- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài Số 121 - thơ Mặc Giang
(Từ bài số 1201 đến số 1210)
macgiang@y7mail.com ; thnhattan@yahoo.com.au
01. Còn viết nổi không ? 1201
02. Ai bảo em là quê hương 1202
03. Tôi vẫn mang theo 1203
04. Đời lữ thứ là thế đó 1204
05. Chưa nát đầu vũ trụ 1205
06. Nhặt bóng ru mơ 1206
07. Ôm quê hương vào lòng 1207
08. Trổi khúc hoan ca 1208
09. Trả lại núi sông 1209
10. Ta dắt nhau về 1210
Còn viết nổi không ?
Không biết ta còn viết nổi không
Văn chương chữ nghĩa thả trôi sông
Tâm tư ý tưởng treo màn gió
Mực cạn bút cùn giấy bỏ không
Lần mò từ ngữ kiếm không ra
Câu cú lan man tựa trúng tà
Vần điệu phập phều tan bọt sóng
Trầm ngâm thổi bộng hát thi ca
Này hỡi, nàng thơ trốn ở đâu
Trêu ngươi chi lắm, hãy ra mau
Kẻo ta chôn chặt hồn thơ chết
Trả lại thiên thu thơ mộng sầu
Là thơ, nguồn mạch mãi khơi dòng
Gượng ép, nên thơ chẳng có hồn
Cứ sống cùng thơ hòa ý vị
Thơ nằm góc biển gối đầu non
Thẩn thơ thơ thẩn mới làm thơ
Lựa chữ lựa vần, thơ cóc khô
Bít lối, chận hang, cóc hết nhảy
Cóc ngồi, cóc đứng, cóc lô nhô
«Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi»
Thế mà, quả thật một bài thơ
Sống động, tự nhiên, chẳng ỡm ờ
Hiện thực, tròn đầy, không đẽo gọt
Nàng thơ kim cổ, đẹp như mơ.
Tháng 02 – 2009
Ai bảo em là quê hương
Ai bảo em là quê hương
Cho tôi ươm lòng tình tự
Ai bảo em là quê cũ
Cho tôi mơ vọng lối về
Ai bảo em là tình quê
Cho tôi đong đầy kỷ niệm
Ai bảo em là trúc biếc
Cho tôi bao lũy tre xanh
Ai bảo em đứng đầu gành
Cho tôi bờ xa biển rộng
Ai bảo em là làn sóng
Cho tôi nước chảy sông dài
Ai bảo em bông cỏ may
Cho tôi dặm trường đan kín
Đầu thôn, đường xưa in bóng
Cuối xóm, lối nhỏ in hình
Có dòng sông quyện xinh xinh
Bờ cây gió lồng trưa nắng
Vẽ lên bên bờ cát trắng
Quê hương dịu ngọt trong lành
Ấm nồng bếp lửa mái tranh
Tình quê nuôi ta khôn lớn
Ra đi chân trời góc biển
Ở đâu cũng nhớ nhung về
Bởi em là nẻo tình quê
Chiếm trọn con tim khối óc
Hố thẳm, đồi cao, đỉnh dốc
Đèo heo, hút gió, sơn khê
Bởi em là cả tình quê
Trong tôi đong đầy kỷ niệm
Thu úa, thu vàng, thu tím
Xuân sang, xuân đến, xuân đi
Hạ nồng, hạ trắng, hạ vi
Đông về, đông se, đông lạnh
Bởi em, quê hương muôn thuở
Nên tôi không mất bao giờ
Quê hương, một cõi trời mơ
Gởi về cho em tất cả.
Tháng 02 – 2009
Tôi vẫn mang theo
Ngồi nơi đây
Tôi vẫn thấy một trời quê lồng lộng
Hiện rõ ra mồn một, chẳng hao mòn
Dù mấy chục năm trường vạn lý mù sương
In thật đậm trong thềm hoang ký ức
Bởi quê hương là nhất
Không ở đâu đẹp bằng quê hương
Không có đâu sánh bằng quê hương
Tràn sức sống trong tình thương dịu ngọt
Ra sau hè, hái một chùm bò ngót
Khi thì chùm rau đắng nấu canh
Khi lá giang, rau húng, cải xanh
Hạt gạo mới mỗi vụ mùa thơm ngát
Dưới đồng sâu, cô thôn nữ ca hát
Trên đồng cạn, anh dân quê vọng hò
Đêm trăng thanh, giã gạo nhẹ tay cho
Để hạt ngọc không vãi vung ngoài đất
Đàn trẻ thơ giỡn chơi trò cút bắt
Bếp lửa hồng đã un chín ngô khoai
Cùng quây quần xúm xít đứng ngồi
Vừa thổi vừa ăn nói cười rộn rã
Tình tự quê hương là thế đó
Khi xa rồi, nhung nhớ quá đi thôi
Mấy chục năm trong kiếp sống xa khơi
Tôi không thấy giữa thành đô phố thị
Cái chơn chất, vậy mà tuyệt mỹ
Cái bình dân, vậy mà tuyệt vời
Tôi vẫn cưu mang sâu thẳm trong đời
Quê là đất, đất nở hoa
Cất một chỗ sâu xa trong tâm hồn
Không có gì bù đắp
Nếu một ngày mai tôi mất
Trước khi nhắm mắt lìa đời
Tôi vẫn ôm chặt trong tôi
Lội xuống hoàng tuyền
Rắt reo chốn suối vàng
Trong từng cơn ấm lạnh.
Tháng 02 – 2009
Đời lữ thứ là thế đó !
Tiếng quê hương, nghe mềm môi muối mặn
Tiếng quê nhà, nghe trĩu nặng lòng đau
Một khung trời biền biệt vẫn chìm sâu
Sương trắng phủ trên bờ dâu giá lạnh
Biển xa khơi, con đò chưa dừng chuyến
Sóng bạc đầu đưa đẩy cuối bờ xa
Sống tha phương như đi giữa phong ba
Nhuộm sương gió xát xây tàu phiêu bạt
Câu ca dao những ngày xưa mẹ hát
Ru con thơ yên giấc ngủ đầu đời
Vẫn còn nghe, như văng vẳng buông lơi
Lòng quặn thắt chín chiều thương quê mẹ
Hạ oi ả, ve sầu kêu cay xé
Đông lạnh lùng, tiếng dế rít nỉ non
Khi xuân sang, cánh én bay nhanh hơn
Vẫn không tới quê nhà tràn thu tím
Mỗi một ngày, hăm bốn giờ gõ nhịp
Mỗi một năm, cấp số cứ nhân lên
Mấy mươi năm, như vũ trụ mông mênh
Đẩy xơ xác con thuyền đời bé nhỏ
Kiếp phong trần, hỏi phong trần mấy độ
Kiếp phù sinh, hỏi phù thế mấy thời
Tiếng tình quê, ơi à, ơi ã, à ơi
Sông có khúc, nhưng người còn bao lúc
Một ra đi, là cả đời mất hút
Hai chưa về, là cá lặn biệt tăm
Ba chia ly, là biền biệt dặm băng
Bốn thao thức, gởi quên còn nỗi nhớ
Quê nhà còn đó
Biệt xứ tha phương
Thăm thẳm mù sương
Đường về mờ lối
Thức đêm trường nhìn ngàn sao nhắn hỏi
Cuối lưng trời le lói để mà chi
Trong hư vô, bỗng nghe tiếng thầm thì
Đời lữ thứ là cuộc đời thế đó !
Tháng 02 – 2009
Chưa nát đầu vũ trụ
Một cuộc lữ trên đường dài cát bụi
Gội phong trần dẫm đồi dốc nhiêu khê
Nhuộm tóc tang chưa vẹn một lời thề
Nên đi mãi giữa thềm hoang băng giá
“Hạt ngọc, đã từ lâu mòn gốc rạ
Ủng ruộng đồng, khô mộng lúc mạ non”
Đưa bàn tay, góp nhặt những mất còn
Vẽ nhòa nhạt trên bờ lau cát trắng
Ra vườn sau, lây lan tràn rau đắng
Đến ngõ trước, cỏ dại mọc hoang đầy
Áo quần xưa đan kín bông cỏ may
Mang tư lự leo đồi cao gió hú
Trường Sơn lộng thét hoang vu hùng cứ
Biển Đông trào sóng cả vỗ triều dâng
“Bắt phong trần, phải phong trần
Sao cho sỉ nhục mấy lần mới thôi”
Bãi ta bà, một đời đi chưa đủ
Cát đá nhiều, gió bụi vẫn tiêu sơ
Nên ta đi, như con tạo dại khờ
Quay tít mãi, chưa nát đầu vũ trụ.
Tháng 02 – 2009
Nhặt bóng ru mơ
Làng tôi gió mát trong lành
Tình quê thắm đượm đồng xanh lúa vàng
Có dòng sông nhỏ băng ngang
Hai bờ cát trắng mịn màng ven đê
Đầu thôn lối ngõ đưa về
Hai bên hoa dại đề huề trổ bông
Nhà quê vui sống ruộng đồng
Bao cô thôn nữ gánh gồng trĩu vai
Cỏ may đơm áo hoa cài
Đường làng in bóng dấu hài lại qua
Mẹ quê mưa nắng phôi pha
Vườn rau hoa bí hoa cà thơm hương
Trai làng dặm khói mù sương
Nghe theo tiếng gọi lên đường từ ly
Quê tôi như thiếu những gì
Ngọt bùi ấm lạnh bớt đi lửa hồng
Chiều chiều mẹ đứng buồn trông
Xa xa đầu ngõ nhớ mong ai về
Em thơ gợn nét ủ ê
Chờ ai biền biệt mải mê tháng ngày
Chim ngàn mỏi cánh chân mây
Ai hay chín rụng nỗi nầy tình kia
Ước ao một tiếng “đi – dìa”
Khó hơn góc biển chia lìa non cao
Nhiều khi chìm giấc chiêm bao
Bỗng choàng thức dậy gối đào trũng sương
Làng tôi ủ kín một phương
Thấm sâu giá lạnh nhớ thương xa mờ
Đưa tay nhặt bóng ru mơ
Gá trên chót đỉnh cuối bờ mênh mông.
Tháng 02 – 2009
Ôm quê hương vào lòng
Ôi quê hương, ta xin ôm vào lòng
để không xa nơi chôn nhau cắt rốn
Ôi ruộng vườn, ta xin ôm vào lòng
để không lìa gốc rễ cội nguồn xưa
Tỉ tê nhung nhớ dư thừa
Đắng cay bùi ngọt cho vừa lòng nhau
Mẹ già tóc trắng hoa cau
Cha già bạc hếu đẫm màu phong sương
Chia nhau tiếng nói đoạn trường
Sẻ nhau tiếng nói tư lường hồn ai
Mạ xanh non, không xa rời gốc rạ
Cánh đồng vàng, trĩu nặng lúa trổ bông
Chuyến đò ngang vẫn ngóng đợi bên sông
Chờ lữ khách đường xa về cố quận
Đi giữa lòng đất mẹ
Ta nghe lòng rúng động
Đi trên đất quê cha
Ta nghe máu dập dồn
Xa xa tiếng quốc gọi hồn
Lung linh ngàn năm dấu sử
Đây Nam Quan, địa đầu biên giới
Kia Cà Mau, mũi cuối non sông
Núi cao, xương trắng chất chồng
Biển sâu muối mặn, máu hồng can qua
Mới thành tiếng quốc gọi gia
Mới thành tiếng nói cửa nhà Việt Nam
Anh, máu đỏ da vàng
Em, con Hồng cháu Lạc
Tôi, mũi tẹt tóc đen
Nối từ, Tiên Tổ ngàn năm
Kinh bao thế kỷ nặng oằn tâm can
Chia nhau tép quít, múi cam
Là bầu là bí, một giàn có nhau
Nhìn nấm rốn chôn rau
Đây là hồn thiêng đất mẹ
Nhìn máu chảy về tim
Đây là nguồn cội quê cha
Đồng bào, hai tiếng nói ra
Trăm con một bọc của nhà Việt Nam
Quê hương gấm vóc danh lam
Ngàn xưa ghi dấu bao hàm ngàn sau
Ôm quê hương vào lòng
Ôi là da là thịt
Ôm ruộng vườn vào lòng
Ôi là máu là xương
Ta nghe tiếng gọi ngàn thương
Bước chân trỗi nhịp trên đường ta đi
Ta nghe tiếng nói tư nghì
Đan tâm xẻ mật cũng vì quê hương.
Tháng 02 – 2009
Mặc Giang
Trỗi khúc hoan ca
Nhắc đến quê hương, thấy ngậm ngùi
Trong ngoài cách trở, làm sao vui
Đôi bờ vạn lý trùng dương sóng
Cát trắng bờ lau ngả dập vùi
Nhắc đến quê hương, nghe thấm đau
Đẩy đưa con nước chảy qua cầu
Tang thương lòng nước còn cau mặt
Tuế nguyệt phong sương nhuộm sắc màu
Nhắc đến quê hương, trăn trở hoài
Rầu rầu mặt nước chảy buông trôi
Rong rêu bèo bọt phập phều mãi
Nước biếc ngửa nghiêng sóng bạc đầu
Quê hương như thế có buồn không
Tê tỉ máu xương của Tổ Tông
Trầy trụa thịt da bao thế hệ
Đàn con, có hổ mặt cha ông
Nếu nói, tang thương chưa lấp đầy
Sông Gianh, một thuở ngập trời mây
Còn kia, Bến Hải tràn sông núi
Hỡi nước, hỡi dân, sao xéo dày
Dân lành, đâu có tội tình chi
Cũng bởi lê dân, nên nó đì
Thời thế, thế thời, trêu khỉ mốc
Dân quèn muôn kiếp vẫn cu ly
Dân trí mở mang đỡ khổ nghe
Ngày xưa, ông nghị, với ông nghè
Ngày nay, ông cán, với ông bộ
Dân ngóc đầu lên, nó hết đè
Kêu hận, kêu oan, chẳng tốt đâu
Thắt lưng, buột bụng, rồi ôm đầu
Đắt thời, đắt thế, phường sâu mọt
Chễm chệ leo ngai nhổ bã trầu
Nên nhớ, ý dân là ý trời
Thời nào cũng tạo một phường thôi
Lợi dân ích quốc thì dân để
Hại nước hại dân, dân dạy đời
Được như thế đó, phúc quê hương
Thôn dã làng quê đến phố phường
Trổi khúc hoan ca hòa điệu sống
Người người nối kết vạn yêu thương
Quê hương tan hết những oan cừu
Dấu sử không hoen tì vết lưu
Dân tộc hồi sinh reo ánh sáng
Non sông một dải, đẹp thiên thu.
Tháng 02 – 2009
Mặc Giang
Trả lại núi sông
Trả lại núi sông của Tổ Tiên
Giang sơn vấm vóc của Ba Miền
Là xương là máu hồn dân tộc
Thuở trước đời sau mãi nối liền
Trả lại núi sông của Việt Nam
Hùng Vương mở nước dựng Văn Lang
Cháu con giữ nước xây son sắt
Lịch sử hùng anh chạm đá vàng
Việt Nam sông núi của muôn đời
Liệt liệt oanh oanh, thật tuyệt vời
Dũng dũng đường đường, trêu tuế nguyệt
Đông Tây Nam Bắc cổ kim soi
Việt Nam sông núi giống Rồng Tiên
Sừng sững trời nam, thạch trụ kiềng
Núi lở đất bồi, không biến chuyển
Đá mòn nước chảy, chẳng chao nghiêng
Việt Nam sông núi giống Rồng Tiên
Bốn biển năm châu khắp mọi miền
Hãy nhớ, đừng quên dân tộc ấy
Trung trinh tiết liệt khí hùng thiêng
Hãy nhớ, trời nam có Việt Nam
Con Hồng cháu Lạc giống da vàng
Tâm can triệu triệu cùng chung một
Đạp đất đội trời, sống dọc ngang
Việt Nam trang sử khí hùng ca
Triệu triệu con tim chỉ một nhà
Nam Bắc Trung không hề cách trở
Một lời muôn tiếng, vọng ngân xa
Núi sông, trả lại núi sông ta
Dân tộc hùng anh, dân tộc ta
Mỗi bước chân đi, rung lịch sử
Muôn người như một, vạn hùng ca.
Tháng 02 – 2009
Mặc Giang
Ta dắt nhau về !
Ta dắt nhau về quê mẹ xưa
Đã xa lâu lắm, một chiều mưa
Đến nay vàng vọt, trời chưa nắng
Nhưng lỡ một mai xuống hố, ừa
Ta dắt nhau về quê mẹ xưa
Ra đi biền biệt nhớ nhung thừa
Thời gian đằng đẵng trôi năm tháng
Tóc trắng ngả màu nhuộm nắng mưa
Tình quê nhắc đến, như ôm mơ
Gối mộng trường canh ngái ngủ hờ
Mệt lả, chập chờn ru giấc điệp
Bừng con mắt dậy, vẫn còn mơ
Một khi xa hút mái tình quê
Cái kiếp tha phương luống não nề
Đất lạ, không đầy đời lữ khách
Chừng như trống vắng, nói sao hè
Tình tang tích tịch lý tình tang
Xuân đến, hạ đi, kéo đông tàn
Thu tím đẳng đeo cành lá úa
Lá rơi lá rụng lá bay ngang
Tích tịch tình tang vạn lý hề
Muôn trùng cô đọng khối tình quê
Xa xôi vọng nhớ tràn non ải
Gom chút rong rêu lối ngõ về.
Tháng 02 – 2009
Mặc Giang