Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu với đề tài Duy Ma Cật

Saturday, December 10, 201100:00(View: 19867)
Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu với đề tài Duy Ma Cật

Vào lúc 6: pm ngày Thứ năm 8/12/2011, Hội Đồng Huynh Trưởng Cấp DŨNG và Cấp TẤN Hoa kỳ đã có Buổi SINH HOẠT ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM trên hệ thống điện thoại viễn liên. Chương trình Sinh hoạt gồm có : Phần Thuyết Pháp của Hòa Thượng THÍCH NGUYÊN SIÊU và Phần Sinh Hoạt nội bộ. Nội dung sinh hoạt ngoài phần báo cáo quá trình sinh hoạt tu học, tương thân tương trợ, có phần đóng góp ý kiến về ĐỀ CƯƠNG TỔ CHỨC ĐẠI HỘI HUYNH TRƯỞNG TOÀN QUỐC HOA KỲ NHIỆM KỲ IX.

ht_nguyen_sieu
Sau đây là TÓM LƯỢC Bài THUYẾT PHÁP của Hòa Thượng THÍCH NGUYÊN SIÊU , trong Buổi sinh hoạt của HỘI ĐỒNG HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG VÀ CẤP TẤN HOA KỲ.
BÀI THUYẾT PHÁP
Của Hòa Thượng THÍCH NGUYÊN SIÊU
Tổng Thư Ký GHPGVNTN Hoa Kỳ
Viện chủ Tu Viện Pháp Vương và Chùa Phật Đà San Diego, California
Cố Vấn Giáo Hạnh GĐPTVN tại Hải Ngoại
*

Đề tài: DUY MA CẬT
***

Sống trong cuộc đời này, chúng ta ở từ Quốc độ này qua quốc độ khác, từ trú xứ này qua trú xứ khác, từ hoàn cảnh này qua hoàn cảnh khác, cho nên hôm nay, chúng ta hội ngộ nơi đây là một nhơn duyên lành. Chúng ta thừa hưởng được con đường mà các Bậc Tiền bối đã khai sáng Phật đạo, nói chung và GĐPT nói riêng. Chúng ta có bổn phận hoàn thành trách nhiệm trước Tam Bảo, mà các anh chị đã phát nguyện. Học Giáo pháp của Đức Thế Tôn, áp dụng vào đời sống, hướng dẫn, khuyến tấn Đàn em thăng tiến trên con đường Giác ngộGiải thoát.

Có nhiều Pháp Hội, hôm nay chúng ta học về Pháp Hội Duy Ma Cật, liên quan đến bổn phận và trách nhiệm của người Cư Sĩ tại gia.

Kinh Duy Ma Cật, do Hòa Thượng Tuệ Sỹ dịch, giới thiệu, chú thích.

Kinh Duy Ma Cật, do Ngài Tăng Triệu, một trong tứ kiệt của Ngài La Thập, chấp bút theo ý chỉ của Ngài La Thập,

Giới thiệu Kinh: Kinh Duy Ma Cật gồm có:

 Huyền thoại Duy Ma Cật
 Ý nghĩa Lịch Sử
 Cơ sở Tư tưởng
 Thực tiễn hành Đạo

Kinh gồm 10 Chương:

Chương I: Quốc Độ Phật
Chương II: Phương tiện quyền xảo
Chương III: Các Chúng đệ tử
Chương IV: Các Hạnh Bồ Tát
Chương V: Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và các hàng Thánh Đệ tử đi thăm bệnh Bồ Tát Duy Ma Cật
Chương VI: Tinh thần Giáo pháp Bất khả tư nghì
Chương VII: Chúng sinh trong cuộc đời này
Chương VIII: Con đường Phật Đạo
Chương IX: Tinh thần Pháp môn bất nhị
Chương X: Quốc Độ Phật Hương Tích
Chương XI: Bồ Tát hạnh
Chương XII: Đức Phật A Súc
Chương XIII: Tinh thần cúng dường Chánh Pháp
Chương XIV: Phó Chúc Đức Thế Tôn

Kinh Duy Ma Cật có 14 Chương , tuy nhiên buổi Thuyết Pháp hôm nay, Hòa Thượng chỉ thuyết giảng CHƯƠNG 10 : QUỐC ĐỘ PHẬT HƯƠNG TÍCH . Trong đó thuyết giảng rõ về:
- 10 PHÁP THIỆN CỦA NAM NỮ CƯ SĨ
- 8 PHÁP THÀNH TỰU NƠI THẾ GIAN

Chúng ta học KINH DUY MA CẬT là học :
1) Cách sống của Bồ Tát Duy Ma Cật
2) Hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát Duy Ma Cật
3) Công hạnh tu chứng của Bồ Tát Duy Ma Cật
4) Cách phụng sự Chư Phật trong 10 phương

 I) Cách sống của Bồ Tát Duy Ma Cật:
Tinh thần vô nhiễm: Sống trong thế gian mà không bị ô nhiễm của thế gian
Sống tu tập tự thân, thanh tịnh. Sống không bị lôi cuốn vào vòng danh lợi.
II) Hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát Duy Ma Cật:
Nguyện cầu chúng sinh noi theo Chư Phật, Chư Bồ tát. Hướng thân lập mệnh.
Không nhàm chán, mệt mỏi, thối thát. Không giận hờn, chối bỏ, lánh xa.
Giúp chúng sinh cần hóa độ
III) Công hạnh tu chứng của Bồ Tát Duy Ma Cật:
Làm lợi cho chúng sinh. Sống trong ngũ dục nhưng không bị lôi kéo.
Phát huy tinh thần Đại thừa Phật Giáo: Tinh thần Bồ Tát Đạo
IV) Cách phụng sự Chư Phật trong 10 phương:
Cung kính Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhưng cũng cung kính 10 phương Chư Phật. Đảnh lễ, phụng sự Phật Thích Ca nhưng cũng đảnh lễ, phụng sự 10 phương Chư Phật. Theo 10 Hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền:

10 PHÁP THIỆN CỦA NAM NỬ CƯ SĨ

Trong cỏi Ta bà này, hành Bồ tát đạo phải có TÂM ĐẠI BI KIÊN CỐ. Phải biết BAN VUI và CỨU KHỔ. Dù ở bất kỳ quốc độ nào phải có TÂM ĐẠI BI KIÊN CỐ chúng sinh mới có được lợi ích, bớt khổ. Cỏi Ta bà vốn có nhiều chúng sinh đau khổ nên Bồ tát có TÂM ĐẠI BI KIÊN CỐ hơn các Quốc độ khác vì các Quốc độ khác không bị phiền nảo hay khổ đau ...
Với TÂM ĐẠI BI KIÊN CỐ, Bồ tát trang bị 10 PHÁP THIỆN để độ trì chúng sanh:
1) Lấy BỐ THÍ đối trị BẦN CÙNG
2) Lấy TRÌ GIỚI đối trị PHẠM GIỚI
3) Lấy NHẨN NHỤC đối trị SÂN NHUẾ
4) Lấy TINH TẤN đối trị GIẢI ĐẢI
5) Lấy THIỀN ĐỊNH khắc phục LOẠN Ý
6) Lấy TRÍ TUỆ diệt tan VÔ MINH
7) Nói PHÁP TRỪ NẠN để vượt qua BÁT BẠN
8) Dạy PHÁP ĐẠI THỪA cho người còn chấp nhất TIỂU THỪA
9) Lấy các THUẬN CĂN giúp người VÔ ĐỨC
10) Thường dùng TỨ NHIẾP PHÁP để THÀNH TỰU Chúng sanh

8 PHÁP THÀNH TỰU của MỘT VỊ BỐ TÁT

Để trả lời câu hỏi có bao nhiêu Pháp để thành tựu tong cuộc sống hiện tại, để sống trong cuộc đời này mà không bị tổn hạitái sinh vào cỏi Tịnh Độ, Bồ Tát Duy Ma Cật đã trả lời là cần có 8 PHÁP ĐỂ THÀNH TỰU:
1) Lợi ích chúng sinh không cần báo đáp
2) Chịu thay chúng sinh hết thảy khổ não
3) Tâm bình đẳng với chúng sinhThiên hạ vô ngại
4) Tôn kính Chư Bồ tát như đối với Chư Phật
5) Khi nghe Kinh chưa từng nghe, cũng không khởi nghi hoặc
6) Không đối nghịch với Pháp của Hàng Thinh Văn
7) Không ganh tỵ với người được cúng dườngTùy hỷ công đức
8) Thường tự xét lổi của mình, không tranh tụng sở đoản của người

Buổi Thuyết pháp kết thúc với lời khuyên nhủ anh chị em Huynh Trưởng GĐPT, luôn trang bị Tinh thần Bồ Tát Đạo, phải có TÂM ĐẠI BI KIÊN CỐ, tiếp tục đi trên con đường giải thoát mọi khổ đau, đem lại lợi ích cho chúng sinh, và cụ thể là Đoàn viên Gia Đình Phật Tử Việt Nam trên Thế giới.

TÂM ĐĂNG, Thư Ký HĐC Tấn Hoa Kỳ
Reader's Comment
Saturday, October 11, 201409:19
Guest
• Đẳng giác Bồ tát thường hiện thân như thế nào? Tu hạnh gì?
‾ Đẳng giác Bồ tát (Giác Bình đẳng) nhìn chúng sinh bằng cặp mắt bình đẳng… nên Đẳng giác Bồ tát hành đạo tùy duyên… hành cung của Đẳng giác Bồ tát là nội viện cung trời Đâu suất.
‾ Pháp hành của Đẳng giác Bồ tát là hạnh Thường Bất Khinh: Không khinh thường cái Phật của chính mình, không khinh thường cái Phật của tất cả chúng sinh… tạo điều kiện để cho cái Phật của chính mình phát huy tác dụng và tạo điều kiện cho cái Phật của chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng.
Saturday, October 11, 201409:15
Guest
• Bồ tát từ Sơ địa đến Đệ Thập địa… nếu Balamật không liên tục (không nhập được Đẳng giác địa) thì những Bồ tát này sẽ hiện thân như thế nào trong tam giới?
1.Bồ tát Sơ địa… nếu Balamật không liên tục thì sẽ mong cầu danh, lợi, quyền lực… vì thế Bồ tát Sơ địa này thường hiện thân làm tiểu quốc vương (vua các nước nhỏ).
2. Bồ tát đệ nhị địa… nếu Balamật không liên tục thì sẽ mong cầu danh, lợi, quyền lực… vì thế Bồ tát đệ nhị địa này thường hiện thân làm chuyển luân vương (vua thế giới).
3. Bồ tát đệ tam địa… nếu Balamật không liên tục thì sẽ mong cầu danh, lợi, quyền lực…vì thế Bồ tát đệ tam địa này thường hiện thân làm Đao lợi thiên vương (vua cõi trời Đao lợi).
4. Bồ tát đệ tứ địa…nếu Balamật không liên tục thì sẽ mong cầu danh, lợi, quyền lực… vì thế Bồ tát đệ tứ địa này thường hiện thân làm Dạ ma thiên vương (vua cõi trời Dạ ma, còn gọi là Tu diệm ma).
5. Bồ tát đệ ngũ địa… nếu Balamật không liên tục thì sẽ mong cầu danh, lợi, quyền lực…vì thế Bồ tát đệ ngũ địa này thường hiện thân làm Đâu suất thiên vương (vua cõi trời Đâu suất).
6. Bồ tát đệ lục địa… nếu Balamật không liên tục thì sẽ mong cầu danh, lợi, quyền lực… vì thế Bồ tát đệ lục địa này thường hiện thân làm Hóa lạc thiên vương (vua cõi trời Hóa Lạc).
7. Bồ tát đệ thất địa… nếu Balamật không liên tục thì sẽ mong cầu danh, lợi, quyền lực… vì thế Bồ tát đệ thất địa này thường hiện thân làm Tha hóa tự tại vương (vua cõi trời Tha hóa tự tại).
8. Bồ tát đệ bát địa… không còn ái dục… nhưng nếu Balamật không liên tục thì sẽ ái thiền… vì thế sẽ hiện thân làm chủ cõi Sơ thiền Sắc giới (Phạm thiên vương) và làm chủ cõi Nhị thiền Sắc giới (Đại phạm thiên vương).
9. Bồ tát đệ cửu địa… không còn ái dục… nhưng nếu Balamật không liên tục thì sẽ ái lạc Sắc giới thiên… vì thế sẽ hiện thân làm chủ cõi tam thiền Sắc giới thiên.
10. Bồ tát đệ thập địa… không còn ái dục… nhưng nếu Balamật không liên tục thì sẽ ái Tịnh sắc giới thiên…vì thế sẽ hiện thân làm pháp chủ cõi Ngũ tịnh cư Sắc giới thiên (vô phiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện, Sắc cứu cánh).
(Sách tham khảo: Kinh Hoa Nghiêm)
Saturday, October 11, 201409:05
Guest
...nơi đi về...
Thu tàn… mưa gọi gió sang,
Lòng thu tơi tả… bạt ngàn bão giông.
Đã mang kiếp hạt bụi trần…
Đừng tìm bến đỗ, đừng mong luân hồi!
Tùy duyên… bọt nước dòng trôi,
Tan rồi hóa nước… thuận xuôi theo dòng.
Mặc đời sắc sắc không không…
Đừng theo, đừng chống… đừng trông ngóng gì!
Không mơ hiệp… sẽ không ly…
Hòa quang đồng phận tùy nghi giúp đời!
Luân hồi… nhưng chẳng luân hồi…
“Niết bàn sinh tử” là nơi đi về…

Ngọn cỏ ven sông cẩn chí!
Saturday, October 11, 201408:59
Guest
Đề tặng H.T. Hội trưởng!

HỘI nhập Ta bà… tùy duyên độ…
TRƯỞNG dưỡng Như Lai giác: Giác tha!
NGUYÊN lai pháp pháp phi lai khứ…
SIÊU xuất trần lao… tức Bồ đề!
CHƠN tánh vĩnh hằng vô sinh diệt…
TRÍ đáo Bala… tịch giác, mê…
THIỀN tâm liễu ngộ… vô quái ngại!
KHÁCH chủ đồng qui tịnh giác tòa.

Ngọn cỏ ven sông cẩn chí!
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 29)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(View: 24)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 390)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(View: 750)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 812)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(View: 716)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(View: 1007)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 929)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 699)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 1152)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý Túc là Ngũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 979)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 752)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1014)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 772)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1103)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần.
(View: 1060)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 741)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 745)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 1497)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 1274)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 1147)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 1541)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 1515)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 1461)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 1564)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 1246)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(View: 931)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(View: 1713)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
(View: 1738)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(View: 1411)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
(View: 1754)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(View: 1145)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(View: 1215)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(View: 1133)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 1859)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 1998)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 2039)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạctự do nội tâm.
(View: 2359)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 2029)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 2044)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 1340)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 2000)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 1807)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 2267)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 1657)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 2632)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 1982)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(View: 3084)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(View: 1936)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant