- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 71
(Từ bài số 701 đến số 710)
01. Đừng gọi tôi là người tù ! 701
02. Quên cảnh ngục tù 702
03. Mở cửa mà đi 703
04. Ta không cần ngươi nữa 704
05. Tha thứ cho con 705
06. Chờ anh bên khung sắt 706
07. Gà trống nuôi con 707
08. Mẹ ngồi chờ con 708
09. Con xin hứa 709
10. Tâm sự người tù 710
Đừng gọi tôi là người tù !
Đừng gọi tôi là người tù
Nhứt nhựt tại tù, tại ngoại thiên thu
Tôi đã mang cuộc sống âm u
Ai muốn bước đi vào ngõ tối
Một đã lỡ, sai đường lạc lối
Tháng năm dài, trăm đắng ngàn cay
Nào có nghĩa gì, xiềng xích chân tay
Tòa án lương tâm, từng đêm thổn thức
Đừng gọi tôi là người tù
Ai không muốn đời mình đẹp nhất
Ai không muốn đời mình đổi thay
Trong hoang vu, còn có gió ngàn bay
Sao cứ gọi tôi là người tù muôn thuở
Đất bụi bay, vẫn còn muốn thở
Đá trơ vơ, vẫn cảm niềm đau
Những ngày xưa, như nước chảy qua cầu
Cho tôi sống những ngày mai tươi sáng
Đừng gọi tôi là người tù !
Đừng gọi tôi là người tù !
Tiếng nói này,
Tiếng gọi này,
Đau khổ lắm người ơi !!!
11 giờ đêm 10-02-2007
Quên cảnh ngục tù !
Tiếng mặc cảm, cả cuộc đời khốn khổ
Tiếng xấu xa, cả cuộc sống thương đau
Đêm từng đêm, tôi thức trắng canh thâu
Tự chất vấn, tại sao làm như thế
Người bạn tù tôi, thường nghe nhau kể
Có người sa, nơi khói trắng thần tiên
Có người sa, nơi mua phấn bán hương
Làm anh chị, nơi xó hẻm góc đường
Làm đàn em, bị dụ dỗ lon ton
Hay đầu nậu, tham ô, tai to, mặt lớn
Một thuở tung hoành, ngàn đời nguy khốn
Một lúc lầm mê, miệng thế cười chê
Chưa vào nhà tù, đã khổ trăm bề
Tiếng kêu xiềng xích, còn chi nói nữa
Người bạn tù ơi, thôi nhau đi nghe
Đời còn đó, ta lên xe chuyển hóa
Đời còn dài, ta cải hối ăn năn
Nhục nhã riêng mình, nhục nhã đến tổ tiên
Mở cửa ngục tù, hướng thiện hoàn lương
Quên cảnh ngục tù, về với yêu thương.
12 giờ đêm 10-02-2007
Mở cửa mà đi !
Tôi đã ở tù, khi còn trong bụng mẹ
Tôi đã ở tù, giữa hai nẻo tử sinh
Ba cõi trầm luân, đày ải cực hình
Nào có nghĩa gì, nhà tù, nhà giam nhân thế !!!
Nếu con tạo còn bánh xe chuyển hóa
Thì đời tôi sẽ cải biến hoàn lương
Tôi sẽ bước đi trên vạn nẻo đường
Sầu hận chi, chỉ một lần lẫm lỡ !!!
Trời đất mênh mông, tại sao không ở
Biển rộng sông dài, tại sao không đi
Bốn vách ngục tù, ngồi đó mà chi
Người bạn tù ơi, nghe lời tôi nói ???
Chiếc áo nhà tù, xem như một lần kỷ niệm
Ngày tháng nhà tù, xem như ngục thất trầm tư
Miếng cơm nhà tù, xem như của thế còn dư
Trao nhau nụ cười, mở cửa mà đi !!!
Trao nhau nụ cười, mở cửa mà đi !!!
12 giờ đêm 10-02-2007
Ta không cần ngươi nữa !
Ngựa quen đường cũ, là con đường chi nhỉ !
Mà tại sao là câu tục ngữ muôn đời ?
Người bạn tù ơi, ngẫm nghĩ mà coi
Để chiêm nghiệm, những gì là tốt xấu ???
Hỡi đêm đen, những đêm dài có thấu
Là con người, ai chẳng thấm niềm đau
Mái tóc xanh đã bạc trắng đeo đầu
Nỗi bức xúc nhũn mềm cơn động não
Thói hư, tật xấu, vô cùng thiện xảo
Phải thức tỉnh lòng, rung động tiếng chuông
Phải lắng lòng nghe, tiếng gọi thanh lương
Ta là con người,
chứ đâu phải là ngựa quen đường cũ !!!
Những đêm trong tù, nhiều đêm không ngủ
Ta đã nghe rồi, tiếng nói lương tâm
Trăng sáng ơi, trăng sáng ơi, đẹp lắm trăng rằm
Ta chờ em, ta chờ em, ánh trăng mười sáu
Ta nghe trái tim, nhiều lần rỉ máu
Ta xin chào mi, tan nát tâm can
Ngựa quen đường cũ, khép cửa buông màn
Ta quyết xa lìa, không cần ngươi nữa !
Ta quyết xa lìa, không cần ngươi nữa !
01 giờ sáng 11-02-2007
Tha thứ cho con
Xin mẹ tha cho con, con đã làm mẹ khổ
Xin cha tha cho con, phải mang tiếng nhục nhằn
Con nằm đây, lịch gỡ từng tờ, hối cải ăn năn
Chưa sống nên người, đã làm con bất hiếu
Tiếng ơn cha, xin gởi trên đồi núi
Tiếng nghĩa mẹ, xin gởi dưới biển đông
Một ngày mai, con gắng sức ra công
Dù gian khó, không bao giờ than thở
Một lần này, ngàn lần con xin nhớ
Một lần này, vạn thuở con không quên
Đã làm khổ cha, khổ mẹ, khổ anh, khổ chị, khổ em
Một con sâu, cả nồi canh rẻ rúng
Đêm đêm, chắp tay khấn nguyện
Ngày ngày, dõi mắt buồn trông
Nhìn qua cửa sắt dặn lòng
Vừng đông, bình minh chờ sáng
Xin cha tha cho con
Xin mẹ tha cho con
Anh chị đừng buồn
Đừng trách nghe em
Xin chắp tay nguyền
Dù nát lòng son !!!
Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007
Chờ anh bên khung sắt
Em bồng con, chờ anh bên khung sắt
Vắt cái nghèo đựng trong túi thăm nuôi
Keo dăm bông, hộp muối sả, sần sùi
Nhà trống trải, chờ anh về đắp vá
Một mẹ mấy con, tháng ngày tơi tả
Nước mắt đong đầy, từng bữa cơm canh
Con hỏi cha đâu, em nói vòng quanh
Cha con chưa về, bởi còn đêm tối
Đứa con lớn nhìn em khẽ hỏi
Hình như cha ở tú ở tù
Em bảo rằng, ở mịt ở mù
Chớ tú tù gì, con đừng nói thế
Rồi đến ngày, tay bồng tay bế
Vai đeo mang một túi thăm nuôi
Cửa sắt kia ren rét rợn người
Lịch sắp hết rồi, ngày mai lại sáng
Mẹ nuôi con, quên ngày quên tháng
Vợ trông chồng, nhớ phút nhớ giây
Mặt trời đông đã đổ về tây
Ba sáu lăm
Ba sáu lăm
Mấy lần rồi
Đã mòn chưa khung sắt !!!
Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007
Gà trống nuôi con
“Gà trống nuôi con”
“Gà trống nuôi con”
Khổ nhất đời, gà trống nuôi con
Con khóc oe oe, không làm sao biết dỗ
Tay đàn ông, xách nôi, thay tả
Pha sữa con, nóng lạnh vô chừng
Cho con ăn, hả miệng, kêu ùm
Tập làm mẹ, xòe cánh kêu, cục ... cục ... tác
Gà trống nuôi con !
Khó hơn vượt ghềnh vượt thác
Gà trống nuôi con !
Khó hơn băng núi băng đèo
Anh buồn trông những vách đá cheo leo
Em hởi em, chờ em về, tỏ ngõ
Anh ngoài này, mỏi mòn vò võ
Em trong kia, thổn thức từng cơn
Tháng ngày qua, lòng dạ héo hon
Thời gian dài, đã mòn mi mắt
Em ơi em, thôi em đừng khóc !
Anh thay em, làm gà trống nuôi con !
Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007
Mẹ ngồi chờ con
Mẹ ngồi chờ con, chưa tới giờ mở cửa
Đưa mắt buồn trông, giọt lệ đắng lưng tròng
Ngày xưa nuôi con, tay bế tay bồng
Dãi nắng dầm mưa, mong con khôn lớn
Khi dỗ khi dành, nhẹ lời nhỏ tiếng
Khi roi khi vọt, khe khẽ lòng đau
Lòng mẹ nuôi con, dai dẫu dãi dầu
Mong con khôn lớn, giữa trường đời muôn ngả
Ngày nay nuôi con, chắc chiu trong túi nhỏ
Hũ muối mè, hộp muối sả, dăm bông
Kem đánh răng, bàn chải, cục xà phòng
Dù có ra sao, cũng là con của mẹ
Mẹ ngồi chờ con, văng vẳng bên tai, miệng đời biếm nhẽ
Mẹ dấu trong lòng, đâu dám kể con nghe
Lòng mẹ chín chiều, như sóng vỗ bờ đê
Dòng nước chảy xuôi, muôn ngàn đời vẫn thế
Mẹ ngồi chờ con, khung cửa vừa mới hé
Nhìn bóng dáng con, lòng đã ấm lên rồi
Con gắng giữ gìn, sức khỏe nghe con
Bóng tối đêm dài, mẹ mím lòng đau !!!
Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007
Con xin hứa
Mẹ ơi mẹ, xin mẹ đừng khóc
Cha ơi cha, xin cha đừng đau
Nhìn mẹ khổ, con không chịu nổi đâu
Nhìn cha buồn, lòng con thêm tan nát
Con xin hứa, dù ngàn cân treo sợi tóc
Dù băng đồi, đeo đá, đội sơn khê
Để đền ơn, công sinh dưỡng mẹ cha
Để chuộc lại những gì con đánh mất
Khi ngồi trong khung sắt
Với qui chế lao tù
Ì a, í a, í dầu
Tiếng mẹ ru hời,
Í a, tiếng mẹ ru hời,
Đã mấy mùa thu
Khi ngồi trong khung sắt
Khi nuốt miếng cơm tù
Ì a, í a, í dầu
Một ngày trong tù,
Í a, một ngày trong tù,
Là cả thiên thu
Xin mẹ đừng khóc nữa !
Xin cha đừng buồn đau !
Ngàn lần con xin hứa
Từ nay đến bạc đầu
À ơi, ới à,
Nước chảy qua cầu
Tháng ngày đau khổ, ới a
Như nước qua cầu, chảy đi !!!
Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007
Tâm sự người tù
Tiếng kiểng kêu : keng ! keng ! keng !
Lại thêm một ngày mới
Chấp tác, chấp hành, theo qui chế nhà lao
Lớn nhỏ, nữ nam, nhanh nhẩu, xôn xao
Từng khu, từng phần, hòa nhau thao tác
Kia, tiếng hò, tiếng hát
Nọ, tiếng nói, tiếng cười
Thời khắc đi qua, quen thuộc quá đi thôi
Của những con người cùng chung mẫu số
Tiếng kiểng kêu : keng ! keng ! keng !
Lại một ngày đã hết
Cảnh nhà lao trông vắng vẻ, im lìm
Tiếng ngáy đủ chiều,
như những bản hòa tấu không tên
Những dàn nhạc lừng danh,
còn thiếu nhiều thanh âm như thế
Tôi gát tay nhìn qua khung cửa nhỏ
Trông xa mờ, đếm những ánh sao thưa
Nỗi niềm đau, ôi biết nói sao vừa
Một lầm lỡ, biết bao nhiêu tan vỡ
Tiếng kiểng kêu : keng ! keng ! keng !
Lại thêm một ngày nữa
Tháng ngày qua đâu có những gì vui
Rồi một mai, ta sẽ bước ra ngoài
Giã từ nghe, chốn thâm u kinh dị
Ta xa em, như lên đò vĩ tuyến
Ta lìa em, như thuyền vỗ xa bờ
Dù gặp nhau như giấc mộng trong mơ
Xin giã biệt, không quay về bến cũ.
Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007