- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - Số 26
(Từ bài số 251 đến số 260)
51 Sám Hồi Đầu 251
52 Còn gì nữa, người ơi ! 252
53 Dấu ấn năm thứ tư Thế Kỷ 253
54 Mừng Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 8 254
55 Con người phiêu bạt 255
56 Tung hoành trong trời đất 256
57. Thương không, con dã tràng se cát ! 257
58. Ai hiểu được, con rùa già rút cổ ! 258
59. Nhát gan như thỏ đế ! 259
60. Cảm thương Sư Cô Diệu Pháp 260
Sám Hồi Đầu !
Đệ tử chúng con ngay từ độ
Cõi huyền vi mở cửa sắc không
Đã đeo mang nghiệp dĩ chất chồng
Trôi lăn mãi sáu đường sinh tử
Vì ba độc không ngăn điều dữ
Vì ngã nhơn xa lánh điều lành
Nên mê mờ trí giác tinh anh
Trầm luân mãi đêm dài tăm tối
Đường thánh đức thênh thang không tới
Nẻo chúng sinh nghẽn lối lại về
Mãi hơn thua tranh chấp muôn bề
Gây oan nghiệt đọa đày gian khổ
Nay nhờ được đạo mầu tỏ ngộ
Ban Đức Từ hóa độ mười phương
Chúng con nương đạo lý chơn thường
Chắp tay nguyện trước đài Điều Ngự
Chúng con nguyện xa lìa đường dữ
Chúng con nguyện dứt nẻo vô minh
Đã từ lâu quên mất tánh linh
Xin sám hối hồi đầu bỉ ngạn
Chúng con nguyện đạo vàng tỏa rạng
Hoa Vô Ưu bừng nở nơi nơi
Hoa Từ Bi thơm ngát muôn đời
Cứu chúng sinh trong đường lục đạo
Bồ Tát nguyện, noi gương uyên áo
Bồ Tát hạnh, gìn giữ tinh chuyên
Vận Vô Tâm đi khắp mọi miền
Dụng Diệu Hữu hoằng khai Phật đạo
Chúng con nguyện Mười phương Tam Bảo
Nhủ thùy từ phổ chiếu an bang
Nhủ thâm ân chấn tích trùng quang
Đại Thánh Đức, từ bi gia hộ.
Còn Gì Nữa, Người Ơi !
Thơ Nhạc * 30-12-2004
(Viết để thương người đã chết và thương người còn sống)
Người bị chết, cuốn trôi
Người bị chết, chìm sâu
Người bị chết, đâu rồi
Người bị chết, ngoài khơi
Nhìn người chết, tối tăm
Nhìn người chết, bềnh bồng
Nhìn người chết, lạnh lùng
Nhìn người chết, thôi mong
Người người chết, nối theo
Người người chết, như bèo
Người người chết, chéo kèo
Người người chết, cong queo
Tôi hết thấy, và tôi không dám thấy
Tôi hết nghe, và tôi không dám nghe
Người nằm chết, rải như mè
Người nằm chết, chất xe xe
Động đất hỡi, kinh hoàng chi, thế đó
Sóng thần ơi, khủng khiếp chi, thế ni
Coi sự sống, chẳng ra gì
Coi cái chết, chẳng ra chi
Vậy mà, cả nhà tôi đã chết
Vậy mà, hàng ngàn người đã chết
Hàng chục ngàn người cũng đã chết
Chết trôi nổi, lều bều
Chết chất đống, cao nghều
Chết cuồn cuộn, cuốn theo
Sóng nhào tới, rồi bủa vây, cùng khắp
Cuốn ra khơi, rồi lại tấp, vô bờ
Sóng ụp tới, rồi phủ đầu, tràn ngập
Chết hết rồi, vùi đổ nát, xác xơ
Một cái hố, làm mồ, chôn tập thể
Chết rữa hình, ai nhận diện, người thân
Nhiều cái hố, làm mồ, đều như thế
Khóc dậy trời, ai cũng khóc, tiễn chân
Những thi thể, chất dài dài, đống đống
Xác thây người, túm từng bọc, ni lông
Xe ũi đất, xúc liên hồi, đổ xuống
Tay đeo găng, miệng bị mũi, đề phòng
Biển hỡi biển, còn gì không, biển rộng
Sóng hỡi sóng, còn gì không, sóng triều
Tôi còn sống, giữa đời, như ác mộng
Đi giữa đời, ôm tiếng khóc, cô liêu
Từng giờ, rồi từng giờ, đi tới
Từng ngày, rồi từng ngày, đi qua
Tôi hết hơi, đâu còn lên tiếng gọi
Trong mênh mông, tôi là kẻ không nhà
Tôi còn sống, một mình, sao tôi sống
Thôi từ nay, tôi còn lại, được gì
Tôi còn sống, một mình, như chiếc bóng
Thôi từ nay, còn gì nữa, người ơi !!!
Dấu Ấn, năm thứ tư Thế Kỷ !
Ngày 01-01-2005 * chuyến bay Brisbane-Melbourne
Ấn Độ dương, Ấn Độ dương đã trở thành dấu ấn
Dấu ấn của kinh hoàng
Dấu ấn của hoang tàn
Dấu ấn của bàng hoàng, ngơ ngác
Ấn Độ dương, Ấn Độ dương đã trở thành dấu ấn
Dấu ấn, cả thế giới chấn động
Dấu ấn, cả loài người chấn động
Vào năm thứ tư của thế kỷ hai mươi mốt năm nay
Một năm trước đó, cũng vào ngày này
Động đất tại Iran, đã thảm thương thay
Hơn năm mươi ngàn người, chôn vùi lòng đất
Thì hôm nay, hơn một trăm năm mươi ngàn người
Địa chấn biển sâu, biến thành sóng thần
Nuốt trửng, chết tươi, bầm dập, rồi tung, hất, vào bờ
Hàng hàng xác chết trồi trụt, nhấp nhô, tan nát, vật vờ
Người người tìm kiếm, sững sờ, nghẹn ngào, nín khóc
Ngày thứ nhất, còn hớt ha hớt hãi, chạy ngang chạy dọc
Ngày thứ hai, còn trừ trừ, cộng cộng, nghe ngóng, nắm tin
Ngày thứ ba, không còn biết nữa, ai người, ai ta, ai kẻ là mình
Những ngày sau đó, thì trầm ngâm và đẫn đờ, nhìn cái chết
Cứ nhìn lại những biến cố hãi hùng, gây ra cái chết
Dù nhân tai, thiên tai, bịnh dịch, hay một tai biến nào
Dù chiến tranh, động đất, núi lửa
Hay trên không, dưới đất, vùng thấp, vùng cao
Thì Ấn Độ dương năm nay
Là một trong những biến cố lớn nhất
Trong tích tắc ! Hàng trăm ngàn người, chôn vùi, cùng một lúc
Trong nháy mắt !
Cả làng, cả phố, cả phường, biến mất ngay
Trong khoảnh khắc !
Cả giòng, cả họ, chỉ còn lại một người sống sót, đắng cay
Quanh miền duyên hải nên thơ, biến thành tàn tích đọa đày
Những tưởng một cõi bình an, nào ngờ trần gian địa ngục
Biển trong xanh, đã trở thành biển đục
Biển muôn đời, trở thành dấu ấn ngàn thu
Biển trùng dương, trở thành trùng tử, ngất ngư
Coi tánh mạng con người, mong manh hơn bèo bọt
Trong cay đắng, để nghe : mềm trái ngọt !
Trong đau thương, để nghe : chín trái sầu !
Trong ê chề, để nghe : nát biển dâu !
Trong nước mắt, để nghe : tình nhân lọai !
Từ cõi chết, không cần chờ Tiếng Gọi
Từ cõi lòng, không cần đợi Tiếng Kêu
Con người ơi, ta hãy biết Thương Nhau
Thương cho thân phận nhỏ nhoi !
Thương cho kiếp sống lạc loài !
Chẳng có nghĩa gì, so với trần gian và vũ trụ !!!
Con Người Phiêu Bạt
Tháng 01-2005
Hận một kiếp bốn phương trời ngang dọc
Cả cuộc đời chưa thỏa mộng Nam Kha
Đèo vi vu tàn cát bụi sương pha
Đồi heo hút mờ phong trần bạc trắng
Biển thăm thẳm đùa trời xanh tĩnh lặng
Núi thâm u cợt huyền bí hoang vu
Bỗng ta nghe một tiếng vọng mịt mù
Làm tan vỡ khoảng chân không ngái ngủ
Vẽ thành bóng một con người du thủ
Cỡi rong rêu cùng vũ trụ đi hoang
Giữa khung trời vạch một nét đường ngang
Cuối góc biển chắn một lằn lối dọc
Bóng thời gian tan chiều dài điểm mốc
Bóng không gian vỡ cát bụi truy phong
Bầu trời xanh, đâu phải mãi xanh trong
Làn mây trắng, chưa pha màu tiết đọng
Nẻo phiêu du bung đôi tay chèo chống
Chốn xa mờ dẫm sỏi đá bước chân
Đầu đội trời hình theo bóng nương thân
Chân đạp đất một đời đi chưa đủ
Chốn hồng hoang cành mai còn điểm nụ
Bãi tiêu ma rơi hạt bụi chưa tan
Giữa đất trời cao rộng quá, thênh thang
Nên ta mãi là con người phiêu bạt.
Tung hoành trong trời đất
Tháng 01-2005
Biển lung linh chẳng bao giờ yên lặng
Nước lao chao nên đánh động vô tình
Rồi đẩy đưa, tiếp nối những âm thinh
Theo sóng vỗ, nước cuốn mình đi tới
Biển mênh mông, sóng trường giang khẽ gọi
Tiếng trùng khơi theo nhịp đẩy vô bờ
Khi lăn tăn biển lộng đẹp như mơ
Khi gầm thét sóng phủ đầu ngây dại
Biển vẫn thế, tự ngàn xưa hoang dại
Sóng vẫn thế, tự muôn thuở trào dâng
Nước vẫn thế, tự muôn kiếp bềnh bồng
Nên trời đất chẳng bao giờ yên động
Khi biển lặng là chuyển mình cựa sóng
Khi sóng yên là biển động đang chờ
Như mộng thì đã có sẵn trong mơ
Mà mơ thì đã nằm yên trong mộng
Biển mênh mông nên mây trời lồng lộng
Sóng nhấp nhô nên cuồn cuộn sóng triều
Cứ xuống lên và đập vỗ mai chiều
Khi vắng lặng khi trào tuông gầm thét
Biển lung linh như thêu tranh thủy mạc
Sóng lăn tăn như dệt nét đan thanh
Cuối thiên nhai vờn mây trắng bao quanh
Chân trời thấp vo tròn nơi góc biển
Thuyền phiêu du bóng đò ngang rẽ tuyến
Khách phong sương dong ruổi mộng hải hồ
Lướt sóng vô cùng bốn biển nhấp nhô
Cho phỉ sức tung hoành trong trời đất.
Thương không, con dã tràng se cát !
Tháng 01-2005
Thương không, kiếp con dã tràng se cát
Cả cuộc đời lặn hụp dưới biển đông
Đày gian lao, mà không vẫn hoàn không
Cơn sóng vỗ, phẳng lì, vô tích sự
Liền chui rút khi biển gầm giận dữ
Vội ngẩn đầu khi sóng vỗ chưa tan
Tiếp tục se dù bờ cát bẽ bàng
Bay tơi tả điêu tàn phơi gió bụi
Trời nắng gắt vẫn lao mình chúi mũi
Qua trận mưa công sức đã tan hoang
Vẫn lặng yên không một tiếng than van
Se, se mãi, một đời không mệt mỏi
Chiều buông xuống, đi về bên ngõ tối
Bỗng se mình, nghe tiếng gọi sao đêm
Tạo hóa gây chi bao cuộc đoạn trường
Cho tan tác mỗi phù sinh phải sống
Không thể chọn dù là giòng hay giống
Đếm làm sao vô số vạn sinh linh
Mỗi kẻ cùng lao, đâu phải riêng mình
Khi đã lỡ, dã tràng mang một kiếp
Người nhân thế nếu khơi lòng tội nghiệp
Người nhân gian nếu đánh động lương tâm
Đừng đày nhau cho những kẻ âm thầm
Miệng đã nhỏ lại còn kê thấp cổ
Ai không nghe giữa cuộc đời vụn vỡ
Thì nhìn kia cho thấu kiếp dã tràng
Và lại nhìn cho thấu cõi trần gian
Có gì đâu mà tranh giành đạp đổ
Sống đã thế huống chi chầu thiên cổ
Đâu đợi nằm, nấm mộ mới rêu xanh
Sống trơ trơ mà xô xát tan tành
Sao ngạo nghễ con dã tràng se cát
Con dã tràng cũng còn bên bờ cát
Ôm điêu tàn nói chuyện với trăng thâu
Ôm bờ lau nhìn sóng biển, cúi đầu
Vừa mấp mé đã vội vàng, dội ngược
Ai thương kiếp con dã tràng đi trước
Ai thương người hì hục nối theo sau
Cõi phù sinh nghe phù thế mà đau
Cùng huyễn hóa mà đày nhau chí tử.
Ai hiểu được con rùa già rút cổ !
Tháng 01-2005
Ai hiểu được con rùa già rút cổ
Lại sống đời dai dẳng đến ngàn năm
Gặm phong sương, nhấm tuế nguyệt hờn căm
Mu chai cứng, mai sần, da đóng vảy
Rút vào vỏ, đỡ đòn cơn tháu cáy
Thò đầu ra khi sự thế vắng yên
Ba chân bốn cẳng tháo chạy ngay liền
Rồi từng bước, sống đời cho trọn kiếp
Mâu với thuẫn, vốn xưa nay oan nghiệt
Thụt với thò, vậy mà sống mới hay
Thụt với thò, nên không nỡ ra tay
Biết co ro, đứng giữa đời, vô sự
Núp vào mu, như hậu phương, hùng cứ
Khép bờ mai, như chiến tuyến, nghinh thành
Vậy mà trong đời, bao kẻ hùng anh
Khi đụng tới, phải rùng mình, ngán ngẫm
Thân cục mịch, chịu ăn xôi, hứng đấm
Mà người đời lại ca ngợi tứ linh
Này rùa ơi, ngươi có hỏi lấy mình
Đã làm gì, mà được tôn thế ấy
Rùa ngoe ngoảy, dùng bốn chân đưa đẩy
Đầu thụt thò, rút cổ núp, nín khe
Chẳng ậm ừ, nằm bất động, im re
Ai cứ chết, vậy mà rùa vẫn sống
Thế nhân trào lộng
Thổi bóng thần quy
Trông thật lạ kỳ
Nào ai hiểu được
Chiều đến muộn, hoàng hôn chờ ngõ trước
Đêm chậm buông, bóng tối đợi cửa sau
Da mòn xương thấm thịt thau
Mu sần mai sụi đổi màu phong sương
Cuộc đời, ngẫm nghĩ mà thương !!!
Nhát gan như thỏ đế !
Tháng 01-2005
Hỡi những ai nhát gan như thỏ đế
Chưa thấy hình mà đã sợ bóng ma
Sống nhăn răng mà bảo vỡ tim ra
Chưa phong sương mà đã e trúng gió
Cứ bảo nhau nghe
Nhìn đời cho rõ
Biết người biết ta
Cùng sống trong đời
Thuyền ai to thì vùng vẫy biển khơi
Thuyền ta bé cứ vào ra sông nhỏ
Cuộc đời, ai không nhiều gian khó
Trường đời, ai lại chẳng đắng cay
Chưa phong trần, đừng vội phụ đôi tay
Chưa dong ruổi, sao bảo rằng chân yếu
Hãy nhìn nét mong manh trên cành liễu
Trải bốn mùa chống chõi với nắng mưa
Vẫn phất phơ giỡn mặt ngọn gió lùa
Vẫn phe phảy cười phong ba nghiệt ngã
Không dám mở những chân trời mới lạ
Cứ vào ra nơi ngõ tối hẩm hiu
Cứ than van như những cảnh chợ chiều
Nhìn người khổ, đã thấy mình phát quải
Chưa thử thời đã nghe mùi thất bại
Chưa thử thế đã bảo chẳng thành công
Nên cuộc đời đã vẽ sẵn số không
Đeo nhút nhát trèo trên lưng thỏ đế
Ta nói nhau nghe
Sống đời không dễ
Nhỏ to không kể
Chịu khó sẽ thành
Biết đâu, một ngày nọ, mới toanh
Đã có sẵn và đang chờ ta đó !!!
Cảm Thương Sư Cô Diệu Pháp
Đêm 16 tháng Chạp Giáp Thân.
Ngày 16 tháng Chạp năm Giáp Thân
Quay ngược về năm Giáp Tuất
Tin đi từ Tịnh Thất
Vắng bóng Sư Cô già
Tin đi khắp gần xa
Như trời mưa buổi sáng
Diệu Pháp tự tâm, khi vừng đông chưa tỏ rạng
Tìm về Chân Diệu, tĩnh tu niệm Phật tọa thiền
Có lẽ, Cô đi về một cõi an nhiên
Nằm rạp xuống, quay mặt về Tây, nhắm mắt
Bảy mươi hai tuổi, đi tìm ngõ tắt
Bán thế xuất gia, phó mặc cuộc đời
Bao năm trụ trì, cũng đủ tàn hơi
Còn có người sau, nên Cô cất bước
Cô thường nói : Già rồi, tĩnh tu, kiếm phước
Sức lực đâu còn gánh vác nổi mạng mạch Như Lai
Đâu dám nói, năm nọ năm kia, mà chỉ ngày một ngày hai
Con bòn mót chút tư lương, và xin hầu quí Thầy, là đủ
Bóng Phật Đà, còn đây lối cũ
Kể từ nay, bóng dáng Cô đâu
Đời người, vó ngựa bóng câu
Vô thường đã đến vọng cầu mà chi
Di Đà bổn nguyện từ bi
Lạc Bang ao báu Liên Trì trổ bông
Thất thập cổ lai, hai nữa còn không
Có thỉ có chung, mà cùng sao được
Con đường triền phược
Dốc nẻo gập ghềnh
Cô đi rồi, ai nhớ ai quên
Đường muôn hướng, mình Cô độc đạo
Sáu nẻo luân hồi
Máy huyền cơ xảo
Một kiếp phù sinh
Tự trả tự vay
Cho đến khi nhắm mắt buông tay
Thân tứ đại rêu mờ cát bụi
Công việc Cô ngày xưa cặm cụi
Xin cùng nhau tặng một cành hoa
Dù chỉ là một đóa hoa khô
Vẫn làm đẹp giữa rừng cây cỏ
Xin tiễn Cô, khói hương trầm lan tỏa
Vọng kinh cầu, theo tiếng mõ cầu kinh
Vọng chuông ngân cùng huyền ảo lung linh
Vô tâm niệm, bặt âm Chân-Diệu-Pháp
Một vòng hai Giáp
Thân-Tuất, là đây
Cô về, một cõi trời Tây
Chúng tôi ở lại đong đầy mến thương
Cô về, một cõi chơn thường
Chúng tôi ở lại, vô thường đi quanh
Trăng tròn mười sáu trăng thanh
Hoa Đàm điểm nụ trên cành Vô Ưu.