Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, một hôm có người mẹ ôm
xác con tìm đến đức Phật để khóc lóc và xin cứu sống cho đứa con của bà
vừa mới chết.
Người mẹ đau khổ tin vào thần thông và lòng từ bi vô biên của đức Phật sẽ cứu sống cho con mình.
Đức Phậtcảm thông nỗi khổ đau của người mẹ mất con và dạy bà hãy đi xin
một nắm tro mang về thì ngài sẽ cứu sống đứa con. Nhưng nắm tro đó phải
ở trong một gia đình mà 3 đời chưa có người thân thích chết.
Người mẹ đau khổvâng lời và ôm xác con vào xóm để xin tro tàn theo lời đức Phật dạy. Nhưng đi từ trưa đến tối, nhà này sang nhà khác, bà mẹ đau
khổ đều nhận được những câu trả lời giống nhau: “Gia đình chúng tôi cũng có người đã chết.” Chưa tuyệt vọng, người mẹ đau khổ vẫn cố gắng đi
thêm vài nhà nữa. Vì sợ nắm tro xin trong một gia đình có người chết sẽ
không linh nghiệm nên bà mẹ thương con vẫn cố gắng kiếm tìm.
Vẫn như những lần trước, bà mẹ đau khổ đều nhận được những cặp mắt e ngại, những cái lắc đầu.
Suy đi tính lại, đã hơn một buổi và không nhớ rõ là đã vào mấy gia đình,
người mẹ tuyệt vọng lẩm bẩm: “Nhà nào cũng có thân nhân đã qua đời: thân thích, họ hàngba đời biết bao nhiêu, làm sao tránh được cái chết.”
Trên đường trở về tìm đức Phật, người mẹ mất con không còn kêu gào thảm
thiết như lúc trước, tuy lòng thương nhớ con vẫn chưa nguôi. Quỳ trước đức Phật, người mẹ mất con kể rõ chuyến đi vừa rồi và thuật lại những lời từ chối của chủ nhà.
Nhân đó, đức Phật giảng về sự sanh tử, vô thường của kiếp người. Có sanh
tất có khổ, có sống tất có chết. Người mẹ mất con đã thấu rõ sanh tử, vô thường, không riêng gì mình đau khổ vì có thân nhân qua đời, mà hầu hết mọi người đều nhận chịu định luật hủy diệt đó.
Cuối cùng, người mẹ hiểu ra những lời Phật dạy, ôm xác con về chôn cất mà không còn quá đau đớn nữa.
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt độngPhật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Thực hànhTịnh độ là đơn giản. Cách tu tập này không yêu cầuhành giả phải được học về tư tưởngPhật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
Thiền pháptỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.