- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - Số 25
(Từ bài số 241 đến số 250)
41 Xin chắp tay, cho hận thù chấm dứt ! 241
42 Xin chắp tay, cho hòa bình trở lại ! 242
43 Âm vang Hồn Tử Sĩ ! 243
44 Đổ thành Chuyện, Ngày xưa Ngày xửa ! 244
45 Những nấm mồ không tên tuổi ! 245
46 Không biết sống, nghĩa là Xuân Đã Chết ! 246
47 Tìm sự sống nhưng đi vào Cõi Chết ! 247
48 Tôi nhắm mắt, thu mình căn gác nhỏ ! 248
49 Đất Trời sao lắm phũ phàng ! 249
50 Tiếng gõ của thời gian 250
Xin Chắp Tay, Cho Hận Thù Chấm Dứt !
Tháng 12-2004
Xin chắp tay, cho hận thù chấm dứt !
Đừng gieo chi cái chết đến dân lành
Sống phập phồng trong cái sống mong manh
Không biết phút giây nào banh thây ngã gục
Xin chắp tay, cho bạo tàn thủ thúc !
Đừng gieo chi những kinh khiếp hãi hùng
Ngấn lệ nào không ray rứt dây rung
Sao không động một chút tâm thương hại
Xin chắp tay, cho khủng bố dừng lại !
Đừng gieo chi những cái chết vô tình
Có làm được gì, đổ nát điêu linh
Một xã hội lạnh tanh như cõi chết
Xin chắp tay, cho hờn căm rửa hết !
Hãy lắng nghe tiếng nói của khóc thương
Hãy lắng nghe tiếng nói của thê lương
Giữa người sống và những người nằm xuống
Xin chắp tay, khơi máu hồng đến muộn !
Vẫn còn hơn máu lạnh phủ tanh hôi
Bao đau thương, bao thống khổ nhiều rồi
Sao không thấu những điêu tàn, quạnh quẽ
Xin chắp tay, dung tình cho những kẻ !
Đã rắp tâm làm cay xé con người
Đã rắp tâm giết chết những nụ cười
Của trái tim, của tình thương và đồng loại
Mấy chục năm rồi, còn chi để nói
Hận thù nào, đã mang lại cho ai
Khủng bố nào, mở cửa được ngày mai
Mà chỉ lẫn lộn hai đường : là người hay dã thú
Mấy chục năm rồi, còn chi chưa đủ
Khủng bố chỉ là ác quỷ rữa thối tha
Khủng bố chỉ là hình nộm đội thây ma
Cứ thử hỏi :
Người dân của các ngươi, có đồng tình không đã
Nếu đồng tình, lại càng thêm quái lạ
Nếu không đồng tình, hãy dừng lại ngay đi
Đừng dã tâm đeo mặt nạ cuồng si
Khi nhân loại không có ai chấp nhận
Lưng đeo Thánh lận
Tay toát thanh gươm
Cú vọ lườm lườm
Nhe nanh cuồng bạo
Xin hãy hồi tâm, bỏ giáo
Chắp tay, quỳ dưới Thánh Đường
Xá tội, hoàn lương
Lên đường phục thiện.
Xin Chắp Tay, Cho Hòa Bình Trở Lại !
Tháng 12-2004
Xin chắp tay, cho hòa bình trở lại
Đừng gieo chi những tranh chấp hận thù
Đừng gieo chi những tang tóc mịt mù
Đừng hiếp đáp, gây ra nhiều oan ức
Xin chắp tay, cho chiến tranh chấm dứt
Cho con người tránh khỏi cảnh đao binh
Không còn nghe đạn bom, chết chóc, điêu linh
Thắng hay bại, những trò chơi khói lửa
Xin chắp tay, cho an bình mở cửa
Là con người, ai cũng muốn bình an
Chứ không ai, lại muốn cảnh lầm than
Vậy mà sao chẳng thời nào có được ?
Xin chắp tay, cho hòa chung nguyện ước
Tay đan tay, cho cuộc sống thái hòa
Tâm đan tâm, cho lòng nở bông hoa
Ánh bình minh xóa đêm mờ tăm tối
Xin chắp tay, cho tình thương mở lối
Cho con người đồng vọng nói tin yêu
Cho hoàng hôn còn đẹp cảnh những chiều
Cho nhân loại cùng đắp xây sự sống
Xin chắp tay, cùng nêu cao ước vọng
Nhân loại từ nay, sẽ chấm dứt chiến tranh
Thế giới từ nay, sẽ được sống an lành
Không còn nữa đạn bom, đổ tài nguyên, đua vũ khí
Tài nguyên đó, xây cho đời ý vị
Đắp những điêu tàn, vá những đổ nát đau thương
Hàn những vỡ toang, gắn những tang tóc thê lương
Chinh chiến xưa nay, khi kết thúc
Để lại biết bao nhiêu tàn dư tệ hại
Xin chắp tay, cho tình người nối lại
Xin chắp tay, cho nhân loại gần nhau
Xin chắp tay, cho thế giới hết thương đau
Vì những tranh chấp uy quyền
Hay vì những bạo tàn thù hận.
Âm Vang Hồn Tử Sĩ !
Tháng 12-2004
Một buổi chiều, tôi viếng thăm nghĩa trang quân đội
Từ nghĩa trang, tôi thấy mặt mũi khắp mọi chiến trường
Từ nghĩa trang, tôi thấy trên mọi vùng đất quê hương
Nơi đâu cũng có cảnh chiến chinh
Nơi đâu cũng có người gục ngã
Một buổi chiều, tôi vẳng nghe hương hồn tượng đá
Nên biết được anh, qua hình ảnh mộ bia
Từ cuộc chiến nào, anh đã vội xa lìa
Bỏ bè bạn, bỏ những người thân yêu ở lại
Anh ra đi, vì một lằn đạn xuyên qua, tê tái
Nên anh đi, cùng những đồng đội đã hy sinh
Anh đi về một cõi âm linh
Gát tay súng, giã từ vũ khí
Từng hàng mộ bia, quên dần thế kỷ
Bỗng tôi nghe những âm vọng lạnh lùng
Anh nằm xuống, đời anh đã cáo chung
Đất ôm thân anh, một dấu nét rêu mờ chiến sử
Thịt xương nào, phơi chiến hào, chiến sự
Đạn bom nào, xuyên nát ruột, nát gan
Anh nằm yên khi cuộc chiến chưa tàn
Cho đến khi kết thúc, thêm bao người ngã gục
Nghĩa trang quân đội !
Tàn tích chiến tranh !
Ai vinh danh ?
Ai vinh nhục ?
Anh là thân trai, theo tiếng gọi quê hương
Anh là nam nhi, theo tiếng gọi lên đường
Tổ quốc lâm nguy, anh ra đầu chiến tuyến
Cờ bay, khói quyện
Anh nằm xuống, cho quê hương, chứ không phải cho ai
Tôi đến thăm anh, nghe tiếng nói tuyền đài
Hồn tử sĩ vi vu
Theo hồn thiêng dân tộc
Thịt da anh, trả về cho đất
Máu xương anh, trả lại núi sông
Tôi đến thăm anh
Một buổi chiều hè mà sao giống chiều đông
Trong lành lạnh tâm can
Trong tro bụi điêu tàn
Còn lại nét âm vang, hồn tử sĩ !
Đổ Thành Chuyện Ngày Xửa Ngày Xưa !
Tháng 12-2004
Ai cũng nghe, ít nhiều về cổ tích
Ở nơi đây, xin nhắc chuyện thạch sùng
Tin hay không từ câu chuyện mông lung
Nhưng ai không nghe, tiếng thằn lằn chắt lưỡi ???
Ngồi đâu đó những phút giây rã rượi
Chỉ một mình mình, lạc ngõ cô liêu
Biết đâu, ta sẽ đồng vọng tiếng kêu
Như tiếng thạch sùng, một thuở nào, tiếc nuối !
Tội không, hỡi con thạch sùng mê muội
Nếu chuyện kia là sự thật hiển bày
Để nhà ngươi mãi chắt lưỡi đêm ngày
Tiếc những gì chưa vẹn toàn kiếp trước ?
Này nhé, ta xin chỉ cho ngươi một chước
Nếu hài lòng, ngươi sẽ tự an vui
Có nghe không mà ngươi có vẻ ngậm ngùi
Còn ngậm ngùi, là lòng ngươi chưa thỏa !
Kìa ! Hãy nhìn ngọn đèn kia đang tỏa
Ngươi sống theo ngươi, mà ta sống theo ta
Ngày hôm nay, không phải của hôm qua
Cái đang có, nhưng ngày mai sẽ mất
Mất, không có nghĩa là còn mất
Mà mất nghĩa là, sự đời của chung, không phải của riêng ta
Cho nên khi sống, tạm gọi là nhà
Mà lúc chết, thì ta không còn nữa
Mỗi một kiếp trong một đời chuyên chở
Cứ sống đi, cho trọn, thế là xong
Như ngươi hôm nay, sống được cũng khó lòng
Còn tiếc gì kiếp trước, mà nằm kia chắt lưỡi !!!
Lửa hồng ấm sưởi
Thẩm thấu tâm can
Dù có âm vang
Tiếng kêu như thế
Chứ thạch sùng, đâu tiếc gì, kể lể
Đó chỉ là chuyện cổ tích mà thôi
Để lý giải cho qua, đủ mọi thứ trên đời
Đổ thành chuyện ngày xưa, ngày xửa !!!
Những Nấm Mồ Không Tên Tuổi !
Tháng 12-2004
Tôi chợt thấy giữa rừng già tiết đọng
Nấm mộ không tên, chôn đã bao lâu
Và chỉ vùi chôn, lấp vội, không sâu
Nên mưa gió đã xói mòn, ló dạng !
Trên tấm áo bị thủng nhiều vết đạn
Có lẽ người này chết không được yên lành
Khi quê hương mịt mù khói lửa chiến tranh
Bom nổ, đạn bay, vô tình xuyên phá
Chiến tranh nào, không trả giá !
Bom đạn nào, không nổ vang !
Khói lửa nào, không điêu tàn !
Thịt xương nào, không tan nát !
Người nằm đó, phong sương mờ gió cát
Hồn phiêu du, lạc lõng bụi mù bay
Cùng những hồn đơn vất vưởng đêm ngày
Chết và vùi lấp, không ai hay biết
Những nấm mồ hoang, kể sao cho xiết
Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu
Từ đồi cao, cho đến hố thẳm, đồng sâu
Chết và lấp vội, lạnh lùng trong khói lửa
Chinh chiến dài, đằng đẵng, còn chi nữa
Nên biết bao người, lấp vội, không tên
Theo thời gian đi vào thế giới lãng quên
Những người thân bặt âm, nên cho rằng mất tích
Có những đêm cô tịch
Chợt nhớ nấm mồ hoang
Lòng thổn thức bàng hoàng
Xin chắp tay khấn nguyện
Người chết âm thầm, không họ không tên, không thân không quyến
Người chết lạnh lùng, chôn vội chôn vàng, không khói không hương
Hồn bơ vơ, lưu lạc chốn thê lương
Đếm cây cỏ bên rừng hoang quạnh quẽ
Quê hương mình biết bao nhiêu những kẻ
Chết nghẹn ngào, và lấp vội ai hay
Uï đất kia, ai biết được đêm ngày
Dần tan biến một hình hài cát bụi
Người chết đi, biết gì không, tiếc nuối
Người chết đi, biết gì không, kêu thương
Nhưng nơi đây, hồn ai đó vấn vương ?
Phảng phất mãi những nấm mồ không tên tuổi !!!
Không biết sống, nghĩa là Xuân Đã Chết !
Tháng 12-2004
Không ai chờ mà sao xuân vẫn đến
Không ai tiễn mà sao xuân vẫn đi
Thử nhìn xem xuân có nghĩa là gì
Cho xuân đến, xuân đi, xuân tàn, xuân rụng
Trong ước vọng có nghĩa là xuân mộng
Trong tin yêu có nghĩa là xuân mơ
Trong xa xôi có nghĩa là xuân chờ
Trong ngóng trông có nghĩa là xuân đợi
Xuân đang đến cho người người khoe áo mới
Xuân đang về cho ai ai cũng dấu nụ cười khô
Cho cỏ cây, hoa lá đồng hẹn bao giờ
Cùng rực rỡ, khoe muôn màu muôn sắc
Cùng nhau đón khi xuân đang có mặt
Cùng nhau vui khi có sẵn xuân về
Cùng nhau mừng cho ước vẹn xuân thề
Cùng nhau chúc cho thềm xuân tươi đẹp
Thời gian hỡi, lòng xuân đâu có hẹp
Không gian ơi, nụ xuân đâu có tàn
Mỗi một mùa khi tuần tự băng ngang
Thì xuân đến, và xuân còn mãi mãi
Xuân còn đó, xuân đi, xuân trở lại
Cho lá hoa thay màu mới đeo cành
Cho khung trời cùng vần vũ tươi xanh
Cho nhân thế niềm tin yêu hy vọng
Xuân đang đến, gió xuân về lồng lộng
Xuân đang đi, mang hương sắc phai tàn
Cho muôn loài cùng sống cõi trần gian
Biết trân quý, ươm mầm cho nhựa sống
Xuân là xuân, cho thềm xuân hoa mộng
Xuân là xuân, cho xuân thắm hoa cười
Xuân là xuân, cho xuân của mọi người
Không biết sống, nghĩa là xuân đã chết !
Tìm sự sống, nhưng đi vào cõi chết !
Tháng 12-2004
Người đã chết trên núi thẳm
Người đã chết giữa rừng sâu
Người đã chết ở ven đồi
Người đã chết tận xa xôi
Người đã chết giữa đại dương
Người đã chết dưới biển đông
Người đã chết bỡi chìm xuồng
Người đã chết bỡi bàn tay hải tặc
Tìm đường sống, sao con đường quá đắt
Không những trả bằng bạc tiền
Mà trả bằng cả tánh mạng, hy sinh
Chốn ngàn xa, mờ hương khói lung linh
Hồn câm lặng, giữa mù khơi bát ngát
Dòng thời gian là lâu đài sương bạc
Bến không gian là dinh thự rêu xanh
Đã chìm sâu những tiếng nất, không đành
Tìm sự sống nhưng đi vào cõi chết
Chết dã man, chết lạnh lùng, không dấu vết
Biển há mồm, rừng nuốt trửng, bặt thinh âm
Hàng trăm người, hàng ngàn người, nín âm thầm
Biển với rừng, bắt hai nhịp hắt hiu, làn gió hú
Tôi vẫn nhớ chuyện đã qua, dù đã cũ
Chuyện mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm
Và mờ xa, xa đến những xa xăm
Xa hơn nữa, những con người đã tan biến hình hài, bất hạnh !
Ngày vụt tắt, nghe tiếng chim gãy cánh
Đêm chìm sâu, nghe tiếng dế nỉ non
Ra đi, để rồi biệt tích, chẳng còn
Không một lời vĩnh biệt với người thân ở lại
Bóng đom đóm lập lòe trong đêm tối
Hiu hắt thành lời, ghi nét đau thương
Của người dân tôi, và của quê hương
Chết vào những năm nào, ai quên lãng !
Tôi nhắm mắt, thu mình căn gác nhỏ !
Tháng 12-2004
Tôi nhắm mắt, thu mình căn gác nhỏ !
Để nhìn trông những người sống hẩm hiu
Để nhìn trông những người gìn giữ chắt chiu
Mà cả cuộc đời vẫn nghèo cùng, túng thiếu
Tôi nằm yên, co mình trên manh chiếu
Để thấy những người đói lạnh thiếu ăn
Mò mẫm trên mảnh vườn đất đá cõi cằn
Lăn lóc mãi trong cô cùng ngõ tối
Tôi muốn nhìn bóng đèn mờ le lói
Để thấy những vùng heo hút âm u
Những bản, làng sương gió mịt mù
Sống lây lất như thời xưa hoang dại
Tôi muốn nhìn vào khoảng không tê tái
Để thấy những người xương xẩu bọc da
Thân thể tong teo, bụng chướng đẫy đà
Cùng nheo nhóc trong túp lều bé nhỏ
Tôi nhắm mắt để hình dung cho rõ
Những con người bất hạnh, đáng thương thay
Thế giới văn minh của thời đại hôm nay
Vẫn có nhiều nơi bần cùng, đói nghèo, thất học
Tôi nhắm mắt để nghe trong tiếng khóc
Của những con người mỏi mắt kêu thương
Của những con người trong cảnh thê lương
Thử đến đó, làm sao ta sống nổi
Tôi nhắm mắt và tôi không muốn nói
Bỡi, có làm được gì cho họ hơn đâu
Tôi chỉ xin chia, niềm an ủi thâm sâu
Đến những nơi tận cùng, của những người bất hạnh
Gió khuya về lành lạnh
Bóng tối vẫn chìm sâu
Xin bắc một nhịp cầu
Trên đường xa dịu vợi
Những vùng đói nghèo bao giờ thoát khỏi
Thống khổ cơ cùng, thiếu mặc thiếu ăn
Lòng xót xa còn kéo xuống nặng hoằng
Xin chia xẻ trong tình thương nhân loại.
Đất Trời sao lắm phũ phàng !
* Sáng tác để kêu gọi cứu trợ * 27-12-2004
Ngày hăm sáu, tháng mười hai, năm hai ngàn lẻ tư
Bốn ngày cuối năm, tính lại còn dư
Một cơn động đất dậy trời, dưới lòng biển cả
Động đất ngay trên đất liền, đã nhiều tai họa
Động đất dưới lòng biển cả, mới tá hỏa tam tinh
Biến thành trận hồng thủy, giận dữ cựa mình
Trào biển động, sóng phủ đầu, tràn ngập
Những vùng ven biển tơi bời, vùi dập
Từ một quốc gia, đến năm bảy quốc gia
Tiếng cứu người, tiếng cứu trợ, tiếng mất tích, khóc la
Tiếng chết chóc, tiếng kêu thương, tiếng kinh hoàng, bão thổi
Rồi gió mưa, rồi nghiêng ngửa, rồi cuốn chìm, trôi nổi
Rồi trào dâng, rồi tan nát, rồi nước xoáy, vỡ bờ
Những thắng cảnh, những phố phường ven biển, đẹp như mơ
Giờ như cơn ác mộng, hoành hành, đổ nát
Từ cơn chấn động trùng khơi xuất phát
Sóng thần dâng tràn ngập Sumatra, Thái Lan
Rồi Nam Dương, Mã Lai, Ấn Độ, Tích Lan
Đâu đâu cũng hoảng hốt, kinh hoàng
Đâu đâu cũng nổi trôi, nghiêng ngửa
Nước đổ trút thì còn chi nói nữa
Nước triều dâng thì đứng ngó, tới đâu
Cứ nhìn kia, nước cuốn, trút, phủ đầu
Ôi ngán ngẫm, hỡi những cơn hồng hồng thủy thủy
Biển giận dữ, bạo tàn hơn ác quỷ
Sóng thần lao, đói khát hơn ác ma
Không những nuốt con người
Mà còn nuốt cả phố sá, cửa nhà
Nuốt tất cả, cuốn trôi vào lòng biển cả
Nuốt không được, thì dập vùi tơi tả
Đổ nát tan tành, thúi rữa tợ thây ma
Trời hỡi trời ! Có nghe tiếng kêu la
Đất hỡi đất ! Khổ con người quá thế
Buồn trông cửa bể
Chỉ thoáng mấy hôm
Biển động căm hờn
Đất trời dậy sóng
Biển hỡi biển ! Hãy dừng cơn biển động
Triều hỡi triều ! Hãy ngưng sóng triều dâng
Con người quá đỗi phong trần
Đất trời quá đỗi, đến ngần thế sao
Thôi cơn sóng cả ba đào
Thôi cơn thịnh nộ, biết bao oán hờn
Còn gì nói nữa thiệt hơn
Tan hoang, đổ nát, sóng cồn đẩy đưa
Còn gì nói nữa nắng mưa
Nhân gian khốn khổ, hay chưa hỡ trời
Thương thay, vật đổi sao dời !
Thương thay, khốn khổ cuộc đời trần gian !
Đất trời sao lắm phũ phàng !!!
Tiếng Gõ Của Thời Gian !
Tháng 12-2004
Khi xuân đến cho ngàn cây xanh lá
Cây cỏ xinh tươi đâm lộc nẩy chồi
Đến lúc tàn khô, già úa thay ngôi
Vàng rơi rụng, vờn vờn bay lả chả
Khi xuân đến, muôn hoa thơm cỏ lạ
Nét mong manh, bừng nở nụ, đơm bông
Vàng đỏ trắng xanh lợt đậm ửng hồng
Rồi xuống sắc chỉ còn màu sậm tím
Khi xuân đến, đua vờn, chim bay lượn
Tiếng líu lo, thay nhau hót, chuyền cành
Nắng hoen vàng cho mây trắng trời xanh
Chiều buông xuống, hoàng hôn, về tổ cũ
Khi xuân đến, nhân gian cùng nhắn nhủ
Cùng mừng vui, chờ mùa mới xuân sang
Rồi trôi theo chiếc bóng của thời gian
Tuổi trẻ đi qua, tuổi già chồng chất
Khi xuân đến, hỏi xuân còn hay mất
Xuân rằng xuân, xuân cứ đến, xuân đi
Tuổi già thêm, già thêm nữa, còn gì
Tay chống gậy, mắt mờ, nhìn lộc thọ
Rồi xuân đến, tai lờ, nghe không rõ
Xuân đến rồi, xuân đến nữa, phải không
Ta đã già như gỗ đá trỗ bông
Nghe xuân đến, như cây khô, lay gốc
Thế mới biết thời gian là điểm mốc
Ta biết rồi, tiếng gõ của thời gian
Mỗi mùa xuân, cứ như thế băng ngang
Xuân chưa đến, ta đã về nguồn cội !