- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - Số 24
(Từ bài số 231 đến số 240)
31 Bài thơ mười một : Gởi riêng nhà 231
32 Bài thơ mười hai : Thăm lại trường xưa 232
33 Bài thơ mười ba : Thăm người nghèo 233
34 Bài thơ mười bốn : Gởi người phế nhân 234
35 Bài thơ 15 : Gởi miền nước mặn đồng chua 235
36 Bài thơ 16 : Gởi người ở vùng cao 236
37 Bài thơ 17 : Thăm người mua bán ve chai 237
38 Bài thơ 18 : Thăm chị bán hàng rong 238
39 Bài thơ 19 : Thăm giới doanh thương 239
40 Bài thơ 20 : Tôi gởi thơ tôi 240
Bài Thơ Mười Một : Gởi Riêng Nhà
Tháng 12-2004
Bài thơ mười một gởi riêng nhà
Tôi sẽ hỏi thăm hết cả nhà
Trước hết, xin hỏi ba hỏi mẹ
Rồi sau, mới hỏi đến gần xa
Ba đã già rồi, có khỏe không
Mẹ đeo tuổi hạc, đá đeo bông
Đến nay ốm yếu còn chi nữa
Trông được ngày nào thì cứ trông
Tóc bạc của ba nhuộm gió sương
Còn kia, tóc trắng, mẹ sầu thương
Trắng treo đủng đỉnh chòm mây bạc
Hết cả cuộc đời, bỡi cháu con
Anh đã làm gì để thế ba
Quyền huynh thế phụ ấy là nhà
Anh tay cầm lái em chèo chống
Mới xứng là anh của cả nhà
Còn chị làm gì hỡ chị ơi
Hai vai liễu yếu gánh hai nơi
Bên này đã nặng, bên kia nữa
Như mẹ bây giờ đó, chị ơi !
Và còn em nữa phải không em
Đừng ỷ làm em mà ẽm èm
Anh chị đi đầu nên vất vả
Làm em phải hiểu mới là em
Còn hàng xóm nữa còn bà con
Còn ý tương lân, cho vẹn toàn
Dù có ra sao ta vẫn nhớ
Ân tình nghĩa trọng tấm lòng son.
Bài Thơ Mười Hai : Thăm lại trường xưa
Tháng 12-2004
Bài mười hai gởi về trường cũ
Để nhớ ngày xưa dưới mái trường
Bạn bè khi ấy còn đâu đó
Trường cũ đây rồi ai vấn vương
Ai về nhớ lại mái trường xưa
Hai buổi sớm chiều dẫu nắng mưa
Nhưng ít mấy khi ta vắng mặt
Học trò hiếu học dễ thương chưa
Trường xưa lối cũ đã đi qua
Ai đứng buồn trông những xót xa
Năm tháng tàn phai, mờ dấu tích
Phất phơ chiếc lá cuốn la đà
Ngày đó, ai chầm chậm bước đi
Cho ai nhanh bước cứ đi đi
Và ai, ghi vết hằng, lưu dấu
Ghi lại đường đi, ghi những gì
Khi học, có người hay đến trước
Khi tan, có người lại về sau
Thời gian cứ thế trôi đi mãi
Nhưng để không gian gợn sắc màu
Học xong, kết thúc, phải chia tay
Thuở ấy, nào ai nghĩ, có ngày
Sẽ đến trường xưa nhìn lối cũ
Chìm trong dĩ vãng, thấy hay hay !!!
Bài Thơ Mười Ba : Thăm Người Nghèo
Tháng 12-2004
Bài thứ mười ba thăm giới nghèo
Cái nghèo đeo đẳng mãi đeo theo
Tháng năm thỉnh thoảng chưa qua ngặt
Thì hỏi làm chi thoát cái nghèo
Vốn nghèo nên sống chẳng ra chi
Thiếu trước hụt sau, khổ nó đì
Thẩm thấu cuộc đời nhiều bất hạnh
Cây sầu dần lớn với cây bi
Tôi đã nhìn qua thấy tận tường
Cái nghèo quay quắt khổ không lường
Nào cha nào mẹ nào con cháu
Vá víu từng ngày thật thảm thương
Mái tranh chừa lỗ, ngó ông trời
Vách lá chừa khe, đón gió chơi
Cơm cháy phơi khô, dành nấu cháo
Nhà không đóng cửa, chẳng ai dời
Tháng năm lui tới, không ai hỏi
Thấp thỏm lân la, chẳng ai mời
Đem bán cái nghèo, không ai gọi
Đem khoe cái thiếu, chẳng ai chơi
Cái nghèo cứ thế nó làm reo
Reo suốt một đời đến mốc meo
Đem ném chẳng rơi, quăng chẳng rớt
Biết đâu, lỡ chết, nó còn theo
Xin cảm ơn ai hiểu phận nghèo
Đời tôi tệ quá, bạt hơn bèo
Trông qua ngó lại, còn nghe quải
Khú đế như miêu, nó vẫn meo !!!
Bài Thơ Mười Bốn : Gởi Người Phế Nhân
Tháng 12-2004
Mười bốn, tôi xin gởi phế nhân
Làm sao như thế biết sao lần
Tôi xin han hỏi tình chân thật
Chia xẻ những người không vẹn thân
Người nói một thời thuở chiến chinh
Đạn bom đã cướp mất thân hình
Quê hương khói lửa đành cam phận
Cam cả nhân gian chẳng nhớ mình
Người thì lại nói lúc thời bình
Giá áo túi cơm, ũi đất, sình
Tấc đất tấc vàng ra trái thúi
Nổ đoành một cái kéo về dinh
Người thì tàn tật mới ra đời
Cha mẹ trông qua luống rụng rời
Nhưng đã là con ươm giọt máu
Nên ươm đến cả một đời thôi
Người thì tật bịnh phát sinh ra
Lúc trước cũng như ai ấy mà
Đâu biết hôm nay mang bịnh tật
Còn chi đâu nữa mà kêu ca
Có người lại bị bỡi thiên tai
Trần thế cớ chi chịu khổ dài
Ách nước tai trời sao tránh khỏi
Đến ai đành chịu, trách chi ai
Cuộc đời như thế, hỡ người ơi
Tiếng khóc lại chen lẫn tiếng cười
Thân thể nào ai mà biết được
Khi tàn, đành khổ đến tàn hơi
Ai có thương, đời sống phế nhân
Trần thân cho thấu những phong trần
Xót thương cơ cảm, còn thương xót
Cho những người mang kiếp phế nhân !!!
Bài Thơ Mười Lăm : Gởi Miền Nước Mặn Đồng Chua
Tháng 12-2004
Bài mười lăm gởi miền nước mặn
Quến đất phèn nhuộm cánh đồng chua
Bờ lau sậy vành đai lá chắn
Biển mênh mông sóng gợn gió lùa
Thăm miền đất nước của quê tôi
Nước mặn đồng chua thấm mặn môi
Ăn chắt mặc bền nên chất phác
Sống bình thường chẳng nghĩ xa xôi
Hai bên mây nước kéo hai bờ
Én liệng cò bay cá lững lờ
Đôi nẻo giao thoa mùi mặn ngọt
Khổ tuy nhiều đẹp cũng như mơ
Thủy triều lên xuống mỗi ngày đêm
Khi thấp khi cao mấp mé thềm
Dấu nước vỗ bờ, in vách đá
Nước sâu dần, vách đá chênh vênh
Mây nước mênh mông giữa đất trời
Bên bờ biển lộng sóng trùng khơi
Trăng treo lơ lửng chòm mây bạc
Sao ngủ lưng trời sao rụng rơi
Nước mặn đồng chua ngấm biển dâu
Ra vô cũng phải bước qua cầu
Ngược xuôi cũng có thuyền chèo chống
Hai nghiệp nông ngư đãi dãi dầu
Gởi về miền đất mặn tôi ơi
Nước ngọt phèn chua nên lợ lời
Nơi ấy, dân tôi đành phải sống
Một đời lam lũ sóng đầy vơi.
Bài Thơ Mười Sáu : Gởi Người Ở Vùng Cao
Tháng 12-2004
Bài thơ mười sáu gởi vùng cao
Đồi thấp núi cao gió rạt rào
Tiếng nói vượt trùng reo vắng ngắc
Rừng khuya gối mộng ngắm trăng sao
Trăng tròn mười sáu lại tròn trăng
Đồi núi rừng khuya đón chị hằng
Ca hát bập bùng reo ánh lửa
Êm đềm vui sống những đêm trăng
Nhà sàn dong dỏng cất ven rừng
Vừa mát ban ngày, phòng tối bưng
Theo dấu đánh hơi, loài dã thú
Lâm le đêm viếng, biết đâu chừng
Dân cư thưa thớt sống đơn sơ
Sáng quảy gùi đi, chiều vát vò
Điểm hẹn miền xuôi cùng đổi chác
Ngày ngày cứ thế chẳng âu lo
Rừng sâu, gió núi lộng xa xa
Lối nhỏ, đường đi, nẻo lại qua
Có những loài hoa bên cỏ dại
Hương thơm, nhụy thắm, sắc kiêu sa
Người ở trên cao sống đã lâu
Đã quen rừng núi lại quen màu
Nhìn trời, đủ biết mưa hay nắng
Biết thuận hòa và cả thuẫn mâu
Lòng dạ thẳng ngay, tâm tánh hiền
Chẳng chua chẳng ngót chẳng huyên thuyên
Nghĩ sao nói vậy lời chân thật
Như chim rừng lảnh lót tự nhiên.
Bài Thơ Mười Bảy : Thăm Người Mua Bán Ve Chai
Tháng 12-2004
Gởi thăm những chị bán ve chai
Buôn bán ra sao có đủ xài
Còn có chút dư, thêm chút để
Ngày qua ngày lại đến ngày mai
Cứ gọi là nghề cho dễ coi
Khi buôn nước mắt bán mồ hôi
Đó đây đi khắp trong thiên hạ
Có chuyến còn may, chuyến mất toi
Bán buôn đủ mọi thứ trên đời
Xoong, chảo, nồi, niêu, chén, bát, môi
Nhôm, bạc, thau, chì, đồng, kẽm, sắt
Và thêm lông vịt nữa, ôi thôi !
Có chuyến đi gần, có chuyến xa
Xe đò, xe lửa, đến xe tha
Ngắn năm ba bữa, dài tuần lễ
Khỏe khoắn gì đâu, mệt thấy bà
Có khi kiếm được, có khi không
Chọn lựa chẳng cho, họ đổ đồng
Hốt đại đem về, rồi chất đống
Còn chi lời lỗ, vốn đi đoong
Kiếm cơm kiếm gạo được là may
Có bữa gặp cò, phủi trắng tay
Ấm ức về nhà, buồn thúi ruột
Rồi năm ba bữa lại đi ngay
Đã bao năm rồi như thế đó
Tay trắng hoàn tay, tay trắng tay
Kiếm chác đôi đồng, tiêu, trả nợ
Ve chai lây lất, xót thương thay !!!
Bài Thơ Mười Tám : Thăm Chị Bán Hàng Rong
Tháng 12-2004
Hỏi thăm những chị bán hàng rong
Cuộc sống ra sao, có đỡ không
Buôn bán những gì trong đó chị
Mỗi một ngày, kiếm được khá không ?
Ngày ngày gồng gánh bán hàng rong
Những bữa nhanh tay, đỡ nhọc lòng
Đỡ bỏ công, hôm khuya, sớm tối
Nai lưng, tiền cắt, kiếm đôi đồng
Bán khoai, bán bắp, bán chè xôi
Bù lại, chế qua, đủ đắp bồi
Bữa nọ, bữa kia, thay đổi món
Dần dà, khách khứa cũng quen thôi
Chị gánh hàng rong đến cuối đường
Trời còn ngái ngủ mới tinh sương
Bước chân đon đả, đôi vai gánh
Thêm bớt kì kèo, đổ xót thương
Bán buôn, kiếm sống, tạm qua ngày
Hết bán rồi, thì lại trắng tay
Bán được ngày nào thì có sống
Còn không bán nữa, phải đong, vay
Cho nên đã trải mấy năm qua
Cho đến hôm nay tuổi đã già
Dậy sớm, thức khuya, đâu nổi nữa
Lâu lâu một gánh, mệt ui cha
Mua gánh bán bưng khổ một đời
Khi buông đòn gánh, chẳng còn hơi
Đồng vô, mở cửa, đồng ra sạch
Biết thế, nhưng làm sao, chị ơi !
Bài Thơ Mười Chín : Thăm Giới Doanh Thương
Tháng 12-2004
Bài thơ mười chín thăm doanh thương
Buôn bán, đương nhiên, đủ mọi đường
Nhưng sống có tiền, nhân có hậu
Cho thuyền đời chở những thanh lương
Nghề nào cũng trải những chua cay
Khổ trí, nhọc tâm, xẫm mặt mày
Đổ sức cần lao, còn nặng nhẹ
Nhưng mà cố sống được, là may
Không buôn, không bán, chẳng ai cho
Nhưng bán buôn thì phải đắn đo
Hơn thiệt, lỗ lời, sao phải phải
Muốn đa, tích tiểu, đừng ăn to
Tiếng làm người chủ, nói, nghe oai
Ai biết nai lưng đến cõm còi
Sớm tối bơ phờ, không thở nổi
Bạc tiền công sức, đếm đầy vơi
Người ta đã nghỉ tự đầu hôm
Mình thở không ra đến tối ồm
Vừa mới nửa khuya bừng thức dậy
Lại làm, lại tính, lại lom khom
Hỏi thăm cho biết những thâm tình
Biết sống ở đời, biết nhục vinh
Chẳng trọng, chẳng khinh, chẳng dối trá
Ai ai cũng khổ, phải riêng mình
Bước ra, có tiếng thưa ông chủ
Bước vô, chờ tiếng, để hỏi bà
Đừng để tiếng đời, khua uế xụ
Biết cho người và biết cho ta !!!
Bài Thơ Hai Mươi : Tôi Gởi Thơ Tôi !
Tháng 12-2004
Bài hai mươi, viết gởi thơ tôi
Thăm khắp trùng dương, thăm núi đồi
Thăm khắp nơi, hang cùng ngõ hẻm
Gởi cho đời, và gởi cho tôi
Thơ tôi, đem gởi ở trên ngàn
Lơ lửng cho mây kéo lang thang
Thăm thẳm cho sao mờ lấp lánh
Mênh mang cho nguyệt tỏa trăng vàng
Thơ tôi, đem gởi ở trên đồi
Cho núi lên non để ngó trời
Cho dốc lên đèo nhìn vũ trụ
Cho không gian hết những chơi vơi
Thơ tôi, đem gởi ở trên cao
Để gió lay lay, lá xạt xào
Để cát bụi tàn, thôi khởi động
Xuống trần gian hết những hư hao
Thơ tôi, đem gởi xuống đầm sâu
Để thấm bùn nhơ phủ ngập đầu
Để vượt tầng không vươn khỏi nước
Sợi thơ, vẫn óng ánh thiên thâu
Thơ tôi, đem gởi xuống dòng sông
Dù nổi trôi, mưa gió dập dồn
Dù có phiêu bồng ra biển cả
Làm cho thơ, ý đẹp khơi dòng
Thơ tôi, đem gởi xuống nương dâu
Hải biến điền tang nhuộm sắc màu
Lại có bờ lau bên cát bụi
Nên hồn thơ thấm những thương đau
Không đâu, tôi có gởi đi không
Nếu có thì thơ chẳng có dòng
Còn nếu không, thì thơ chẳng có
Nên hồn thơ cứ mãi đi rong !!!