Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

32. Thơ Mặc Giang qua vài thành tựu nghệ thuật

30 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 9065)
32. Thơ Mặc Giang qua vài thành tựu nghệ thuật

Thơ Mặc Giang qua vài thành tựu nghệ thuật

Hương Trí - 2007

Xem đại lượng thi phẩm của Mặc Giang, người viết nhận thấy tác giả khá thành công trong việc xây dựng tính nghệ thuật khi mô tả, trình bày, diễn giải, hay tỏ bày tình cảm đối với một cảnh huống, một nội dung nào đó. Cho thấy, đối với yêu cầu của một bài thơ, người thơ Mặc Giang tỏ ta khá nghiêm túc. Có thể nói, thơ Mặc Giang là điển hình của triết lý hiện sinh, viên dung các giá trị nghệ thuật đặc trưng của thế giơí thi ca. Hay nói khác hơn, là nơi tụ hội sự thống nhất tập trung thuần nhất giữa tư tưởng nội dung với thủ pháp nghệ thuật.

Từ phong cách sáng tác, một trong những thành tựu đặc sắc trong thơ Mặc Giang là giá trị hiện thực. Xưa nay, thi nhân Việt Nam viết thơ tự sự không nhiều, đề cập đến đời sống quần chúng cũng ít. Về phương diện này, có thể nói rằng, Mặc Giang đặc biệt thể hiện khá sinh động, gần như toàn diện. Mặc Giang có những trải nghiệm cuộc sống rất phong phú, mà mỗi lần xúc cảnh là mỗi lần biến thành sức thần cho ngọn bút tuôn chảy giữa thế giới thơ muôn màu và tánh thể vô biên của tình thương. Thơ Mặc Giang có rất nhiều bài đến từ cuộc sống, từ tâm hồn biết hoà nhập dịu xoa nỗi khốn khổ cho đời. Hay đó chính là từ chân thành nhiệt huyết khắc khoải ngóng trông của cái nhìn “mờ mắt lệ viếng thăm dòng sinh tử”, ấp ủ nâng niu tình người. Tất cả như đang tuôn chảy không mệt mỏi, không điểm đích về trang đời, hay chính là những trang thơ hiện thực.

Mỗi câu thơ, ý thơ, tứ thơ của Mặc Giang, là một hướng sống đẹp, một ý chí vực dậy giữa dòng sống với bao yếu hèn mộng mị. Hay đó chính là sự thẩm thấu sâu xa những thanh âm, những màn đêm vụn vỡ, kinh hoàng của kiếp sống bèo bọt, tương tác trên chuỗi biến hiện thành-trụ-hoại-không này. Do đó, những áng thơ về hiện thực của Mặc Giang là luôn viết về những nghiệt ngã thương đau, buồn tẻ của bao mảnh đời chỉ biết vùi chôn trong bóng đêm, trong ngõ cùng không lối thoát. Qua đó, cho thấy, thơ hiện thực của Mặc Giang luôn là những dư âm, tàn tích, là gương soi dòng tâm đang phản chiếu bóng dáng hình hài của dòng hiện sinh, rồi dâng tràn trong khối óc, chảy dài trong huyết mạch. Tất cả như đang từng hồi gõ theo nhịp đập cảm xúc, theo bao tang thương không lường. Thơ Mặc Giang chân thật cụ thể phản ánh cuộc sống hiện thực một cách rất hình tượng, rất sống động, như một hiện cảnh đang dàn trải trước không gian không bến bờ.

Tuôn chảy từ kết tinh của lô trình tương duyên đó, nên môt trong những nghệ thuật sáng tác của người thơ Mặc Giang, là chọn cho mình thủ pháp biểu hiện chủ nghĩa hiện thực của cuộc sống đang là này. Đây là một trong những nguyên nhân nội tại đặc sắc, khiến nguồn thơ Mặc Giang ra đời với số lượng choáng ngợp, với chất lượng như dấu ấn trải dài vun vút trên cán cân công lý và cung đàn tình thương; khiến người đọc thêm trân quý, phân tích, suy tư, nghiền ngẫm để dừng gót chân phiêu lãng đi kiếm tìm hoá thành giữa phố phường mộng ảo.

Một trong những đặc sắc trong thơ hiện thực Mặc Giang, là biểu hiện rất nổi bật, phong phú và hoàn chỉnh trong cảnh tượng, cũng như âm sắc gợi hình gợi tả. Do đó, thơ tự sự và thơ trữ tình của Mặc Giang là nét son ấn lên những trang thơ hiện thực của dòng thơ Việt Nam. Nó là sông núi, là suối nguồn, mãi mãihơi thở của tất cả hiện hữu của dòng chảy sinh mệnh.

Tìm vài đặc điểm chủ nghĩa hiện thực trong thơ Mặc Giang, người viết chỉ khiêm tốn xoay quanh những áng thơ theo hai thể loại tự sự và trữ tình, thông qua những đặc trưng nghệ thuật biểu đạt sau :

Thứ nhất, Mặc Giang rất tài trong nghệ thuật khái quát cuộc sống điển hình. Có thể thấy rõ người thơ Mặc Giang khá thành công trong việc chọn lựa và khái quát những nhân vật ý nghĩa điển hình; biết thông qua tình tiết cá biệt để phản ánh, gợi mở cái thường tình, hay chính nét chung của cuộc sống.

Mẹ quê khóc mãi đêm dài

Da mồi tóc bạc, hôm mai bơ phờ

Kia trông em bé thơ ngây

Xuân xanh đốt cháy trông chờ chi đây

Kìa trông thiếu phụ vai gầy

Phấn son nhoà nhạt, niềm tây lạnh lùng

(tiếng lòng nức nở quê hương)

Qua tình tiết cá biệt người mẹ quê, em bé vùi tuổi thơ trong cảnh thương tâm thất vọng, tuổi xuân đã bị gậm nhấm bởi vết buồn thương theo tà tháng năm, người thiếu phụ mòn mỏi nhớ nhung niềm vui đoàn viên hay tái hợp, thi nhân đã vẽ ra toàn cảnh niềm đau của quê hương.

Tiếp theo những dòng thơ hiện thực, người thơ Mặc Giang đã miêu tả bằng lối kể chuyện:

Có những em bé,

Không bao giờ được ngậm cục kẹo, cắn cà rem

Chỉ đứng nhìn rồi lấm lét phát thèm

Nuốt nước bọt rồi quay đi chỗ khác

Thân xương xẩu bọc làn da tái mét

Mũi thò lò thụt thịt có tội không

… Vọc đất bụi bay, ruồi muỗi bu đầy…

(Những em bé cơ cùng)

Đặc trưng hình ảnh này nói lên sự thật về cuộc sống của những em bé cơ cùng trên mọi nẻo miền quê hương đất nước. Hễ nghèo khó khốn cùng, đau thương vùi dập, thì trẻ thơ trên quê nghèo khốn khó phải trải qua những thương tâm xót xa như vậy. Bên cạnh đó, người thơ Mặc Giang còn khái quát một cách tập trung cao độ gia cảnh người nghèo:

Mái tranh chừa lỗ ngó ông trời

Vách lá chừa khe đón gió chơi

Cơm cháy phơi khô dành nấu cháo

Nhà không đóng cửa chẳng ai dời

Tháng năm lui tới không ai hỏi

Thấp thỏm lân la chẳng ai mời

Là thực trạng chung những mảnh đời nghèo khó. Qua cái cá biệt, dưới ngòi bút điêu luyện, thiện nghệ, bút lực vô song, thi nhân Mặc Giang giúp chúng ta thấy cái chung của những phận nghèo. Đặc trưng những hình ảnh này nói hộ rằng, đã từ lâu lắm rồi, mảnh đất “quê hương chất chồng bao thương tích, vết cũ chưa khô máu lại bồi”. Vâng, vết thương tích là sự nối dài diễn tiến của những lằn sẹo vết thương trước, nhưng cũng chính nó lại là dòng sinh mệnh nghiệt ngã, tạo thành móc nối cho những vết thương tiếp theo. Chúng đang nối đuôi nhau đi mãi về hoang sơ, tiêu điều, buốt giá…

Bằng nghệ thuật thông qua cái một để biểu thị cái nhiều, cái riêng để lột tả cái chung, miêu tả một vùng miền để rõ tất cả miền đất khác trên quê hương Việt Nam, người thơ Mặc Giang cho thấy, đằng sau giá trị nghệ thuật này chính là nỗi lòng, là tâm tình vùi chôn giữa chiếc bóng thời gian của người cùng khổ. Cũng chính sau giá trị nghệ thuật kể chuyện tự sự, là sự âm thầm của lời kêu gọi lương tri, trách nhiệm của giữa mỗi con người, giữa các giai tầng xã hội.

Thứ hai, là Mặc Giang giỏi gởi chủ quan nơi khách quan. Cũng chính là đem ý thức chủ quan, tình cảm tư tưởng riêng mình dung hóa trong những miêu tả cụ thể sự vật khách quan, mà không nói ra rõ ràng lộ liễu, như con trâu thì nói con trâu, buồn nhức nhối tâm can thì cứ nói đau lòng xót dạ. Đây là một trong những đặc điểm lớn và rất điển hình trong thơ tự sự của Mặc Giang, cũng là một trong những bản lĩnh của thi nhân. Bởi Mặc Giang đã khéo khắc chế trạng huống cảm xúc, xúc động. Đó là gì? là Gợi lòng con quốc, quốc kêu sương. Con quốc với tiếng kêu buồn khản tiếng, hình ảnh nước sông nguồn ngọn lá cây, đá … đều là những hình ảnh nói hộ nỗi lòng thống thiết đau buồn của thi nhân. Thi nhân hẳn buồn thương nhức nhối trước bao biến thiên lỡ bồi bãi biển nương dâu đan chéo trên quê hương, trước bao biến trạng đổi thay bấp bênh nghịch chiều vận động phát triển của cuộc đấu trí tồn sinh. Đồng thời cũng đã âm thầm gởi gắm niềm thiết tha mong ước, đợi chờ trong hi vọng le lói.

Cũng chính nhờ Mặc Giang đem cảm thọ chủ quanbình luận của mình dung hóa trong miêu tả những sự vật khách quan, nên khiến bản thân sự vật trở nên hấp dẫn cuốn lôi người đọc, hay chính bản thân chúng trực tiếp cảm nhiễm đôc giả. Để rồi đâu đó là lời thống thiết của hồn thơ chắp cánh bay đi ngàn phương, nấc lên nốt nhạc buồn khi dấu chân hành trình vô định trở thành dấu hài lưu lạc giữa phương trời viễn xứ:

Một đi cửa đóng then cài

Một đi lối cũ dấu hài dặm băng

Vi vu thông gọi lời ngàn

Nao nao nước chảy miên man mịt mờ

Với thủ pháp nghệ thuật này, ý thơ đã chuyển tải được ý nghĩa bước chân và tâm hồn của người con cùng tử. Một chuyến ra đi nào đâu phải để rong rêu phủ kín thềm hoang, ra đi là đi để trở về quê xưa, nơi có tiếng hát ầu ơ của mẹ, tiếng vọng buồn của cha. Gót chân người con cùng tử giờ thoạt nhìn như “lang thang làm khách phong trần mãi, ngày vẫn xa quê vạn dặm trường”. Thế nhưng, hẳn sự ra đi này xa rời cách biệt với ý niệm ra đi vừa nêu của Trần Thái Tông. Bởi ra đi bây chừ là cuộc ra đi quyết định tồn sinh định hướng cho mảnh đất tâm, là bước chân gõ lên đường đơì những dấu hài vọng thiên thu. Ngày đoàn viên đôi khi và cũng có thể chỉ là “đánh dấu hỏi gởi phương trời vô định”.

Tâm tình thi nhân Mặc Giang ẩn náu gởi gắm kí thác qua hình ảnh “bụi tre nghiêng bóng sau hè, bờ sông mòn lối con đê”, hay “rừng khuya thức giấc mấy canh trường, gội bóng trăng tàn những vấn vương”. Hình ảnh cảnh vật gợi tả ở đây cũng chính là tâm hồn nặng trĩu tình quê, thân thiết vò võ thổn thức tận đáy hồn, vô chung…, mà bởi lý do thầm kín riêng tư nào đó khiến mộng ước cứ mãi như trò bắt bóng, càng nắm bắt càng xa xăm.

Việc gởi tình cảm chủ quan nơi sự vật khách quan như thế của Mặc Giang, lắm lúc khiến chúng ta không khỏi âm thầm quặn thắt xót xa. Tình cảm chủ quan là vậy đó, là mượn nhờ cảnh vật nói hộ sự mong mỏi đợi chờ nhưng lại sẵn sàng chối từ cuộc đoàn viên như là thái độ “đưa không nhận, đẩy không cho, không thêm không bớt”. Mà mâu thuẫn ở chỗ là, tháng ngày chỉ trở thành nơi chôn sâu chìm lắng tâm tình người ly hương. Để từ đó, sự dâng tràn thâm thiết của tâm hồn được gởi gắm qua hình ảnh buồn tênh “….. nhìn trông con én liêng từng không, vỗ cánh buồn bay dưới bụi hồng, mặt nước chân mây lồng lộng quá, về đâu con én giữa mênh mông”. Giữa từng không dịu vợi, giữa mây trời vần vũ, cánh én đơn côi biết về đâu đây. Én bay khắp phương trời vô định, góp nhặt trong hương nước mây ngàn dấu ấn của dòng sống, cũng chính là sự tom góp không mệt mỏi những hoá thân, những nỗi niềm xúc cảm tình tự của Mặc Giang. Cuối cùng, con én vốn không là chứng tích cuả mùa xuân ấy mãi hiện hữu, xuất nhập, tới lui… lang bạt khắp nơi, rồi như truyền đi khắp nơi tiếng rì rào của sóng nước. Làn sóng giao thoa, bươn dài mãi mãi, sinh thành tồn tại trong từng sợi tơ lông của cánh én vút từng mây, lan đi và đi mãi đó đây…. Để làm gì nào? để mang hình sơn khê, để ngao du cho hết cõi đời, để gom góp cái tàn dư rong rêu của cuộc sống, và để hoá mình vào tự thể quang minh. Cuối cùng, khiến tự thể quang minh trở thành sức bật cho thi ca chắp cánh vút đi, lao thẳng giữa thế giới Thơ, nghệ thuật và Đạo. Nên “về đâu con én giữa mênh mông” là câu hỏi nhưng cũng là trả lời. Nơi đi về ấy là “phương ngoài phương, cõi ngoài cõi”, tìm không thấy, nhưng không đâu không hiện.

Một loạt hình ảnh thanh âm thể hiện tình cảm, cảm nghĩ nữa là :

Quốc kêu sương não nuột tiếc đêm dài

Ếch nhái cũng tàn hơi, tiếng một tiếng hai

Hổ sói chồn beo cũng ồ ề mệt ngủ”

hoặc :

Hùm thiêng còn ái ngại thét tiếng gầm vang,

Chim muông vỡ tổ vụt cánh bàng hoàng

Chiều rủ bóng rừng già ru cỏ dại

Bờ lau lách ao tù reo ếch nhái

Đồng ruộng hoang, đầm lạch gọi ểnh ương

Tiếng thạch sùng chắt lưỡi, tiếc đêm trường

Chúng đều là mượn cảnh tả tình, xúc cảm xót thương trước thực trạng quê hương khi mà “nhiễu điều…” héo hắt, đùa bỡn; khi chỉ còn trơ lại sỏi đá của những hành trình “độc đạo”, chỉ có con đường mở ra lộ trình đi về ngõ tắt, bóng tối thâm u. Tiến thêm bước nữa, thơ Mặc Giang là vậy đó, nói cái này, đã bao hàm cái kia trên cùng một hệ tương sinh. Gì là cái kia? chính là Mặc Giang kí thác vùi chôn nỗi buồn tê dại, mà hoạt dụng của ngôn từ cũng phải bất lực, phải ngậm tăm bí lối, cho dù chữ nghĩa lấp đầy trăng sao, nghẽn lối càn khôn. Cái đau buồn vô cùng này cũng là những tan vỡ bàng hoàng, biến thiên theo những vi tế nhất của cảm xúc, của tác ý; nhưng không thể dừng lại để giúp Mặc Giang ngủ một giấc dài, ru giấc mộng đời với vui thú hải hồ. Thế đó, bước tiếp theo là một tất yếu, là tác giả phải cảm thọ, rồi phải tưởng và tư. Trong thơ Mặc Giang, những giá trị không thể đong lường bằng ngôn từ này mang đến cho người đọc sự cảm nhận, choáng ngợp mến phục, chính là hảo cảm đối với thi phẩm. Để từ đó mới có thể cùng nhau lắng nghe tiếng kêu buồn tê dại, lạnh buốt cả cuộc hành trình tràn đầy thơ, đó là “tiếng kêu con quốc những đêm đông, tuế nguyệt phong sương vẫn lạnh lùng, năm tháng bọt bèo trêu sóng nước…”. Ôi ! đêm đông, tuế nguyệt, phong sương vẫn còn đó, con quốc vẫn còn đây, kêu…, gào …, nỉ non… vô tận…

Thứ ba, là cá tính hóa đối với việc vận dụng đối thoại và ngữ ngôn nhân vật; nhằm phản ánh kinh nghiệm, tâm lý cá nhân, miêu tả nhân vật một cách sinh động. Mặc Giang hình như cũng hấp thu có chọn lọc kinh nghiệm sáng tác của những thi nhân tiền bối, đã vận dụng đối thoại hoặc tiếng nói một mình của nhân vật, và rất thành công trong thể hiện cá tính hóa của ngôn ngữ nhân vật. Trong cuộc sống, không thể có những lời nói hoàn toàn giống nhau, mà Mặc Giang phát hiện được những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật, giúp đọc giả hình dung được hoàn cảnh, bản chất tính cách nhân vật.

Trong thơ tự sự của Mặc Giang, loại này xuất hiện khá nhiều. Trong Tôi là người chinh nhân, viết: “… từ biệt mẹ già từ biệt em thơ….. chỉ còn một con đường chọn lựa, đem tấm thân ngang dọc mọi chiến trường, đem màu đào nhuộm thắm khắp quê hương”. Vì khẳng nhận: “tình sống chết là tình yêu lính chiến”, nên khi nào chinh nhân cũng cảm nghe “một bước hành quân, gợi niềm nhung nhớ…” Ngay cả niềm thương chôn kín trong gót giày, tuôn ta trên đầu ngọn súng mờ khói lửa, là chỗ sâu kín tế nhị khó thấy, ấy vậy mà vẫn được Mặc Giang lột tả thành một thứ ngôn ngữ riêng, thổn thức riêng của người trong cuộc. Cũng như trong trong Tôi là người thanh nữ thì tả “ lòng ôm chặt những những nỗi niềm riêng lẻ, … gánh bơ phờ đã nặng trĩu hai vai, tôi vẫn vui không tiếng thở dài…”. Là lời kể thân thiết của người thanh nữ về thân phậntrách nhiệm của họ, phản ánh diện mạo tinh thần khá nổi bật, mà đọc lên, cho chúng ta luôn có cảm giác như thấy như nghe được cảm xúc trong thẳm sâu nỗi lòng của họ. Hoặc viết:“tôi là một người già, tháng ngày ngồi ngóng co ro, ra vô ngán ngẫm dày vò… đứng đi từng bước lò mò…”. Đây chính là ngôn ngữ có thể nói thành lời, nhưng cũng có thể không nói ra của người già. Nhờ vào nghệ thuật cá tính hóa ngôn ngữ này, Mặc Giang đã tỏ bày sự cảm thông chia sẻ nỗi cô đơn trống trải của người già. Rồi trong trong các bài như Em là người khuyết tật, Tôi là một người câm, Tôi là một người điếc, Tôi là người dân quê đồn điền, Thăm người mua bán ve chai, Khổ nghèo ôm thân phận, Thăm người lao động, Tôi người tài xế xe đò, Tôi người đạp xích lô, Tôi người cạo mủ cao su…, đều là các bài thơ như mở rộng mức thân thiết cảm, như nói hộ tiếng lòng cho bạn tri âm. Chẳng hạn về cảnh đói nghèo, thì tả: “tháng năm dài đờ đẫn thở hết ra, đi đây đó nhìn cuộc sống của người ta, về vừa tời xó nhà trông phát quải… khi thất mùa phải lo chạy cân đong, khi bịnh hoạn nằm lì không thang thuốc…. Chuyện nọ kia càng khốn khổ thấy bà, nên lủi thủi xó nhà ôm thân phận”. Chỉ tượng trưng đôi câu vây thôi, đã làm nổi bật tính cách nhân vật qua những ngôn từ rất riêng của bạn nghèo. Loại này hầu như bàng bạc khắp trong các bài thơ tự sự của Mặc Giang.

Nói chung, qua những thi phẩm tự sự của Mặc Giang, ta thấy lời nói của nhân vật thường xuất hiện nhiều hơn ngôn ngữ kể chuyện của tác giả, nên càng có khả năng thể hiện sự sinh động và khiêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của từng thân phận, như viết : “Tôi là một người già, nhiều khi đi đây đi đấy, thập thò mà ngóng mà trông, thấp tha thấp thỏm trong lòng, mỏi mòn cháu con mới tới, chưa kip đi đã nghe hối, chưa kịp bước gọi nhanh lên”…. Đọc lên, ta nghe như một ông bà già đang thụt thịt, vừa quẹt nước mũi, vừa lau nước mắt tâm sự với chúng ta, chứ không mang lại cho chúng ta cảm giác là đang đọc thơ với lối tường thuật hay kể chuyện nào cả.

Qua đó cho ta thấy, Mặc Giang đã hiểu rõ, làm sao có thể có những người nói như nhau, vì vậy cần phải phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện rõ nét riêng biệt nổi bật trong thi phẩm. Trong các bài thơ hiện thực, việc cá tính hóa nhân vật trong bao mảnh đời bất hạnh, được Mặc Giang đặc biệt quan tâmthể hiện nhiều cách khác nhau, có thể sử dụng môt số ngôn từ địa phương, như: “mệt thấy bà”, “buồn thúi ruột”, “bên nớ, bê ni” , “không hè”, “nẫu” là tôi, “tâu tư bòn”, “phát quải” là mệt mỏi, “khú đế như miêu nó vẫn meo”, “mệt ui cha!”, “khỉ mốc”, “cóc lác”, “mà nị”, “rùm beng”, “ngươita nói chi như rứa”, “tôi nói chi như ri”… Nhưng dù sử dụng cách nào, ngôn ngữ nhân vật đều phải có sự chọn lọc nhằm đạt đến sự thống nhất giữa cá thể và khái quát hóa; đồng thời rất phù hợp với từng hoàn cảnhtính cách nhân vật.

Thứ tư là chọn dùng ngôn ngữ thông tục đời thường, hình ảnh dân dã thân quen. Đây là một trong những nét nổi bật trong thi Mặc Giang. Trong những bài thơ xoay quanh tình cảm, Mặc Giang dùng rất nhiều văn từ thông tục, rất đời thường, rất dung dị, bình phàm dễ hiểu, nhưng trong thơ tự sự thì càng phong phú hơn. Do vì thơ tự sự phần nhiều là viết về cuộc sống của con người, nhờ chọn dùng một vài ngôn ngữ thông tục, nên làm nó tự tăng thêm tính chân thậtthân thiết cảm trong thơ ca:

Có tre mấy luỹ yên lành

Có chim ca hát trên cành líu lo

con đường dất quanh co

Có người đưa đẩy con đò lại qua...

Có đầm sen nở sum suê

Dân làng xin hái đem về cúng dâng

 …

Có ve réo rắt trưa hè,

Có cây phượng vĩ chở che oi nồng

Chùa tôi có kiểng có bông….

Có hàng ghế đá rêu phong

Có hòn non bộ nằm trong sân chùa.

Đây đều là những hình ảnh, những ngôn từ rất đỗi dung dị thân quen. Hình ảnh này là hơi thở, câu nói tiếng cười nơi chôn nhau cắt rốn cuả người dân làng; là nét đẹp thôn trang, rộn rã nhưng yên bình, dân dã nhưng cao sang và thanh tao, rất Việt Nam… Hình ảnh ngôi chùa cổ kính, mang màu sắc cổ kính, hiền hoà tao nhã với thú mây trời gió núi, đầy ắp tình dân quê này càng làm cho người đọc cái cảm giác thân gần hơn, ấm cúng hơn, để lời ca :“chùa tôi tôi nhớ tôi thương, quê tôi tôi nhớ vấn vương muôn đời” trở thành tiếng nói thầm kín của người dân quê Việt Nam .

Hoặc viết “già cả mấy đồng cắt ca cắt củm…..già tôi khổ quá vậy hè !” hoặc trong mấy bài như Hỏa hoạn điêu tàn, Bảo lụt thảm thương, những ngôn từ thông tục trong bài đều hiển bày bản sắc của sự kiện, đều là những hình ảnh sinh động gợi hình gợi tả nhất, khiến người đọc như chứng kiến hiện trường cái cảnh hoạn nạn, như đang nghe nỗi đau đớn, tiếng thở dài não nuột của nạn nhân. Rồi cũng dùng ngôn ngữ giản dị khi tả cảnh phòng khám: “…. bịnh bó tay thì há hốc, im re, giàu sang nghèo khó cùng kéo một bè, thượng vàng hạ cám cùng đi một lối”; hoặc “khoẻ khoắn gì đâu, mệt thấy bà”… đều là những câu với ngôn từ rất quê, rất mộc mạc, càng làm tăng tính thân thiết cảm của ý thơ.

Thứ năm là miêu tả tỉ mỉ. Mặc giang giỏi nắm bắt một cách phong phú nơi sức biểu hiện, có khả năng hiển bày một cách chi tiết tỉ mỉ bản chất sự vật hoặc diện mạo tinh thần của nhân vật. Như trong Cuộc sống người cùi, Mặc Giang tả: “lết lê mòn mỏi một vùng, lết ra ngao ngán lạnh lùng lết vô, lết mòn vỏ lớp làm mo, dày thêm lớp nữa lết cho hết đời…. lết lê nước mắt hai hàng, lết reo nhân thế động lòng ban cho”. Sự tỉ mỉ chi li này cho chúng ta hình dung một cách sống động cảnh ngộ của người bệnh phong. Cái giá trị đằng sau đó nữa là hình ảnh này không những biểu hiện nỗi thống khổ của người bệnh, mà còn nói rõ, họ là những thân phận đáng được quan tâm hỗ trợ, động viên, an ủi. Đồng thời nó cũng là tình cảm chân thành chí thiết cảm thông sâu sắc, xót thương vô vàn của tác giả. Trong Tôi mang thân phận người mù, thì “bóng hình nào có trong đời, dung nhan nào biết khôi ngô đê hèn, rà qua soát lại làm quen, nhấp nhô, thò thõm, hom hem nhô lồi”. Chi tiết và động tác này khắc hoạ được nội tâm sống trong âm thầm đau khổ buồn tủi đến tận cùng của người mù. Chưa dừng lại trong cảnh mù đâu, Mặc Giang còn dẫn chúng ta viếng cảnh Từ cõi chết em lần mò sống lại :

Trố mắt, sững sờ, ngậm câm, kinh ngạc

Máu ngừng trôi, tim ngừng đập, khóc, than

… Khóc nữa đi em cho cạn thương đau

Cõi sống còn đâu, cát đá đổi màu….

… Khung trời cong cong một bọc

Đất mờ lãng vãng bụi bay

Ở đây không những miêu tả chi li, đường nét sinh động của thảm cảnh động đất, mà còn lột tả được tâm tình chồng chéo ngổn ngang, khổ đau chất ngất của nạn nhân. “Khung trời cong cong một bọc” là khung trời tím xám ly biệt tang thương, ao ước chờ đợi cuộc sống mới. Sống trong cảnh màn trời chiếu đất, không thân thích không cơ nghiệp, là sống giữa uất nghẹn … não nề…. Nó như kéo dài mãi trong cuộc đời của những số phận hẩm hiu. Đây hẳn là sự miêu tả độc đáo, chí tình chí thiết của tác giả.

Còn trong Hạn hán bạo tàn, thì tả: “trâu bò há mồm dưới rãnh dưới mương, súc vật đẫn đờ giữa dòng giữa suối, đàn cò trắng cắm đầu giữ đầm lầy nhả khói”; trong Thăm người mua bán ve chai, tác giả viết :“bán buôn đủ mọi thứ trên đời, xoong chảo nồi niêu, chén, bát, môi, nhôm bạc thau chì đồng kẽm sắt, và thêm lông vịt nữa”. Đặc điểm miêu tả tỉ mỉ như vậy trong thơ tự sự của Mặc Giang là nhiều lắm. Tùy vào hoàn cảnh và nội dung sự việc khác nhau mà tác giả có những cách miêu tả tỉ mỉ chi li khác nhau, nhưng cái chung nhất là thể hiện sức quan sát tinh tế, toàn diện. Qua đó, thể hiện tấm lòng rộng mở, nhiệt huyết, ánh mắt luôn vò võ ….xa xăm…. đầy thương cảm.

Trong thơ tự sự, Mặc Giang gởi tình nơi sự vật; trong thơ trữ tình, thì gởi tình nơi cảnh, dung cảnh vào tình, khiến tình và cảnh giao dung. Đây cũng có hai tình huống, một là tình và cảnh đồng thời xuất hiện, như “bên bờ ao cá ngậm tăm không đớp, súng chen bèo buồn ủ dột lặng thinh”, “ngày vụt tắt nghe tiếng gãy cánh, đêm chìm sâu nghe tiếng dế nỉ non” “bóng đom đóm lập loè trong đêm tối, hắt hiu thành lời, ghi nét đau thương”. Một tình huống khác là chỉ có cảnh mà không thấy tình, như: “trời chiều kéo hoàng hôn, chim bay về tổ ấm, cho gừng cay muối mặn, cho hoa trái đơm bông”, đã bao hàm tâm tình thương xót.

Qua đó cũng cho thấy, trong thơ tự sự, Mặc Giang thường tỏ ra hết sứcý thức về việc tránh phát nghị luận. Còn trong thơ trữ tình, cụ thể là thơ nói về cảnh đất nước con người, lại thỉnh thoảng phát biểu nghị luận, đưa ra cái nhìn đúng đắnphê bình nhận định đối với sự việc, như… “lưỡng hổ tranh hùng nhất sinh nhất tử, đa cáo tranh phong, đại náo đại thương … đầy biển dâu cho nát bã nhục vinh, đọa thương hải cho tang điền ứ đọng” ….

Qua đó cho thấy, là một thi nhân viết tương đối nhiều về hiện thực, thơ tình cảm của mặc Giang cũng có phong cách của riêng của cá nhân mình. Trong thơ tự sự, Mặc Giang thường thường khắc họa những khổ đau thầm kín, nỗi khổ đời thường của nhân vật, những mâu thuẫn của thế giới nội tâm. Tất cả những mức độ khổ đau và tâm thái tiếp nhận khổ đau, đều được tác giả tiến hành mỗ xẻ một cách chi tiết, hoàn chỉnh; và tác giả cũng đã biến tình và cảnh dung hợp thống nhất hoàn chỉnh trong một không gian thời gian nhất định. Chúng có sức rung cảm tận chiều sâu lòng người đọc.

Vậy, cái đẹp nghệ thuật trong thơ hiện thực của Mặc Giang không phải ở chỗ ngôn từ nặng ký, trau chuốt hoa mỹ, hình ảnh xa xôi mờ ảo nào, mà chính là ngay trong ngôn từ thông tục, hình ảnh đời thường; cũng là ngay khi tình và cảnh hòa làm một. Đó cũng chính là cái thường Đạo, cũng chính là triết lý hiện sinh; chúng cùng có mặt trong nhau, bổ sung hài hòa. Cái thế giới nội dung-nghệ thuật–thường Đạo như thế ấy như muốn tuôn chảy mãi giữa đời. Nhờ đó mà con người sẽ có cơ hội cảm thụ được “thi hữu tận mà ý vô cùng”; tìm thơ bắt gặp uyên nguyên của Đạo, tìm Đạo thì hấp thụ được nguyên khí của thơ. Thơ Mặc Giang chỉ là thế đó. Bát ngát và mãi mãi…. Và đây ! chân trời thi ca viễn mộng ấy đã và đang sờ sờ trước mắt ta đó. Cố nhiên, với nghệ thuật chuyên chở và nội dung như vậy, nào phải là ngẫu nhiên mà là quy luật có tính chuyển hoá “nước đến thì ao thành” - người thơ Mặc Giang đã khéo dụng tâm dụng lực gần cả mấy mươi năm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3884)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3062)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 6864)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5581)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3886)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3050)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12007)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5112)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3828)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9099)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7319)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27059)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5868)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5587)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6096)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5570)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5441)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7745)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4745)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12013)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21804)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6469)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7420)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6696)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6268)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8525)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6046)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5691)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14172)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20173)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6849)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6821)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6383)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6476)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6006)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7397)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7364)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8492)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6453)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6848)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10459)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19784)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30166)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16166)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19565)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11044)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14287)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7741)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10459)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7915)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant