MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)
PHẦN THỨ BA
TRUNG QUỐC, XỨ SỞ CỦA BỒ-TÁT
ĐẠI TÚC (Dazu), THẠCH ĐỘNG NGỦ QUÊN
Cách Trùng Khánh về hướng tây khoảng 100km có một vùng hoang dã ngủ yên trong rừng núi. Một ngày nọ trong năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ đến thăm và khám phá những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong nhiều hang động. Nhiều người bắt đầu đến tham quan thì chiến tranh thế giới nổ ra và Trung Quốc lâm vào cảnh nội chiến triền miên mà Trùng Khánh là một trong những căn cứ địa của Quốc Dân đảng. Sau ngày hòa bình lập lại nhiều người lại đến thăm nơi đây, thế nhưng lại có một loạt xáo trộn mới xảy ra, mang tên cách mạng văn hóa.
May thay có một người cứu những tác phẩm điêu khắc đó trong phút cuối cùng, trước khi chúng bị phá hủy. Người đó là Chu Ân Lai, Thủ tướng thời đó của Trung Quốc và các hang động đó là Đại Túc Thạch quật. Về sau tôi biết thêm ông đã cứu nhiều đền đài tượng tháp của đạo Phật, trong đó có chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu. Có người không ngại gọi ông là một vị hộ pháp. Có người phá hoại thì cũng có kẻ cứu hộ, điều đó xảy ra trong lịch sử Trung Quốc rất thường.
Đại Túc không hề là một nơi hoang dã như ta tưởng. Huyền sử chép rằng đức Phật đã đặt chân tại một hồ nước ở Bảo đỉnh sơn tại Đại Túc, vết chân dài đến 2m, vì thế thị trấn xa xôi này có tên Đại Túc (chân lớn). Sự thật lịch sử là cuối đời Đường, thời Đường Vũ Tông, Phật giáo bị bức hại, nhiều tăng sĩ bỏ Trường An chạy về Tứ Xuyên đến Đại Túc. Về sau khoảng cuối thế kỷ thứ 9, có một viên tướng tên là Vĩ Quân Tinh [40]chống lại triều đình ở Thành Đô, ông rút về Đại Túc, núi Bắc sơn, cho quân đẽo núi đá tạc hình tượng Phật để cầu nguyện.
Trong khoảng 250 năm sau, trong thời Ngũ Đại (907-960) và đời Tống (960-1279), ảnh hưởng Phật giáo trong vùng này rất mạnh. Từ đó mà phát sinh vùng Đại Túc với khoảng 70 khu vực gồm 50.000 tượng Phật nằm rải rác, mà hai thạch động tại Bắc sơn và Bảo đỉnh sơn - hai bên cách nhau khoảng 20km - là quan trọng nhất. Có xem Đại Túc rồi tôi mới thấy tầm vóc của nó ngang hàng với Vân Cương thạch quật đã trình bày trong các chương trước.
Tại Bắc sơn, cách Đại Túc khoảng 2km, ta thấy một động đá cao khoảng 7m, dài 500m, trong đó là vô số tượng đẹp. Ở phía nam của động là các tượng tạc trong thế kỷ thứ 9, 10, hình vóc đầy đặn áo quần giản dị, đó là nghệ thuật đời Đường và Ngũ Đại. Ở phía Bắc là các tượng đời nhà Tống, thế kỷ thứ 12, vóc gầy nhưng nhiều trang sức, quần áo cầu kỳ. Nơi đây, sau khi viếng Ngũ Đài và Nga Mi, tôi được gặp lại Văn-thù cưỡi sư tử và Phổ Hiền ngồi voi trắng. Trong các tượng tại Bắc sơn thì tượng Nhật Nguyệt Quan Âm có lẽ đẹp nhất. Về sau tôi mới biết mình sẽ còn đến đảnh lễ Quan Âm tại Phổ Đà sơn.
Đi về phía bắc của Đại Túc ta đến một nơi gọi là Đại phật loan nằm dưới chân núi Bảo đỉnh sơn. Nơi đây trong thế kỷ thứ 12 có một danh tăng trên là Triệu Chí Phụng. Ông là người khởi công xây dựng thạch quật này từ năm 1179. Suốt 70 năm nhiều thế hệ nghệ nhân đã lao động nơi đây để ngày nay ta có khoảng 10.000 tượng Phật để chiêm bái.
Triệu Chí Phụng là một tăng sĩ Mật giáo kỳ bí. Ông là người được truyền pháp Kim Cương đảnh của Du-già bộ Mật giáo [41] từ Kim Cương Trí[42]. Kim Cương Trí là người Ấn Độ, là một trong ba đại sư truyền bá Mật Tông tại Trung Quốc. Triệu Chí Phụng tự tay tạc nhiều tượng tại Bảo đỉnh sơn, trong đó nhiều tượng Tì-lô-giá-na và nhiều vị bồ-tát rất lạ, trình bày quan niệm về vũ trụ của Mật giáo [43]. Động qui mô nhất hẳn phải là động Viên giác, trình bày ba vị Phật của ba thân: Pháp thân, Báo thân, Ứng thân. Hai bên là 12 vị bồ-tát, mỗi vị có vẻ mặt và thế ngồi khác nhau.
Nhiều sách nước ngoài cho rằng bức tượng quan trọng nhất là Quan Âm với 1002 cánh tay (có nơi ghi 1007), tỏa ra chiếm một diện tích 88m2. Trong các động ở Bảo đỉnh sơn ta còn thấy rất nhiều "biến tướng" của kinh sách Mật tông như Đại Bảo, Quảng bá lâu các, Thiện trụ bí mật đà là kinh. Ngoài ra có các kinh hiển giáo như Kinh báo ân phụ mẫu, diễn tả công dưỡng dục của cha mẹ. Nhiều sách nước ngoài không biết tích kinh, cho rằng đó là thạch tượng mô tả "đời sống hàng ngày". Tranh Thập mục ngưu đồ của Thiền tông cũng được đẽo trên vách đá, trông rất hóm hỉnh, sau gần 1000 năm mà tương đối còn được bảo tồn.
Bao giờ trở lại đồng Bương Trấn,
Lên núi Sài Sơn ngắm lúa vàng[47].
Ngay giữa Trung Quốc mà tôi bỗng nhớ chùa Thầy tại núi Sài Sơn tha thiết, biết bao giờ mới sống lại thời gian tuyệt đẹp đó. Sài Sơn thuộc tỉnh Hà Tây chỉ cách Hà Nội có 25km. Cũng như Đại Túc ghi dấu chân Phật thì Sài Sơn ghi dấu chân Từ Đạo Hạnh. Các bậc đắc đạo, các vị tu Mật tông thường có dấu ấn của mình theo cách đó. Tôi yêu thích Phật giáo Việt Nam thời Lý Trần vì đó là nơi dung hợp giữa Thiền và Mật tông, không chút phân biệt. Cũng như Thiền tông có đức Thích-ca là sơ tổ môn phái mình thì trong Mật tông cũng thế, Pháp thân, Báo thân của Phật đã truyền Mật giáo cho Kim cương tát-đỏa và từ đó được mật truyền về sau. Thiền cũng như Mật tông chỉ là hai môn phái trong vô số pháp môn của đạo Phật, ta không nên rơi vào cạm bẫy thường tình của tư tưởng để phê phán so đo đúng sai, chúng tùy thuộc vào căn cơ trình độ của hành giả, tôi tự nhủ.
[14] - "Đông Bắc" vì dựa trên vị trí của Xá-vệ tại Ấn Độ, đó là nơi Phật giảng kinh Hoa Nghiêm
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)
PHẦN THỨ BA
TRUNG QUỐC, XỨ SỞ CỦA BỒ-TÁT
ĐẠI TÚC (Dazu), THẠCH ĐỘNG NGỦ QUÊN
Cách Trùng Khánh về hướng tây khoảng 100km có một vùng hoang dã ngủ yên trong rừng núi. Một ngày nọ trong năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ đến thăm và khám phá những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong nhiều hang động. Nhiều người bắt đầu đến tham quan thì chiến tranh thế giới nổ ra và Trung Quốc lâm vào cảnh nội chiến triền miên mà Trùng Khánh là một trong những căn cứ địa của Quốc Dân đảng. Sau ngày hòa bình lập lại nhiều người lại đến thăm nơi đây, thế nhưng lại có một loạt xáo trộn mới xảy ra, mang tên cách mạng văn hóa.
May thay có một người cứu những tác phẩm điêu khắc đó trong phút cuối cùng, trước khi chúng bị phá hủy. Người đó là Chu Ân Lai, Thủ tướng thời đó của Trung Quốc và các hang động đó là Đại Túc Thạch quật. Về sau tôi biết thêm ông đã cứu nhiều đền đài tượng tháp của đạo Phật, trong đó có chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu. Có người không ngại gọi ông là một vị hộ pháp. Có người phá hoại thì cũng có kẻ cứu hộ, điều đó xảy ra trong lịch sử Trung Quốc rất thường.
Đại Túc không hề là một nơi hoang dã như ta tưởng. Huyền sử chép rằng đức Phật đã đặt chân tại một hồ nước ở Bảo đỉnh sơn tại Đại Túc, vết chân dài đến 2m, vì thế thị trấn xa xôi này có tên Đại Túc (chân lớn). Sự thật lịch sử là cuối đời Đường, thời Đường Vũ Tông, Phật giáo bị bức hại, nhiều tăng sĩ bỏ Trường An chạy về Tứ Xuyên đến Đại Túc. Về sau khoảng cuối thế kỷ thứ 9, có một viên tướng tên là Vĩ Quân Tinh [40]chống lại triều đình ở Thành Đô, ông rút về Đại Túc, núi Bắc sơn, cho quân đẽo núi đá tạc hình tượng Phật để cầu nguyện.
Trong khoảng 250 năm sau, trong thời Ngũ Đại (907-960) và đời Tống (960-1279), ảnh hưởng Phật giáo trong vùng này rất mạnh. Từ đó mà phát sinh vùng Đại Túc với khoảng 70 khu vực gồm 50.000 tượng Phật nằm rải rác, mà hai thạch động tại Bắc sơn và Bảo đỉnh sơn - hai bên cách nhau khoảng 20km - là quan trọng nhất. Có xem Đại Túc rồi tôi mới thấy tầm vóc của nó ngang hàng với Vân Cương thạch quật đã trình bày trong các chương trước.
Tại Bắc sơn, cách Đại Túc khoảng 2km, ta thấy một động đá cao khoảng 7m, dài 500m, trong đó là vô số tượng đẹp. Ở phía nam của động là các tượng tạc trong thế kỷ thứ 9, 10, hình vóc đầy đặn áo quần giản dị, đó là nghệ thuật đời Đường và Ngũ Đại. Ở phía Bắc là các tượng đời nhà Tống, thế kỷ thứ 12, vóc gầy nhưng nhiều trang sức, quần áo cầu kỳ. Nơi đây, sau khi viếng Ngũ Đài và Nga Mi, tôi được gặp lại Văn-thù cưỡi sư tử và Phổ Hiền ngồi voi trắng. Trong các tượng tại Bắc sơn thì tượng Nhật Nguyệt Quan Âm có lẽ đẹp nhất. Về sau tôi mới biết mình sẽ còn đến đảnh lễ Quan Âm tại Phổ Đà sơn.
Đi về phía bắc của Đại Túc ta đến một nơi gọi là Đại phật loan nằm dưới chân núi Bảo đỉnh sơn. Nơi đây trong thế kỷ thứ 12 có một danh tăng trên là Triệu Chí Phụng. Ông là người khởi công xây dựng thạch quật này từ năm 1179. Suốt 70 năm nhiều thế hệ nghệ nhân đã lao động nơi đây để ngày nay ta có khoảng 10.000 tượng Phật để chiêm bái.
Triệu Chí Phụng là một tăng sĩ Mật giáo kỳ bí. Ông là người được truyền pháp Kim Cương đảnh của Du-già bộ Mật giáo [41] từ Kim Cương Trí[42]. Kim Cương Trí là người Ấn Độ, là một trong ba đại sư truyền bá Mật Tông tại Trung Quốc. Triệu Chí Phụng tự tay tạc nhiều tượng tại Bảo đỉnh sơn, trong đó nhiều tượng Tì-lô-giá-na và nhiều vị bồ-tát rất lạ, trình bày quan niệm về vũ trụ của Mật giáo [43]. Động qui mô nhất hẳn phải là động Viên giác, trình bày ba vị Phật của ba thân: Pháp thân, Báo thân, Ứng thân. Hai bên là 12 vị bồ-tát, mỗi vị có vẻ mặt và thế ngồi khác nhau.
Nhiều sách nước ngoài cho rằng bức tượng quan trọng nhất là Quan Âm với 1002 cánh tay (có nơi ghi 1007), tỏa ra chiếm một diện tích 88m2. Trong các động ở Bảo đỉnh sơn ta còn thấy rất nhiều "biến tướng" của kinh sách Mật tông như Đại Bảo, Quảng bá lâu các, Thiện trụ bí mật đà là kinh. Ngoài ra có các kinh hiển giáo như Kinh báo ân phụ mẫu, diễn tả công dưỡng dục của cha mẹ. Nhiều sách nước ngoài không biết tích kinh, cho rằng đó là thạch tượng mô tả "đời sống hàng ngày". Tranh Thập mục ngưu đồ của Thiền tông cũng được đẽo trên vách đá, trông rất hóm hỉnh, sau gần 1000 năm mà tương đối còn được bảo tồn.
Bảo đỉnh sơn là một công trình nói lên sự hòa nhập hiếm thấy của hai tông phái Mật tông và Thiền tông tại Trung Quốc. Lịch sử Phật giáo Trung Quốc thường hay trình bày Mật tông như một tông phái cực đoan tả đạo. Tôi cho rằng, khi đã nhận là mật giáo, Mật tông cũng chẳng cần ai hiểu và muốn hiểu Kim Cương thừa, hành giả cần phải được quán đỉnh trong một môn phái nhất định. Giữa Mật và Thiền tông có những cái rất chung, mặt dù mặt ngoài hai bên khác nhau rất nhiều, tôi tự nhủ. Tôi nhớ lại cuộc đời của 84 vị thành tựu giả của Ấn Độ, các vị đó sống trong thế kỷ thứ 8 đến 11, tức cũng đúng là thời của nhà Đường nhà Tống, thời vàng son của Thiền tông Trung Quốc, mà cũng là thời xây dựng các thạch động này tại Đại Túc. Kỳ lạ thay thời gian đó, đó là thời kỳ của các thiền sư chủ trương "thấy tánh" là thành Phật, của các vị thành tựu giả chỉ cần quán ngộ Tính Không là đủ nhập vào "cõi của không hành nữ Dakini" [44]. Đó cũng là thời kỳ của Từ Đạo Hạnh, Không Lộ, Giác Hải tại Việt Nam, những vị hít thở không khí của Mật và Thiền tông. Các vị đó chính là những đại thành tựu giả của Việt Nam, những kẻ thong dong ra vào chốn sinh tử, đã đạt "thần thông kiêm biến hóa"[45]. Các vị cũng là thiền sư đạt đạo, đã siêu việt vượt trên chuyện có-không: "Tác hữu trần sa hữu, Vi không nhất thiết không" (Có thì muôn sự có, Không thì tất cả không) [46].
Bao giờ trở lại đồng Bương Trấn,
Lên núi Sài Sơn ngắm lúa vàng[47].
Ngay giữa Trung Quốc mà tôi bỗng nhớ chùa Thầy tại núi Sài Sơn tha thiết, biết bao giờ mới sống lại thời gian tuyệt đẹp đó. Sài Sơn thuộc tỉnh Hà Tây chỉ cách Hà Nội có 25km. Cũng như Đại Túc ghi dấu chân Phật thì Sài Sơn ghi dấu chân Từ Đạo Hạnh. Các bậc đắc đạo, các vị tu Mật tông thường có dấu ấn của mình theo cách đó. Tôi yêu thích Phật giáo Việt Nam thời Lý Trần vì đó là nơi dung hợp giữa Thiền và Mật tông, không chút phân biệt. Cũng như Thiền tông có đức Thích-ca là sơ tổ môn phái mình thì trong Mật tông cũng thế, Pháp thân, Báo thân của Phật đã truyền Mật giáo cho Kim cương tát-đỏa và từ đó được mật truyền về sau. Thiền cũng như Mật tông chỉ là hai môn phái trong vô số pháp môn của đạo Phật, ta không nên rơi vào cạm bẫy thường tình của tư tưởng để phê phán so đo đúng sai, chúng tùy thuộc vào căn cơ trình độ của hành giả, tôi tự nhủ.
[14] - "Đông Bắc" vì dựa trên vị trí của Xá-vệ tại Ấn Độ, đó là nơi Phật giảng kinh Hoa Nghiêm
[15] Trích Từ Điển Phật Học Hán Việt, Chủ biên Kim Cương Tử, Hà Nội 1994
[16] - Trích Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp giới, Việt dịch của Thích Nhất Chân
[17] - Kinh đã dẫn
[18] - Sư tử tuyết bờm xanh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1999
[19] Trích Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập pháp giới, Việt dịch của Thích Nhất Chân
[20] - Kinh đã dẫn
[20] - Kinh đã dẫn
[21] - Sinh năm 161, mất năm 222
[22] - Sinh năm 181, mất năm 234
[23] - Chengdu
[24] - Sinh năm 155, mất năm 220
[25] - Baidicheng
[26] - Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu, sách đã dẫn
[27] - Qingcheng
[28] - Sinh năm 34, mất năm 156
[29] - Trích "Lịch sử Phật giáo Trung Quốc", Thích Thanh Kiểm, Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh 1991
[30] - Nhiều tư liệu trong chương này được trích từ "Đường Thi tuyển dịch", Lê Nguyễn Lưu, Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1997
[31] - Người thứ ba là Bạch Cư Dị (772-846), được mệnh danh là "Sử thơ"
[32] - Đầu đề một bài thơ của Đỗ Phủ
[33] - 980-1052
[34] - 1089-1163
[33] - 980-1052
[34] - 1089-1163
[35] - Lời của thiền sư Nam Tuyền (738-835)
[36] - W.Schumann, Mahayana-Buddhismus (Đại thừa Phật giáo), Eugen Diederichs Verlag 1995
[37] - Đạo Đức Kinh: "Bất xuất hộ, tri thiên hạ".
[38] - Đó là: 1.Kính lễ chư Phật, 2. Xưng tán Như lai,
3. Rộng tu cúng dường, 4. Sám hối nghiệp chướng, 5. Tùy hỉ công đức, 6.
Thỉnh chuyển pháp luân, 7.Thỉnh Phật tại thế, 8. Thường theo học Phật, 9. Luôn thuận chúng sinh, 10. Hồi hướng cho tất cả
[39] - Trích Kinh Hoa Nghiêm, Việt dịch của Thích Nhất Chân
[40] - Trích tư liệu do chùa Khánh Anh, Paris phát hành
[41] - Trích Phật Quang đại từ điển, 1994
[42] - 671-741
[43] - Xem "Kumbum", man-đa-la vĩ đại" trong phần thứ tư
[44] - Theo quan điểm của Kim cương thừa, đó là nơi không còn sự tái sinh
[45] - Thơ của vua Lý Nhân Tông khen Giác Hải
[46] - Kệ của Từ Đạo Hạnh (mất năm 1115)
[47] - Trích Đôi mắt người Sơn Tây, thơ Quang Dũng
[47] - Trích Đôi mắt người Sơn Tây, thơ Quang Dũng
Send comment