Tô Đông Pha là một thi hàodanh tiếng đời nhà Tống (950-1275). Ông có một cô hầu tuyệt đẹp tên Xuân Nương. Vì bất đồng ý kiến với Tể tướng Vương An Thạch nên bị nhà vua trích đi Hoàng Châu. Lúc sắp lên đường, có người bạn làm chức quan Vận sứ họ Tưởng đến nhà Tô chơi để tiễn biệt. Tô
Đông Pha bảo Xuân Nương ra mời khách uống vài chén rượu, cảm khái biệt ly. Thấy Xuân Nương đẹp như tiên nga, họ Tưởng giựt mình hỏi: - Cô bé này có đi theo bác không? Tô bảo là Xuân Nương không muốn đi theo vì đường sá xa xôi khó nhọc nên xin trở về nhà nàng. Nhân đó, họ Tưởng nói: - Vậy thì bác cho phép tôi đem con ngựa bạch tuyệt hay để đổi lấy cô Xuân được không? Đông Pha ưng chịu. Họ Tưởng lấy làm khoan khoái vô cùng, liền ứng khẩu làm bài thơ tứ tuyệt: Tiếc gì con ngựa đẹp như mây, Ơn bác cho tôi đổi gái này, Giờ mất nhạt vàng rung bóng nguyệt, Nhưng thêm má phấn bạn làng say. Nguyên văn: Bất tích sương mao võ tuyết đề, Đẳng nhân phân phó tặng nga mi. Tuy vô kim nặc tê minh nguyệt, Khước hữu giai nhân bỗng ngọc bì. Tô Đông Pha cũng ứng khẩuđáp lại: Cô Xuân đi vậy cũng xa xăm, Dầu chẳng kêu ca chớ giận ngầm. Vì nỗi non sông nhiều hiểm trở, Đổi người lấy ngựa phải đành tâm. Nguyên văn: Xuân Nương thử khứ thái thông thông, Bất cảm đề thanh tại hận trung. Chỉ vị sơn hành đa hiểm trở, Cố tương hồng phấn hoán truy phong. Xuân Nương nghe hai người đối đáp nhau và có một hành động khinh thường nàng như thế nên bực tức, đĩnh đạc nói: -
Tôi nghe ngày xưa vua Tề Cảnh Công muốn chém tên giữ chuồng ngựa mà Yến
Tử cản ngăn. Chuồng ngựa nhà mình cháy, Khổng Phu Tử chỉ hỏi thăm có ai
chết không, chớ không hỏi ngựa chết mất còn. Ấy là người ta quý người khinh vật. Nay học sĩ đem người đổi lấy ngựa, thì ra quý vật mà khinh người. Đoạn, Xuân Nương cũng ứng khẩu làm một bài thơ: Chém cha cái kiếp của đàn bà, Khổ sướng trăm bề há bởi ta. Giờ mới biết người thua giống vậy, Sống làm chi nữa trách ai mà. Nguyên văn: Vi nhân mạc tác vị nhân thân, Bá ban khổ lạc do tha nhân. Kim nhật thủy tri nhân tiện súc, Thử sinh cẩn hoạt oán thùy sân. Đọc xong, nàng vội lao mình ra sân đập đầu vào cây mà chết. Thấy thân xác nàng quằn quại trên vũng máu đào bên cội cây, cả hai vô cùnghối hận, nhìn nhau ngậm ngùi, nhỏ lệ. Nhưng đã muộn rồi
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôndu hànhmột mìnhthăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hànhtiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
Ngày ấy có một ông thượng thư đầu triều nổi tiếng là người nghiêm khắc và hách dịch. Ông có tính nóng như lửa. Đã thế ông lại có quyền "tiền trảm hậu tấu"...
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiệntoàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.