- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - Số 14
(Từ bài số 131 đến số 140)
Miền Trung quê hương tôi-1 131
Miền Nam quê hương tôi-1 132
Cao Nguyên quê hương tôi 133
Trung Du quê hương tôi 134
Đảo, Hòn va vắng đó, quê tôi 135
Tôi là người du thủ, em ơi ! 136
Hoa Đàm một đóa xinh tươi 137
Châu viên một đóa tinh anh mỉm cười 138
Vô thường nhân ảnh, kê đầu điểm canh 139
Vào cửa tử, tôi tìm về cõi chết 140
Miền Trung Quê Hương Tôi – 1
Tháng 7 - 2004
Quê hương tôi đó ở Miền Trung
Đồng ruộng vắt ngang núi chập chùng
Đất xéo lưng đèo ven biển cả
An lành san sẻ, khổ chia chung
Miền Trung sỏi đá lượn quanh đèo
Tình tự đeo lòng dạ đẳng đeo
Ẩn nét thùy dương miền cát trắng
Phong ba chẳng động đá đưa vèo
Miền Trung tôi đó tự xưa nay
Hùng dũng hiên ngang chẳng đổi thay
Góp sức huy hoàng trang sử Việt
Nam nhi nữ kiệt nước non này
Miền Trung tôi đó nói sao vừa
Lối dọc đường ngang lối dọc dừa
Khai mở từ thời khai mở nước
Miền Trung nước Việt trung trinh chưa
Ai về thăm lại đất Miền Trung
Gởi nhớ giùm tôi nhớ lạ lùng
Nhớ những đường làng quanh xóm nhỏ
Nhớ thuở chia xa nhớ lạ lùng
Miền Trung gió nắng lộng thùy dương
Đèo Cả giăng ngang mắc đoạn đường
Đèo Hải Vân xanh mây nước biếc
Đi về vương vấn những yêu thương.
Miền Nam Quê Hương Tôi – 1
Tháng 7 - 2004
Đất nước Miền Nam nước Việt tôi
Ba trăm năm sử đã lên ngôi
Viễn đông hòn ngọc luôn tô thắm
Nét đẹp Miền Nam mãi đắp bồi
Miền Nam trù phú rộng phì nhiêu
Bản chất người Nam thật đáng yêu
Lúa nắng cò bay chim mỏi cánh
Dân tình chan chứa mãi nâng niu
Miền Nam tôi đó dáng yêu kiều
Mỗi bước đi về mỗi mến yêu
Như Cửu Long giang hòa chín khúc
Sài Gòn-Lục Tỉnh tựa tranh thêu
Miền Nam tôi đó thật an lành
Như lúa mộng vàng dệt mạ xanh
Như mạ xanh non chờ lúa nắng
Như trăng chờ gió gió trăng thanh
Tôi thương nhớ lắm Miền Nam ơi
Nhớ nhịp cầu tre tiếng đệm lời
Nhớ nước đưa đò, đưa mái đẩy
Sông Tiền sông Hậu sóng đầy vơi
Tôi đâu có hát Miền Nam tôi
Tuyệt tác tình ca, ca hát rồi
Hòa tiếng cung đàn reo khúc nhạc
Như cau thêm thắm vị trầu vôi.
Cao Nguyên, Quê Hương Tôi
Tháng 7 - 2004
Quê hương tôi đó, ở Cao Nguyên
Núi thẳm rừng sâu thật diễm huyền
Suối vắng ven đồi reo róc rách
Đêm thanh gió lộng nhạc thần tiên
Mỗi sáng ra truông trồng tỉa chè
Xuống lên vốc nước cạnh lòng khe
Chiều về đon đả vai gùi gánh
Nếp sống bình yên sướng quá hè
Cao Nguyên như tóc mẹ bềnh bồng
Gió lộng Trường Sơn bạt Biển Đông
Những thuở thanh bình, thêu gấm ngọc
Những khi nguy biến, tựa như đồng
Tôi đã ra đi khắp mọi miền
Hỏi đâu đẹp nhất, ấy Cao Nguyên
Bởi tôi có mặt từ nơi ấy
Hơn nữa, ít hơn thua não phiền
Nhà tôi nho nhỏ cạnh lưng đồi
Có mẹ và em, hàng xóm thôi
Từ giã tôi đi từ thuở ấy
Nhưng tôi vẫn nhớ mãi trong đời
Quê tôi xa lắm, tận Cao Nguyên
Tóc mẹ bạc phơ trắng núi rừng
Tôi đã phiêu du đời viễn mộng
Nhưng tôi còn nhớ mãi Cao Nguyên.
Trung Du, Quê Hương Tôi
Tháng 7 - 2004
Quê hương tôi đó, ở Trung Du
Những Bản Làng chen sương khói mù
Nương rẩy ngô khoai đời ấp ủ
Núi rừng reo khúc nhạc thiên thu
Nhạc rừng khuya khoắt giữa Trung Du
Bếp lửa hồng bay vợn khói mù
Tình tự vấn vương hồng bếp lửa
Tình người theo gió lộng vi vu
Trung Du đẹp lắm quê hương tôi
Rừng thẳm lan xa quyện núi đồi
Có mấy nai vàng bên suối bạc
Ngẩn ngơ nhìn ngắm những xa xôi
Tôi ở Trung Du ai có e
Miền Xuôi, Miền Ngược, khác chi hè
Mỗi khi thoảng nhớ về đâu đó
Thì nhớ Trung Du lắm đó nghe
Ai về thăm lại xứ Trung Du
Nhắn gởi giùm tôi, cho dẫu dù
Lãng bạc trường đời phơi gió bụi
Nhưng tôi còn nhớ mãi Trung Du
Tôi sống Trung Du thuở ấu thơ
Ra đi từ đó đến bây giờ
Lâu lâu một chuyến về thăm vội
Ôm mộng cuối đời, tôi vẫn mơ.
Đảo, Hòn xa vắng đó, Quê Tôi
Tháng 7 - 2004
Ở Hòn, ở Đảo, đó quê tôi
Biển nước mênh mông lượn sóng nhồi
Sóng nước hong đời hơi biển mặn
Nên tôi nói tiếng khác hơn người
Sớm mai đón nắng rạng vừng đông
Ánh nắng tỏa lan chiếu bụi hồng
Đưa bóng thiều quang soi biển nắng
Đảo Hòn xa hút giữa non sông
Người dân ở Đảo sống đơn sơ
Như nước tự nhiên vỗ bến bờ
Dù những lúc trời yên gió lặng
Đảo vẫn ôm Hòn sống biển mơ
Mấy bờ mấy bến một thuyền đưa
Đưa đẩy về đâu mấy cũng vừa
Sóng nước vặn mình đưa mái đẩy
Đảo đưa Hòn đẩy thấy thương chưa
Đảo xa Hòn vắng mỗi chiều về
Khép lại bến bờ sóng nhấp nhô
Chỉ có Hòn xa kêu Đảo vắng
Vang vang tiếng sóng vỗ muôn bề
Ai về thăm lại Đảo, Hòn xa
Quê cũ tình xưa vẫn đậm đà
Dù đã xa rồi tôi vẫn nhớ
Như Hòn nhớ Đảo, nhớ tình ta.
Tôi Là Người Du Thủ, Em Ơi !
Tháng 7 - 2004
Thương ai đó, như con còng già bỏ tổ
Thương ai kia, ở trên cao còn sợ nước triều dâng
Sao không vạch từng kẽ phong trần
Như huyễn tượng thì còn chi cát bụi
Cát bụi nào đeo tôi, con người du thủ
Gió sương nào vùi lấp bãi phù sa
Cỡi phù vân tìm lại bóng hồn ma
Nương bèo bọt viếng thăm trời biển rộng
Đeo ước vọng leo lên đồi vỡ mộng
Mang không gian nhồi nhét cõi hư vô
Thương người điên dẫn dắt kẻ điên rồ
Thương người mù tìm đường soi bóng tối
Không chỗ đến thì cần chi vẽ lối
Không chỗ đi sao lại hỏi đường về
Sao mơ màng tìm hiện thật trong mê
Giọt mưa nhỏ còn đâu bong bóng nước
Tôi lặn lội tìm em muôn kiếp trước
Tôi những trông, chờ đợi vạn kiếp sau
Em thầm trách tôi, nét mặt rầu rầu
Nhìn vóc dáng tôi lang thang phiêu bạt
Tôi thoáng nhìn em, vô cùng kinh ngạc
Tôi mãi tìm em từ thuở ban sơ
Em không lìa tôi từng phút từng giờ
Em ở đó, vậy mà tôi đi tìm còn, mất
Nhận ra rồi, em tôi ca hát
Nhưng, tôi là người du thủ, em ơi !!!
Hoa Đàm Một Đóa
Tháng 7 - 2004
An Cư Kiết Hạ trụ thân tâm
Giới định huệ tu, thệ thậm thâm
Phản bổn hoàn nguyên, tri diện mục
Pháp thân vô tướng, phổ châu viên
Từ ngày Đức Phật chế An Cư
Ba tháng mỗi năm, cứ thế, ừ !
Trường Hạ tạo thành qui thất chúng
Ngày đêm sáu khắc nguyện đồng tu
Nếp sống thiền môn tỏa Đạo Vàng
Nguyện cho Đạo Pháp mãi huy hoàng
Nguyện cho muôn loại thôi đau khổ
Đồng nhiếp hồi qui, báo Phật Ân
An Cư tu tập thật nghiêm minh
Tự kiến thân tâm, độc kiến hình
Quy nhất thể, đồng chơn tự kiến
Hằng sa pháp giới nhất chi linh
Tử sinh trầm đắm xưa nay rồi
Lục đạo luân hồi chỉ thế thôi
Hãy nguyện bước lên Đường Tứ Thánh
Pháp thân vi diệu tự tô bồi
Chúng sinh triền phược lắm người ơi
Ngưỡng cửa từ bi đẹp tuyệt vời
Hãy nguyện quay về nương ánh đạo
Hoa Đàm Một đóa Mãi Xinh Tươi
Châu Viên Một Đóa Tinh Anh
Tháng 7 - 2004
An Cư Kiết Hạ,
Đức Phật đã chế từ xưa đâu có lạ
Tăng Đoàn câu hội, thất chúng đồng tu
Con đường tu, không lẽ chỉ tu mù
Tu mà không học thì làm sao tu được ?
Đường sinh tử đã mang nhiều uế trược
Nghiệp chúng sinh, vốn triền phược trầm luân
Mỗi vào ra, đày đọa biết bao lần
Không tỉnh ngộ, quay đầu, chi cho khổ !!!
An Cư Kiết Hạ,
Đức Phật đã chế ra từ độ
Chuyển pháp luân vi diệu tại Vườn Nai
Đến hôm nay, hai mươi sáu thế kỷ dặm dài
Thuyền bát nhã, tam thừa đăng bỉ ngạn
Ánh đạo huy hoàng
Muôn đời tỏa rạng
Đệ tử hàng hàng
Theo Bóng Từ Quang
Thượng cầu Phật Đạo
Hạ hóa cưu mang
Đó mới là bản hoài của ba đời mười phương Chư Phật
An Cư Kiết Hạ,
Vạn vật duy tâm
Vạn pháp quy nhất
Ta hỏi người nghe :
Một là tất cả
Tất cả là một
Thấu triệt, nhận chân, cho cùng, cho tột !
Quy nhất là một
Vậy thì, Một sẽ đi về đâu ???
Núi cao gối tựa kê đầu
Cùng ngưu hòa thể, kiếm trâu làm gì ?
Ánh trăng đã thấy, hỏi chi !
Nhìn tay, lại hỏi : đến - đi, gậy nầy !!!
Đạo mầu, không đó không đây
Pháp thân tự thể, không nầy không kia
Còn không ? Một giọt sương khuya
Còn không ? Một tiếng chuông, lìa điểm canh
An Cư Kiết Hạ trong lành
Châu Viên Một Đóa Tinh Anh, Mỉm Cười
Vô thường nhân ảnh, kê đầu đểm canh
Mười phương thế giới ba ngàn
Đồng thanh ca ngợi Đạo Vàng thiêng liêng
Chúng sanh ba cõi mọi miền
Đồng thanh quy hướng cửa thiền tiến tu
Nguyện lìa sinh tử mịt mù
Nguyện xa biển khổ ngục tù trầm luân
Nguyện về nương Phật Pháp Thân
Nguyện soi đuốc tuệ sáng ngần Từ quang
Phật Thân bảo tọa Kim cang
Phật đăng thường chiếu Đạo vàng rạng soi
Soi cho sáng tỏa muôn loài
Soi cho muôn loại tìm nơi Đào vàng
Chúng con đệ tử hai hàng
An cư, câu hội, bảo ban, tu hành
Đạo Trường thanh tịnh an lành
Một đêm Trà Đạo rồi đành chia tay
Chỉ còn có một đêm nay
Thời gian đã điểm tháng ngày trôi qua
Xa gần rồi lại gần xa
Một đêm nay nữa, Thiền Trà thân thương
Ngày mai rồi sẽ lên đường
Mỗi người mỗi ngả về phương của mình
Nhưng kìa Đạo vị thâm tình
Keo sơn Pháp Lữ, bóng hình nào quên
Trên, Ơn Phật Tổ đáp đền
Dưới, cùng dìu dắt, vượt ghềnh qua sông
Giã từ, còn đó nhớ trông
Một Mùa Hạ nữa, vun trồng năm sau
Thanh lương Đạo lý nhiệm mầu
Vô Thường Nhân Ảnh, Kê Đầu Điểm Canh.
Tháng 7 – 2004
TNT Mặc Giang
Vào Cửa Tử, Tìm Về Cõi Chết !
Tháng 7 - 2004
Vào cửa tử tôi tìm về cõi chết
Của chính tôi từ nhiều kiếp xa xưa
Có thấy gì đâu những nét nhạt nhòa
Mờ dấu tích trên đồi cây ngọn cỏ
Đi trong nghĩa trang, chợt nhìn nấm mộ
Nắp quan tài vỡ một lỗ tan hoang
Nhìn vào trong, tôi rún rẩy bàng hoàng
Một đầu lâu với đống xương khô vụn vỡ
Vắng ngắt, lạnh tanh, cơ hồ man rợ
Lắng tai nghe không một tiếng thì thầm
Dõi mắt nhìn, hun hút lặng câm
Hài cốt đó mà hồn đâu khuất bóng
Trên chiếc lá, giọt sương khuya còn đọng
Ánh nắng lên làm tan biến vô tình
Sương sa nào còn óng ánh lung linh
Đêm xuống lạnh tôi thấy mình ướt áo
Ôm mông lung suốt đêm dài diễm ảo
Ngấn sương này có phải của đêm qua
Độ ẩm bừng lên khẽ bảo thế à !
Tôi không hỏi sợ sương mờ ngấn lệ
Quay gót trở về bên ngôi cổ mộ
Tấm mộ bia đã biến mất họ tên
Trên cành cây có một cánh chim khuyên
Cất tiếng gọi hồi luân, nhìn tôi đó
Tôi muốn hỏi chim đôi lời cho rõ
Chim buồn đáp rằng việc đó không xong
Một kiếp này thôi chồng chất nặng hoằng
Mang hai kiếp thì làm sao trọn được
Nấm mộ kia, một thời nào kiếp trước
Nắm xương tàn còn sót lại phôi phai
Tôi chưa kịp buông lên tiếng thở dài
Chim vỗ cánh nhìn tôi, bay đi mất
Bước trần gian đợi chờ nhiều cung bậc
Giã từ nghe, nấm mộ của tôi xưa
Cuộc tử sinh còn chơi mãi chưa vừa
Tôi tiếp tục hành trình trong ba cõi.