- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - Số 28
(Từ bài số 271 đến số 280)
71. Ba mươi năm rồi đó ! 271
72 Dòng thời gian, em có nghe ! 272
73 Nói thì dễ nhưng làm đâu có dễ ! 273
74 Nếu một mai có về thăm quê mẹ ! 274
75 Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng ! 275
76 Vô âm, cất tiếng thành lời ! 276
77 Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng ! 277
78 Mặt nạ cuộc đời ! 278
79 Bình minh chưa ló dạng ! 279
80 Tử Thần, đang ở đâu thế nhĩ ! 280
Ba mươi năm rồi đó !
Tháng 02-2005
Nước trôi dòng ba mươi năm rồi đó
Mười ngàn, chín trăm, năm mươi ngày
Còn tính ra thành phút với thành giây
Quả thật là quãng đường dài thăm thẳm
Nước trôi dòng ba mươi năm đằng đẵng
Biết bao đau thương, nước mắt, đắng cay
Biết bao chia tan, gian khổ, đọa đày
Khi nhớ lại, thật hãi hùng, kinh dị
Nước trôi dòng ba mươi năm rên rỉ
Bao nhiêu đổi thay, vật đổi, sao dời
Bao nhiêu điêu tàn, vùi dập, tả tơi
Khi quên lãng, khi dâng đầy nỗi nhớ
Nước trôi dòng ba mươi năm loang lở
Theo thời gian bao biến chuyển mất còn
Núi lên cao, cao thăm thẳm núi non
Sông xuống thấp, thấp sâu mờ biển cả
Ba mươi năm, ba mươi mùa rụng lá
Là bấy nhiêu mùa hạ trắng, đông tàn
Là bấy nhiêu mùa xuân nhớ, ly tan
Trăm phương gởi đàn cháu con nước Việt
Hoàng hôn xuống, mười ngàn chiều biền biệt
Bóng đêm về, vây phủ vạn bóng đêm
Lững lờ trôi vào quá khứ, lãng quên
Sông bến cũ gác đầu non, gọi nắng.
Dòng thời gian, em có nghe !
Tháng 02-2005
Dòng thời gian, em có nghe
Ba mươi năm, như nước chảy qua cầu
Non nước này, em có nghe
Ba mươi năm, như bãi biển nương dâu
Non kia, sương trắng phủ đầu
Nước này, bạc hếu rầu rầu tang thương
Ba mươi năm, lắm đoạn trường
Ba mươi năm, những ngấn sương đêm dài
Dòng thời gian, em có nghe
Ba mươi năm, hải giác thiên nhai
Quê hương mình, em có nghe
Ba mươi năm, vẫn miệt mài lầm than
Can qua, lòng dạ nát tan
Bước đi trên những điêu tàn đắng cay
Non kia, ai thấu nỗi này
Nước kia, ai hiểu tỏ bày thiệt hơn
Dòng thời gian, em có nghe
Ba mươi năm nước chảy đá mòn
Dân tộc mình, em có nghe
Ba mươi năm, vẫn sắc son không sờn
Dù cho nước chảy đá mòn
Nhưng non với nước vẫn còn ngàn năm
Dù cho ruột nát tơ tằm
Nước đi nhớ nước, non nằm nhớ non
Nước đi lại chảy về non
Non xanh đứng đợi chờ con nước về
“Nước non nặng một lời thề”
Non non nước nước chưa hề chia xa
Dòng thời gian, em có nghe
Ba mươi năm, đất nước ta
Quê hương mình, em có nghe
Bắc Nam Trung, vẫn là nhà Việt Nam
Chia lìa, ai nỡ, sao cam
Chiêu hồn, lệ sử, xóa tan, sao đành
Ba mươi năm, thời gian trôi nhanh
Mòn thế kỷ, đời người, đâu ngắn
Nước đi mãi vương mùi biển mặn
Non lên cao thấm vị sơn khê
Nước non nào có lỗi thề
Nước đi với nước, non về với non
Nước non nào có mất còn
Non non, nước nước sắt son muôn đời.
Nói thì dễ nhưng làm đâu có dễ !
Tháng 03-2005
Nói và làm, cả một trời cách biệt
Nói dễ nghe cũng đã khó lắm rồi
Nói mà làm được, càng khó nữa, ôi thôi
Nói thì dễ nhưng làm đâu có dễ !
Như, chí nam nhi vẫy vùng trong bốn bể
Như, nợ tang bồng, cùng trời đất dọc ngang
Như, nữ nhi công dung, ngôn hạnh, đảm đang
Hay, sống thánh thiện mới là người đạo đức
Mỗi một điểm làm thước đo lằn mức
Như tấm gương để ngẫm nghĩ dõi soi
Và đôi khi cho đến cả cuộc đời
Có những cái chẳng bao giờ làm được
Chuyện nào được hãy tận tâm làm trước
Nhưng trước khi làm, phải lượng thâm sâu
Đừng làm lấy lệ, hay làm đại cho rồi
Và phó mặc, tới đâu hay tới đó
Nói và làm, còn trải nhiều gian khó
Nói được và làm được, thế mới hay
Đừng nói suông như gió thoảng mây bay
Không ích lợi, lại còn mang ảo tưởng
Vườn thạch thảo, còn có hoa cẩm chướng
Có hướng dương nhìn theo nắng lịch xinh
Nhưng còn kia, lặng lẽ một đóa quỳnh
Trông diễm ảo khi màn đêm buông xuống
Cứ làm đi, nụ thời gian nở muộn
Vẫn còn hơn đứng ngó và nói suông
Đá đơm bông trên mảnh đất không vun
Như số không vẽ vời hoa trào lộng.
Nếu một mai có về thăm Quê Mẹ!
Tháng 03-2005
Nếu một mai có về thăm quê mẹ
Tôi sẽ đi xem ngõ trước cửa sau
Để nhìn trông nơi cắt rốn chôn nhau
Những gì còn và những gì đã mất !
Nếu một mai có về thăm quê mẹ
Tôi sẽ thăm những nấm mộ họ hàng
Xin chân thành khấn nguyện ba nén nhang
Vờn vợn khói, xa rồi, xa xa mãi !
Nếu một mai có về thăm quê mẹ
Tôi sẽ đi thăm ngõ vắng đầu thôn
Để lắng nghe những âm vọng nỉ non
Còn đọng lại bên bờ rêu dĩ vãng !
Nếu một mai có về thăm quê mẹ
Tôi sẽ đi thăm bến vắng bờ sông
Để nhìn trông bong bóng nước trôi dòng
Còn vương vấn bóng hình xưa tích cũ !
Nếu một mai có về thăm quê mẹ
Nhìn mấy hàng cau rũ bóng lưa thưa
Ước gì còn bé nhỏ như ngày xưa
Để không thấm cuộc đời nhiều tan vỡ !
Thăm quê mẹ để trông về nỗi nhớ
Và trầm ngâm trong nỗi nhớ tìm quên
Những ngày qua, còn gì nữa, thênh thênh !!!
Những hôm nay, dấu mờ loang cát bụi !!!
“Cây muốn lặng,
mà gió chẳng chịu ngừng” !
Tháng 03-2005
“Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng”
Không chủ quan, không thiên vị, lưng chừng
Mà phải luận thế nào cho phải phải !!!
Câu nói đó, người ta thường nói mãi
Biết làm sao phân biệt đúng hay sai
Một khi nghe những lý luận dong dài
Từ đơn sơ, ngày càng thêm phức tạp
Cây muốn lặng đã đến hồi đối đáp
Tiếng đã thành lời, không thấm không đau
Nói mà khi cát đá chưa lên màu
Còn ấm ức bảo rằng cây muốn lặng
Gió hỡi gió, vì đâu thành gió xoắn
Rồi gió trốt, gió trôn, gió dọc, gió ngang
Gió tả tơi, gió vùi dập, bạo tàn
Gió tan tác đất trời tuông thịnh nộ
Rồi cây ngã, cây nghiêng, cây sụp, cây đổ
Gió rung cây, cây rung gió, vì ai ?
Tại cây, tại gió, hay tại cả hai
Hay bỡi có cái này, mới sinh ra cái nọ
Cây có mặt, vươn giữa trời, đẩy gió
Gió trống không, nhưng khởi động, thành hơi
Cứ thế, đẩy-đưa-truy-cản-đàn-hồi
Khi chìm lắng, khi bất thường, hỗn độn
Khi lặng yên, coi chừng, cơn nguy khốn
Bức ép nhiều, tạo sức bật, lớn hơn
Biết nhận nhau, và đối đãi bình thường
Biết nương nhau, và nhường nhau, tốt nhất
Gió nhè nhẹ như cung đàn trổi bậc
Cây rung rung như hoa lá mỉm cười
Cuộc đời mà được như thế : thật đẹp tươi
Nhân gian mà được như thế : hòa điệu sống
Cây đu đưa, nhờ gió kia khởi động
Gió bay bay, nhờ kẽ lá rung cây
Cõi trần gian cùng dung chứa đong đầy
Thì nhân thế sẽ bình yên biết mấy !!!
Vô âm, cất tiếng thành lời !
Tháng 03-2005
Từ trong một cõi đi về
Ta nhìn huyễn tượng chưa hề chia xa
Từ trong một cõi ta bà
Ta nghe sinh tử là nhà thế nhân
Từ trong vạn hữu phù vân
Ta tìm cát bụi lựa lần mà đi
Nghe không một cõi huyền vi
Hóa đài lân thể li ti tạo thành
Nghe không nhất dạ điểm canh
Hồ thu bóng nguyệt nghiêng vành trăng soi
Cho hay nay lở mai bồi
Lở thời vun lại, bồi thời lở ra
Sinh thời phù thế là nhà
Tử thời cát bụi cùng ta trở về
Ô hay bùng vỡ cơn mê
Leo đồi huyễn mộng vỗ về ta chơi
Vô âm, cất tiếng thành lời !
Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng !
Tháng 03-2005
Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng
Những gì đã qua, đã nhớ, đã quên
Những gì đã qua, chưa nhớ, chưa quên
Để lưu dấu một đời, đi đi mãi
Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng
Những gì của ta, còn mất, đâu rồi
Dù có gần hay ở tận xa xôi
Gom góp lại làm hành trang dấn bước
Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng
Những khổ đau có mặt mọi nẻo đường
Những thân thương như ngọn gió đầu sương
Dù ra sao, ta vẫn xin gìn giữ
Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng
Dù tàn phai những dấu vết xa xưa
Dù phôi pha theo năm tháng nắng mưa
Nhưng đã khoét một đời ta loang lở
Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng
Ngẫm cuộc đời đã từng bước đi qua
Khi bình thường khi vùi dập phong ba
Rồi tất cả cũng lùi về quá khứ
Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng
Bụi Trường Sơn còn nhả khói bay bay
Cát Biển Đông còn bồi lở đêm ngày
Để góp nhặt chút tro tàn đã mất
Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng
Để nhìn ta và nhìn cả cuộc đời
Bãi tang thương còn dấu vết tơi bời
Như dấu ấn nhận chìm băng thế kỷ !
Mặt nạ cuộc đời !
Tháng 03-2005
Chợt nhớ lại những quán hàng trẻ nít
Trưng bày ra bán đủ thứ đồ chơi
Cái gì cũng có, đủ thứ trên đời
Thật ngộ nghĩnh nhớ qua hình mặt nạ !
Mặt gì cũng có, nhỏ to đủ cả
Từ dễ thương đến những thứ dữ dằn
Từ ngây ngô đến hung bạo nhe răng
Người, vật, bướm, chim, quỷ, ma, dã thú
Đứa nhát gan, rụt rè không dám thử
Đứa to gan, chụp, giành, giựt, đeo chơi
Rồi cùng la, cùng chí chóe tơi bời
Mới con nít mà lắm trò như thế
Chợt nghĩ lại, con người tôi, sao nhẽ !
A thì ra, đủ thứ mặt nạ trên đời
Tuy nhìn nhau, tuy nói nói, cười cười
Nhưng ẩn chứa, phủ che nhiều gương mặt
Cuộc đời, là một chốn gian ngoa kỳ quặt
Trường đời, là một bãi giả trá đủ màu
Mặt thật của con người, thật khó hiểu nhau
Đo lòng người, còn khó hơn dò sông, dò biển
Hèn chi, dụ con nít mà bày ra lắm chuyện
Vì trẻ con, nên mượn mặt để mang
Khi lớn lên, đâu cần mượn để quàng
Một gương mặt nhưng đủ hình đủ dạng
Nghĩ riêng tôi, đã ê càng, chán ngán
Còn huống chi, nghĩ người khác trong đời
Hiểu được nhau thật khó lắm ai ơi
Bỡi trần thế, nhân gian, nhiều mặt nạ !!!
Bình minh chưa ló dạng !
Tháng 03-2005
Đêm đã dài mà sao chưa được sáng
Ba mươi năm, đâu phải ít ỏi gì
Một phần ba thế kỷ, nhớ kỹ đi
Một phần ba đời người, còn chi nữa
Đâu có ngắn mà dằn co kèn cựa
Ba mươi năm đã quá đủ quá dài
Thế hệ già nua, rũ mục tuyền đài
Thế hệ tiếp theo, đã kề miệng lỗ
Thế hệ đàn em đã dài gian khổ
Con đường hầm vùi lấp ba mươi năm
Ánh sáng mịt mờ le lói xa xăm
Bồ hóng phủ mái tường rêu mấy lớp !
Thế hệ chúng ta, một đời bì bọp
Cũ cũng đeo mà mới cũng nửa vời
Ngả ba đường đều cuốn hút chơi vơi
Đẩy hai chiều xát xây mòn sông núi
Hoàng hôn xuống bóng đêm về tăm tối
Đã mù mờ mà lại thiếu trăng sao
Nghe vi vu thoang thoảng gió xạc xào
Đêm chưa hết màn đêm còn dày lắm
Nước Biển Đông vơi đi mùi muối mặn
Dãy Trường Sơn mờ sương khói sơn khê
Ba mươi năm đom đóm vẫn lập lòe
Ráng chớp nháy bình minh chưa ló dạng !!!
Tử Thần, đang ở đâu thế nhỉ !
Tháng 03-2005
Này Tử Thần, đang ở đâu thế nhĩ !
Ngươi là đàn ông hay là đàn bà
Vốn thật tình nên tôi muốn hỏi qua
Để dễ bề khi mở đầu vào chuyện
Trong thiên hạ xưa nay đều bắn tiếng
Sống không sao mà chết tại Tử Thần
Khi nhà ngươi đã bắt họ theo chân
Chỉ có chết chớ hết phương cựa quậy
Nghe như thế nhưng tôi chưa có thấy
Nghe thì nghe như thiên hạ đồn rằng
Chứ lạnh tanh như giá tuyết đóng băng
Tôi không thấy nhà ngươi ra sao cả
Tôi muốn hỏi vì tôi nghe thấy lạ
Nếu linh thiêng ngươi hãy nói cho nghe
Như tôi đây, khi nào chết vậy hè
Nếu có giỏi thì cho tôi biết trước
Hay “thiên cơ bất khả lậu”, không được !
Nếu nói ra, còn gì nữa, thiên cơ !
Hay bày ra những huyễn hoặc mập mờ
Để dọa nạt cho người đời khiếp sợ
Không có hỏi chơi đâu, đừng tưởng bở
Này Tử Thần, có thật có hay không
Hay vẽ vời ba cái chuyện lông bông
Vốn không biết nên bày trò vớ vẩn
Suy nghĩ đi, rồi cho tôi tiếp cận
Hay hiện hình nói thật cho tôi hay
Nếu hay hơn, cho thấy cả mặt mày
Thôi chấm dứt và chào nghe, Thần Tử !!!