần, nếu đã thân cận rồi nên thân cận hơn, chín điều ấy là chi? Chín điều ấy là: (Xin miễn kể ra đây xin quý vị hiểu trái với chín điều kể trên).

Tâu Ðại vương, đệ tử của Như Lai không thân cận với hoàng cung vì vậy nên không đến.

Ðức vua liền nghĩ: Vậy ta phải làm sao để ra người thân với các thầy Tỳ khưu? Chỉ có phương pháp là cưới con gái dòng Thích Ca về phong làm Hoàng hậu. Như vậy thì các thầy Tỳ khưu trẻ tuổi và Sa di sẽ là người thân của ta. Vì nghĩ muốn làm quyến thuộc với Phật nên Ngài đưa sứ thần đến xin cầu hôn với dòng Thích Ca. Ngài còn dặn sứ thần rằng: Phải hỏi kỹ coi có phải là công chúa không và là con của ai?

Khi sứ thần xứ Thất La Phiệt đến xin cầu hôn. Dòng Thích Ca liền họp lại bàn rằng: Nếu ta không bằng lòng thì chỉ chuốc lấy tai hại cho ta, nhưng trong vũ trụ nầy không ai có dòng trong sạch và cao quí như dòng Thích Ca của chúng ta. Vậy chúng ta phải làm sao đây?

Ông Mahànama có ý kiến: Tôi có một người con gái con của một phi tần tên là Vàsabhàkhattiyà, con gái ấy đẹp tuyệt đối, nết hạnh lại rất đoan trang. Chúng ta sẽ gả nàng cho vua Ba Tư Nặc.

Dòng Thích Ca đều tán thành ý kiến ấy.

Vị sứ thần hỏi: Vị công chúa ấy con của vị nào trong dòng Thích Ca?

- Vị Công chúa ấy là cháu nội của chú đức Thế Tôn tên là nàng Vàsabhàkhattiyà .

Vị sứ thần liền về trình những gì đã biết cho đức vua Ba Tư Nặc nghe.

Ðức vua dạy: Ðược vậy càng hay, nhưng xin quý vị nên quan tâm vì dòng Thích Ca có tiếng là khôn ngoan có thể trao con của một tỳ nữ cho ta cũng nên. Vậy nên coi cô ta có từng ẩm thực cùng mâm với cha cô không?

Các vị sứ thần trở lại rước dâu, nhưng trước khi rước dâu tâu với đức vua Mahànàma rằng: Hoàng thượng chúng tôi muốn được chứng kiến trong khi Hoàng thượng và Công chúa cùng ẩm thực.

Ðức vua Mahànàma đáp: Ðược chớ có sao. Rồi truyền trang điểm cho Công chúa thật đẹp và truyền đòi đến cùng ẩm thực với Ngài.

Các vị sứ thần xứ Savatthi thấy vậy nên tin chắc là con của đức vua Mahànàma , nên làm lễ rước lịnh bà về rất là long trọng. Khi đức vua trông thấy mặt công chúa Thích Ca lấy làm đẹp dạ, nên liền truyền làm lễ phong chức Chánh cung vô cùng trọng thể. Không lâu lịnh bà hạ sanh được một vị Hoàng nam. Ðến ngày đặt tên đức vua cho một vị Ðại thần vào tâu với Hoàng thái hậu rằng: Ðức vua đã có được một vị Hoàng tử. Vậy lịnh bà Hoàng thái hậuquyến thuộc muốn đặt tên chi?

Vị Ðại thần vào tâu hỏi chuyện ấy lại là một vị quan già và hơi nặng tai. Khi Hoàng thái hậu được biết tin ấy bà liền phán rằng: Nàng Vàsabhàkhattiyà , khi chưa có con là một vị Hoàng phi được vua sủng ái hơn hết, phương chi hôm nay lại hạ sanh được một vị Hoàng Nam thì càng làm cho đức vua quý mến hơn lên không biết sao kể xiết.

Ðã lãng tai mà lại không dám hỏi lại cho kỹ khi mà nghe không rõ. Vì lẽ kính nể Hoàng thái hậu, ông nghe tiếng Vàsabhàkhattiyà ấy thành ra Vidudabha. Nên vào tâu rằng: Hoàng thái hậu đặt tên Thái tử là Vidudabha .

Ðức vua lấy làm lạ nhưng cũng chẳng hỏi lại vì Ngài nghĩ: Chắc đây là họ xưa của gia đình ta. Nên Ngài làm lễ đặt tên là Vidudabha. Ðức vua rất cưng yêu Thái tử, nên khi còn là trẻ con mà phong cho chức Soái. Vì Ngài nghĩ rằng: Làm như vậy chắc đức Thế Tôn rất hài lòng.

Ðến bảy tuổi Thái tử thấy các vị Hoàng tử hay các con vị hoàng thân khác có đồ chơi nào là hình tượng, ngựa v.v... ở bên nội hay bên ngoại gởi đến cho, còn chính ông thì không thấy bên ngoại gởi gì đến cho. Nên mới hỏi mẹ rằng: Mẫu hậu, tại sao những trẻ con khác không phải con vua như con mà được người ta gởi đồ biếu còn con thì ngoại con không gởi gì cho con hết vậy?

Hoàng hậu đáp: Ngoại con là dòng Thích Ca cao sang vô cùng mà cũng ở rất xa, nên không gởi gì đến con.

Ðến mười sáu tuổi Thái tử Vidudabha nói với mẹ nữa rằng: Mẫu hậu con muốn về quê ngoại. Bà thường khuyên con không nên đi. Nhưng Thái tử nằn nằn đòi đi, bà không thể nào ngăn được. Nên phải cho đi, nhưng trước khi đi bà đã viết thư về cho dòng Thích Ca hay trước.

Sau khi xin phép Phụ vương được, ông liền dẫn theo nhiều quan quân ra đi thật là oai nghiêm và rất là long trọng.

Nói về dòng Thích Ca khi được thơ của bà Vàsabhàkhàttiya liền hội nhau lại bàn rằng: Trong dòng Hoàng tộc không ai đi lạy Thái tử Vidudabha được. Vậy phải cho các vị Hoàng tử và Công chúa nào nhỏ tuổi hơn Thái tử Vidudabha đi ở nơi khác để lánh mặt không chịu làm lễ con người phi tần.

Khi Thái tử Vidudabha đến ,thành Ca Tỳ La Vệ hội lại nơi nhà tiếp tân tiếp đón Thái tử rất nồng hậu. Khi ấy có một vị Trưởng lão đứng ra giới thiệu cho Vidudabha biết rằng đây là ông, bà, bác, chú, anh chị v.v... Khi người có vai lớn hơn thì Thái tử phải hành lễ nghiêm trang. Sau khi chào hỏi đủ mọi người Thái tử lấy làm lạ tại sao không có một người nào làm lễ mình? Liền hỏi: Không có ai làm lễ tôi sao?

- Con ơi, những em con có đứa thì phải đi học nơi xa xôi, có đứa phải đi công tác nơi biên cương, có đứa đi săn bắn chưa về.

Thái tử Vidudabha không biết nên tin bằng lời; và ở lại chơi tại thành Ca Tỳ La Vệ một lúc lại ra về. Khi ấy có một cung nhơn dùng sữa tươi rửa chỗ nằm ngồi của Thái tử Vidudabha và cằn nhằn rằng: Chỗ nầy là chỗ ngồi của con của phi tần là Vidudabha mà cũng mất công ta rửa.

Rất rủi là trong khi ấy có một vị quan hầu của Thái tử bỏ quên cây gươm nơi ấy nên trở lại mang đi. Vừa khi nghe câu nói ấy, ông mới hỏi và được biết sự thật do người cung nữ ấy nói. Ông liền đem chuyện ấy về nói với quan quân theo hầu nghe. Chuyện ấy trở nên chuyện rất quan trọng. Thái tử Vidudabha nghe lời ấy lấy làm tức giận nên nói rằng: Ta sẽ lấy máu nơi cổ của dòng Thích Ca rửa chỗ của họ ngồi hay đứng; sau khi ta được tức vị thay phụ vương trị dân.

Sau lại đức vua Ba Tư Nặc nghe được chuyện ấy lấy làm tức giận giáng bà Vàsabhà từ Chánh hậu xuống hàng tôi đòi. Giáng Thái tử Vidudabha từ Soái xuống hàng quân nhân mà bị cầm tù.

Ðôi ba ngày sau khi giáng cấp Hoàng hậu và Thái tử Ðức vua mới vào hầu đức Thế Tônbạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, quyến thuộc của Ngài gả con gái của phi tần cho trẫm. Vì vậy trẫm giáng nàng và con xuống hạng tôi đòi.

Ðức Thế Tôn không nói chi về việc giáng hay thưởng. Ngài nói: Tâu Ðại vương, dòng Thích Ca làm chuyện ấy thật quấy. Nếu đã nhận lời gả cho Ðại vương thì phải gả một vị Công chúa thật mới xứng đáng. Ðại vương, Như Lai xin bảo cho Ðại vương hiểu rõ điều nầy rằng: Nàng Vàsabhàkhattiya là con gái của đức vua Mahànàma và đã chánh thức làm lễ sính hôn với Ðại vương trước công chúng. Thái tử Vidùdabha có là do nơi dòng máu của Ðại vương. Sự thật họ mẹ không quan trọng mà chỗ quan trọng là do nơi họ cha. Vì vậy nên khi xưa các vị minh quân phong Chánh hậu cho một cô gái nghèo đi hái củi về bán và về sau con của cô ấy lại làm vua tại xứ Bàrànasì có danh là Katthavàhana.

Ðức vua nghe chuyện ấy hết tức giận, vì nghĩ rằng: Họ mẹ không quan trọng bằng họ cha. Ngài liền hạ chiếu tha cho hai mẹ con và được phục lại chức vụ cũ.

Ðức vua Ba Tư Nặc có một vị Tướng quốc cũng là bạn đồng môn tên là Bandula. Ông là người tài ba lỗi lạc có phần hơn cả nhà vua. Hơn nữa ông là người thanh liêm chánh trực. Vì vậy bọn gian thần ghét ông vì không thể ăn khoét của dân chúng hay gian lận của công khố. Dân chúng yêu thương ông như một ông cha hiền.

Vì ông là người có nhiều uy tín và dân chúng yêu thương nên bọn tham quan ô lại oán ghét ông. Nên mới kiếm chuyện tâu với đức vua Ba Tư Nặc rằng: Ông Tướng quốc ngoài thì lo lấy lòng dân trong thì lo họp với các quan tính đoạt ngai vàng. Lời ấy lâu ngày làm cho đức vua tin, vì vậy Ngài định giết Tướng quốc và các con của Ngài. Ðức vua không dám ra lịnh giết người vô tội, nên hạ chiếu sai Tướng quốc đem binh dẹp loạn biên cương, còn một mặt Ngài cho phục binh giữa đường chờ khi đêm tối xông vào bắt Tướng quốc và các con giết sạch. Chuyện ấy đã thành công, nhà vua nào biết vì vô tình đã giết bạn hiền mà cũng là một đại thần tài danh hơn người. Sau vì biết đã giết lầm người bạn lành nên đức vua lấy làm ân hận. Truyền trả quan chức lại và phong thưởng cho vợ Tướng quốc, nhưng bà từ chức và xin trở về quê vì bà là Công chúa dòng Licchavì xứ Vesàlì. Ðức vua thấy bà không nhận lời liền giao quyền ấy cho cháu ông Bandula là Dighakarayana lên làm Tướng quốc.

Mặc dầu được làm Tướng quốc thế cho bác nhưng lòng vẫn oán thù đức vua và cố tìm thế hại đức vua cho kỳ được.

Nói về đức vua Ba Tư Nặc từ khi biết mình giết lầm một đấng công thần và là bạn cùng thầy thì Ngài lấy làm ân hận không sao kể xiết, Ngài quên ăn mất ngủ, cả ngày chỉ nhớ bạn xưa; sức khỏe càng ngày càng kém.

Khi đức Thế Tôn ngự tại Medalupa tại xứ Saka. Ðức vua Ba Tư Nặc muốn đến yết kiến đức Thế Tôn, Ngài liền ngự đi bằng cách đại giá và Ngài đem cả gươm lịnh theo. Khi đến nơi Phật ngự, Ngài truyền đóng quân lại nơi xa chùa vì Ngài không muốn làm kinh động đức Thế TônTăng chúng. Ngài liền cởi đồ triều phục và gươm cùng ấn lịnh giao cho Tướng quốc còn Ngài thì vận thường phục vào hầu Phật.

Dịp may hiếm có, Tướng quốc nhân cơ hội ấy liền trao gươm và ấn lại cho Thái tử Vidudabha và kéo đại đội quân mã ra về chỉ để lại con ngựa và một nàng hầu cho nhà vua thôi. Sau khi hầu Phật ra, đức vua không còn thấy quân đội của mình chỉ còn có một con ngựa và một nàng hầu. Hỏi nàng hầu mới biết cớ sự. Ðức vua nghĩ: Thôi ta cũng có phương pháp trị chúng, ta phải nhờ cháu ta (là đức vua A Xà Thế) bắt Vidudabha. (Ðức vua A Xà Thế là một nhà vua giỏi về chiến trận nhứt trong thời ấy, đến đổi đức vua Ba Tư Nặc mấy lần đem binh vấn tội vẫn phải bị thua). Ðức vua cùng nàng hầu ra đi về thành Vương Xá, vì đi đường cực khổ thiếu thốn đủ mọi việc, nắng gió, khi đến cửa thành Vương Xá thì là cửa thành cũng vừa đóng, nên nhà vua phải nghỉ ở một cái nhà bên vệ đường thường gọi là Quá Nhai Ðình. Nhà vua vì mệt nhọc nên lâm bệnh, thăng hà trong đêm ấy. Sáng ngày nghe tiếng nàng hầu khóc kể: Ðại vương ơi, Ngài là đấng tối cao giàu sang quyền uy cao cả mà hôm nay thăng hà nơi cái chòi nhỏ như vầy.

Ðức vua A Xà Thế nghe tin ấy lật đật đến nơi thỉnh xác vào thành làm lễ hỏa táng thật là long trọng theo thể lệ của một vị Ðại vương.

Sau khi Thái tử Vidudabha về thành tức vị xong. Ðiều thứ nhứt mà nhớ đến là trả mối thù của dòng Thích Ca khinh khi là con người tỳ nữ. Liền truyền điểm đại đội hùng binh kéo đi đánh sứ Sakka. Trong tâm định phải tru diệt cho hết sạch dòng Thích Ca.

Ðồng thời, vua Vidudabha đem binh đi đánh dòng Thích Ca. Ðức Thế Tôn cũng biết. Ngài thấy tai nạn vĩ đại phải đến với dòng Thích Ca. Ngài nghĩ: Ta phải tìm phương cứu vãn tình thế này, không thì cả đôi bên đều bị tiêu diệt hết.

Sáng ngày hôm ấy đức Thế Tôn khất thực và thọ thực xong, Ngài dùng thần thông bay đi, ngự nơi cội cây không có nhánh lá chi hết nơi ranh giới của hai nước, Ngài ngự bên ranh giới xứ Sakka , bên biên giới bên kia cũng có một cây tàng lá sum suê.

Ðức vua Vidudabha ngự đến biên giới trông thấy đức Thế Tôn nên đến gần đảnh lễ xong bạch rằng: Bạch đức Thế Tôn, tại sao Ngài lại ngự dưới cội cây không có bóng mát trong khi trời nóng oi ả như thế nầy. Xin thỉnh Ngài ngự dưới cội cây dừng mé bên kia đường có bóng rất mát.

- Như Lai ngự nơi đây được rồi. Không có bóng nào mát bằng bóng mát là quyến thuộc.

Ðức vua Vidudabha nghe vậy biết ý nói của đức Thế Tôn, liền nghĩ rằng: Sở dĩđức Thế Tôn ngự đến đây ngồi dưới cội cây không nhánh lá chi hết là Ngài muốn bảo vệ quyến thuộc. Ðức vua truyền lịnh thâu quân về thành.

Ðức Thế Tôn cũng ngự về Kỳ Viên tịnh xá. Ít lâu sau, đức vua Vidudabha lại nhớ đến chuyện cũ, liền truyền lịnh xuất chinh nữa. Nhưng lần nầy cũng như lần trước, nên Ngài lại thâu quân về. Lần thứ ba cũng thâu quân về vì gặp Phật. Nhưng đến lần thứ tư, đức Thế Tôn trông thấy không nên ngăn đón lại, vì nghiệp ấy rất là nặng, dòng Thích Ca phải chịu vậy. Vì dòng Thích Ca đã tạo từ quá khứ là dùng thuốc để thuốc cả một đầm cá, vì nghiệp ấy nên không thể cản ngăn được. Vì vậy nên đức Thế Tôn không đến nơi ấy nữa. Ðức vua Vidudabha liền xua binh đánh vào xứ Sakka và đánh đến thành Ca Tỳ La Vệ.

Dòng Thích Ca là dòng có tiếng giỏi về chiến trận và nhiều mưu trí, nhứt là bắn tên thì không ai bằng, vì bắn đã chuẩn mà tên đi thật mạnh. Nhưng từ khi đức Thế Tôn thành đạo về giáo hoá dòng Thích Ca, nên từ khi được thấm nhuần lẽ đạo, tất cả dòng Thích Ca ai ai cũng thọ trì tam quingũ giới, nên những người ấy nhứt định không sát sanh mặc dầu người khác có giết cũng đành chịu vậy. Vì thế nên khi đức vua Vidudabha đem binh đến vây thành, dòng Thích Ca bắn rát quá không dám đến gần, vì tên ấy bay ngang qua tai qua mặt v.v...; chính vua Vidudabha cũng kinh sợ và nói với quan hầu rằng bọn Thích Ca hằng nói rằng: Ta không sát sanh, nhưng sao họ bắn rát quá, chúng ta chết mất đi thôi.

Vị quan ấy tâu: Tâu Ðại vương, Ngài hãy coi quan quân của ta có chết người nào không?

Ðức vua coi lại thì quan quân của mình không hao hớt một người nào, Ngài yên lòng liền ra lịnh tấn công và bảo chỉ được phép giết những người nào dòng Thích Ca, còn ngoài ra không nên giết người nào khác. Nhưng chỉ chừa ngoại tổ của Ngài là đức vua Mahànàma thôi.

Dòng Thích Ca thấy quân thù càng đến gần không còn bắn được nữa nên đành đứng xuôi tay cho người giết thôi. Có người lanh trí khi bị người hỏi ngươi là chi? Lấy cọng cỏ ngậm nói là cỏ, là rơm v.v... nhờ vậy mà khỏi chết. Nên dòng Thích Ca còn đến ngày hôm nay.

Vua Vidudabha truyền bắt ngoại tổ Ngài là đức Mahànàma đến để đem về thành Savatthi. Khi đem nhà vua đến ông ra lịnh đức vua Mahànàma phải cùng ăn cơm chung với Ngài. Lẽ cố nhiên, một vị Ðế vương thà là chết chớ không bao giờ chịu nhục, nên đức vua Mahànàma không chịu ăn chung với Vidudabha. Nên Ngài nói: Mình ta rất dơ bẩn vậy để ta đi tắm ở hồ kia xong lại dùng cơm.

- Ðược, ngoại tổ cứ tự tiện.

Ðức vua Mahànàma nghĩ: Nếu ta không ăn chung với đứa bé nầy thì chắc chắn nó sẽ giết ta; thà ta chết đi còn hơn. Nghĩ xong, Ngài liền xõa tóc ra dùng tóc cột vào hai ngón chân cái xong nhào xuống hồ tự tử. Ngài là người có nhiều công tu hành từ vô số kiếp và duyên lành của Ngài sẽ đắc A-la-hán quả kiếp nầy, nên Long vương hiện lên tiếp Ngài đem về cõi Long vương. Mười hai năm sau, Ngài trở lại trần thế và tu đắc A-la-hán quả, là một trong tám mươi vị đại đệ tử Phật.

Ðức vua Vidudabha đợi lâu không thấy ngoại tổ trở lại, truyền quan quân đốt đuốc tìm Ngài nhưng tìm không gặp. Ðức vua Vidudabha nghĩ: Chắc ngoại tổ ta đã trở về thành nội, Ngài liền truyền nhổ trại ra đi.

Khi đến sông Acìravatì thì trời vừa tối. Ngài truyền an dinh hạ trại, vì nghiệp tru diệt dòng Thích Ca quá nặng, bởi phần đông dòng Thích Ca là Thánh nhơn, đắc từ Tu-đà-hườn hay Tu đà hàm, nên những người háo sát giết càng nhiều tội càng nặng. Nên nghiệp khiến cho những người ấy nóng nảy xuống ngủ gần mé sông, còn những người ít sát hại lại lên ngủ ở triền núi. Ðến khuya nước thủy triều dâng lên mạnh, những người ngủ mê ở mé sông bị nước cuốn trôi đi và chết hết, trong những người ấy có cả đức vua Vidudabha .

Khi hàng đại chúng hay chuyện dòng Thích Ca bị tru diệt hội nhau lại bàn rằng: Thật là chuyện không hợp pháp dòng Thích Ca là dòng tu hành giữ giới sát thật thanh cao mà bị tai nạn vô cùng kinh khủng thật đáng nghi ngờ.

Ðức Thế Tôn nghe vậy mới dạy rằng: Nầy các thầy Tỳ khưu, sự bị tru diệt của dòng Thích Ca thật không thích đáng trong kiếp nầy, nhưng sự thật thì cái chết ấy là thích đáng với việc làm của những người ấy trong kiếp quá khứ. Vì những người ấy kiếp xưa làm nghề hạ bạc đem thuốc độc để vào ao hồ giết không biết bao nhiêu tôm cá.

Ngày khác, các vị Tỳ khưu hội lại nói đức vua Vidudabha tiêu diệt hết dòng Thích Ca khi đem binh về không tới thành mà đưa quân đi đến nơi tử địa là bụng cá và đại dương.

Ðức Thế Tôn ngự đến hỏi các thầy đang bàn về những gì đây?

Chư Tỳ khưu bạch lại những gì đang bàn đến.

Ðức Thế Tôn dạy rằng: Nầy các thầy Tỳ khưu, khi tâm con người chưa đến nơi cùng tột, thì tử thần lại đến sát hại ví như nước lũ tràn ngập hết nhà cửa vậy.

Rồi đức Thế Tôn thuyết câu kệ:

PUPPHÀNI HEVA PACINANTAM.
BYÀSATTAMANASSAN NARAM
SUTTAM GÀMAM MAHOGHOVA
MACCU ADAYA GACCHATI.

Nghĩa: Tử thần bắt người có tâm hằng phóng túng theo đề mục đang bẻ hoa, cũng như nước lũ trôi những ngôi nhà (mà chủ nhân) đang ngủ mê vậy.

CHÚ GIẢI: Ý nói con người tầm thường mê sa theo trần cảnh, tâm ấy hằng chạy theo đề mục (là các sự việc bên ngoài). Khi tử thần đến bắt đi cũng chẳng hay biết chi hết. Ví như người ngủ trong nhà mà không hay biết rằng nước lũ đã tràn đến và trôi đi mà cũng chẳng hay chi hết.

Sau khi dứt câu kệ có rất nhiều người đắc Tu-đà-hườn quả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3936)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3103)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 7016)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5637)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3951)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3082)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12145)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5131)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3866)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9161)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7438)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27121)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5924)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5639)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6143)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5683)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5495)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7827)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4770)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12145)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21872)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6513)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7470)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6747)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6301)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8572)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6106)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5711)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14249)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20269)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6918)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6852)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6410)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6502)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6030)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7428)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7404)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8549)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6489)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6878)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10504)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19885)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30219)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16218)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19634)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11067)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14360)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7784)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10485)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7940)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant