Nguyên tác: HT Thích Tịnh KhôngViệt dịch: Thích Tâm An
32. NHẬN THỨC VỀ VIỆC PHẬT, BỒ TÁTTÁI THẾ Có nhiều vị pháp sư, đại đức nói họ là Phật, Bồ táttái thế. Điều đó thật hay giả?
Thật ra, bạn hỏi như vậy là đã sai lầm rồi. Làm sao tôi có thể biết được. Nếu thật sự tôi nói tôi biết thì tôi lại sai, vì tôi không phải là Phật, tôi chưa thành Phật nên
làm sao biết được họ là Phật hay không phải Phật? Tôi không phải là Bồ táttái thế, sao tôi biết được họ là Bồ tát tái thế? Do đây mà làm mê cảm nhiều vị đồng tu trong giới học Phật. Đặc biệt là những người sơ cơhọc đạo, thật ra mà nói, chẳng những người sơ cơ mà ngay cả những người
học Phật lâu năm cũng dễ bị mê cảm nữa. Song, chúng ta không thể biết được họ là Phật, Bồ tát thật hay giả. Nhưng trong kinh Phật có nói rất rõ, chư Phật và Bồ tátứng hóa ở tại thế gian này rất nhiều. Nhất là khi chúng sinh gặp hoàn cảnh tột cùng khổ nạn, chư Phật, chư Bồ tát liền
ứng hóatại thế gian, hòa mình cùng với tất cả đại chúng, không luận là
phân thân gì để đại từ đại bicứu khổ cho chúng sinh. Như trong phẩm Phổ Môn, Bồ tát Quán Thế Âmứng hiện 32 thân, nam nữ, già trẻ, các hành các nghiệp đều có. Phật, Bồ táthiện thân chỉ một nguyên thân, vì không muốn để lộ thân phận của mình, nếu bị lộ tức khắc các vị ấy sẽ đi mất và
không trụ ở thế gian nữa. Trong lịch sử có nói tới điều đó, hễ thân phận một khi bị lộ, các vị ấy đều biến mất, đây là Phật và Bồ tátchân thật. Nếu thân phận bị lộ mà không đi, kỳ thật khôngtương ưng với kinh điển, nên đại khái họ không phải là Phật, Bồ tát thật, chỉ là mạo nhận. Vì sao họ dám mạo nhận? Vì không ngoài việc lừa dối người để thu hoạch lợi dưỡng và tham cầu danh tiếng, đó là tạo tội. Nếu họ hiểu được như vậy chắc chắn họ sẽ không dám lừa dối nữa. Như chúng ta biết, đại sưẤn Quang chính là Đại Thế Chí Bồ táthóa thântái thế, vậy màhành nghi của
Ngài cả đời cùng với người thế tục chẳng một mảy may sai khác. Song, sự
tu hành và nguyên tắc, nguyên lý giáo hóa chúng sinh của Ngài xác thật tương ưng với đạo lý trong chương Đại Thế Chí Bồ tátNiệm PhậtViên Thông. Trong cuốn “Thủy tư tập”, có một vị cư sĩ đã nói điều đó, nếu có xem chúng ta sẽ biết. Trước bốn năm đại sưvãng sinh, có một người nữ đang ở bậc sơ trung, người này chẳng tiếp xúc với Phật giáo, lại không tin tưởngPhật pháp. Cô ta nằm mộng thấy Quan Thế ÂmBồ tát. Bồ Tát bảo với cô ta hiện tạiĐại Thế Chí Bồ tát đang giảng kinhthuyết pháp tại Thượng Hải, Bồ tát bảo cô ta nên đi nghe. Cô ta hỏi lại Bồ tátThế Chí là ai? Bồ tát bảo đó là Ấn Quang đại sư. Sau đó cô đi tìm gặp đại sư và kể về sự tình cho đại sư nghe, nghe xong đại sư mắng cho cô một trận, mỉm cười nói đừng làm động chúng, sau đó cấm cô không được tìm đại sư nữa, cô này trở về không dám nói với ai. Bốn năm sau, lúc đại sưvãng sinh rồi, cô này mới đem sự việc đó công bố cho mọi người biết. Cho nên đại sư đích thực chính là Bồ tát Đại Thế Chíứng thân, nhất định không phải là mạo nhận. Thân phận bị lộ mà không đi là có vấn đề. Còn mọi người cho Ngài là Bồ tátứng thân thì Ngài phủ nhận, không thừa nhậnsự thật. Nếu người tự xưng mình là Phật, Bồ tát tái lai nhất định là có vấn
đề, chúng tacần phảicẩn thận.
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
Nếu có ai đó yêu cầutóm tắttoàn bộgiáo lýPhật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dựtrả lời rằng, đó là : Ngũ uẩngiai không.
Bằng sự tu tậplâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngụcThiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùng là sự giải thoáthoàn toàn.
Cộng đồngTăng Già gồm tứ chúngTăng Ni và Phật tửtại giaNam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồngTăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thầnlục hòa.
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tônnhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
Vấn đềNam tông và Bắc tông là một vấn đềtương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật có di giáotối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con ngườitrải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.