- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - Số 29
(Từ bài số 281 đến số 290)
81 Vần thơ còn đó, đẹp thay ! 281
82 Là thi sĩ, nghĩa là . . . ! 282
83 Cuộc đời như một cái máy ! 283
84 Nhìn băng tuyết lở, hờn căm ! 284
85. Thương những gia đình bất hạnh ! 285
86. Thương cho cảnh người già 286
87. Thương trẻ thơ quê nghèo khốn khó ! 287
88. Chết, sẽ còn hay mất ! 288
89. Đàn gảy tai trâu ! Nước đổ lá khoai ! 289
90. Bịnh tham ô, nằm ụ, ù lì !!! 290
Vần thơ còn đó, đẹp thay !
Tháng 03-2005
“Đố ai quét sạch lá rừng
Để ta kêu gió, gió đừng rung cây”
Đố ai đón hết vầng mây
Để ta chận lại, mây nầy thôi bay
Đố ai làm nước không lay
Để ta gọi sóng đừng đày gió sương
Đố ai quét sạch bụi đường
Để ta kêu bụi đừng vương vãi nhiều
Đố ai nhặt hết cô liêu
Để ta nhốt lại buồn hiu một nhà
Đố ai nhặt hết thơ ca
Để ta thôi động âm ba tao đàn
Đố ai nhặt hết trăng vàng
Để ta thôi bắt đường ngang lối về
Đố ai chận nước bờ đê
Để ta gọi nước vỗ về bên sông
Đố ai cắt giá mùa đông
Để ta kêu rét đừng trông lạnh lùng
Đố ai nhặt hết thu vàng
Để ta gọi lá đừng tan lìa cành
Đố ai sống hết xuân xanh
Để ta cho trẻ không thành già nua
Đố ai đếm hạ mấy mùa
Để ta gọi nóng chào thua oi nồng
Đố ai nhặt hết diêu bông
Để ta kêu én đừng hòng se tơ
Đố ai đón hết vầng thơ
Để ta gát bút trông chờ mà chơi
Nếu không, ta viết mấy lời
Thành câu thi phú cuộc đời của ta
Cho đời ý vị vậy mà
Như câu tục ngữ, như ca dao này
Vần thơ còn đó đẹp thay.
Là thi sĩ, nghĩa là ...!
Tháng 03-2005
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Ôm bóng đêm nói chuyện với trăng sao
Tai có thể nghe ngàn vạn lý xạc xào
Mắt có thể thấy khuất muôn trùng vời vợi
Là thi sĩ không thấy mình trơ trọi
Cỡi sông ngân nói chuyện với thiên hà
Vượt cung trăng để thăm viếng Hằng Nga
Căn gác nhỏ nhưng nhìn trời đất hẹp
Nhìn vũ trụ như bàn tay mở khép
Nhìn huyễn sinh như một hớp cà phê
Nhìn công danh thấy mặt mũi ê chề
Nhìn phú quí bèo nhèo đôi dép bỏ
Là thi sĩ gom vòm trời nho nhỏ
Sống riêng mình như một ốc đảo hoang
Còn thì còn như vạn hữu càn khôn
Mất thì mất li ti hơn hạt bụi
Vụt một cái đưa hồn lên đỉnh núi
Biến cái vèo có mặt giữa biển khơi
Phóng cái nhìn có mặt khắp nơi nơi
Vò một cái nát tan không tụ điểm
Chợt quay lại, mệt mỏi rồi, ngưng chuyện
Ly cà phê còn mấy giọt sau cùng
Nghiên cái ly, quẹt một cái, sạch chung
Gác ngòi bút trở về trong thực tại.
Cuộc đời, như một cái máy !
Tháng 03-2005
Ngẫm cuộc đời thật buồn cười không nhĩ !
Một trăm năm giỡn mặt những trò chơi
Nói hay ho thì là bảo một đời
Nhưng nói lại, khác nào như cái máy
Tuổi còn thơ bao nhiêu năm chạy nhảy
Dệt mộng mơ không quá nóc sân trường
Nhìn cuộc đời không qua khỏi từ chương
Hiểu cuộc đời bằng đầu non ảo tưởng
Khi lớn lên giữa dòng đời muôn hướng
Những bại thành nếm hương vị trần ai
Vui nhỏ nhoi nhưng cay đắng dài dài
Thời sung sức dũa mài bao bầm dập
Qua khỏi đó là thời kỳ xuống dốc
Sức mòn dần theo chiếc bóng thời gian
Đành cam tâm cho phận sự đã mang
Chứ thõa mãn thì phải cần xét lại
Chiều nghiêng bóng tuổi già thêm rã rượi
Máy đã mòn qua thao tác nhiều năm
Bồi cũng hư mà bổ cũng không xong
Đỡ sống chết, lão thành nên độc thọ
Máy ì ạch thêm tật nầy chướng nọ
Lại phát sinh đủ thứ bịnh trên đời
Ví con người như cái máy mà chơi
Như đã ví “con người là cây sậy !”.
Nhìn băng tuyết lở, hờn căm !!!
Tháng 03-2005
Ta đã thấy những tảng băng
đang gầm gừ trên núi tuyết
Đã dài lâu nên long gốc cựa mình
Này băng ơi, trong trắng như tuyết trinh !
Đừng tan vỡ cho trần gian tang tóc
Băng tuyết lở, cuốn vùi trong tích tắt
Từ trên cao, tuôn đổ xuống còn gì
Cao nguyên, đồng bằng, thung lũng, có ra chi
Trông ngổn ngang, lều bều như biển trắng
Còn chi nữa, tuyết trong ngần xinh xắn
Còn gì đâu, băng giá lạnh lên ngôi
Trời nghiêng, loang lổ, trụt trồi
Đất nghiêng, úp ngửa núi đồi thành sông
Con người bé nhỏ như không
Vùi tan nát cả, còn trông nỗi gì
Khủng khiếp, dị kỳ
Lạnh tanh, biển tuyết
Một vùng hủy diệt
Chôn dưới giá băng
Băng tuyết đổ đất bằng tuôn đổ
Biển tuyết băng thống khổ băng ngang
Phũ phàng chi lắm phũ phàng
Đắng cay chi lắm vô vàn đắng cay
Trời không còn có ban ngày
Đất không còn có xéo dày ban đêm
Cuộc sống đổ xuống thềm tan nát
Cửa nhà trôi xơ xác ngửa nghiêng
Dị thời đồng chịu oan khiên
Đồng thời cùng chịu oán phiền cho ai
Trời đất đổ thiên tai
Cho trần gian nghiêng ngửa
Băng tuyết đổ tuôn dài
Cho tất cả tiêu ma
Còn chi nào cửa nào nhà
Còn chi nhân thế nào ta với mình
Ôi thống khổ điêu linh
Cho muôn người như một
Ôi tan hoang hài cốt
Cho xương thịt nát tan
Nhìn băng Bắc cực bẽ bàng
Nhìn băng Nam cực lại càng thê lương
Đất trời đã đổ tang thương
Tuyết băng núi đổ càng thương thảm nhiều
Xin đóng cửa tịch liêu
Nhìn một trời băng giá
Xin khép tiếng khóc cười
Nhìn một bãi tiêu vong
Nhìn băng tuyết lở, hờn căm !!!
Thương những gia đình bất hạnh !
Tháng 03-2005
Căn nhà này, sao hoang tàn đổ nát
Từ ngoài vào trong, sao vắng vẻ lạnh tanh
Nơi bàn thờ, nhiều mạng nhện bao quanh
Nhện cũng bỏ đi, vì không còn ruồi muỗi
Nơi sau vườn, cỏ cao bằng đọt chuối
Chuối trỗ buồng, rồi chín, héo, đeo cây
Nơi cửa trước không cài, bao lớp bụi phủ dày
Khu xó bếp xác xơ, tro tàn bay muốn hết
Mái nhà tranh như rổ nang, đan kết
Đếm sao trời, không thiếu ánh sao thưa
Trên nền nhà lưu lại những vết mưa
Mùi ẩm thấp đóng rêu xanh mấy lớp
Bên bờ ao, cá ngậm tăm, không đớp
Súng chen bèo buồn ủ dột lặng thinh
Chim bay ngang vương theo bóng in hình
Vẽ thành nét “cửa nhà ai vô tự” !!!
Chợt ngẫm nghĩ rồi đâm ra tư lự
Căn nhà này nhớ có mấy anh em
Không lẽ nào thần sống đã gạch tên
Hay không lẽ loạn ly đều đi cả
Mấy ụ đất hơi nhô trông thấy lạ
Lại nghiêng nghiêng theo hàng lối bên hè
Đến gần trông, thấy lành lạnh hơi e
Đọc những chữ ngoằn ngoèo trên tấm gỗ
À, thì ra đây là những nấm mộ
Nào cha, nào mẹ, nào anh, nào chị, nào em
Hướng mắt về nơi nào đó buồn tênh
Để hình dung trên quê hương mình,
Còn bao nhiêu những gia đình bất hạnh !!!
Thương cho cảnh người già !
Tháng 03-2005
Căn nhà nhỏ, có cụ già tựa cửa
Đưa mắt mờ, vò võ ngó xa xôi
Da nhăn nheo trổ hoa gấm đồi mồi
Đầu trắng hếu phất phơ làn tóc bạc
Trời oi ả, cụ ngồi hong hóng mát
Chừng lâm râm, nổi lửa, bắt cơm chiều
Cào mớ than, hâm lại trã kho tiêu
Chỉ ngần ấy cũng xong, thời đạm bạc
Võng kẽo kẹt bên ngọn đèn leo lét
Cụ buồn trông những tấm ảnh trên tường
Rồi thì thầm : đứa nào tao cũng thương
Nhưng ở chung thì già nầy chưa muốn
Cái chuyện đó, nay mai, đâu có muộn
Còn bây giờ, lo liệu được, yên thân
Khi ở xa, thì nói nghĩa, nói ân
Chứ ở gần, chén ly khua, phải biết !!!
Nếu không còn cựa nổi, đành chịu thiệt
Chừng nào chừng, thì lúc ấy hẵn hay
Đành rằng, con con, cháu cháu, vui vầy
Nhưng một khi lo cho già, thì tha hồ kể lể
Con thì con, nhưng còn dâu còn rể
Cháu thì cháu, nhưng cháu nọ cháu kia
Rồi bơ phờ, cầm cây gậy, quơ quơ !!!
Đóng cửa lại, và cài then, thở dốc !!!
Thương trẻ thơ quê nghèo khốn khó !
Tháng 03-2005
Có những chuyến buồn buồn đi thăm vội
Nhìn những em bé nhỏ ở miền quê
Từ sáng tinh mơ, cho đến chiều về
Tôi đều thấy các em ngày hai buổi
Sống quanh quẩn chung quanh nhà, cặm cụi
Tưới nước, bón phân, nhổ cỏ, vun trồng
Lượm hột, hái điều, lang, sắn, ngô đồng
Da bánh ít, mái tóc thề, óng mượt
Vừa chị, vừa em, quây quần lũ lượt
Em lặt rau, chị thổi lửa nấu cơm
Thỉnh thoảng trông, mỗi sáng đến chiều hôm
Tôi không thấy những gì là đèn sách
Nghĩ thấy tội cho nên tôi tìm cách
Hỏi xa gần rồi lại hỏi gần xa
Khi nghe xong thì tôi đã hiểu ra
Nhà nghèo khó nên làm sao đi học
Những vùng sâu vùng xa, và nhiều nơi heo hút
Từ ê a, cho đến hết vỡ lòng
Hay đánh vần xuôi ngược, thế là xong
Đọc lấp bấp “con nhà quê nghèo khó”
Thôi giã từ, nghe các em nho nhỏ
Đi đó đây, tôi vẫn nhớ xa xôi
Thật cảm thương cho những đứa em tôi
Đời khép lại như quê nghèo khốn khó !!!
Chết, sẽ còn hay mất !!!
Tháng 03-2005
Hãy tìm hiểu, chết sẽ còn hay mất ???
Hãy nhìn xem sự việc ấy thế nào
Một trăm năm chẳng có nghĩa là bao
Cõi trần thế hỏi ai không có chết ???
Nếu bảo chết là không còn gì hết
Thân trả về cát bụi thế là xong
Hỏi thỏ mấy sừng, hỏi rùa mấy lông
Ta chưa chết thì làm sao nói được
Thế tại sao không nhìn về phía trước
Dùng chuyện xưa để nói đến chuyện nay
Dùng chuyện nay để nói đến chuyện mai
Để sự thật hiển bày cho ra lẽ
Nào Bố Đại Hòa Thượng từng hiện thế
Nào Quán Âm cứu độ cỡi vầng mây
Nào Mẹ Maria cứu tế khắp đó đây
Có tạm đủ cho chúng ta tin tưởng
Thêm chút nữa để nhìn vài hiện tượng
Ai đã từng xem “lên cốt xuống đồng”
Ai đã từng xem “ma nhập hốt hồn”
Ai đã từng xem “cầu cơ han hỏi”
Về tôn giáo, ta xin không nói tới
Ta chỉ xin đề cập chuyện hiển nhiên
Chứ cũng không đá động chuyện Thần Tiên
Và cũng không Thiên Đàng hay Địa Ngục
Trong chúng ta ai không từng có lúc
Tự vấn riêng, chết sẽ mất hay còn
Mất, thì con người như sỏi đá, nào hơn !
Còn, thì đi đâu, sao ta không biết
Bỡi chưa chết nên ta chưa có biết
Nếu chết rồi ta sẽ biết đi đâu
Chưa bước đi vào ngưỡng cửa nhiệm mầu
Nhưng khi chết, sẽ còn không có mất !!!
Đàn gảy tai trâu ! Nước đổ lá khoai !
Tháng 03-2005
Đàn gảy tai trâu, có tội không đàn ?
Nước đổ lá khoai, có thương không nước ?
Nước cứ đổ, có lỗi gì bỡi nước !
Đàn cứ kêu, nào có lỗi chi đàn ?
Chỉ tiếc trâu, nặng óc, không nghe vang
Chỉ tiếc lá, trơn tru, nên chẳng thấm
Nước cứ chảy bỡi tình non nghĩa nặng
Đàn cứ kêu bỡi đàn quyện cung đàn
Đàn không kêu, ai biết được âm vang
Nước không chảy, ai nặng tình non nước
Nước ta đó, tự ngàn xưa gọi nước
Của giống Lạc Hồng, quốc hiệu Văn Lang
Của người con cháu da vàng
Đồng bào một bọc cung đàn thương yêu
Lên non ngân vọng cao siêu
Xuống nước nghĩa nặng như triều Biển Đông
Ngàn năm con Lạc cháu Hồng
Nước cùng nguồn cội giống giòng chẳng phai
Ngàn năm trổi điệu âm giai
Tiếng kêu không đổi nhớ hoài Việt Nam
Trâu thì trâu nhưng đàn cứ gảy
Lá thì lá, nước nhuận non sông
Oai linh Tiên Tổ vô cùng
Khí thiêng thạch trụ như đồng chẳng xao
Từ ngàn xưa biết bao tình tự
Đến ngàn sau đậm nét son vàng
Cho giang sơn tổ quốc Việt Nam
Trao thế hệ muôn đời dấn bước
Nước réo gọi, nước non non nước
Đàn kêu vang tích tịch tình tang
Cùng reo réo rắc cung đàn
Cùng reo non nước huy hoàng muôn năm.
Bịnh tham ô, nằm ụ, ù lì !!!
Tháng 03-2005
Từ cơn quốc biến gia vong
Quê hương nổi trận cuồng phong
Sản sinh ra những loài đục khoét
Khoét từ thượng tầng đan kết
Đục từ trứng nước đục ra
Khoét, đục cho tan nát nước nhà
Mọi hang ổ, chỗ nào không có
Dù là đục to đục nhỏ
Dù là khoét ít khoét nhiều
Không qui, không sách, không chiêu
Dày chằng chịt nên khó bề cứu chữa !!!
Giây muốn bứt, nhưng động rừng, vướng nứa
Hang muốn vào, nhưng đụng ổ, hết ra
Nên chỉ bắt một vài con tép cho qua
Hay chỉ chụp một vài con chim gãy cánh
Đục và khoét có vây có cánh
Bịnh tham ô, cửa thế cửa quyền
Không những ăn vàng bạc của tiền
Mà ăn cả vật tư, động sản
Hỡi những kẻ leo đồi nhũng lạm !
Hãy nhìn kia, thế nước, lòng dân !
Hay lớn nhỏ đều cùng nhau can dự chia phần
Nên không thể mạnh tay tận diệt !!!
Muốn sửa sai, tái thiết
Phải chận đứng tham ô
Muốn xây dựng cơ đồ
Phải sạch trong pháp trị
Nếu che đậy, kết bè, thì cùng nhau chết dí !
Nếu tranh giành, chống chế, thì dãy dụa tiêu ma !
Đất, ngày thêm ũng thối xì ra
Nước, ngày thêm bùn lầy ứ đọng
Đã phóng mãi trên đường dài giải phóng !
Những quan liêu, nhũng lạm, trì trệ,
Hãy phóng giải sạch đi !!!
Hay bao che, bảo thủ, độc tôn
Nên nằm ụ, ù lì !!!
Thì đất nước không tròng trành sao được ???