Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

32 Tướng Tốt Của Bậc Đại Nhân

Thursday, September 16, 201000:00(View: 15409)
32 Tướng Tốt Của Bậc Đại Nhân

Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sinh, vua cha Tịnh-Phạn triệu tập các vị tinh thông tướng số đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Các vị xem tướng xong, đồng tâu lên rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt của một Bậc Đại nhân, thật hiếm có trên đời. Đây là những dấu hiệu báo trước Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân đệ nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”.
Trong mùa an cư cuối cùng, Đức Phật báo trước sẽ lên cung trời Đao-Lợi thuyết pháp cho chư ThiênThánh mẫu Ma-Gia. Vua xứ Kosala là Pasennadi, do lòng kính ngưỡng Đức Phật, xin phép được họa chân dung Ngài trước khi Ngài tạm rời nhân gian. Được Đức Phật chấp thuận, nhà vua thỉnh Ngài thọ trai tại hoàng cung; ở đây có 12 vị họa sư nổi tiếng cùng tề tựu để quan sát và vẽ lại chân dung Đức Phật.
Tuy nhiên, sau đó tất cả các họa sư đều quỳ xuống xin nhà vua tha tội, vì “Hình tướng Đức Thế Tôn đẹp lạ lùng, chúng thần sững sờ chỉ ngắm nhìn suốt buổi mà không vẽ được nét nào cả”. Đức Phật nghe nói thương tình, cho in bóng mình lên nền nhà để các họa sư đồ họa lại. Đây là bức vẽ chân dung đầu tiên của Đức Phật.
Về sau, nhà vua lại truyền lệnh cho các thợ điêu khắc tài giỏi trong nước tạc tượng Đức Phật theo mẫu vẽ ấy. Nhưng không người thợ nào dám nhận nhiệm vụ, vì “Sắc tướng Đức Thế Tôn vạn lần cao quý, siêu tuyệt trần gian; nếu không chuyển tải được những đức tướng ấy trên tượng thì e đắc tội với Ngài”.
Có một vị Thiên nhân chuyên về kiến trúc tên Tỳ-Thủ Yết-Ma hóa thân làm thợ mộc, yết kiến nhà vua xin nhận việc. Chỉ sau một ngày, vị Trời ấy đã tạc xong pho tượng Đức Phật bằng gỗ trầm hương, cao 7 thước mộc, mặt và tay chân đều màu vàng tía. Nhà vua vừa trông thấy bức tượng, phát sinh đức tin thanh tịnh, chứng Nhu thuận nhẫn, bao nhiêu nghiệp chướng phiền não đều được tiêu trừ (kinh Đại thừa công đức tạc tượng Phật - Đại chính Tân tu Đại tạng kinh).
Các tài liệu Phật học mô tả 32 tướng tốt của Đức Phật có đôi chỗ khác nhau, nhưng tựu trung có thể kể ra như sau:
1- Đỉnh đầu có nhục kế.
2- Tóc màu xanh đậm, xoăn thành vòng theo chiều bên phải.
3- Trán rộng và bằng phẳng.
4- Khoảng giữa hai chân mày có một sợi lông trắng mịn.
5-Mắt xanh biếc, mi dài như mi ngưu vương.
6- Có đủ 40 răng.
7- Răng nhỏ và đều khít.
8- Răng trơn láng, trắng trong như ngọc.
9- Chân răng rất sâu, không khuyết hở.
10- Lưỡi rộng và dài, có thể chạm đến chân tóc trên trán.
11- Nước trong cổ họng có vị ngọt thơm.
12- Quai hàm như hàm sư tử
13- Giọng nói trong ấm và vang xa như tiếng Phạm vương.
14- Thân hình thon cao.
15- Da mịn màng, màu như vàng ròng, bụi không thể bám vào.
16- Lông trên mình màu xanh và mềm mại, đều xoay tròn theo chiều bên phải.
17- Mỗi lỗ chân lông chỉ có một sợi lông mọc.
18- Bảy chỗ bằng phẳng và đều đặn.
19- Nửa thân trên như thân sư tử.
20- Không có khuyết lõm giữa hai vai.
21- Hai tay buông thỏng dài đến đầu gối.
22- Đầu cánh tay trắng tròn.
23- Ngón tay thon dài.
24- Tay chân mềm mại.
25- Lòng bàn chân có đủ 1.000 xoáy trôn ốc.
26- Kẻ ngón chân có màng da lưới.
27- Âm tàng như mã vương.
28- Đùi như lộc vương.
29- Gót chân thon, tròn đẹp.
30- Mắt cá chân tròn, không lộ ra.
31- Mu bàn chân cao và đều đặn.
32- Lòng bàn chân bằng phẳng, có hình bánh xe.
Điểm qua 32 tướng tốt để chúng ta có thể nhận diện nhân dáng toàn mỹ của Đức Phật. Thật ra, có một vài chi tiết khó hình dung nơi một con người thời nay, như tướng lưỡi rộng dài quá mức hay màng da lưới ở kẻ ngón; hoặc một số tướng tốt chỉ xuất hiện khi Đức Phật đã trưởng thành chứ không phải được mô tả lúc Ngài đang ở tuổi sơ sinh, như tướng răng, giọng nói, thân hình…
Tuy nhiên, chúng ta không nên dùng ý thức phàm tình để xét đoán về một Bậc Thánh nhân, vì đôi khi những chi tiết mô tả về Ngài có thể ẩn tàng một ý nghĩa sâu xa nào đó. Ví dụ, tướng lưỡi rộng dài là kết quả bao nhiêu đời kiếp Ngài không một lời nói hư dối; khối thịt vun trên đỉnh đầu (nhục kế) là tướng của một người có trí tuệ tột đỉnh; lông trắng giữa hai chân mày (bạch hào tướng quang) tượng trưng cho Trung đạo, lìa sự cố chấp hai bên; lòng bàn chân có hình bánh xe biểu hiện một sứ mạng cao cả là lưu truyền chánh pháp… Những tướng tốt hy hữu ấy đã minh chứng bao nhiêu công đức tích lũy được trong vô lượng kiếp tu hành của một Bồ tát Nhất sanh bổ xứ, chỉ còn một đời ở cõi Ta-bà là thành tựu Phật quả.
Thân tướng tốt đẹp cũng là sự thị hiện của Ngài, do chìu theo sự ưa thích cái đẹp của chúng sinh. Khi mới tiếp xúc lần đầu, chúng ta thường chú ý đến vẻ ngoài của người đối diện, sau đó mới tìm hiểu về tính tìnhđời sống nội tâm. Đức Bổn Sư của chúng ta, với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp thật toàn mỹphi phàm, đã khiến cho bất cứ ai, khi vừa gặp Ngài đều sinh lòng quý kính. Đây là điều kiện thuận lợi để tiếp cận với người khác, sau đó Ngài mới tùy duyêngiáo hóa. Trong pháp hội của Đức Phật, được nhìn dung mạo Ngài, nghe giọng nói Ngài trầm hùng như tiếng sóng biển, tiếng chim Ca-lăng-tần-già, toàn thể đại chúng đều sinh lòng kính tín, tâm hoan hỷ thanh tịnh lạ thường. Nhiều người đắc quả vị Hiền Thánh chỉ sau một lần được diện kiến Đức Phật hoặc nghe Ngài thuyết pháp.
Nhưng thân tướng đẹp đẽ vô song ấy, có phải không bao giờ đổi thay hoại diệt? Trong kinh kể lại, một hôm Đức Phật ngồi sưởi ấm dưới nắng, Ngài A-Nan đến gần, buồn rầu thưa rằng “Bạch Đức Thế Tôn, làn da ánh như vàng ròng của Người nay còn đâu, chỉ có màu xám xịt nhăn nheo của tuổi già”. Đức Phật dạy: “Này A-Nan, đây là sanh thân của Như-Lai, hữu hình ắt hữu hoại”.
Thân xác do tứ đại hợp thành, đủ duyên thì hiện hữu, hết duyên lại trở về cát bụi. Vô thường có tha ai bao giờ? Vô thườngquy luật tất yếu của cuộc sống, nhưng cũng là điều kiện cần thiết cho sự tiến hóa của vũ trụ vạn loại. Hoa nở rồi tàn, rụng xuống thành rác, từ rác có cây khác mọc lên, và hoa lại nở, tạo thành vòng biến chuyển không dừng trụ. Sanh thân của Đức Phật, dù đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp cũng do tứ đại duyên hợp tạm có, tồn tại trên thế gian trong 80 năm và cũng chịu sự chi phối của luật vô thường, cũng ở trong vòng biến chuyển của luân hồi sinh tử. Thế thì, ý nghĩa cao cả của sự tu hànhGiác Ngộ - Giải Thoát phải được hiểu như thế nào?
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt. Khi thân Như-Lai còn tồn tại, thì chư Thiênloài người có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung, thì chư Thiênloài người không thể thấy được”. Động lực khiến tái sanh vào kiếp khác là phiền não tham sân si đã bị chặt đứt thì dù sanh thân còn tồn tại nhưng đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của luân hồi.
Chư Thiênloài người chỉ có thể thấy được sanh thân của Đức Phật, tức thân có 80 vẻ đẹp và 32 tướng tốt, thân có sinh ra, có bệnh tật, có già nua và có hoại diệt. Nhưng khi sanh thân không còn nữa, thì mắt của Trời người không thể thấy Như-Lai. Bởi vì Như-Lai chính là Pháp Thân vô tướng, là Thật tướng thường trụ. Pháp thân vô tướng nên không bao giờ sinh diệt, vì không có chỗ trụ nên thường hiện hữu khắp cõi Tam thiên, vắng lặng mà chiếu soi, không thể dùng ý thức suy lường mà sẵn đủ nơi tất cả chúng sanh.
Đức Bổn Sư đã nhận ra và hằng sống với tánh giác sẵn đủ ấy nên Ngài là Phật; còn chúng sanh do quên tánh giác, mãi đuổi theo trần cảnh, tạo nghiệp, nên vẫn còn lang thang trong sáu nẻo luân hồi. Chư Phật thị hiện nơi đời cũng chỉ có một mục đích duy nhất là chỉ cho chúng ta thấy và trực nhận tánh giác nơi mình, từ đó gột rửa dần tập khí phiền não, cuối cùng thể nhập Pháp thân. Đó là ý nghĩa của sự tu hành, cũng là bản hoài của chư Phật, Chư Bồ tát.
Cuộc đời của Đức Bổn Sư, từ lúc còn trên ngôi vị Thái tử đã không màng đến danh lợi hạnh phúc thế gian, đến khi thành đạo vẫn vì chúng sanh giáo hóa suốt 45 năm ròng, là một cuộc đời vô cùng trong sángđẹp đẽ. Ngài cũng là người, nhưng là một người phi thường từ thể chất đến tinh thần, từ hình tướng đến tâm linh, từ trí tuệ đến lòng từ bi ban rải bình đẳng đến chúng sanh vạn loại.
Chỉ phác thảo về những đặc điểm bên ngoài của Đức Phật, cũng đủ cho chúng ta phát khởi lòng tôn kính đối với Ngài - Bậc giáo chủ vĩ đại, Bậc Tôn sư của Trời người, như kinh Nikaya viết: “Một chúng sinh duy nhất, một con người phi thường xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi íchhạnh phúc cho Chư Thiên và loài người!” Những người con Phật chúng ta, muốn làm tròn chữ hiếu đối với Đức Bổn Sư, phải nguyện đời đời tinh tấn tu hành theo lời Ngài chỉ dạy để cuối cùng, thành tựu quả vị Phật như Ngài!
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 35)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(View: 68)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(View: 170)
Tuy Phật giáo Nguyên thủy và đại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(View: 182)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(View: 159)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấp là vấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(View: 181)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(View: 217)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(View: 224)
Đạo nghiệp là sự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(View: 213)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấp là vấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(View: 234)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(View: 215)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(View: 276)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(View: 274)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(View: 222)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(View: 229)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(View: 353)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(View: 445)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(View: 306)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(View: 319)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(View: 378)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(View: 300)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(View: 269)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(View: 363)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(View: 334)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(View: 293)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(View: 438)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(View: 519)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(View: 393)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(View: 394)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(View: 479)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(View: 477)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(View: 409)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(View: 464)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(View: 509)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(View: 352)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(View: 437)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(View: 360)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(View: 471)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(View: 465)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(View: 413)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(View: 408)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(View: 518)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(View: 469)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(View: 546)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(View: 319)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(View: 473)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(View: 555)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(View: 610)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(View: 550)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(View: 418)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(View: 421)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(View: 562)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(View: 518)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(View: 466)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(View: 506)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(View: 521)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(View: 651)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(View: 824)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(View: 1009)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
azipos-point-of-sale-300x300
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều