Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật quốc ký sự - 08. Chương VIII: Câu Thi Na - Kusinagar, hành trình cuối cùng của Phật

Saturday, November 6, 201000:00(View: 15218)
Phật quốc ký sự - 08. Chương VIII: Câu Thi Na - Kusinagar, hành trình cuối cùng của Phật



image

Vẫn là một xác thân tứ đại, đức Phật cũng phải chịu luật vô thường biến hoại như mọi pháp hữu vi có mặt trên cuộc đời. Chúng ta hãy nghe lời tâm tình giữa Phật và thị giả thân tín nhất của Ngài: “Này A Nan! Nay ta đã già cả, đã suy yếu, đã đến hạn kỳ cuối của cuộc đời, ta vừa tròn tám mươi tuổi. Này A Nan, giống như cỗ xe cũ kỹ được làm cho chạy nhờ đám dây da chằng chịt nâng đỡ; cũng vậy, thân Như Lai được duy trìhoạt động nhờ nâng đỡ bằng dây đai”.

1. Tháp Niết Bàn và tháp Xá Lợi

blank

Tháp Niết Bàn và tháp Xá Lợi Ảnh: Tâm Bửu

Khoảng tám giờ tối, đoàn chúng tôi đến Câu Thi Na (Kusinagar) thuộc bang Bihar, nơi mà hơn 2500 năm về trước đức Thế Tôn từ giã cõi đời an trụ Vô Dư Niết Bàn, tìm chỗ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho công việc ngày hôm sau. Đêm nay, chúng tôi ngủ tạm tại chùa Linh Sơn, ni sư Trí Thuận trụ trì, ngôi chùa Việt Nam gần tháp Phật Niết Bàn. Chùa có mở lớp dạy cho học sinh nghèo Ấn Độ khoảng 400 em. Trong khuôn viên chùa có xây dựng tứ động tâm thu nhỏ trông rất xinh, nhằm tưởng nhớ đến bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời đức Phật.

Sau khi dùng cơm sáng, chúng tôi bắt đầu vào nơi tháp Niết Bàn để làm lễ và ghi hình lưu niệm. Vừa bước vào bên trong khuôn viên của tháp Niết Bàn, lòng chúng tôi bỗng chùn lại và cảm nhận một nỗi buồn man mác, khi hình dung lại chính nơi đây đức Phật đã xả báo thân cuối cùngan tường thị tịch.

Giai đoạn cuối cuộc đời ai cũng phải trải qua, nhưng sao nghĩ đến lòng cũng cảm thấy ngậm ngùi chua xót khi phải tiễn biệt người thân và lo lắng khi điều đó sắp xảy ra với chính bản thân mình. Đức Phật đã dạy, cái gì có sanh ắt có diệt, có hợp rồi tan, con người ai cũng một lần được sanh ra và một lần phải chào vĩnh biệt cõi đời. Đó là một qui luật, là một lẽ thật cho dù phủ phàng nhưng không ai có thể thay đổi được. Chỉ khác chăng mỗi người trong chúng ta có một cái chết bình an, có được tự tại như đức Phật hay các vị Thánh để an trụ Vô Dư Niết Bàn hay không, đó mới là điều quan trọng!

Cuộc thế trăm năm nghĩ cũng dài,

Nhưng rồi không quá một tầm tay,

Trăm năm là những gì khoảnh khắc,

Chợt mất chợt còn như gió bay”.

blank

Tượng phật Niết Bàn được tôn trí bên trong tháp Niết Bàn. Ảnh: Tâm Bửu

Chúng tôi dự định tiến vào bên trong làm lễ, nhưng vì nhiều đoàn đến viếng thăm, đang tụng kinh cầu nguyệnkinh hành nên chúng tôi tạm đứng bên ngoài chờ đợi khoảng nửa giờ. Sau đó đoàn chúng tôi (mặc dù chỉ có năm người) cũng được vào bên trong làm lễ theo truyền thống Phật giáo Việt Nam và đi nhiễu ba vòng quanh kim thân Phật Niết Bàn.

Như chúng ta được biết, gần 200 km từ Tỳ Xá Ly (Vesāli) đến Câu Thi Na là đoạn đường cuối cùng trong đờiđức Phật trải qua. Vào thời Phật, Câu Thi Na là kinh đô của cộng hoà Malla, một thị tứ nhỏ và nghèo nàn so với các nước hưng thịnh thời bấy giờ nhưng đức Phật lại chọn nơi này làm nơi đại diệt độ với lý do liên quan đến tiền thân Ngài. Khi đức Phật quyết định về Câu Thi Na nhập Niết Bàn, tôn giả A Nan cảm thấy không được tương xứng với oai danh của đức Thế Tôn nên Ngài liền bạch với đức Phật rằng, tại sao đức Thế Tôn không chọn các đô thị lớn mà đức Thế Tôn đã từng du hoá và có nhiều đệ tử phú gia cúng dường lễ hoả thiêu và thân xá lợi của Ngài như Chiêm Bà (Campā), Vương xá (Rājagaha), Xá Vệ (Sāvatthī), Ba La Nại (Varanasi) .... Đức Phật từ chối và trả lời rằng, thuở quá khứ Câu Thi Na là kinh đô của Chuyển Luân Thánh Vương tên là Thiện Kiến, một trong những tiền thân của Ngài trong quá khứ, là một kinh đô hưng thịnh phú cường. Và cũng chính nơi đây Ngài đã xả báo thân đến bảy lần. Vì vậy, sự chọn lựa của Phật hoàn toàn phù hợp với sự quán sát bằng tuệ giác của Ngài.

Những lời huấn thị cuối cùng của đức Thế Tôn và bối cảnh diễn ra lúc đó được ghi lại đầy đủ trong kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc Trường Bộ Kinh, kinh Du Hành thuộc Trường A Hàm và những lời dạy trên được tóm tắt trong kinh Di Giáo. Những lời dạy của đức Phật thật từ bi, thương yêu, lo lắng, quan tâm đến tăng đoàn sau này như người cha đầy trí tuệ lo lắng cho các con thơ dại của mình.

Vẫn là một xác thân tứ đại, đức Phật cũng phải chịu luật vô thường biến hoại như mọi pháp hữu vi có mặt trên cuộc đời. Chúng ta hãy nghe lời tâm tình giữa Phật và thị giả thân tín nhất của Ngài: “Này A Nan! Nay ta đã già cả, đã suy yếu, đã đến hạn kỳ cuối của cuộc đời, ta vừa tròn tám mươi tuổi. Này A Nan, giống như cỗ xe cũ kỹ được làm cho chạy nhờ đám dây da chằng chịt nâng đỡ; cũng vậy, thân Như Lai được duy trìhoạt động nhờ nâng đỡ bằng dây đai”. Đức Phật dạy: “Này A Nan hãy tự làm hòn đảo cho chính mình, hãy tự làm nơi an trú cho chính mình, không tìm nơi an trú khác. Lấy chánh pháp làm hòn đảo, lấy chánh pháp làm nơi an trú, không tìm nơi an trú nào khác”. Trường Bộ Kinh - Đại Bát Niết Bàn. Còn biết bao lời nhắn nhủ cuối cùng thắm thiết tình sư đồ như những gì đã từng diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Bởi một sự xúc động trào dâng nên chúng tôi muốn nhắc lại một vài lời dạy đầy thương cảm của đức Thế Tôn. Giờ đây chúng ta cùng tìm hiểu những di tích kỷ niệm liên quan đến nơi Niết Bàn của Phật.

blank

Hai cây Sa La song thọ Ảnh: Tâm Bửu

Trong kinh Di Giáo nói rằng: “Trong rừng Sa la, giữa hai cây song thọ, Ngài sắp Niết Bàn. Bấy giờ là lúc giữa đêm, hoàn toàn yên lặng, không một tiếng động, Ngài đã vì các đệ tử mà nói tóm tắt những điều cốt yếu của chánh pháp” - “Ư Sa la song thọ gian, tương nhập Niết bàn, thị thời trung dạ tịch nhiên vô thanh, vị chư đệ tử lược thuyết pháp yếu”. Như vậy, đức Phật nhập diệt tại rừng Sa La song thọ. Sa La hay còn gọi là Ta La, đây là loại cây khá phổ biến tại các tu việnViệt Nam. Chúng có tàng rất đẹp từng đôi đối xứng. Hiện tại, trong khuôn viên tháp Niết Bàn của Phật ở Câu Thi Na, chúng ta không còn thấy được rừng Sa La như thời xưa nữa mà chỉ có hai cây Sa La trồng bên cạnh lối vào tháp, để kỷ niệm sự kiện lịch sử trọng đại này. Chỗ chính yếu của khu thánh địa này là tháp Niết Bàntháp thờ xá lợi của Phật. Tháp Niết Bàn có kiến trúc mái vòm hình lăng trụ, được chính phủ Ấn Độ xây dựng lại vào năm 1956 để kỷ niệm lần thứ 2500 đức Phật Niết Bàn, bởi đức Phật nhập Niết Bàn vào ngày rằm tháng 2 năm 544 trước kỷ nguyên Tây lịch. Bên trong ngôi tháp này diện tích mặt bằng hình chữ nhật, có tượng đức Phật nhập Niết Bàn bằng đá đen nhưng đã được thiếp vàng, dài khoảng 7m được tôn trí trên bệ thấp khoảng 5 tấc ngay giữa tháp. Mặt tượng hướng về phía Tây, đầu gối lên tay phải, tay trái để xuôi theo thân về hướng Nam trong tư thế nằm nghiêng. Đặc biệt nhất là dường như ít ai kiềm chế được cảm xúc khi ngắm nhìn bức tượng này. Lần đầu tiên vào năm 2005 theo đoàn du lịch chiêm bái các thánh tích Phật giáo, tôi bỗng rung động toàn thân và trào nước mắt khi vừa nhìn thấy kim thân Phật Niết Bàn, đó là những tình cảm chân thành và lòng kính trọng tuyệt đốichúng ta đã dành cho đức Phật, một con người bằng xương bằng thịt, một con người lịch sử trên trần gian này. Mặt trước bệ thờ có một vài bức phù điêu nho nhỏ như: hình ảnh vị sư đang bưng mặt khóc, đó là tôn giả A Nan rơi lệ dài trên má trước sự ra đi vĩnh viễn của đức Phật, bởi Ngài chưa đắc quả vị A La Hán, là quả thánh dứt trừ tất cả lậu hoặc, tâm không còn dao động trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đối xứng với hình ảnh này có một phụ nữ đang quỳ mọp khóc than là hình ảnh tượng trưng cho các thiện nam tín nữ khóc nức nở cho lần cuối cùng được ngắm nhìn kim thân Phật. Và hình ảnh vị sư đang thiền định, biểu trưng cho các hàng thánh giả và các Tỳ kheo đạt được sự thanh tịnh tuyệt đối trong tâm hồn.

Nhìn từ phía mặt tiền của tháp Niết Bàn, chúng ta cứ ngỡ rằng tháp Niết Bàn và tháp Xá Lợi là một cái tháp lớn, có cấu trúc hình lăng trụ phía trước và hình tròn, đỉnh nhọn cao ở phía sau. Thật ra, hai tháp này tách biệt nhau trên một nền cách nhau khoảng 3m, tháp Niết Bàn thờ tượng Phật nhập Niết Bàn ở trước, và tháp xá lợi thờ Xá Lợi Phật nằm phía sau. Tháp thờ xá lợi là do dòng họ Malla kiến tạo và tôn thờ phần Xá Lợi Phật. Theo sách sử ghi lại, ban đầu bộ tộc Malla ở Câu Thi Na không nghĩ rằng xá lợi của Phật phải được phân chia tám nước, vì họ cho rằng đức Phật niết bàn tại địa phương họ thì họ trọn quyền thừa hưởng báu vật vô giá này. Cuối cùng, để tránh đi sự tranh chấp có thể xảy ra bất hoà giữa các nước, bộ tộc Malla nghe theo lời đề nghị của vị Bà La Môn Dona, người đảm trách lễ hoả tán, phân chia xá lợi đều cho tám nước:

1- Đại vương A Xà Thế (Ajātasatu) thuộc nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thành Vương Xá (Rājagaha).

2- Bộ tộc Licchavi ở Tỳ Xá Ly (Vesāli).

3- Bộ tộc Thích Ca (Sakyā) ở Tân Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu).

4- Bộ tộc Buli ở Allakappa.

5- Bộ tộc Koliya ở Ramagama.

6- Một bà la môn ở Vethadipa.

7- Bộ tộc Malla ở Pava.

8- Bộ tộc Malla ở Câu Thi Na (Kusinagar).

Như vậy, cộng hoà Malla giữ được hai phần ở hai trú xứ khác nhau, đó là Pava và Câu Thi Na.

Tuy vậy, khi xá lợi đã được chia xong thì một sứ giả của bộ tộc Moriya ở Pipphalivana đến đòi chia phần. Cuối cùng vị ấy đành phải chịu nhận một ít tro ở giàn hoả. Còn Bà La Môn Dona giữ những gì còn sót lại trong bình đất đựng xá lợi sau khi hỏa thiêu và được dùng để chia phần. Như vậy, tổng cộng được tám bình xá lợi và hai bình tro được tôn trí trong mười ngôi tháp để thờ mười chỗ khác nhau.

Theo nguồn sử liệu cho biết, đến nay hai bình trong số đó đã được khai quật. Chiếc bình nhỏ hình cầu với lời ghi chú trên nắp mà xưa kia bộ tộc Thích Ca làm lễ nhập tháp tại Ca Tỳ La Vệ mới (Piprahwa) được giữ lại trong bảo tàng quốc gia Ấn Độ ở Calcuta. Còn chiếc bình thứ hai của cộng hoà Licchavi được đào lên tại Tỳ Xá Ly (Vesāli) vào năm 1958. Bình này chứa phần di cốt tro và nhiều vật khác. Những bảo vật này đang thuộc quyền giám hộ của ban khảo cổ và bảo tàng chính phủ quốc gia Bihar ở Patna. Theo quyển Đức Phật Lịch Sử - Tiến sĩ H.W.Schumann.

Giống như các tháp khác tại Ấn Độ, tháp Xá Lợi này có đỉnh rất cao khoảng 45m. Trong có mái hình vòm, nhọn ở đỉnh. Trên đỉnh tròn của tháp là một hình trụ cao khoảng 0,5 mét, có một hàng hoa văn và một tấm bia bằng đồng khắc kinh Nhân Duyên (Nidana) bằng tiếng Sanskrit và có những dòng chữ ghi lại lịch sử pho tượng Niết Bàn của Đức Phật. Trong tháp có nhiều tháp nhỏ chứng tỏ nó đã được trùng tu nhiều lần. Năm 1927 tháp được khôi phục hoàn toàn nhờ sự cúng dường của hai Phật tử người Miến Điện là U Po Kyu và U Po Hlaing. Xung quanh tháp chính, có nhiều tháp nhỏ và các nền gạch cũ nằm đan xen chính là nền của các tu viện thời xưa.

Những ngôi tháp khác bao gồm tháp của Tu Bạt Đà La, người đệ tử cuối cùng già nhất (120 tuổi), xuất gia với Đức Phật trước khi Ngài nhập Niết Bàn; tháp Ngài Phú Lâu Na, thánh đệ tử thuyết pháp đệ nhất .... Tuy nhiên, sau thời kỳ chiêm bái của Ngài Huyền Trang thì Phật giáo tại thành Câu Thi Na ngày càng mất dần ảnh hưởng. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII, sử liệu Ấn Độ không hề đề cập gì đến nơi này nữa. Đến thế kỷ thứ XIII, sau cuộc xâm lăng của đạo quân Hồi giáo, loạn lạc khắp nơi, Câu Thi Na hoàn toàn đi vào quên lãng. Bên cạnh đó quân Hồi sẵn sàng đập phá bất cứ thánh tích Phật giáo nào được khám phá trên bước đường viễn chinh của họ. Như vậy, số phận thánh tích Câu Thi Na cũng như các thánh tích khác bị đập phá trong khoảng thế kỷ XII và XIII. Mãi đến thế kỷ thứ XIX, nhà khảo cổ người Anh tên Wilson (1854) tình cờ tìm thấy được dấu tích thành Câu Thi Na. Sau đó các nhà khảo cổ Cunningham và Carlleyle dựa vào tài liệu trong ký sự của Ngài Huyền Trang, tiến hành những cuộc khai quật chính thức và sau đó người ta mới khai quật được tháp Niết Bàn và tháp Xá Lợi trên cùng một nền gạch. Năm 1856 người ta hoàn thành việc tái thiết tháp Niết Bàn. Năm 1956 Phật giáo Nhật Bản lại hợp cùng các hội Phật giáo khác tài trợ trùng tu toàn bộ ngôi tháp Niết Bàn, và kiến trúc ấy vẫn được giữ cho đến ngày nay. Đến những năm đầu thế kỷ XX nhà khảo cổ Vogell đã tìm thêm được một số di tích khác tại làng Câu Thi Na. Ngày nay Câu Thi Na cũng chỉ là một thị trấn nhỏ, cách khu vực Kasia chừng 3 cây số về hướng Tây Nam và cách thành phố Gorakhpur chừng 50 cây số trong bang Uttar Pradesh, thuộc vùng Bắc Ấn Độ. Dân cư quanh vùng rất thưa thớt, nên cảnh trí vẫn còn chút gì đó phản ánh nơi thanh u, yên tĩnh như ngày nào đức Thế Tôn đã chọn nơi đây làm địa điểm đại tịch diệt của Ngài.

2. Tháp Trà Tỳ (Angrachatya), nơi hoả thiêu nhục thân Phật

blank

Tháp Trà Tỳ Ảnh: Tâm Bửu

Từ nơi tháp Niết Bàn hướng về phía Đông cách khoảng 2 km có một ngôi tháp gọi là tháp Trà Tỳ, tức là nơi đánh dấu vị trí hoả thiêu nhục thân của Phật. Tháp này trông rất lớn, nhưng không được cao lắm so với các tháp khác. Theo các nhà khảo cổ nghiên cứu, tháp vẫn còn cao khoảng vài mét nữa nhưng vì phần dưới chân bị lún sâu trong lòng đất nên chúng ta chỉ thấy từ mặt đất trở lên như dáng dấp hiện thời. Khi chúng tôi vào thăm viếng, ngôi tháp đang được mọi người chùi rửa và tu bổ. Dáng vẻ ngôi tháp giống như một con rùa, rộng phần chân và mô dần lên đỉnh hay nói thực tế hơn giống như những ngôi mộ làm bằng đất ở các vùng nông thôn Việt Nam. Đường kính đáy tháp khoảng 45 m, cao khoảng 15m. Vào năm 1956, ngôi tháp này cũng được khai quật và tìm thấy rất nhiều di chỉ cùng với niên đại và ký tự thời xưa, chứng tỏ nơi đây chính là chỗ hoả thiêu nhục thân của Phật.

Căn cứ vào lịch sử Phật giáo, nhục thân của Phật phải hoãn lại bảy ngày sau đó mới hoả thiêu, vì còn phải đợi ngài Ma Ha Ca Diếp (Mahakassapa) cùng với các Tỳ kheo đang trên đường đến Câu Thi Na tham dự tang lễ của Phật. Truyền thuyết kể lại rằng, sau khi đến nơi, ngài Ma Ha Ca Diếp và các Tỳ kheo đi nhiễu quanh kim thân Phật ba vòng và quỳ đảnh lễ. Ngay lúc đó đôi chân của đức Phật đã duỗi ra khỏi kim quan. Ngài Ma Ha Ca Diếp ôm lấy bàn chân của Phật và cúi đầu thọ nhận mật chỉ cuối cùng của Phật. Cũng như xưa kia tại pháp hội Linh Sơn, Ngài đã một lần mỉm cười khi đức Phật đưa cành hoa sen, thầm nhận được yếu chỉ mật truyền từ đức Thế Tôn, trong khi đại chúng tỳ kheo trong pháp hội đều ngơ ngác nhìn. Đức Phật đã phó chúc cho Ngài Ma Ha Ca Diếp rằng: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến đời sau sẽ truyền cho A Nan”. Như vậy chúng ta thấy được tầm quan trọng và uy tín của ngài Ma Ha Ca Diếp đối với đại chúng thời Phật lớn lao như thế nào. Và sau đó Ngài Ma Ha Ca Diếp được đại chúng cung thỉnh châm lửa hoả thiêu nhục thân của Phật.

Cạnh ngôi tháp này, hướng bên phải từ cổng chính đi vào, chúng ta thấy có nhiều tháp nhỏ lóm khóm còn nguyên vẹn, nằm dưới mặt đất của lối đi cách tháp khoảng 3m và khi đếm thì được tám cái. Những người hướng dẫn nói rằng tám cái tháp nhỏ biểu trưng cho tám vị quốc vương của tám nước được chia xá lợi Phật tại nơi Trà Tỳ.

Rời khỏi nơi này chúng tôi cũng cảm thấy một chút gì đó ấm lòng khi nhìn thấy cảnh vật được mọi người chăm sóc, cỏ được trồng tỉa vén khéo, tốt tươi. Một tia hy vọng được thắp sáng trong tôi cho ngày mai Phật giáo sẽ trở lại thời vàng son, đem đến cho người dân Ấn một cuộc sống bình đẳng, ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc đầy đủ, ai cũng được hưởng trọn quyền làm người mà xưa kia cả cuộc đời đức Thế Tôn đã làm. Ngài trở thành nhà cải cách xã hội đầu tiên rất thành công trên thế giới.

3. Nền nhà của cư sĩ Thuần Đà (Cunda)

blank

Nền nhà cư sĩ Thuần Đà (Cunda) Ảnh: Tâm Bửu

Thuần Đà (Cunda) là tên một người thợ sắt tại làng Pava, người đã cúng dường bữa cơm cuối cùng trước khi Phật nhập Niết Bàn. Khi đức Phật và chúng Tỳ kheo ngang qua làng Pava và dừng nghỉ tại khu vườn xoài, thợ sắt Thuần Đà hay được tin đó liền đến chỗ Thế Tôn đảnh lễ và ngồi xuống một bên để được nghe pháp yếu của Phật. Sau khi nghe pháp, thợ sắt Thuần Đà sanh tâm hoan hỷ muốn cúng dường bậc Đạo Sư và chúng Tỳ kheo vào ngày hôm sau. Đức Thế Tôn im lặng nhận lời. Bữa ngọ trai hôm đó, đức Thế Tôn nhìn thức ăn, một loại nấm lạ với vẻ nghi ngờ. Nhưng với lòng tịnh tín, nhiệt tâm của người cúng dường nên đức Phật đã dùng trọn phần của mình và bảo Thuần Đà đem chôn phần thức ăn còn lại, vì Ngài biết rằng đó là một loại nấm độc. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn chép rằng: “Này Thuần Đà, món ăn mộc nhĩ còn lại, ngươi hãy đem chôn vào một lỗ. Này Thuần Đà , Ta không thấy một ai ở cõi Trời, cõi Người, ở Ma giới, ở Phạm Thiên giới, không một người nào trong chúng Sa Môn và chúng Bà La Môn, giữa những Thiên, Nhân, ăn món mộc nhĩ này mà có thể tiêu hóa được, trừ Như Lai”. Sau bữa cơm đó, bữa cơm cuối cùng, đức Thế Tôn bị bệnh trầm trọng và Ngài quyết định đến Câu Thi Na. Chúng ta không nên nghi ngờ về hành động của Phật. Ngài thừa biết nhân duyên đại tịch diệt đã đến, lại thêm lòng từ bi muốn tạo phước đức cho kẻ cúng dường nên Ngài quyết định dùng bữa cơm này, cho dù không dùng bữa cơm ấy thì thời giờ Niết Bàn của Phật cũng được Ngài chọn sẵn như vậy. Để đánh tan nghi ngờ và niềm hối hận trong lòng của cư sĩ Thuần Đà vì nghĩ rằng chính thức ăn mà mình dâng cúng làm cho đức Thế Tôn nhập Niết Bàn. Đức Phật bảo Ngài A Nan hãy đến trấn an tinh thần Thuần Đà với lời rằng: “Đức Thế Tôn đã nói có hai bữa ăn trong cuộc đời đáng được ghi nhớ và phước báu hơn bất kỳ bữa ăn nào: một là bữa ăn trước khi Như Lai chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác, hai là bữa ăn trước khi như lai diệt độ Niết Bàn giới, không còn di hưởng sanh tử. Hai bữa ăn này đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích lớn hơn các sự cúng dường ăn uống khác”. Kinh Đại Bát Niết Bàn.

Đoàn chúng tôi đến tận làng Pava, nơi được cho là nền nhà của cư sĩ Thuần đà. Làng Pava hiện nay là một khu thị trấn nhỏ, dân cư quanh vùng đông đúc. Trước khi đến nền nhà của Thuần Đà phải qua một lối đi của nhà cư dân, hai bên đường nhà cửa chen chút. Vượt qua xóm nhà dân là khoảnh đất trống, phía trước có tấm bảng giới thiệu, khoảng giữa có mô đất trộn lẫn gạch cũ cao khoảng 6m. Trên cùng của mô đất có những ô gạch vuông cũ và các bức tường đổ ngang dọc. Cách nền gạch này khoảng 10 m có cây Bồ Đề rất lớn, cành lá sum suê. Người ta cho rằng đây là nền nhà của Thuần Đà. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ, ngôi nhà xưa không thể quá cao như vậy, rất có thể do một ai đó, có thể là vua A Dục xây mộ để tưởng niệm giống như mộ kỷ niệm của nàng Su Dà Ta, và đây chính là đóng gạch vụn của ngôi mộ được kiến tạo sau này?

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 5962)
Chùa Phước Hải Charlotte. Địa chỉ cũ: 1818 Little Rock Road, Charlotte, NC 28214. Điện thoại: (704) 394-6869
(View: 6707)
Tu viện Đại Bi. Địa chỉ cũ: 3210 West 15th Street, Santa Ana, CA 92703. Điện thoại: (714) 360-5355
(View: 5556)
Chùa Thanh Lương. Địa chỉ: 3261 Trentwood Way, Sacramento, CA 95822. Điện thoại: (916) 428-4871
(View: 6318)
Chùa Diệu Quang. Địa chỉ: 9229 Elder Creek Road, Sacramento, CA 95829. Điện thoại: (916) 381-4360
(View: 6718)
Chùa Liên Hoa - Địa chỉ: 3301 McKee Road, San Jose, CA 95127. Điện thoại: (408) 272-2654
(View: 4506)
Trung tâm Phật giáo cho Hòa Bình. Địa chỉ: 2064 Old Piedmont Road, San Jose, CA 95132. Điện thoại: (408) 295-2436
(View: 5643)
Chùa Phước Sơn tọa lạc tại số 1623 Saint Francis Avenue, thành phố Modesto, tiểu bang California.
(View: 5466)
Tu viện Bồ Đề. Địa chỉ: 2001 S. K Street, Bakersfield, CA 93304. Điện thoại: (661) 397-0470
(View: 5044)
Tịnh xá Ngọc Minh 3776 46th Street, San Diego, CA 92105 Tel: (619) 282-1673
(View: 5901)
Chùa Thiện Ân tọa lạc tại số 4354 W. Mckinley Avenue, thành phố Fresno, miền Trung tiểu bang California, Hoa Kỳ.
(View: 4410)
Chùa Phổ Hiền Địa chỉ: 96 Dewey Street, Worcester, MA 01610 Điện thoại: (508) 755-7817
(View: 5143)
Chùa Từ Liên Địa chỉ: 3465 Lenora Church Road, Snellville, GA 30039 Điện thoại: (770) 736-5425
(View: 3727)
Chùa Diệu Đế 9603 Nims Lane, Pensacola, FL 32534 Tel: (850) 477-8291
(View: 5246)
Chùa Phổ Hiền. Địa chỉ: 10222 Larson Avenue, Garden Grove, CA 92843. Tel: (714) 537-2234
(View: 5847)
Chùa Ưu Đàm. Địa chỉ: 7255 W. Meranto Avenue, Las Vegas, NV 89178. Tel: (702) 260-0479
(View: 4086)
Thiền Tịnh đạo tràng. Địa chỉ: 11502 Daniel Avenue, Garden Grove, CA 92840. Tel: (714) 638-0989, (714) 266-4171 Email: dieutanhthich@yahoo.com
(View: 5277)
Tu viện Pháp Vương. Địa chỉ: 715 Vista Avenue, Escondido, CA 92126. Tel: (760) 739-8063
(View: 4341)
Chùa Hương Sen - Địa chỉ: 19865 Seaton Avenue, Perris, CA 92570. Tel: (951) 657-7272; (951) 616-8620
(View: 4919)
Chùa An Lạc Địa chỉ: 1647 E. San Fernando Street, San Jose, CA 95116. Điện thoại: (408) 254-1710, (408) 594-8717
(View: 5003)
Thiền viện Diệu Nhân 4187 Duncan Hill Road, Rescue, CA 95672. Tel: (530) 676-7108; (916) 222-8784
(View: 4130)
Chùa An Lạc 5249 E. 30th Street, Indianapolis, IN 46218 Tel: 317-545-1234, 408-329-3199 Website: www.anlactemple.org
(View: 4923)
Chùa Dược Sư 11111 Magnolia Street, Garden Grove, CA 92841. Tel: (714) 638-4128
(View: 4891)
Chùa Linh Sơn P.O. & Distt Kushinagar 274403 U.P, India. Tel: +91- 9936- 837-270; +91-9936-178-621
(View: 5847)
Chùa Bảo Lâm, Địa chỉ: 6025 St. George Street, Vancouver, BC, Canada V5W-2Y5. Điện thoại: (604) 327-5546
(View: 6362)
Chùa Đức Viên, Địa chỉ: 2420 McLaughlin Avenue, San Jose, CA 95121. Điện thoại: (408) 993 - 9158
(View: 4524)
Chùa Phật Quang - Địa chỉ: 801 N 15th Street, San Jose, CA 95112 Điện thoại: (408) 295-8391
(View: 5313)
Pháp Duyên tịnh xá tọa lạc tại số 1760 W. Jensen Avenue, thành phố Fresno, tiểu bang California, Hoa Kỳ.
(View: 4748)
Chùa Hoa Nghiêm tọa lạc tại số 20 rue J.J. Rousseau 94290 Villeneuve Le Roi, Paris, Pháp
(View: 5076)
Tự viện Linh Sơn tọa lạc tại số 9 Avenue, Jean Jaurès, 94340 Joinville-le-Pont, France.
(View: 4611)
Trúc Lâm thiền viện tọa lạc tại số 9 Rue de Neuchâtel 91140 Villebon-sur-Yvette, ngoại ô thành phố Paris, Pháp. Thiền viện cách trung tâm Paris khoảng 20 km.
(View: 4451)
Tổ đình Khánh Anh tọa lạc tại số 14 Avenue Henri Barbusse, Bagneux. Bagneux là một xã trong vùng đô thị Paris, thuộc tỉnh Hauts-de-Seine, vùng hành chánh lle-de-France, Pháp
(View: 8437)
Chùa Khánh Anh tọa lạc tại số 8 Rue Francois Mauriac (Parc aux Lièvres) 91000 Evry, Pháp.
(View: 5710)
Chùa Thiện Minh tọa lạc tại số 51 Rue de Cuzieu 69110 Sainte-Foy-lès-Lyon, Pháp.
(View: 2923)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận.
(View: 2975)
Nằm trên một cao nguyên nhỏ ngay bên bờ Thái Bình Dương, thuộc quận hạt Sonoma, bang California, Odiyan Buddhist Center - mà người Việt chúng ta đã gọi một cách giản dị là chùa Tây Tạng
(View: 7113)
Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Có nhiều Phật tử sống ở Pháp hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ
(View: 7173)
Thành phố Hamburg là thủ đô Phật giáo của nước Đức. Trong một khu công nghiệp, trên mái nhà lấp lánh một bánh xe pháp luân màu vàng, hai con rồng đứng hai bên cạnh, đó là một tu viện. Lúc đầu, các Phật tử gặp nhau trong các căn hộ để thiền tập, sau đó họ bắt đầu xây chùa.
(View: 7747)
Trụ Trì: TT Thích Hạnh Tri. Địa chỉ: 564 The Horsley Drive, Smithfield, NSW 2164. Tel: (02) 9726 1030 - Email: hanhtriminhgiac2007@yahoo.com
(View: 6604)
Kính mời chư vị thiện tri thức, quý Phật tử, quý đồng hương cùng chúng tôi hành hương viếng chùa, lễ Phật cầu an trong mùa Xuân mới.
(View: 7677)
Thuyết trình: HT Thích Bảo Lạc - Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan và HT Thích Như Điển - Đệ Nhị Chủ Tịch PGVNTN Âu Châu
(View: 8557)
Thuyết trình: HT Thích Bảo Lạc - Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan và HT Thích Như Điển - Đệ Nhị Chủ Tịch PGVNTN Âu Châu
(View: 8085)
Thăm Viếng Thiền Viện Vĩnh Đức, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do TT Thích Hạnh Hiếu làm trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 7378)
Thăm Viếng Chùa Tây Lai, California ngày 11/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 6182)
Thăm Viếng Thiền Viện Minh Quang, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do HT Thích Minh Hiếu làm viện chủ - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 6399)
Thăm Viếng Chùa Phước Huệ, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 4962)
Thăm Viếng Chùa Long Quang, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do TT Thích Phổ Hương trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 5580)
Thăm Viếng Chùa Thiên Ấn, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do TT Thích Như Định trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 5209)
Thăm Viếng Chùa Trúc Lâm, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do TT Thích Tâm Minh trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 5551)
Thăm Viếng Chùa Huyền Quang, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do HT Thích Bổn Điền làm trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 5719)
Thăm Viếng Chùa Minh Giác, Sydney, Nước Úc do TT Thích Hạnh Tri làm trụ trì ngày 07/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 4252)
Thăm Viếng Chùa Lăng Nghiêm Bảo Vương, Nước Úc ngày 02/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 5462)
Thăm Viếng Chùa Linh Sơn, Nước Úc ngày 02/01/2019 do HT Thích Tịnh Đạo trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 4478)
Thăm Viếng Chùa Bảo Minh, Nước Úc ngày 02/01/2019 do TT Thích Viên Tịnh trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 5279)
Thăm Viếng Chùa Từ Ân, Nước Úc ngày 01/01/2019 do TT Thích Hạnh Phẩm trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 4895)
Thăm Viếng Chùa Giác Hoàng, Nước Úc ngày 01/01/2019 do TT Thích Giác Tín trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 5622)
Thăm Viếng Chùa Hoa Nghiêm, Nước Úc do TT Thích Thiện Tâm trụ trì ngày 01/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 5400)
Thăm Viếng Chùa Quang Minh, Nước Úc ngày 01/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 4383)
Thăm Viếng Chùa Bắc Linh, Miền Nam Nước Úc - Do TT Thích Viên Trí trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 4740)
Thăm Viếng Chùa Pháp Hoa, Miền Nam Nước Úc - Do TT Thích Viên Trí trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(View: 8357)
Thuyết trình: TT Thích Nguyên Tạng. Tổ chức và thực hiện: Thầy Thích Hạnh Tuệ. Kỷ niệm chuyến viếng thăm Úc châu đầu năm 2019
(View: 7531)
Ni viện do Ni sư Thích Nữ Tâm Vân cùng một số Phật tử tại địa phương thành lập vào năm 2016 trên diện tích 1 mẫu tây. Ni viện có nhiều cây xanh, không khí trong lành, cảnh quan thanh tịnh.
(View: 9906)
Video này do Thầy Thích Hạnh Tuệ thực hiện để Giới thiệu Chùa Phổ Hiền, Strasbourg, Pháp Quốc do Sư Bà Thích Nữ Như Tuấn làm viện chủ và Sư Cô Thích Nữ Như Quang làm trụ trì.
(View: 6036)
Viếng Thăm Đông Đại Tự - Nhật Bản - Ngày 27/4/2017 - Nhiếp ảnh: Diệu Hạnh
(View: 8643)
Viếng Thăm Chùa Địa Tạng Không Đầu - Nhật Bản - Ngày 28/4/2017 - Nhiếp ảnh: Diệu Hạnh
(View: 6069)
Thăm Viếng Nam Thiên Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(View: 5663)
Thăm Viếng Kim Các Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(View: 5496)
Thăm Viếng Thanh Thuỷ Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(View: 5414)
Thăm Viếng Đông Bổn Nguyện Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(View: 5925)
Thăm Viếng Bình Đẳng Viện - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(View: 5604)
Thăm Viếng Trường Cốc Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(View: 5415)
Thăm Viếng Quốc Thiên Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(View: 6399)
Thăm Viếng Kamakura Đại Phật - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(View: 5913)
Chùa Hải Ấn được xây dựng năm 802. Ngôi chùa này có hơn 81,352 mộc bản in 2 mặt của Đại tạng kinh Cao Ly.
(View: 6466)
Mỗi năm chùa tổ chức lễ hội lồng đèn trong dịp lễ Phật Đản với hàng triệu cái lồng đèn lung linh.
(View: 11205)
Nét đẹp kiến trúc uy nghiêm và hiện đại - Nhiếp ảnh gia: Võ Văn Tường
(View: 8376)
Do HT Thích Như Điển Hướng dẫn vào tháng 10 năm 2016
(View: 14480)
Chùa Thiện Ân được thầy Thích Trung Tịnh thành lập vào đầu năm 2013 trên mảnh đất có diện tích hơn 2,5 mẫu tây ở Fresno
(View: 13191)
Nhân Lễ Vu Lan, Chủ nhật 13/9/2015, Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường đã triển lãm các bộ tranh ảnh Phật giáo
(View: 16459)
do TT Thích Hạnh Nguyện tổ chức và HT Phương Trượng Thích Như Điển hướng dẫn
(View: 39976)
Tọa lạc trên những dãy núi trùng điệp, lọt thõm trong thung lũng Larung Gar, hàng ngàn ngôi "già lam nhỏ" đã làm nên một trong những tu viện Phật giáo lớn nhất thế giới.
(View: 13818)
Được xây dựng vào năm Hằng Linh đời Đông Hán cách đây đã hơn 1.800 năm, được xưng là “Quan Trung Tháp Miếu Thủy Tổ”
(View: 22918)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(View: 11449)
Ngôi chùa không lớn lắm, nhưng nhìn từ bên ngoài vào trong, người tham quan mới cảm nhận ra được sức sống nội tâm đang vươn lên một cách mãnh liệt...
(View: 18437)
Tọa lạc tại: 715 Vista Ave. Escondido, California, Hoa Kỳ; Do HT Thích Nguyên Siêu làm Viện chủ và TT Thích Tâm Tường làm Trụ trì
(View: 16539)
Chùa Phật Đà được Hòa thượng Thích Nguyên Siêu mua lại từ ngôi nhà thờ vào năm 1995...
(View: 12667)
Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490), Nam Hoa Thiền Tự trùng tu lần cuối vào năm Quý Dậu (1933).
(View: 17192)
Nhật Bản nổi tiếng với những công trình kiến trúc chùa cổ bằng gỗ uy nghiêm và cổ kính những tòa bảo tháp bậc nhất của nghệ thuật kiến trúc.
(View: 14946)
Nhớ lại ngày tôi mới đến định cư tại thành phố Reutlingen miền Nam nước Đức, một quốc gia rất xa lạ mà tôi chưa từng nghe tên.
(View: 14257)
Đảo Jeju, Hàn Quốc; vịnh Hạ Long, Việt Nam; Thác Iguazu (Bra-xin và Ác-hen-ti-na), Đảo Komodo (Indonesia), Rừng mưa Amazon và Sông Amazon
(View: 7080)
Đây là lần thứ 9 ngôi chùa Linh tại Berlin, thủ đô của nước Đức, có tên một ngọn núi Thứu, nơi Đức Phật hay thuyết pháp... Hoa Lan Thiện Giới
(View: 11209)
Nhà Lí đã xây dựng một quốc gia tiến bộ khác hẳn Đinh, Lê trước đó, và chùa Một-cột đã xuất hiện một cách độc đáo trong cái tinh thần tiến bộ toàn diện đó... Hạnh Cơ
(View: 15559)
Với sự giúp đỡ của vị vua thời bấy giờ của Myanmar là Okkalapa, hai anh em Taphussa và Bhallika đã xây ngôi chùa Shwedagon để lưu giữ những sợi tóc của Đức Phật...
(View: 14293)
Theo tính toán của các nhà khảo cổ thì ngôi đền tháp Phật giáo vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.
(View: 12182)
Một cấu trúc đá cao nhất châu Á mọc lên uy nghi giữa nền trời xanh của Biển Ả Rập... Văn Công Hưng
(View: 15191)
Chùa Vô Lượng Thọ, Nhật Bản - The Head Temple of Nenbutsushu Buddhist Sect of Japan
(View: 13923)
Cách vùng ngoại ô thành phố Đôn Hoàng khoảng 6km, ốc đảo hồ trăng lưỡi liềm tọa lạc giữa sa mạc Gobi, tựa như một tấm lụa mềm mại xua tan cái nóng cực độ của mảnh đất khắc nghiệt miền Tây xứ Trung Hoa.
(View: 13543)
Ngày nay, dấu ấn Phật giáo ở Nagarjunakonda là những gì được khai quật và trưng bày ở viện bảo tàng tọa lạc trên Đồi Long Thọ... Nguyễn Đăng
(View: 18545)
Thành phố Nara (Nara-shi) thuộc tỉnh Nara ở vùng Kinki của Nhật Bản. Nara hiện tại nằm trên khu vực của kinh đô Heijo-kyo được thành lập vào năm 710.
(View: 12519)
Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tọa lạc tại số 1425 Clayton Road, San Jose, California, Hoa Kỳ được Tỳ kheo Thích Pháp Chơn và một số Phật tử thành lập tại San Jose vào năm 2000
(View: 11220)
Ngắm Bảo Vật Quốc Gia Của Phật Giáo Việt Nam, những tượng Phật, Bồ Tát, trống đồng của thời Lý Trần Lê - Hoavouu sưu tầm
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant