Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh, người ở Thành Đô đời nhà Hán. Người rất đa tài, văn hay, đàn giỏi. Khi lìa quê lên Tràng An để lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương
Như viết trên cầu một câu: "Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều" (Không ngồi xe cao bốn ngựa, không qua lại cầu này nữa). Nhưng vốn con người phóng lãng hào hoa rất mực nên mua được một chức quan nhỏ, làm trong ít lâu, chán, cáo bịnh, qua chơi nước Lương, rồi trở
về nước Thục. Đến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu. Trong khi đến đất Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại mời Tương
Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trạc Vương Tôn, vốn viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài. Họ Trác vốn có một người con gái rất đẹp tên Văn Quân, còn nhỏ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc "Phượng cầu hoàng (Chim phượng trống tìm chim phượng mái). Chim phượng, chim phượng về cố hương, Ngao du bốn bể tìm chim hoàng Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng. Hôm nay bước đến chốn thênh thang. Có cô gái đẹp ở đài trang, Nhà gần người xa não tâm tràng. Ước gì giao kết đôi uyên ương, Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường. Nguyên văn: Phượng hề, phượng hề quy cố hương, Ngao dutứ hảicầu kỳ hoàng, Thời vị ngộ hề vô sở tương, Hà ngộ kim tịch đăng tư đường. Hữu diệm thục nữ tại khuê phường, Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường. Hà duyên giao cảnh vi uyên ương Tương hiệt cương hề cộng cao tường. Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê, đương đêm bỏ nhàđi theo chàng. Trác ông tức giận, quyết định từ con. Đôi trai gái đó mở một quán nấu rượu. Vợ chồng cùng cặm cụi làm. Sau Hán Vũ Đế đọc bài "Tử hư phú" của Tương Như, khen tài mới vời vào triều, ban chức tước. Lại sai chàng cầm cờ tiết, thay nhà vua về Ba Thục
chiêu an bọn phụ lão tùng phục nhà Hán. Lần này thỏa chí bình sinh, Tương Như áo gấm vinh quy được người đón rướclong trọng. Nhưng làm quan
ít lâu, lại chán, cáo bịnh lui về quê. Trong "Bích Câu kỳ ngộ" có câu: Cầu hoàng tay lựa nên vần, Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào. Và, trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du cũng có câu: Khúc đâu Tư Mã phượng cầu, Nghe ra như oán, như sầu phải chăng! đều do điển tích trên.
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôndu hànhmột mìnhthăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hànhtiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
Ngày ấy có một ông thượng thư đầu triều nổi tiếng là người nghiêm khắc và hách dịch. Ông có tính nóng như lửa. Đã thế ông lại có quyền "tiền trảm hậu tấu"...
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiệntoàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.