- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - Số 32
(Từ bài số 311 đến số 320)
Bài thơ 23 : Thăm nơi Dưỡng Lão 311
Bài thơ 24 : Thăm Viện Cô Nhi 312
Bài thơ 25 : Thăm nơi Giữ Trẻ 313
Bài thơ 26 : Không bán thơ đâu ! 314
Bài thơ 27 : Thăm Nhà Thương Điên 315
Bài thơ 28 : Thăm viếng Trại Cùi 316
Bài thơ 29 : Thăm Người Lao Động 317
Bài thơ 30 : Xin gởi cho Anh ! 318
Bài thơ 31 : Xin gởi cho Chị ! 319
Bài thơ 32 : Xin gởi cho Em ! 320
Bài thơ hăm ba :
Thăm nơi dưỡng lão !
Tháng 03-2005
Nhà thương dưỡng lão nghĩa là sao
Có nghĩa khi già tuổi đã cao
Phó thác tấm thân nơi dưỡng lão
Người ta chăm sóc, chớ làm sao
Ở nhà, con cháu đâu lo được
Hăm bốn mỗi ngày, đâu chuyện chơi
Lỡ có chuyện gì, ai biết được
Chớ đâu phải chuyện nói khơi khơi
Dưỡng lão luôn luôn đều có người
Cùng nhau sinh hoạt, cùng vui chơi
Khi ăn khi uống cùng giờ giấc
Cùng kể nhau nghe, cùng nói cười
Con cháu lâu lâu mới đến viếng
Hỏi thăm chốc lát cũng đi về
Tuổi già như thế, tạm yên vậy
Phải hiểu, phải thương, đừng trách, chê
Nhìn những người già thấy tội không
Một đời trang trải tấm thân còm
Một đời sức lực tiêu ma cả
Ngồi ngã, đi nghiêng, đứng lại khòm
Mấy chục năm trường nhuộm gió sương
Ngày xưa còn ngắn những con đường
Ngày nay mấy bước đi không nổi
Già cả khi nhìn, ai cũng thương !!!
Bài thơ hăm bốn :
Thăm viện cô nhi !
Tháng 03-2005
Giờ ta thăm viếng viện cô nhi
Nhà trẻ, cô nhi, khác những gì
Hãy cứ đi đi rồi sẽ biết
Nghe lòng sẽ động đức từ bi
Cô nhi, là lúc mới sinh ra
Chẳng biết những ai là mẹ cha
Hoàn cảnh, thế thời, đành đứt ruột
Đành đem giọt máu cho người ta
Cũng có trường hợp cha mẹ chết
Không ai dòng họ, không bà con
Nói thì nói vậy nhưng rất ít
Sự thật, thông thường, có khác hơn
Có em sinh ở những nhà nghèo
Con cái nhóc nheo, lại lỡ đeo
Èo uột một đàn, sao sống nổi
Đành cho đôi đứa, đỡ bèo nhèo
Có những trường hợp gặp rủi ro
Chiều hôm bóng tối kiếp lần mò
Thế trần lỡ dại nên tìm cách
Đẩy của nợ đi cho đỡ lo
Bỗng dưng nghe tiếng khóc oe oe
Con cái nhà ai bỏ vậy hè
Bồng bế lên tay, em mủm mỉm
Em nhìn run rẩy, cựa quo que
Thế nên mới gọi là cô nhi
Tuổi trẻ các em chẳng được gì
Mai mốt lớn lên ôm tủi hận
Khóc thương mình, tứ cố cô nhi !!!
Bài thơ hăm lăm :
Thăm nơi giữ trẻ !
Tháng 03-2005
Ta viếng vào thăm nơi giữ trẻ
Người ta đem gởi, giữ chung nhà
Sáng đưa chiều đón như thông lệ
Thăm chút vui chơi để biết qua
Sáng đến áo quần trông bảnh bao
Chiều về lem luốc trét bôi vào
Nào dơ nào bụi nào son mực
Như thế, mới là trẻ chớ sao
Mới thoảng trông qua thấy cũng vui
Tuổi thơ con trẻ thật vô tư
Nói năng chí chóe không ngưng miệng
Cười cất giòn tan, khóc cũng mùi
Những người giữ trẻ thật hay ghê
Chiều chuộng, răn đe, lẫn vỗ về
Khi sẵn, khi nuông, khi trợn mắt
Khi hừ, khi hậm, khi mân mê
Giỡn chơi cùng trẻ cũng vui, ừ
Chúng nó mà đeo, mệt đứ đừ
Không một phút giây nào vắng lặng
Chỉ người thiên phú, mới cay, hừ !
Nhìn chung con trẻ thấy thương thương
Có đứa khôi ngô, trông khác thường
Có đứa kèm nhem, trông tội nghiệp
Phước duyên nghiệp báo biết đâu lường
Từ thuở sinh ra đến trưởng thành
Ẵm, bồng, nuôi nấng, dạy, trông, canh
Đường dài hun hút mòn lao khổ
Mong trẻ lớn lên khá trưởng thành ???
Bài thơ hăm sáu :
Không bán thơ đâu !
Tháng 03-2005
Ngày xưa Mặc Tử bán trăng rồi
Lững thững chị Hằng đi dạo chơi
Ủ rũ cây đa mình chú Cuội
Hết nhìn trăng lại ngó xa xôi
Và nữa, Tú Xương đã bán nghèo
Tôi không mua, nó vẫn đeo theo
Buồn buồn, tôi gát lên trên bếp
Bị khói, sặt, ho, biến cái vèo
Công Trứ khi xưa vỗ bụng rau
Còn tôi, cũng đã ngấy từ lâu
Cả đời nhồi nhét đầy rau cỏ
Từ bụng xuống chân ngập tới đầu
Tôi chẳng có gì, bán cái không
Đã không, nên chẳng có đôi đồng
Không ai mua hết, nhìn còn rộng
Đem chất hoài, nhưng vẫn trống không
Nhưng tôi không có bán thơ đâu
Óng ánh sợi thơ gợn sắc màu
Đôi mắt qua thơ, đời tuyệt mỹ
Canh tàn còn đẹp những đêm thâu
Một chữ không cho đừng nói bán
Để tôi đem rải khắp không gian
Thời gian đầy ắp, chờ thêm đã
Bị ứ, nên thơ chảy ngập tràn
Thơ sống cùng tôi cả cuộc đời
Lúc lưng lúc cạn lúc đầy vơi
Khi hờ khi hững khi phiêu lãng
Khép kín trần gian viết mấy lời.
Bài thơ hăm bảy :
Thăm nhà thương điên !
Tháng 03-2005
Giờ đi thăm viếng nhà thương điên
Cuộc sống người điên chẳng có phiền
Hờ hững nhìn đời như huyễn mộng
Lửng lơ bay bổng tựa thần tiên
Phần lớn người điên lớn hết rồi
Nhìn chung tuổi đã quá đôi mươi
Phần đông có lẽ vài ba chục
Một ít lão niên, sáu, bảy mười
Anh kia, đứng ngó, chỉ, rồi cười
Anh nọ, nhe răng, mở miệng : ươi . . . !
Còn chị, buồn buồn, tay quạt gió
Còn cô, bẽn lẽn, bảo : ngươi ! ngươi !
Kìa, người lửng thửng, nghêu ngao hát
Đấy, kẻ quơ quơ, khảy tay đàn
Một thế giới cuồng quay rộn rã
Âm thanh hỗn độn lộng vang vang
Tôi thoáng buồn trông hỏi mấy lời
Anh chàng lắt lắt, chỉ : ôi ! ôi !
Còn cô không nói, đưa tay quạt
Hỏi một hồi, tôi chẳng biết tôi
Viếng thăm một chút rồi ra đi
Thế giới người điên thật lạ kỳ
Không biết làm sao mà hiểu nổi
Đi rồi, còn vẳng tiếng : i !!! . . . i !!!
Chào người cai quản một đôi câu
Như thế, hiểu không, ảnh gật đầu
Vì quá quen nên mò đoán ý
Người điên, mà hiểu họ, còn lâu !!!
Bài thơ hăm tám :
Thăm viếng trại cùi !
Tháng 03-2005
Ta viếng đi thăm những trại cùi
Mới vào đến cổng đã nghe mùi
Cái mùi dần chết ôm thân phận
Một cõi trần gian, khép ngậm ngùi
Vào thăm, mới thấy cảnh thê lương
Trường đoạn còn đâu, khúc đoạn trường
Não thảm chất chồng thêm thảm não
Thương đau, rữa nát những đau thương
Bỗng nhớ ngày xưa Hàn Mặc Tử
Đường lên dốc đá, nát tan hoang
Mộng Cầm thổn thức vầng trăng lặn
Nguyệt lạc trường giang lạnh đá vàng
Trại cùi, một thế giới âm u
Bóng tối, vẽ chi cảnh mịt mù
Đến cuối đường hầm còn khép lại
Canh tàn còn đợi cửa thiên thu
Tấm thân đang sống bỏ dần thân
Từng khúc rữa ra, cắt bỏ dần
Gởi đớn đau về thăm cát bụi
Giữ trần thân đếm những phong trần
Cắt đi, cắt nữa, bỏ từng phần
Cắt bỏ khi nào hết tấm thân
Cắt chỗ thối tha, thêm chỗ chết
Ui cha ! đau quá ! thân ơi ! thân !
Thấy rồi, tội lắm, hỡi người ơi
Còn khổ nào hơn trong cuộc đời
Cùi đã cùn dần, thêm phát hủi
Còn gì mà nói nữa, người ơi !
Bài thơ hăm chín :
Thăm người lao động !
Tháng 03-2005
Giờ ghé qua thăm người lao động
Để nhìn từng giọt đẫm mồ hôi
Phong sương vá áo dày lao nhọc
Là biết cuộc đời khổ tới đâu
Lao động, những ai có trải qua
Khổ rồi, mới biết thương người ta
Nếu chưa, sao hiểu ngàn công khó
Từ cổng bước vô, ngập nóc nhà
Cái nghề lao động của chân tay
Sần sũi làn da đến mặt mày
Gian khổ đeo đời trôi lận đận
Cần lao cực nhọc tự xưa nay
Một nắng, hai mưa, nhuộm gió sương
Ba lao, bốn khổ, ngấm tang thương
Năm cay, sáu đắng, chồng chua chác
Bảy xót, tám xa, chất đoạn trường
Ngày, hứng mồ hôi, lớp lớp trào
Đêm, kè đau khổ, quải gian lao
Hai bờ thăm thẳm mòn đôi mắt
Cơm nếp đầy vơi, ngấy nhét vào
Của một nhưng công nặng bạc vàng
Bao nhiêu vật dụng cõi trần gian
Đều nhờ công sức người lao động
Đừng bỉ dè nhau hỡi thế nhân
Mong ai chia xẻ, quí thì thôi
Bắt nhịp cảm thông, ơn cảm rồi
Chớ trọng khinh chi bao nghiệp dĩ
Nghề nào, cũng sống vậy mà thôi !
Bài thơ ba mươi :
Xin gởi cho Anh !
Tháng 03-2005
Này anh, từ lúc gánh hai vai
Một sắt hai son cứ miệt mài
Nước chảy thấm sâu lòng đất nước
Đá mòn cho phỉ chí làm trai
Này anh, từ thuở bước lên đường
Đem sức tang bồng vá nhiểu nhương
Đem chí nam nhi bồi tích sử
Góp bàn tay hiến tặng quê hương
Này anh, đừng hỏi, đến bao giờ
Đã bảo rằng xây dựng ước mơ
Như núi cùng non reo tuế nguyệt
Như sông cùng biển tựa cơ đồ
Một khi, trái chín mộng, treo cành
Nhụy thoảng thơm thơm, hương tỏa quanh
Là đến thời kỳ thâu kết quả
Chan hòa mưa nắng, đẹp trời xanh
Chỉ sợ không rèn đức trượng phu
Biển sông, sao sánh vũng ao tù
Tiểu nhân, sao sánh cùng quân tử
Sống ở đời, chỉ khác chữ ngu
Trao nhau như thế, đủ rồi anh
Nếu thiếu hay dư, thì cũng đành
Nếu thiếu thì bao giờ cũng thiếu
Nếu dư, thì đã quá, rành rành
Ta hẹn nhau về nơi bến cũ
Bên dòng sông quyện, suối nguồn xưa
Quê hương thắm thiết tình non nước
Ta mãi còn nhau, anh nhớ chưa ???
Bài thơ ba mốt :
Xin gởi cho Chị
Tháng 04-2005
Này chị, từ ngày chị bước đi
Buồn không, sao chẳng nói năng gì
Đã mang thân phận làm nhi nữ
Xuất giá, là lên cầu biệt ly
Hãy tròn bổn phận bên người ta
Còn chỗ thật sâu, cất nỗi nhà
Không ruột rà mà thương mến chị
Chừng nào như thế mới hoan ca
Một thân, chị phải chẻ làm hai
Nặng nhẹ đôi đàng gánh trĩu vai
Cứ gánh vuông tròn nghe chị nhé
Hết hôm nay đến những ngày mai
Cứ thế, chị trang trải suốt đời
Một lòng đem xẻ gởi hai nơi
Tay nâng, tay đỡ, tay mòn mỏi
Vai vác, vai mang, vai rã rời
Chị này, nhớ mẹ những ngày xưa
Dậy sớm, thức khuya, cũng chẳng vừa
Gian khổ bào mòn sao chịu nổi
Khi thương, cỏ mọc đã bao mùa
Đã biết rồi mà, chị khổ lắm
Nào nhà nào cửa nào chồng con
Hai quê một cảnh tràn mi mắt
Xót dạ thương lòng nát sắc son
Ấy thế thành người mẹ Việt Nam
Cơm lành canh ngọt quít còn cam
Cửa nhà gia thế noi giòng giống
Đưa nước về nguồn nhớ Tổ Tông.
Bài thơ ba hai :
Xin gởi cho Em
Tháng 04-2005
Này em, đâu có nhỏ gì đâu
Mái tóc ngày xưa đã đổi màu
Chiếc bóng thời gian lay động mãi
Sắc còn phai huống nữa là màu
Nhưng em phải hiểu cuộc đời này
Nhân thế đã mang kiếp đọa đày
Trần thế còn đeo thêm khốn khổ
Nên vô thường cứ chuyển lăn quay
Để tôi đi truớc, tiếp theo em
Đi mãi đến khi bước xuống thềm
Cùng giữ gìn nhau, trao thế hệ
Hỏi khung trời mấy ánh sao đêm
Tôi chỉ hỏi thăm những chuyện xưa
Chứ làm sao kéo tuổi ngày thơ
Hỏi thăm để nhớ về xưa cũ
Dĩ vãng cuốn trôi tận cuối bờ
Giờ em ngấm nghé tuổi hơi già
Mái tóc của tôi đã trổ hoa
Rêu phủ bên đường còn biến sắc
Hỏi chi bóng xế của chiều tà
Cuộc đời chồng chất phải không em
Máu chảy về tim thấm ruột mềm
Tươi thắm quá thời thâm tím tím
Úa tàn xơ xác cả con tim
Đuối sức mỏi mòn bên dốc đá
Hơi tàn quờ quạng cuối đường đi
Rừng già che bóng rừng non vậy
Đại thọ chở che tiểu mộc thì
Nên tôi chỉ nhắc em ngần ấy
Cộng của em, đời sẽ khá hơn
Gom góp và vun bồi mãi mãi
Như hoa thêm nhụy sắt thêm son.