GS001
Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu của Phật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biến trong dân gian. Người ta thấy có thiền Yoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải, v.v., rồi chính ngay trong đạo Phật người Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền, Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mục Quán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
Bài viết này không có tham vọng tả rõ hết tất cả các phương pháp thiền nhưng chỉ xác định lại ý nghĩa và mục đích của Thiền căn cứ trên phương cách tu hành của đức Phật đã được ghi lại trong Tam Tạng Kinh điển. Nắm vững được tinh thần này người Phật tử tự nhiên sẽ thấy sự khác biệt như thế nào giữa Thiền Đạo Phật, mà trong bài này gọi là THIỀN TRÍ TUỆ, với tất cả các loại Thiền khác, mà trong bài này gọi là THIỀN THAM ÁI. Thấy rõ sự khác biệt này sẽ hữu ích cho người Phật tử để thực hành đúng CHÁNH ĐỊNH, CHÁNH TINH TẤN, để không đi lạc đạo quá xa trong lúc tu Thiền.
Cũng như trong các ngành khoa học, Y Khoa, Vật Lý, hoặc Hóa Học, một sinh viên muốn thấu triệt ngành học của mình không những chỉ học phần lý thuyết mà còn phải thực tập trong phòng thí nghiệm để chứng nghiệm những gì đã học, hoặc để khám phá thêm những phát minh mới. Người Phật tử học Phật cũng gần như vậy, không thể chỉ tu TỊNH ĐỘ tụng kinh mà còn phải thực hành THIỀN để thực nghiệm chân lý. Thật là thiếu sót khi phân chia tông phái để rồi chỉ chọn một trong hai, hoặc TỊNH ĐỘ (tụng kinh) hoặc THIỀN (bất lập văn tự, kiến tánh thành Phật). Người tu Phật phải đi qua trọn vẹn cả 3 pháp: Pháp Học phải đầy đủ, để Pháp Hành khỏi đi lạc, và rồi để đi đến Pháp Thành là lúc để hoàn tất sự giải thoát.
Học Kinh sách để có đầy đủ những CHÁNH KIẾN mà Đức Phật đã khám phá, để học thêm những kinh nghiệm tu hành của Đức Phật. Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Tinh thần của Thiền là tinh thần của Khoa Học Thực Nghiệm. Là tìm kiếm lời giải đáp cho những thắc mắc về chính mình bằng cách khảo sát, nghiên cứu tìm hiểu cái TA của chính mình. Cũng từ những thắc mắc như thế mà đức Phật đã Giác Ngộ được Đạo. Ngày thành đạo, ngài đã kể lại công trình nghiên cứu đó như sau:
Xuyên qua bao vạn kiếp Như Lai đi kiếm ông thợ xây cửa dựng nhà Như Lai đi thênh thang mà không gặp Hôm nay Như Lai đã kiếm thấy ngươi Từ nay ngươi không còn xây nhà cho Như Lai nữa Kinh Pháp cú 153.Các vị Bồ Tát cũng thực hành Thiền quán với tinh thần khoa học tương tự như vậy. Trong kinh Lăng Nghiêm, ta thấy Bồ Tát Quán Âm chẳng khác gì là một khoa học gia chuyên môn nghiên cứu về sự nghe. Phương pháp quán của ngài là quán vào CĂN của SỰ NGHE (Nhĩ căn viên thông). Có nghĩa là tìm hiểu “gốc cội”, lý do tại làm sao mà ta nghe được. Tương tự như vậy Bồ Tát Di Lặc là một khoa học gia nghiên cứu về CĂN của Ý tức là “gốc cội” của Tư Tưởng, từ đâu mà đến. Có thắc mắc như thế ta mới có thể đi xa hơn những gì mà khoa học ngày hôm nay đã tìm thấy. Ví dụ: với khoa học sự nghe là do Màng Nhĩ của Tai, do Âm thanh. Sự thấy là do Mắt do Ánh Sáng, v.v. Nhưng trong giấc mơ dầu mắt nhắm, dầu không có âm thanh, hay ánh sáng ta vẫn có sự nghe, sự thấy.
Đạo Phật thật chẳng khác gì một khoa học đi tìm kiếm SỰ THẬT, tìm hiểu gốc cội của mọi vấn đề, nhất là NGUỒN GỐC CỦA SỰ KHỔ. GIÁC NGỘ là khi lời giải cho bài toán KHỔ đã được tìm ra và có thể trình bày lại được cho chúng sanh theo. Chứ không phải tuyên bố “Hoát nhiên đại ngộ” rồi vẫn “câm miệng hến” như nhiều ông Tổ Thiền Tông Trung Hoa. Người Phật tử thực hành Thiền quán là để phát triển Trí Tuệ hiểu biết về TA và về sự KHỔ, chứ không phải để đạt được những tham ái của bãn ngã. Ai thực hành thiền mà để hoàn thiện bản ngã thì vẫn kể như còn ở trình độ THIỀN THAM ÁI của “Ngoại Đạo”, tức chưa phải là THIỀN TRÍ TUỆ của Phật.
Trong tinh thần THIỀN TRÍ TUỆ của Phật, chừng nào mà sự thật về TA và về nguyên nhân sự KHỔ chưa được chứng thực thì hành giả vẫn chưa gọi là GIÁC NGỘ. Nếu không có tinh thần Trí Tuệ như vậy thì tâm THAM ÁI sẽ rất dễ “CHẠY THEO TRẦN CẢNH” với các hiện tượng tâm vật lý của thiền. Rất nhiều hành giả đã bị “kẹt” vào những “âm thanh vi diệu” với pháp Thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải. Rất nhiều hành giả sau khi bị rơi vào những “feeling giải thoát” (kể cả feeling vô ngã) đã tuyên bố “Tôi đã Giác Ngộ”. Phải biết rằng những gì còn ở trình độ “CẢM THỌ” (feeling) thì vẫn còn ở trình độ NGŨ UẨN, vẫn còn trình độ của “PHÁP HỮU VI”, vô thường, tạm bợ, không phải là sự giải thoát chân thật và bền chắc. Những “feeling tuyệt vời” đó kinh Lăng Nghiêm gọi là “Ngũ Ấm Ma” vì nó khi hiện khi mất.
Khi hành thiền, hành giả phải quán sát chính TA với tâm rất KHÁCH QUAN chẳng khác gì các khoa học gia trong phòng thí nghiệm, không phê phán (Vọng hoặc Chơn), không chọn lựa. Đó là lý do trong kinh Tứ Niệm Xứ đức Phật đã dạy: “Thấy tâm Tham nổi lên, biết tâm Tham nổi lên, thấy tâm Sân nổi lên biết tâm Sân nổi lên... Khi thở ra hơi dài biết thở ra hơi dài, khi thở ra hơi ngắn biết thở ra hơi ngắn, khi sắp thở ra biết sắp thở ra, khi sắp hít vô, biết sắp hít vô”. Nói như thế cũng phải hiểu rằng nếu có “tâm phê phán” hay “tâm chọn lựa” nổi lên thì cũng vẫn “TUỆ TRI” các tâm đó đang nổi lên một cách khách quan với sự giác biết thanh tịnh.
Quán sát khách quan như vậy để làm gì? -Để cho THAM ÁI không dự phần, để cho NGÃ tánh không phát triển, để mới có thể khám phá ra được sự thật VÔ NGÃ: Ta không phải SẮC, ta không phải THỌ, ta không phải TƯỞNG, ta không phải HÀNH, ta không phải THỨC (ngủ uẩn giai không), TA không phải bất cứ cái CÓ nào cả, TA KHÔNG THỰC SỰ HIỆN HỮU. Chứng nghiệm được cái “KHÔNG TÁNH” của ta đó là sự chứng nghiệm “SẮC TỨC THỊ KHÔNG”. “KHÔNG TỨC THỊ SẮC” của BÁT NHÃ. Đó cũng là để hoàn toàn ra khỏi NGÃ, ÁI, THỦ, HỮU, ra khỏi mọi khổ đau ách nạn. Đó cũng là chứng nghiệm được những gì mà Đức Phật đã dạy ở trong Tiểu Bộ Kinh:
“Này các Tỷ-kheo, có sự không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có sự trình bày xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.”Như vậy THIỀN là để Phát Triển TRÍ TUỆ VÔ NGÃ. Có nghĩa rằng phải thấy rõ THỰC TƯỚNG của chính ta. “CÓ SAO THẤY VẬY” không bắt ta phải VÔ NIỆM, kềm kẹp TRI KIẾN, hoặc ỨC CHẾ TÂM gì cả. Những phương cách thiền nào nhằm mục đích để cho NGÃ của ta được hay hơn, tốt đẹp hơn, nhiều khả năng hơn, sung sướng hơn, an vui hơn, thanh tịnh hơn, v.v. thì còn chưa ra ngoài lãnh vực THAM ÁI và CHẤP NGÃ nên sẽ không thể khám phá được sự thật VÔ NGÃ. Sau khi sự thật VÔ NGÃ đã được khám phá thì trong TRÍ TUỆ VÔ NGÃ dầu ngũ uẩn này còn bấn loạn, còn lo, còn buồn, còn khổ gì đi nữa, đó vẫn chỉ là các pháp hữu vi, “DO DUYÊN SINH”, không phải do ta, không phải là của ta. Cho nên vẫn giải thoát. NIẾT BÀN được thực chứng ngay trong KHỔ mới thực sự là NIẾT BÀN. Nếu đòi hỏi KHỔ phải biến mất thì NIẾT BÀN đó không phải là NIẾT BÀN thật. (vì hễ còn có điều kiện, thì sẽ không bền vững).
GIỮ GÌN CHÁNH NIỆM
Rất nhiều người hiểu hạn hẹp chữ CHÁNH của Phật theo nghĩa THIỆN. Có thầy dạy giữ gìn Chánh Niệm trong khi ăn bằng cách quán tưởng đến công ơn của các bác nông phu cày cấy. Nhưng đối với tinh thần của TỨ NIỆM XỨ, quán niệm như vậy là VỌNG NIỆM, vì đã đi ra khỏi sự theo dõi chính mình. Chánh Niệm trong khi ăn là theo dõi sự ăn để tìm hiểu tại sao ta phải ăn? Tại sao ta khổ vì đói? Chữ CHÁNH trong đạo Phật có nghĩa là hướng đúng về mục tiêu NIẾT BÀN (lúc khổ được tận diệt). Làm chệch ra khỏi hướng đó thì là TÀ (trật). Vì sự KHỔ chỉ hoàn toàn chấm dứt khi sự thật VÔ NGÃ được chứng nghiệm, cho nên CHÁNH cũng là hướng về sự phát triển TRÍ TUỆ VÔ NGÃ.
CHÁNH NIỆM là luôn luôn “tâm niệm” (mindfulness) khách quan khảo sát chính ta. Bất chấp nó tốt hay xấu, bất chấp nó khổ hay vui, bất chấp nó thiện hay ác. Sự khảo sát này có 2 tính chất chính: LIÊN TỤC và KHÁCH QUAN. Ví dụ, khi tâm tinh tấn tu hành, biết tâm đang có sự tinh tấn. Khi tâm chán nản, biết tâm đang chán nản. Nếu tâm tinh tấn chống cự, biết tâm đang tinh tấn chống cự, nếu tâm có khuynh hướng chịu thua, biết tâm muốn chịu thua. Dầu thế nào đi nữa, phải Luôn Luôn KHÁCH QUAN nhận rõ những gì đang xảy ra. Như thế, thì vẫn ở trong CHÁNH NIỆM. Duy trì tâm khách quan như thế để sẽ thấy rõ NHÂN DUYÊN sinh khởi của các NGŨ UẨN, để từ đó chứng thực sự thật VÔ NGÃ. Đạo Phật là để hết Khổ, không phải để làm cho TA hay hơn hoặc tốt hơn. Hay hơn hoặc Tốt hơn mà còn Ngã chấp, còn chấp thủ ngũ uẫn, thì vẫn còn khổ như thường.
Bài viết liên quan đến chủ đề (nên đọc thêm):
● Chương 13: Chánh Niệm (Sati) trích từ:CHÁNH NIỆM CƠ BẢN
Thiền sư: Henepola Gunaratana
Dịch Việt: Lương Thanh Bình
● CHÍNH NIỆM - THỰC TẬP THIỀN QUÁN Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
● HÀNH TRÌNH ĐẾN CHÁNH NIỆM - Bhante Henepola Gunaratana - Chuyển Ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh
● SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÁNH NIỆM KINH ĐẠI NIỆM XỨ - Thiền Sư U Silananda - Nita Truitner dịch Việt
● THIỀN PHẬT GIÁO Tâm Thái
Source: thuvienhoasen
NGOHOAIKHONG: để thấy vạn pháp là không (không phải vạn pháp là không có mà không thực có) từ đó người ta dễ buông bỏ (ví dụ có ai đựa bạn một xấp tiền giả bảo bạn lấy bạn chắc chắn không lấy) nếu có cái nhìn thấy vạn pháp không thực giống như bạn thấy xấp tiền giả không thực thì bạn tự buông xả pháp, khi có cái thấy vậy là chứng đạo.
GS001: Nói như vậy thì ai nói cũng được, bằng chứng là vô số dân thiền tông lặp đi lặp lại những câu như vậy. Thế nhưng nếu ai hỏi làm sao chứng được như vậy thì câu trả lời là một sự MƠ HỒ! là một sự MÔNG LUNG! Để rồi bị ngoại đạo kết luận cho rằng Đạo Phật chỉ là môn TỰ KỶ ÁM THỊ, luyện tâm, luyện đức tin, chẳng khác gì tin GOD là có thật. Vô tình đã làm cho Đạo Phật bị xấu hổ.
Đạo của Phật không như vậy. Đạo của PHẬT rất KHOA HỌC, có phương pháp rõ ràng để chứng nghiệm đàng hoàng. Trước hết PHẬT dạy cho cái định đề: "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH". Cái định đề đó có thể chứng minh đúng trong mọi trường hợp. Không có pháp náo sinh ra mà không do các nhân duyên đã hội đủ. Mưa nắng cũng như vậy, pháp thiện pháp ác đều như vậy. Không ngoại đạo nào có thể phản chứng được đình đề đó.
Xong rồi, PHẬT lại dạy thêm cho pháp thực hành CHÁNH NIỆM: TỨ NIỆM XỨ để thực nghiệm tánh DUYÊN SINH trên chính ta. Khi PHẬT đã xác minh pháp CHÁNH NIỆM, TỨ NIỆM XỨ, là "CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT đi đến NIẾT BÀN", thì có nghĩa là không có con đường VÔ NIỆM vô néo nào khác có thể đi tới NIẾT BÀN cả. Không lẻ mấy ông tổ TQ hay hơn PHẬT? Biết nhiều hơn PHẬT?
Nhưng thực hành CHÁNH NIỆM là làm sao?
-- Là khảo sát chính ta như một khoa học gia khảo sát các đề mục cần tìm hiểu ở trong phòng thí nghiệm. Khảo sát một cách khách quan tất cả các thành phần THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP. Khảo sát tất cả các ngủ uẩn: SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC để chứng nghiệm cái lý thuyết DUYÊN KHỞI mà PHẬT đã dạy: "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH". Khi sự thật đó đã được chứng nghiệm trên tất cả ngủ uẩn, đã thấy rõ tất cả mọi thành phần hợp nên cái bãn ngã của ta không phải "do ta", không phải là "của ta", không phải "là ta" thì tự nhiên "Thực nghiệm" được VÔ NGÃ trên chính ta, thực nghiệm được cái KHÔNG TÁNH trên chính ta, và sau đó sẽ chứng ngộ luôn cái KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Vì vạn pháp đều do cái KHÔNG TÁNH của TA mà thấy.
GS001: Thưa bạn, khi thấy các pháp VÔ NGÃ, cái bàn không phải là cái bàn (vì cái "bàn" làm thành bởi toàn những thứ "không bàn"), tức là đã thấy KHÔNG TÁNH của vạn pháp, tức là đã thấy các pháp vừa SẮC vừa KHÔNG.
NGOHOAIKHONG: (nếu vạn pháp chỉ là vô thường nghĩa là nó thường tại hiện tại trong một sát na)
GS001: Như một chiếc xe đang chạy, bánh vẫn không ngừng lăn, máy vẫn không ngừng nổ, bạn có nghĩ là xe ngừng trong một sát na nào không? Dĩ nhiên là không. Khi các pháp VÔ THƯỜNG cũng vậy, không có một sát na nào thường tại hết cả. Bằng chứng là các electrons của các nguyên tử vật chất vẫn luôn luôn bay vùn vụt, không ngừng lại một sát na nào cả.
NGOHOAIKHONG: do dó Phật mới nói tính Không (cái không hàm chứa đầy ắp khác với cái không đối đãi giữa có và không)
GS001: TÁNH KHÔNG chính là VÔ NGÃ. Nhưng PHẬT đã không dùng danh từ "TÁNH KHÔNG" vì biết chúng sanh có ÁI HỮU mà cũng có ÁI KHÔNG. Cả hai thứ ái đều làm khổ chúng sanh. Vã lại trong tinh thần BÁT NHÃ: Không những "SẮC tức thị KHÔNG" và còn "KHÔNG tức thị SẮC". Thấy được cả hai như vậy mới là VIÊN GIÁC tròn đầy. Chứ nếu chỉ thấy "SẮC tức thị KHÔNG", vạn thứ đều KHÔNG, thì không khế hợp với thế gian.
Trong khi tất cả Phật tử chúng ta vẫn còn ăn "CƠM" mà không ăn "CÁT", nếu cứ quảng cáo "SẮC tức thị KHÔNG" thì chỉ làm trò cười cho ngoại đạo. Họ sẽ cho đạo Phật của ta chỉ là một thứ "TỰ KỶ ÁM THỊ" bắt ép tư tưởng nghĩ vậy mà thôi. Chứ thực tế không sống như vậy. Cho nên đạo trí tuệ BÁT NHÃ là phải chứng tròn đầy thêm "KHÔNG tức thị SẮC", thấy các pháp vừa KHÔNG vừa CÓ, thấy các pháp vừa HƯ vừa THẬT. Có như vậy mới dung thông với thế gian. Có như vậy mới dung thông cả LÝ cùng SỰ. Dung thông cả đạo lẫn đời,
NGOHOAIKHONG: để thấy vạn pháp là không (không phải vạn pháp là không có mà không thực có) từ đó người ta dễ buông bỏ (ví dụ có ai đựa bạn một xấp tiền giả bảo bạn lấy bạn chắc chắn không lấy) nếu có cái nhìn thấy vạn pháp không thực giống như bạn thấy xấp tiền giả không thực thì bạn tự buông xả pháp, khi có cái thấy vậy là chứng đạo.
GS001: Nói như vậy thì ai nói cũng được, bằng chứng là vô số dân thiền tông lặp đi lặp lại những câu như vậy. Thế nhưng nếu ai hỏi làm sao chứng được như vậy thì câu trả lời là một sự MƠ HỒ! là một sự MÔNG LUNG! Để rồi bị ngoại đạo kết luận cho rằng Đạo Phật chỉ là môn TỰ KỶ ÁM THỊ, luyện tâm, luyện đức tin, chẳng khác gì tin GOD là có thật. Vô tình đã làm cho Đạo Phật bị xấu hổ.
Đạo của Phật không như vậy. Đạo của PHẬT rất KHOA HỌC, có phương pháp rõ ràng để chứng nghiệm đàng hoàng. Trước hết PHẬT dạy cho cái định đề: "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH". Cái định đề đó có thể chứng minh đúng trong mọi trường hợp. Không có pháp náo sinh ra mà không do các nhân duyên đã hội đủ. Mưa nắng cũng như vậy, pháp thiện pháp ác đều như vậy. Không ngoại đạo nào có thể phản chứng được đình đề đó.
Xong rồi, PHẬT lại dạy thêm cho pháp thực hành CHÁNH NIỆM: TỨ NIỆM XỨ để thực nghiệm tánh DUYÊN SINH trên chính ta. Khi PHẬT đã xác minh pháp CHÁNH NIỆM, TỨ NIỆM XỨ, là "CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT đi đến NIẾT BÀN", thì có nghĩa là không có con đường VÔ NIỆM vô néo nào khác có thể đi tới NIẾT BÀN cả. Không lẻ mấy ông tổ TQ hay hơn PHẬT? Biết nhiều hơn PHẬT?
Nhưng thực hành CHÁNH NIỆM là làm sao?
-- Là khảo sát chính ta như một khoa học gia khảo sát các đề mục cần tìm hiểu ở trong phòng thí nghiệm. Khảo sát một cách khách quan tất cả các thành phần THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP. Khảo sát tất cả các ngủ uẩn: SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC để chứng nghiệm cái lý thuyết DUYÊN KHỞI mà PHẬT đã dạy: "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH". Khi sự thật đó đã được chứng nghiệm trên tất cả ngủ uẩn, đã thấy rõ tất cả mọi thành phần hợp nên cái bãn ngã của ta không phải "do ta", không phải là "của ta", không phải "là ta" thì tự
3) Ông ta tuyên bố: "nó không tuân theo một quy luật phổ biến nào của luận lý học cả". Nhưng ông ta chưa chứng BÁT NHÃ thì làm sao ông biết là nó không theo một quy luật nào của luận lý? Nếu không cần một luận lý nào thì không lẻ CHÁNH TƯ DUY trong BÁT CHÁNH ĐẠO của PHẬT là dư thừa? Nếu BÁT CHÁNH ĐẠO không cần có đầy đủ với CHÁNH TƯ DUY thì tại sao PHẬT lại tuyên bố rằng:
" Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhứt Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong Pháp và Luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán."
(Trích từ Trường Bộ Kinh, Phẩm 16-Kinh Đại Bát Niết Bàn)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
Trên kinh nghiệm tu hành của chính bản thân tôi, sau khi tôi đã thu thập nhiều CHÁNH KIẾN từ kinh tạng của PHẬT để làm vốn liếng kiến thức, tôi cũng đã vận dụng CHÁNH TƯ DUY rât nhiều không thua gì trong TOÁN và KHOA HỌC. Nhờ như thế tôi mới có thể chứng thực được những điều sâu sắc trong những lời PHẬT dạy. Kkhông những tư duy trong khi đi đứng nằm ngồi, mà ngay lúc ở sâu trong Thiền Định và Thiền Quán vẫn có sự vừa quan sát vừa tư duy. Có như thế mới gọi là "HÀNH THÂM BÁT NHÃ". Nhờ đó tôi mới biết CHÁNH TƯ DUY là không thể thiếu trong sự chứng đạo, ngộ đạo.
4) Ông ta bảo: "Bởi vì khi Bát-nhã đảm nhận vai trò chủ thể nhận ra chính mình một cách bất ngờ, như là một PHÉP LẠ." À há! chứng đạo của ông ta là một sự "chờ sung rụng!" cứ VÔ NIỆM chờ rồi thình lình xảy ra? Khi ông ta tuyên bố như thế là ông ta đã mất cái trí tuệ căn bản nhất của một người con Phật. Trong ĐẠO PHẬT cũng như trong KHOA HỌC, không hề có chuyện PHÉP LẠ Mọi sự kiện đều xảy ra theo LUẬT NHÂN QUẢ. Ngài Xá Lợi Phất chỉ nhờ nghe được câu nói: "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH" mà đã từ bỏ các PHÉP LẠ của GOD Bà La Môn để theo Phật. PHÉP LẠ là ý tưởng của những kẻ chưa thấy vấn đề và còn VÔ MINH.
Trong đạo Phật cũng như trong khoa học, ai biết rõ do NHÂN nào, do DUYÊN nào thì có thể tạo ra được QUẢ, trăm lần như một. Bởi thế chư PHẬT, chư BỒ TÁT, chư vị A LA HÁN đều cùng chứng TỨ DIỆU ĐẾ, BÁT CHÁNH ĐẠO như nhau. Hễ đi đúng con đường đạo, CHÁNH PHÁP, thì sẽ cùng đến một đích như nhau, không có một PHÉP LẠ nào cả. Ai thực hành nghiêm túc TỨ NIỆM XỨ để hiểu rõ THÂN và TÂM của chính mình, thì từ 7 năm cho đến 7 ngày, đều có thể chứng đạo (đạt được quả vị CHÁNH TRÍ). Phật đã khẳng định rõ như thế ở trong kinh TỨ NIỆM XỨ.
(còn tiếp)
GS001: Có gì mà gan với dạ. Ông SUZUKI sai thì tôi nói ông sai. Tôi có SỰ THẬT để chứng minh rõ ràng thì sức mấy mà sợ. Dầu cho ông ta là "núi thái sơn" của Thiền Tông mà không có SỰ THẬT thì cũng chỉ như núi làm bằng giấy, đụng một cái là bị xô ngã như thường. Để tôi chỉ ra những cái sai của ông ta cho mọi người thấy. Ai không đồng ý thì cứ tranh luận.
SUZUKI: Bát-nhã (s: prajñā ) thực sự là một thuật ngữ mang đầy tính biện chứng biểu thị tiến trình ngộ giải đặc biệt nầy, còn được gọi là là “chợt nhận ra”, “bỗng thấy ngay”, “thấy ngay lập tức”. Nó không tuân theo một quy luật phổ biến nào của luận lý học cả. Bởi vì khi Bát-nhã đảm nhận vai trò chủ thể nhận ra chính mình một cách bất ngờ, như là một phép lạ, đó là đối diện với tính không (s: śūnyatā) – sự rỗng không của tất cả vạn pháp. Điều nầy không xảy ra như là kết quả của lý luận, mà xảy ra khi lý luận đã bị bỏ rơi vì vô dụng, và nói theo khía cạnh tâm lý học, ngộ xảy ra khi năng lực ý chí đi đến mức thành tựu.
GS001: Chỉ qua một đoạn rất ngắn trên đã thấy ông ta có vô số sai lầm:
1) Ông ta bảo NGỘ xảy ra "khi năng lực ý chí đến mức thành tựu". Đó là là một câu tuyên bố chết người. Đạo của Đức Thế tôn là THANH TỊNH ĐẠO chứ đâu phải là ĐẠO THAM ÁI. NGỘ là do sự phát triển TRÍ TUỆ toàn toàn sau khi đã dẫn cà THÂN và TÂM đến mức THUẦN TỊNH, trong đó mọi THAM ÁI đã không còn. Không có sự phát triển lòng DỤC thì nói gì đến 2 chữ Ý CHÍ? Ngay từ quả SƠ THIỀN là đã phải LY DỤC, LY ÁC PHÁP, thì Ý CHÍ cần thiết ở chỗ nào? Đem mấy thứ phàm trần này vào trong Thiền Định, Thiền Quán, thì chỉ có từ "Chết cho đến bị thương", chứ không thể chứng đạo.
2) Ông ta bảo: "Bát-nhã (s: prajñā ) thực sự là một thuật ngữ mang đầy tính biện chứng biểu thị tiến trình ngộ giải đặc biệt nầy, còn được gọi là là “chợt nhận ra”, “bỗng thấy ngay”, “thấy ngay lập tức”. THẤY NGAY LẬP TỨC thì tại sao cả tỉ tỉ người, hằng ngàn ngàn năm, vẫn không "thấy ngay lập tức". Ông SUZUKI đã "thấy ngay lập tức" chưa?
3) Ông ta tuyên bố: "nó không tuân theo một quy luật phổ biến nào của luận lý học cả". Nhưng ông ta chưa chứng BÁT NHÃ thì làm sao ông biết là nó không theo một quy luật nào của luận lý? Nếu không cần một luận lý nào thì không lẻ CHÁNH TƯ DUY trong BÁT CHÁNH ĐẠO của PHẬT là dư thừa? Nếu BÁT CHÁNH ĐẠO không cần có đầy đủ với CHÁNH TƯ DUY thì tại sao PHẬT lại tuyên bố rằng:
" Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhứt Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong Pháp và Luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán."
(Trích từ Trường Bộ Kinh, Phẩm 16-Kinh Đại Bát Niết Bàn)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
Trên kinh nghiệm tu hành của chính bản thân tôi, sau khi tôi đã thu thập nhiều CHÁNH KIẾN từ kinh tạng của PHẬT để làm vốn liếng kiến thức, tôi cũng đã vận dụng CHÁNH TƯ DUY rât nhiều không thua gì trong TOÁN và KHOA HỌC. Nhờ như thế tôi mới có thể chứng thực được những điều sâu sắc trong những lời PHẬT dạy. Kkhông những tư duy trong khi đi đứng nằm ngồi, mà ngay lúc ở sâu trong Thiền Định và Thiền Quán vẫn có sự vừa quan sát vừa tư duy. Có như thế mới gọi
RIGHTVIEW: Có phải bạn đã dấu nghề không vậy? Thôi được, tôi đành chờ. Bây giờ tôi có câu hỏi khác cho bạn vậy:
Bạn cho rằng "Đạo Phật thật chẳng khác gì một khoa học đi tìm kiếm SỰ THẬT, tìm hiểu gốc cội của mọi vấn đề, nhất là NGUỒN GỐC CỦA SỰ KHỔ. GIÁC NGỘ là khi lời giải cho bài toán KHỔ đã được tìm ra và có thể trình bày lại được cho chúng sanh theo"
Khi cho đạo Phật là một Khoa học đi tìm kiếm sự thật, có phải bạn đã phàm trần hóa đạo Phật không? Như vậy có ảnh hưởng gì đến đạo đức thiêng liêng của đạo Phật muốn đưa con người đến những cỏi "siêu nhiên" hay không? Đó là chưa nói bạn coi bộ còn thích giởn cợt thiếu tôn nghiêm nữa. Bạn giải thích sao đây?
GS001: Aí chà, cái này thì bạn nên chờ các luận gia của THIỀN TÔNG phát tâm từ bi giải thích trước. Vì họ có thể hiểu ông ta nhiều hơn tôi. Ông SUZUKI là người rất nổi tiếng. Thiền luận SUZUKI cả thế giới đông tây đều biết. Ông ta là bậc Thầy, là bậc Tổ, là cây "đại thụ" của Thiền tông đấy. Tôi mà loạng quoạng phê bình ông ta thì thiên hạ có thể "vặn họng" tôi liền. Bạn hãy chịu khó chờ đi!
Đạo hữu có thể thỉnh quí thầy bên Thiền Tông giải thích cho bạn RIGHTVIEW về thắc mắc này được không?
RIGHTVIEW: Xin bạn giải thích cho tôi đoạn nói về Bát Nhã sau đây của ông SUZUKI:
"Bát-nhã (s: prajñā ) thực sự là một thuật ngữ mang đầy tính biện chứng biểu thị tiến trình ngộ giải đặc biệt nầy, còn được gọi là là “chợt nhận ra”, “bỗng thấy ngay”, “thấy ngay lập tức”. Nó không tuân theo một quy luật phổ biến nào của luận lý học cả. Bởi vì khi Bát-nhã đảm nhận vai trò chủ thể nhận ra chính mình một cách bất ngờ, như là một phép lạ, đó là đối diện với tính không (s: śūnyatā) – sự rỗng không của tất cả vạn pháp. Điều nầy không xảy ra như là kết quả của lý luận, mà xảy ra khi lý luận đã bị bỏ rơi vì vô dụng, và nói theo khía cạnh tâm lý học, ngộ xảy ra khi năng lực ý chí đi đến mức thành tựu.
Dụng của Bát-nhã là khước từ tất cả những gì mà ta nhận thức được từ thế giới phàm trần nầy, nó thuộc về một trật tự hoàn toàn khác với cuộc sống thường nhật của chúng ta. Nhưng điều nầy không có nghĩa Bát-nhã là điều gì đó hoàn toàn cách biệt với nếp sống và tư tưởng của chúng ta, là một cái gì đó được gởi đến cho chúng ta bằng phép lạ từ một nguồn nào đó không biết và không thể nào biết được. Nếu đúng như vậy, Bát-nhã sẽ chẳng có ích gì cho chúng ta cả và sẽ chẳng có sự giải thoát nào giành cho chúng ta. Quả thực vai trò của Bát-nhã làm tản mạn và gián đoạn tiến trình suy luận duy lý, nhưng trong mọi lúc Bát-nhã vẫn nhấn mạnh đến suy luận nầy, và nếu không có Bát-nhã, chúng ta không thể có một suy luận nào cả. Cùng một lúc, Bát-nhã vừa ở trên, vừa ở trong tiến trình suy luận. Thông thường mà xét, đây là một mâu thuẫn. Nhưng thực tế, chính mâu thuẫn nầy tự nó đem đến sự khả hữu cũng là nhờ Bát-nhã.
Hầu như các nền văn học tôn giáo đều chứa đầy mâu thuẫn, phi lý, nghịch lý, bất khả đắc và nếu đòi hỏi ta phải tin nhận chúng, như là những chân lý mặc khải, chính là vì tri thức tôn giáo được đặt nền tảng trên sự vận hành của Bát-nhã. Một khi quan điểm về Bát-nhã được chấp nhận, thì tất cả mọi phi lý tính chủ yếu có nền tảng tôn giáo đều trở nên có thể hiểu được."
(THIỀN VÀ PHÁP MÔN VÔ NIỆM, CHƯƠNG 4: ĐỐN NGỘ VÀ VÔ NIỆM)
Tôi cũng muốn được nghe quí vị Thiền Tông giảng rõ thêm về những lời trên như thế nào. Thành thật, tôi thấy ông SUZUKI nói rất sai về BÁT NHÃ nhưng tôi chưa dám vội vã phê bình vì sợ tỏ ra bất kính với một ông tổ Thiền Tông "to tổ bố" mà từ Đông sang Tây ai cũng đã kính nể và tôn sùng.
GS001: Ví dụ các tổ chê TỨ ĐẾ là pháp thấp thỏi của hàng căn cơ nhị thừa trong khi đó thì chính Đức Phật xác nhận TỨ ĐẾ là pháp mà chỉ có một bậc CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC mới có thể thấu triệt được:
"Này hỡi các Tỳ Khưu, ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (anuttaram samma-sambodhim).
Đến khi, này hỡi các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức, đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”
Kinh Chuyển Pháp Luân
1) Như trên đã định nghĩa: "CHÁNH NIỆM là luôn luôn khách quan khảo sát chính ta" Điều này hơi khó khăn vào lúc đầu khi ta muốn vừa làm việc vừa quan sát mình cùng một lúc. Nhưng nếu cứ tinh tấn thực hành thì sẽ đến lúc như cô thư ký đánh máy thành thạo, tay vừa đánh máy, mắt vừa đọc bài cùng một lúc và còn có thể đánh máy nhanh hơn lúc trước. Cái GIÁC TÁNH bao la và vô hình như HƯ KHÔNG nó có thể phân ra bao nhiêu cũng được. Như anh chàng nhạc sĩ chuyên nghiệp, một tay vừa bấm phím đàn, một tay vừa móc giây đàn, mắt vừa đọc nốt nhạc, miệng vừa hát, và ý vừa thưởng thức tiếng hát của mình. Cho nên ta có thể vừa sống vừa lo chu toàn mọi công việc mà vẫn không mất CHÁNH NIỆM.
2) Thực hành CHÁNH NIỆM được ngay trong cuộc sống là một cách sống tuyệt vời. Vừa tỉnh thức để nhanh chóng phát hiện những sai trật trong công việc, những tâm xấu hay những phiền não của mình để nhanh chóng điều chỉnh, lại còn THƯỞNG THỨC SỰ SỐNG một cách trọn vẹn. Biết bao nhiêu người đang sống mà không biết mình đang sống. Đến khi sự sống sắp mất mới thấy tiếc nuối sự sống quí giá đã qua, nhưng lúc đó đôi khi đã muộn rồi.
3) Thực hành CHÁNH NIỆM là một cách sống vừa TRÍ TUỆ vừa HẠNH PHÚC. Cho dù gặp phải hoàn cảnh khổ đau, mình cũng sẽ không khổ như người ta. Nhờ tâm đã quen AN TRÚ TRONG HIỆN HẠI, nên không dính mắc quá khứ để mà tiếc nuối, cũng không dính mắc tương lai để mà nôn nóng mong cho hoàn cảnh sớm qua đi. Rồi cũng nhờ khả năng AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI mà khi có hạnh phúc thì sự thưởng thức hạnh phúc cũng trọn vẹn hơn người ta. Người có AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI có thể cảm nhận hạnh phúc trong từng bước chân đi, trong từng hơi thở.
4) CHÁNH NIỆM với sự sống tỉnh tức trong hiện tại là một pháp môn hiệu quả nhất để diệt trừ THAM, SÂN, SI hằng giây hằng phút. Vì THAM là tâm dính mắc tới tương lai. SÂN là tâm dính mắc tới hoặc quá khứ (chuyện qua rồi mà vẫn giận) hoặc tương lai (nôn nóng mong cho sớm đạt điều mong muốn). SI là không biết những gì đang xảy ra cho thân và tâm của mình. Cho nên sống có CHÁNH NIỆM càng ngày con người của ta càng được thanh lọc. Cụ thể còn giúp cho cả Thân và Tâm lành mạnh. Thân có thêm sức khỏe nhờ sớm thấy những mõi mệt để điều chỉnh, Tâm thêm an vui nhờ sớm thấy những phiền não phát hiện để ngăn ngừa.
5) Sau cùng CHÁNH NIỆM là cách sống giúp mình phát triển trí tuệ, phát triển GIÁC TÁNH, PHẬT TÁNH, để dần dần KHÁCH QUAN với những khổ đau cuả chính mình, để sẽ khám phá (giác ngộ) THỰC TƯỚNG VÔ NGÃ. Đây là trình độ giải thoát rốt ráo ra khỏi những cột buộc của NGỦ UẨN, trong đó sự cột buộc của THỨC TÁNH là bền chặt nhất. Đây là sự giải thoát ra khỏi các pháp hữu vi sinh diệt, để chấm dứt hoàn toàn khổ đau, đạt CỨU CÁNH NIẾT BÀN. Xin đọc thêm bài: TỨ NIỆM XỨ: CON ĐƯỜNG THẲNG ĐẾN BÁT NHÃ ở tại link này:
http://hoavouu.com/D_1-2_2-219_4-21508_5-15_6-1_17-674_14-2_15-2/tu-niem-xu-con-duong-thang-den-bat-nha.html
GS001: Chính vì tôi có từ bi cho nên mới nói rõ SỰ THẬT cho mọi người thấy để tránh lầm lẫn. Tôi chỉ ra những sự "qui ngưỡng" nô lệ tâm thức TQ quá đáng của Phật tử VN để cứu vãn ĐẠO PHÁP và dân tộc (khỏi bị TQ lợi dụng để đồng hóa). Như vậy không phải do từ bi sao?
HOAI KHONG NGO: Bạn nói :"nhiều ông tổ TQ dạy cho đệ tử rằng A LA HÁN là "hạt giống lép" làm "TIÊU NHA BẠI CHỦNG" xin lỗi bạn nhe nhưng câu này Phật nói trong kinh Pháp hoa.
GS001: Bạn đừng phỉ báng Đức Phật. Ngài không bao giờ tuyên bố một cách sai sự thật như vậy. Tôi xin bạn chỉ cho tôi thấy Phẩm nào? Trang nào? trong kinh Pháp Hoa Phật đã nói A LA HÁN làm TIÊU NHA BẠI CHỦNG.
HOAI KHONG NGO: Tôi thấy bạn bị trói buộc ở chỗ kì thị tq quá, và vướng víu đạo pháp dân tộc quá. Đồng ý ta là người Vn phải có trách nhiệm với dân tộc ta nhưng cái gì quá cũng có hại đều sai trung đạo.
GS001: Chính vì tôi không bị ai trói buộc cho nên tôi mới dám nói ra SỰ THẬT, mà chẳng sợ gì ai, chẳng sợ ai mất lòng. Tôi không kỳ thị TQ nhưng tôi có bằng cớ Chính quyền TQ đã dùng Phật Giáo như "sức mạnh mềm" để hổ trợ chính sách bá quyền của họ. Điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Các đế quốc Tây Phương cũng đã lợi dụng Kitô giáo kiểu như vậy để tạo ra người tiếp tay cho họ trong các cuộc xâm lăng. Trong bài mà tôi sẽ viết gởi tặng các bạn: "TẠI SAO PHẬT GIÁO TQ SUY TÀN" tôi sẽ nêu rõ các âm mưu của TQ cải đổi Phật Giáo cho các bạn thấy.
Thân ái.