CHẾT TRONG
AN BÌNH
LOVING
AND DYING
Tỳ
Kheo Visuddhacara - Thích Tâm Quang dịch
Phật
Lịch 2548 –2004
LỜI TỰA
Tôi viết tác phẩm này nhằm chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết với bất cứ ai quan tâm muốn tìm hiểu về cái chết. Suy nghĩ về cách chúng ta có thể trực diện với cái chết – bằng can đảm và tính thanh thản, có phẩm cách. Và nếu bạn muốn bằng một nụ cười. Suy nghĩ về cách đương đầu với khổ đau, cách sống bằng trí tuệ và lòng từ bi, hay bằng nhiều thứ về điều đó mà chúng ta có thể tập trung được cho đến khi chúng ta chết.
Nhưng thường thường người ta không thích nói về cái chết. Bất cứ lúc nào vấn đề này được đề cập, người tạ bắt đầu cảm thấy khó chịu. Ðặc biệt được coi là cấm kỵ không được nói đến vào những dịp tốt lành như sinh nhật hay Năm Mới. Làm như đề cập đến từ chết vào những dịp tốt lành có thể gây tai hại và mang lai vận rủi hay chết sớm! Ðương nhiên, tôi không đồng ý với những ý tưởng như thế. Với tôi, điều đó chỉ là dị đoan. Tôi có thể hiểu dù cho người ta coi vấn đề về cái chết trong những dịp tốt lành là không ý nhị. Nhưng tôi cho rằng nghẫm nghĩ về cái chết và cả đến những dịp như sinh nhật và Năm Mới là tốt và đúng, có lẽ nên suy ngẫm nhiều hơn nữa vào những dịp như vậy. Tại sao? Bởi vì chúng ta có thể xét thấy chúng ta không phải ngày một trẻ lại mà ngày một già đi và cứ mỗi năm trôi qua mang chúng ta đến gần nhà mồ. Trong suy ngẫm như thế, chúng ta có thể đánh giá lại đời sống mình, thẩm xét lại vị trí của mình và xem xét liệu chúng ta có đi đúng hướng hay không - hướng của trí tuệ và từ bi.
Là một nhà sư, tôi thường trầm tư (thiền) về cái chết. Việc này nhắc nhở tôi sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn, không uổng phí ngày giờ vô ích dù tôi phải thú nhận tôi vẫn còn thỉnh thoảng lãng phí thì giờ quý báu; vì như quý vị biết cái tâm đôi khi rất bướng bỉnh và lười biếng. Tuy nhiên bởi suy ngẫm thường xuyên về cái chết, tôi luôn nhớ rằng tôi phải tìm ra nhiều thì giờ hành thiền tuệ giác hơn nữa để tôi có thể thanh lọc tâm ra khỏi những ô nhiễm của tham sân và si.
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thức – ý thức cấp bách để phấn đấu tích cực hơn nữa nhằm loại bỏ khổ đau do tâm ô nhiễm và bị lừa dối mang lại. Tôi thích nói về cái chết. Ðó là đề tài sở thích của tôi. Phải chăng tôi bệnh hoạn? Cũng được đi - Cứ tiếp tục. Bạn có thể nói tôi bệnh hoạn và gì đi nữa tùy bạn. Không sao cả. Tôi không bận tâm. Người ta, có nghĩa không chỉ có tôi mà cả bạn nữa, phải thừa nhận nhân quyền căn bản được bầy tỏ quan điểm và cảm nghĩ miễn là bầy tỏ như vậy một cách chính đáng, đồng cảm, không bị áp đặt và bất bạo động. Không ai có thể giận dữ với một người vì việc bầy tỏ bằng cách thức như vậy, dù không may là đôi khi chúng ta quên và trở nên nóng nảy. Nhưng trở lại với đề tài này, tôi luôn cân nhắc, tôi luôn băn khoăn và vẫn đang băn khoăn: Tại sao chúng ta sống? Tại sao chúng ta chết? Tất cả cái đó là gì? Cái đó để làm gì? Cho mục đích gì? Vì cứu cánh gì?
Chắc chắn nhiều câu trả lời đã được đề nghị. Tôi chắc chắn có nhiều người rất vui vẻ cho tôi những câu trả lời về những câu hỏi này từ khi con người biết suy nghĩ và cân nhắc. Nhưng tôi không thể nói là tôi đã thỏa mãn với tất cả những câu trả lời được đưa ra. Tôi vẫn còn đang tìm kiếm. Trong những ngày này tôi đã trở thành một nhà sư Phật Giáo và hành thiền. Tôi nguyện giữ năm giới không giết hay làm hại, không trộm cắp hay lừa đảo, không phạm tội gian dâm như ngoại tình, không nói dối và không dùng rượu hay ma túy. Thêm nữa là một nhà sư, tôi phải tuân thủ cuộc sống độc thân và những giới khác của một nhà sư.
Tôi không thể nói cho đến nay tôi đã tìm thấy tất cả những câu trả lời đối với những câu hỏi của tôi, nhưng tôi đã tìm thấy sự an ủi, sự thoải mái nào đó trong giáo hệ của Ðức Phật. Tôi có thể nói hiểu lời dạy của Ðức Phật về chánh niệm và từ bi. Và tôi vẫn thiền. Có lẽ tôi có thể tìm thấy tất cả câu trả lời vào một ngày nào đó. Sẽ rất tốt đẹp nếu tôi có thể. Nhưng nếu tôi không làm được, thì cũng không sao. Những vấn đề nào mà tôi đã thử thách. Tôi sẽ rất sung sướng dù cho tôi phải thử chết. Vì dẫu sao thì tôi cũng đã thử. Bằng cách đó đời sống của tôi vẫn còn có ý nghĩa, ít nhất là ở mức độ nào đó. Và đương nhiên theo đường lối này, tôi sẽ cố gắng truyền bá càng nhiều càng tốt sự vui vẻ và hạnh phúc theo khuynh hướng và khả năng của tôi.
Tôi đã cố gắng viết cuốn sách này để chia sẻ sự hiểu biết giới hạn của tôi về cuộc sống và cái chết. Tôi cảm thấy chúng ta cần thảo luận vấn đề cái chết một cách thẳng thắn. Chúng ta không nên sợ đưa đề tài này ra.
Nếu không, làm sao chúng ta có thảo luận và học hỏi được? Khi chúng ta có thể thảo luận công khai, học hỏi và hiểu biết, điều đó rất tốt vì chúng ta có thể đi đến chấp nhận cái chết. Chúng ta có thể biết cách đối phó với nó tốt hơn. Ðiều này rất quan trọng; vì lý do đơn giản là tất cả chúng ta đều phải chết. Không ai có thể thoát khỏi. Và nếu chúng ta không thể hiểu cái chết ngay bây giờ, làm sao chúng ta có thể hiểu vấn đề đó khi chúng ta nằm trên giường lúc lâm chung, vào lúc sắp thở hơi cuối cùng? Phải chăng chúng ta thể vượt qua được sợ hãi và bối rối? Cho nên tốt hơn là chúng ta học hỏi tất cả về cái chết ngay từ giờ. Chắc chắn điều đó sẽ rất có ích cho chúng ta. Vậy chúng ta không cần sợ hãi nữa. Chúng ta sẽ có lòng tin, và khi cái chết đến chúng ta có thể ra đi với nụ cười. Chúng ta có thể nói: "Tử Thần, cứ làm điều xấu nhất đi. Ta biết mi rồi và ta có thể mỉm cười".
Tôi đã viết tác phẩm này một cách thẳng thắn và hấp dẫn theo khả năng. Tôi đã cố gắng để nó không quá học thuật hay cứng nhắc. Tôi chỉ muốn quý bạn vui vẻ đọc cuốn sách này, khúc khích cười những phần có thể đáng cười và có thể học được một hay hai sự việc có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, tình thương và chết chóc. Ngoài ra tôi không viết thiên về tư cách một tu sĩ với một người không chuyên môn mà là cách nói của con người với con người. Cho nên tôi đã viết hoàn toàn tự do vói mục đích truyền cảm, đi vào lòng người. Mặc dầu tôi không thể nói tôi đã thành công hay thất bại đến đâu! Chỉ quý bạn sẽ là sự phán xét tốt nhất về điều đó.
Vì tôi là một nhà tu Phật Giáo, độc giả sẽ thấy nội dung có nhiều chuẩn tắc đạo đức và khái niệm Phật Giáo. Ðương nhiên, một số giá trị như tình thương và từ bi là phổ biến. Chúng không thuộc về một tôn giáo nào cả mà thuộc về tất cả. Tất cả các tôn giáo đều dạy tình thương và từ bi. Chúng đều là những tôn giáo tốt. Nhưng chính chúng ta những tín đồ lại không tuân theo. Cho nên chúng ta giết, làm thương tổn, và gây tác hại dưới danh nghĩa tôn giáo. Ai là người đáng trách ngoài chúng ta ra! Không phải tôn giáo hay những khai sáng ra tôn giáo bao giờ cũng thuyết giảng tình thương, trí tuệ, và lòng khoan dung, tha thứ và từ bi sao. Nếu chúng ta có thể tỉnh thức trước sự ngu si của chúng ta thì chúng ta có thể thương yêu thật tình. Chúng ta có thể sống như anh chị em với độ lượng, kiên tâm và thông cảm, với tình thương và từ bi.
Tôi viết tác phẩm này chủ yếu là cho Phật tử. Nhưng những người không phải là Phật tử có thể đọc và tìm thấy một số lợi ích, một số lãnh vực đồng thuận, đánh giá đúng và hiểu biết chung. Tối thiểu, họ cũng biết đến quan điểm của Phật Giáo, cách giải quyết vấn đề và trí tuệ của Phật Giáo. Ðiều bổ ích là biết quan điểm của nhau, nó dẫn đến độ lượng hơn, thông cảm hơn và đánh giá đúng cách giải quyết và niềm tin của người khác. Về phần tôi, tôi không có một chút ý thích nào nhằm đổi đạo của người khác. Việc đó phải thật rõ ràng. Hãy để cho mọi người thực hành tôn giáo của riêng họ và hãy để cho họ rèn tập tốt tôn giáo của họ, như người trúng giải thưởng Hòa Binh Nobel, Ngài Ðạt Lai Lạt Ma đã nói từ bi rốt cuộc là cốt lõi của tất cả tôn giáo.
Tôi đã cố gắng chia sẻ sự hiểu biết của tôi trong khả năng tốt nhất của tôi. Nhưng tôi chắc chắn sẽ có một số khuyết điểm ở chỗ này chỗ kia. Hay ở một số lãnh vực có thể có những khác biệt trong việc giải thích hay hiểu biết. Rất có thể bạn không thích hay không đồng ý với một số sự việc tôi nói. Hay bạn có thể không thích cách tôi diễn đạt. Bạn có thể nghĩ điều đó không thích hợp, khiếm nhã, vô tình, ủy mị, khó chịu, méo mó, vô lý, hay gì đi nữa. Cũng được đi. Ðiều này là tự nhiên. Chỉ cần có hai người là sẽ có những bất đồng ý kiến. Bạn chỉ cần không chấp thuận những điều bạn không đồng ý, bác bỏ chúng ấy là nói vậy. Bạn không cần phải chấp nhận mọi điều tôi nói. Tại sao bạn phải chấp nhận? Ðương nhiên bạn có một tâm tốt của mình, và bạn có thể nghĩ và quyết định cho chính bạn. Chúng ta có thể đồng ý hay không đồng ý mà không bối rối hay giận dữ. Chúng ta có thể đồng ý hay không đồng ý mà vẫn giữ được tình bằng hữu. Phải chăng chúng ta không thể? Ðó là việc tuyệt vời nhất, cái tinh hoa của sự trưởng thành tinh thần. Vì mỗi người chúng ta quyết định một cách thành thực và ngay thẳng cho chính chúng ta những điều chúng có thể hiểu và những điều chúng ta không thể hiểu. Chúng ta không cần phải tin mọi thứ hay bất cứ thứ gì.
Chính Ðức Phật đã nói tốt hơn là phải xem xét cẩn thận, điều tra nghiên cứu và kiểm tra cho chính chúng ta trước khi chấp nhận một điều gì. Ngay cả đến những lời của Ðức Phật cũng phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Rốt cuộc, Ðức Phật không ngoại trừ điều nào cả. Ngài không bao giờ tin trong niềm tin mù quáng. Ngài không bao giờ bảo chúng ta chỉ tin vào điều Ngài nói hay chỉ bác bỏ điều người khác nói. Mà Ngài bảo chúng ta hãy điều tra nghiên cứu, thực hành và minh định cho chính chúng ta. Nếu chúng ta thấy điều gì tốt, điều ấy là điều thiện, lành mạnh dẫn đến loại bỏ tham sân si, thì chúng ta chấp nhận. Nếu không, chúng ta bác bỏ. Ðó là một lời khuyên tuyệt hảo. Cho nên lấy ý của Ðức Phật, tôi bao giờ cũng thích nói: Không tin vào điều gì cả. Nhưng hãy suy nghĩ, thực hành và minh định cho chính mình. Với tôi đó là cách giải quyết tốt nhất và an toàn nhất. Nhưng về bất cứ lỗi lầm nào trong phần trước tác cuốn sách này, tôi xin lỗi và xin được tha thứ.
Nguyện cầu tất cả chúng sinh đều hạnh phúc. Chúc cho chúng ta tìm được trí tuệ và hạnh phúc mà chúng ta đang tìm kiếm theo con đường riêng của từng người; và vui đọc sách!