Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

09. Vấn đề đào tạo Cư sĩ Hoằng pháp

25 Tháng Hai 201200:00(Xem: 4244)
09. Vấn đề đào tạo Cư sĩ Hoằng pháp

ĐÓNG GÓP CỦA CƯ SĨ 

TRONG VIỆC HOẰNG PHÁP TẠI HẢI NGOẠI
(Kỷ Yếu Hội Luận 2011, Hội Phật Học Đuốc Tuệ)

Phần Ba - Bài viết Tham chiếu


VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO CƯ SĨ HOẰNG PHÁP
Thích Viên Giác

Xã hội hiện đại là một xã hội năng động, tốc độ phát triển rất cao, đang và sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trên mọi lãnh vực. Vấn đề cạnh tranh tôn giáo cũng đang rất nóng, sự tìm kiếm phương thức thu hút tín đồ, tạo ảnh hưởng của tôn giáo trong lòng xã hội qua các phương tiện thông tin, qua các hoạt động truyền giáo .Đặc biệt việc đào tạo đội ngũ cán bộ truyền giáo trở thành chiến lược của các tôn giáo.

Phật giáo tuy có lợi thế về văn hóa truyền thống, về giáo lý sinh độngthực tiễn, nhưng về mặt tổ chức, đào tạo cán bộ truyền đạo thì chưa được quan tâm đúng mức. Trên thực tế Phật giáo thua sút rất xa so với các tôn giáo bạn. Điều làm chúng ta băn khoăn ở chỗ, khẩu hiểu của Phật giáo là “Hoằng pháp vi gia vụ”, có vẻ như nó được coi là việc nhà của quý Thầy hơn là của tín đồ Phật giáo.

Thời gian gần đây, vấn đề giáo dục người cư sĩ được quan tâm, dù hơi muộn, nhưng chỉ có tính đối phó các thách thức trước mắt hơn là kế lâu dàibền vững. Trên sách lược vĩ mô vẫn chưa thấy bóng dáng và lối đi cho hàng ngũ cư sĩ. Đã đến lúc chúng ta phải tập trung vào kế hoạch trồng người như cổ nhân đã nói : “Nhất niên chi kế mạc như thọ cốc; thập niên chi kế mạc như thọ mộc; chung thân chi kế mạc như thọ nhân” (Kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa; kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây; kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người).

Chương trình giáo dụcđào tạo người cư sĩ có khả năng giữ đạo và phát triển đạo cần phải được triển khai sâu rộng, nhất là ở đơn vị cơ sở chùa chiền, cần có chính sách kích thích công đức hoằng pháp của người cư sĩ. Nhiệm vụ cao cả về giáo dụcđào tạo người cư sĩ như trên phải là gánh nặng của vị trụ trì hay của cán bộ cơ sở của giáo hội. Hiện nay chúng ta đang tập trung trách nhiệm cho cán bộ thượng tầng nên hiệu quả không cao và rất tạm thời. Sự thay đổi cơ cấu nhân sự ở cấp cao thường diễn ra theo từng nhiệm kỳ, điều đó dẫn đến khó bảo lưu đường lối đúng và những thành quả hoằng pháp.

Xã hội hiện đại đang mở rộng theo đà tăng trưởng kinh tế, các hội đoàn của các tôn giáoxã hội được luật pháp cho phép hoạt động ngày càng nhiều, điều đó đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, xây dựng đạo đức cộng đồng, xây dựng gia đình và các nhu cầu sinh hoạt của các thành phần khác nhau trong xã hội...

Chúng ta cần chuyển hướng quan tâm vào các tầng lớp cư sĩ, họ là những người có điều kiện và cơ hội tiếp cận với con người xã hội, họ có thể làm cánh tay nối dài của quý Thầy để đưa đạo vào đời một cách có hiệu quả. Chúng ta không dừng lại ở điểm đích giảng dạy giáo lý mà phải quan tâm sâu sắc đến mục tiêu giáo dục, đào tạo người cư sĩ trở thành lực lượng hoằng pháp.

Ngôi chùa và hàng ngũ cư sĩ đối với chiến lược hoằng pháp

Hoằng pháp luôn cần có cơ sở, có nhiều loại cơ sở, ở đây chỉ nói hạn hẹp là ngôi chùa. Chùa được coi là “ Cơ quan truyền bá chánh pháp Phật đà”, với vai trò như vậy, ngôi chùa là nơi đáp ứng mọi yêu cầu của tín đồ về mặt tinh thần, tâm linh. Đồng thời, là nơi triển khai, điều chỉnh và định hướng tu học, tư tưởng, đường lối của Giáo hội. Vì vậy, một ngôi chùa cần có đủ nhân sự để cung ứng cho các Phật sự được thành công. Chư tôn đức Tăng Ni chỉ là một phần của lực lượng nhân sự, cần có đội ngũ cư sĩ hổ trợ, càng mạnh càng tốt. Các tôn giáo bạn, đội ngũ cán bộ tín đồ rất lớn bao gồm cả hai thành phần chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp.

Có một câu khẩu hiệu thường được treo ở các chùa : “Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa, thiền môn hưng thịnh nhờ Đàn việt phát tâm”, khẳng định vai trò của chư Tănghoằng dương Phật pháp còn người cư sĩ thì lo ủng hộ (vật chất) chùa chiền. Sự phân công rạch ròi như vậy, vô tình làm giới hạn sứ mệnh của người cư sĩ và làm giảm tác dụng hoằng pháp. Trong thời hiện đại Đạo Phật không thể co mình trong khuôn viên của ngôi chùa, và bị hạn chế trong sắc phục của người tu sĩ, trong khi các tôn giáo bạn đang vận động tích cực mang tầm quốc tế vừa vĩ mô vừa vi mô mà trọng trách phải gánh là các tín đồ. Chúng ta cần thay đổi cách nhìn và trong cách hành động, nên làm như ngày xưa Phật đã dạy: “Tứ chúng đồng tu”.(Bốn chúng đều thực hành Phật pháp, thực hành Phật pháp không bao giờ chỉ mang tính cá nhân, tự giác luôn đi với giác tha).

Hàng ngũ cư sĩ cần được giáo dục toàn diện, về số lượng và cả chất lượng. Về số lượng, tập trung tối đa số lượng hiện có; Về chất lượng, giáo dục cho họ hiểu được giáo lý căn bản và sự thực hành hằng ngày của người Phật tử. Mọi người Phật tử cần sống theo nguyên tắc đạo đức của một Phật tử, cần có nhân cách phù hợp với đạo lý giải thoát. Trên cơ sở ấy, chúng ta giữ được phẩm chất và tác dụng của Đạo Phật đối với xã hội.

Ngoài việc giáo dục đạo lýlối sống hiền thiện, ta cần chọn lọc những thành phần Phật tử có tâm huyết, có khả năng và điều kiện để đào tạo, huấn luyện các kỹ năng hoằng pháp một cách có hệ thống. Chuẩn bị cho họ vị trí và tâm thế hành Bồ tát hạnh, đi vào xã hội truyền bá chánh pháp. Chương trình đào tạo cần thiết thực và chuyên môn hóa.

Mục tiêu của chúng tađào tạo, huấn luyện những người cư sĩ nòng cốt trở thành một tác viên hoằng pháp tương đương như đào tạo một người tu sĩ mà trong Phật giáo đại thừa gọi là Bồ tát tại gia. Điều nầy có ý nghĩa rằng, sau khi họ được đào tạo, họ có thể tự thân vận động giữa dòng đời đầy biến động mà không cần một vị Thầy đi kèm. Một ngôi chùa, nếu chỉ hưng thịnh khi có một vị Thầy giỏi thì sự phát triển của ngôi chùa ấy chỉ là giai đoạn, không có sự bền vững, lâu dài. Một đội ngũ cư sĩ có phẩm chất sẽ làm cho ngôi chùa đứng vững và phát triển được dù có Thầy hay không. Có người cho rằng, người cư sĩ giỏi thường lấn lướt quý Tăng Ni hoặc có thể trở thành người tự cao tự đại khó điều khiển... Tôi cho rằng đó không phải là vấn đề, vấn đềchương trình giáo dụcphương pháp đào tạo có đúng hướng hay không. Người cư sĩ là một Cận sự nam (nữ), vai trò rất rõ là thân cận hộ trì Phật pháp, trợ giúp cho quý Thầy truyền bá chánh pháp, nghĩa là luôn đứng sau và dưới sự chỉ đạo của quý Thầy. Khi được đào tạo đúng hướng họ sẽ là người hộ trì chánh pháp đúng nghĩa, chia sẻ gánh nặng cho quý Thầy và gánh vác nhiều lãnh vực Phật sự quan trọng.

Đào tạo kỹ năng hoằng pháp cho người cư sĩ

● Kỹ năng tu học đào luyện phát triển tâm linh: Người cư sĩ hoằng pháp cần có khả năng huấn luyện chính mình (tức là hoằng pháp cho mình trước) qua chương trình tu tập hằng ngày như: kỹ năng hành thiền, tụng kinh, khóa tu niệm Phật, tu bát quan trai, thực tập chánh niệm... nhờ kỹ năng này mà người cư sĩđời sống tâm linh cao, hạnh nguyệnlý tưởng được củng cố, thành tựu được phẩm chất cao đẹp của người Phật tử. Đồng thời có thể thuyết giảng thay cho chư Tăng khi cần thiết. Họ có thể chủ động hoằng pháp trong môi trường sống và làm việc của họ.

● Kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành: Người cư sĩ hoằng pháp luôn sát cánh bên quý Thầy trong các chương trình tu học của chùa, chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo các khóa tu, các lễ hội, quảng bá thông tin đến với quần chúng Phật tửxã hội.

● Kỹ năng trợ niệm vãng sinh: Nhu cầu về trợ niệm vãng sinh rất lớn và rất cần trong việc hoằng pháp. Cần có một ban nghi lễ chuyên lo việc trợ niệm khi sắp lâm chung, tống táng khi đã qua đời và an ủi người thân đang đau khổ. Một người cư sĩ biết cách thực hiện nghi thức chuyển nghiệp cho người hấp hối và biết cách tổ chức tống táng cho người chết sẽ có ảnh hưởng rất lớn cho Đạo.

● Kỹ năng tư vấn tâm lýchuyển hóa niềm đau nổi khổ: Người cư sĩ hoằng pháp cần trang bị cho mình khả năng tư vấn, hướng dẫn tư duy tích cực, giúp cho một người đang vướng mắc vào hoàn cảnh khó khăn thoát khỏi tình trạng hụt hẫng tâm lý. Mặt khác, người cư sĩ hoằng pháp cần có năng lượng tâm linh cao và phương pháp chuyển hóa khổ đau bằng năng lượng tâm linh ấy. Sự có mặt của người cư sĩ đúng lúc sẽ giúp đỡ rất nhiều cho bạn đạo và cho những người đang gặp bế tắc trong cuộc sống. Tác dụng hoằng pháp sẽ rất lớn.

● Kỷ năng hướng dẫn thanh thiếu niên Phật tử: Người cư sĩ hoằng pháp cần ý thức rõ tầm quan trọng của việc tổ chức giáo dục thanh thiếu niên Phật tử. Đối với Phật tử lớn tuổi, việc đến chùa tu học gần như là nhu cầu ăn uống (thức ăn tinh thần), tương đối dễ tập hợp. Nhưng với Phật tử trẻ thì rất khó vì chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển tâm linh. Trong khi đó, giới trẻ có quá nhiều cám dỗ ngoài xã hội. Gia đình nào cũng quan tâm đến việc tìm kiếm môi trường sinh hoạt lành mạnh cho con em mình. Hơn nữa, tương lai của Phật pháp thịnh hay suy tùy thuộc vào tuổi trẻ Phật giáo hiện nay ra sao. Hãy quan tâm đến công tác tập trung sinh hoạt hằng tuần cho thanh thiếu niên Phật tử và đầu tư vào chương trình sinh hoạt khác nhau qua các lễ hội văn hóa để tạo sân chơi cho thanh thiếu niên.

Tóm lại, vấn đề giáo dục đào tạo người cư sĩ có khả năng hoằng pháp là một sách lược quan trọng đối với sự phát triển của Phật pháp trong thời hiện đại. Sứ mệnh đào tạo nầy đặt trong tay của vị trụ trìlãnh đạo giáo hội cấp cơ sở là thiết thựchiệu quả nhất. Ban hoằng pháp trung ương, tỉnh thành sẽ định hướng và xây dựng nội dung, chương trình cũng như giám sát tiến độ và hiệu quả của chương trình.

Chúng tôi tin rằng với sự nhận thức đúng đắn và hành động kịp thời của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo, chúng ta sẽ có một đội ngũ cư sĩ đủ mạnh để phát triển Phật pháp, đưa đạo vào đời làm lợi ích cho xã hội.

Thích Viên Giác

Chúng đệ tử của Phật gồm hai thành phần chính yếu là người xuất gia và người cư sĩ Phật tử. Không riêng gì người xuất gia, người cư sĩ Phật tử cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống tu họchộ trì Chánh pháp. Một thời đại Phật pháp hưng thịnh thì số lượng người cư sĩ Phật tử phát triển đông đảo. Một quốc gia được gọi là quốc giáo thì dân số theo đạo Phật quyết định tiêu chuẩn đó.

Đạo Phậtcon đường tu học theo hệ thống mở, đối tượng đạo Phậtcon người. Mọi người có quyền trở thành một người Phật tử theo tinh thần tự nguyện trở về nương tựa Chánh pháp và thăng hoa đời sống của mình. Vị cư sĩ là người quy y Tam bảo, thành tựu về giới, thành tựu chánh tín, thực hành bố thíphước tuệ song tu, chứng quả giải thoát, thì đó là người cư sĩ gương mẫu trong đạo Phật.

Vì muốn nhận thứcvai tròmục đích của người cư sĩ, vị cư sĩ tên là Mahànàma, đã mạnh dạn hỏi trực tiếp đến Đức Phật về vấn đề liên quan người cư sĩ như sau: “Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ giới? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ tín? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ lòng bố thí? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ?" Phật dạy:

“Ai quy y Phật, này Mahànàma, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ.

Này Mahànàma, người cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ giới.

Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩlòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ tín.

Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia sẻ vật bố thí. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ bố thí.

Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩtrí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), cho đến chân chánh đoạn tận khổ đau. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ.”1

Quy y Tam bảo là khởi đầu cho lộ trình tu họctiếp nhận khả năng chuyển hóa vận mạng của cả đời người. Vì khi quy y Tam bảo, người cư sĩ có nhiều cơ hội thực hành phương pháp tu dưỡnghiệu quả. Từ đó, họ cảm nhận sự an lạclợi ích lớn trong đời sống bản thân. Nương tựa Phật, Pháp và Tăng là thừa hưởng sức mạnh đạo đức của đại chúng và vận dụng được kinh nghiệm quý báu trong việc tu học. Người cư sĩ đã quy y Tam bảo thực sự là con của Phật, là thành viên trong căn nhà Phật pháp. Do vậy mà một người khi quy y thường có cái tên mới, gọi là Pháp danh. Lâu nay sống ở nhà, tên mình do cha mẹ đặt. Nay trở về với đạo, vị thầy hướng dẫn đặt pháp danh. Pháp danh cũng là tên gọi kể từ khi sinh ra trong giáo pháp của Phật, làm mới đời sống của mình bằng cách thực tập theo lời Phật dạy.

Thành tựu về giới: Người cư sĩ phải thành tựu về giới, tức thực hành Ngũ giới nghiêm túc. Ai không như pháp thọ trì giới thì chướng ngại kết quả tu học. Thọ giới, giữ giớiđắc giớidiễn tiến quá trình tu học tích cực. Giới là khuôn vàng thước ngọc để chúng ta rèn luyện đạo đức cá nhân, gia đình, và xã hội. Ai giữ giới trong sạch thì có đời sống lành mạnhtrí tuệ sáng suốt, mạng chung tâm không sợ hãi, sanh vào cõi lành. Thành tựu giới để thành tựu định và tuệ giải thoát.

Thành tựu chánh tín: một yếu tố quan trọng trong phụng sự Tam bảo của người cư sĩ Phật tửniềm tin. Niềm tin là sự tịnh tín với Phật, Pháp và Tăng. Niềm tin phát khởi thì có sự tu học tinh tấn. Phật tử luôn tư duy ân đức của Tam bảokhởi tâm gìn giữ căn nhà Phật pháp. Vì lý do nào đó mà có người làm tổn hại đến Tam bảo, người cư sĩ tịnh tín cảm nhận được sự đau xót giống như trăm ngàn mũi kim đâm vào thân mình. Đó là nỗi đau của người biết tôn trọng chân lýlợi ích đời sống tha nhân. Phát huy đạo Phật cần có những người Phật tử tịnh tín như vậy. Phật dạy: “Ví như, này các Tỳ kheo, trên khoảnh đất tốt, tại ngã tư đường, có cây bàng to lớn là chỗ nương tựa cho các loài chim. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, các thiện nam tửlòng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cho nam và nữ cư sĩ”2. Người cư sĩ Phật tử phải khẳng định mình là chỗ nương tựa cho những đệ tử Phật hành đạo, ví như cây bàng cho các loài chim nương tựa và sinh sống. Đạo Phật từ bao đời nay tồn tại và phát triển tốt đẹp trong xã hội là nhờ lòng tịnh tín của người cư sĩ Phật tử.

Thực hành bố thí: Bố thí có nghĩa là cho ra bằng tình thương, bằng trí tuệ. Bố thí không chỉ dựa trên giá trị vật chất mà còn nhiều giá trị khác. Tục ngữ có câu: “Cách cho hơn đem của cho”. Người cho với tấm lòng vui vẻ, dù của cải (vật bố thí) ít nhưng người thọ nhận cảm thấy an lạc. Kinh Phật dạy: Bố thí có ba phương diện, đó là: Tài thí, Pháp thíVô úy thí.

Tài thí là dùng tiền tài, phẩm vật bố thí, như cúng dường Tam bảo, cúng dường cha mẹ, giúp đỡ người nghèo khótham gia làm từ thiện. Khi cúng dường hay bố thí, quan trọng với tâm rộng mở, không bị trói buộc. Không dùng tiền của bố thí mà sanh lòng tự cao, ỷ lại hay khoe khoang theo thói hư danh. Dù tài vật nhiều hay ít nhưng cho ra với tâm giải thoát. Phật dạy: “Nhưng ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm không mong cầu, bố thí với tâm không trói buộc, bố thí không với ý nghĩ “ta sẽ hưởng thọ cái này ở đời sau”, chỉ bố thí với ý nghĩ “lành thay sự bố thí”. Vị ấy bố thí để trang nghiêm tâm. Do bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiêncõi trời Phạm Chúng. Khi nghiệp lực đoạn tận, thần lực, danh tiếnguy quyền đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui lại trạng thái này”3. Bố thí để trang nghiêm tâm, dù người nghèo hay giàu, bố thí với tấm lòng vô ngã vị tha thì có phước báo to lớn.

Bố thí pháp là học giáo lý từ bi trí tuệ của Phật để chia sẻ cho mọi người biết vận dụng tu học và sống có ý nghĩa. Đạo Phật là đạo chung cho người đã đến tu học, chung cho người đang đến tu học, chung cho những ai sẽ đến tu học. Đức Phậtchúng sanhnhân loạitruyền bá giáo lý giải thoát. Do vậy, dù tu sĩ hay cư sĩ đều có trách nhiệm chung về việc hoằng dương Phật pháp. Người cư sĩ Phật tử tùy duyên bố thí pháp, như cúng dường ấn tống kinh sách, báo chí Phật giáo để mong mọi người hiểu rõ giáo lý của Phật thì đó là một cách bố thí pháp.

Vô úy thí là giúp người vượt qua sợ hãi. Người con Phật, luôn kiên trì nhẫn nại truyền bá Chánh pháp vào dòng đời khổ đau thì cần có đức vô úy. Chúng ta đang thực hành chân lý tự dogiải thoát trên đời, những người đau khổ cần sự giúp đỡ thì chúng ta sẵn lòng. Chúng ta dùng lời ái ngữ an ủi mọi người lúc tai ương hoạn nạn, giúp người vượt qua sự khó khăn và bế tắc trong đời sống bằng tình thương và sự hiểu biết.

Đức Phật thường khuyên các đệ tử cư sĩ không những nỗ lực tu các thiện pháp mà còn khích lệ tu tuệ giải thoát. Pháp thực hành cụ thểthiền quán trên mọi hiện tượng để thấu đạt lý sanh diệt. Sanh diệtý nghĩa của giáo lý duyên khởi, pháp mà Đức Phật đã thực hànhchứng đắc quả vị giải thoát. Phật dạy rằng: “Ai thấy duyên khởi là thấy pháp. Ai thấy pháp là thấy Ta (Phật)”4. Quán các pháp tùy duyên sanh, tùy duyên diệt thì tâm chấp thủphiền não sẽ đoạn trừ. Từ đó tâm ly dục, ly bất thiện pháp xuất hiện, an trú vào trạng thái thanh tịnh của bậc Thánh. Mọi hành động tu tập đều chỉ đạo bằng trí tuệ, làm phước thiện với tâm không chấp thủ đều là yếu tố đưa đến chứng ngộ quả vị giải thoát.

Phẩm hạnh của cư sĩ Phật tử được Đức Phật thuyết trong các bản kinh thuộc hệ Nikàya này rất chi tiếtdễ hiểu. Từ khởi đầu quy y, tu tập Năm giới, giữ lòng tịnh tín với Tam bảo, thực hành bố thíthành tựu trí tuệ chứng ngộ Thánh quả liên quan trong sự tu học của người cư sĩ mà nhiều kinh điển khác thường nhắc đến. Chúng ta thấy bổn phận và trách nhiệm to lớn của người cư sĩ trong việc tu họctruyền bá Chánh pháp trong đời sống nhân gian. Thiết nghĩ rằng, nếu mọi người đều đón nhận và thực hành đúng theo tôn chỉ của Phật dạy thì đạo Phật sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, và cũng đem đến hạnh phúc an lạc cho tất cả mọi người

 

(1) Kinh Tương ưng V.55.37, bản dịch của HT.Thích Minh Châu.

(2) ĐTKVN, Tăng chi bộ II, chương 5, phẩm Sumana, phần Sự lợi ích của lòng tin, VNCPHVN, ấn hành 1996, tr.369.

(3) ĐTKVN, Tăng chi bộ III, chương 7, phẩm Tế đàn, phần Bố thí, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.355.

(4) Tiểu bộ kinh I, tr.48, bản dịch của HT. Minh Châu, ÐTKVN.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 462)
Pháp thoại: Hòa thượng Thích Thái Hòa giảng nhân lễ Phật đản PL.2567 tại chùa Phước Duyên – Huế
(Xem: 677)
Tôi từng nghe trong Kinh Du Hành của Trường A-hàm Đức Thế Tôn dạy chư Tỳ-kheo rằng, “Hãy tự nương tựa mình, nương tựa nơi Pháp, chớ nương tựa nơi khác.”
(Xem: 886)
Kính bạch chư tôn trưởng lão Hoà Thượng Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni Kính thưa quý cư sĩ Thức giả, quý cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí, quý đồng hương Phật tử cùng toàn thể quý vị nhân viên nhà hàng Brodard.
(Xem: 836)
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
(Xem: 1095)
Trong pháp hội này, đầu tiên, hãy cho phép tôi được nói đôi lời về giáo chỉ tu Phật (được cho là) làm động cơ phát triển tâm thức; trước khi ta bàn luận đến bản chất tâm hay tôn giáo:
(Xem: 1152)
Đề tài thảo luận của chúng ta hôm nay là “Đạo Phật với Thanh niên”. Tiêu đề như thế thường gây ấn tượng rằng có nhiều hình thái đạo Phật khác nhau; và mỗi hình thái cho từng lứa tuổi, hay tùy theo thành phần xã hội khác nhau.
(Xem: 1033)
Kinh Pháp Hoa xuất hiện trong Tam tạng giáo điển Phật giáo ngoài những điểm chung, kinh còn có những điểm độc đáo và đặc biệt riêng, nên khiến kinh không phải chỉ là Pháp mà còn là Diệu pháp.
(Xem: 2983)
Thừa tiếp sứ mệnh phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam còn dang dở của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng được Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương của Viện Tăng Thống GHPGVNTN thành lập vào tháng 10 năm 1973
(Xem: 10831)
Thông Báo và Ghi danh Khoá Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 10 Tại Philadelphia từ ngày 23 đến 26 tháng 7 năm 2020
(Xem: 14461)
Được tổ chức tại Khách sạn DOUBLE TREE BY HILTON NEWARK 39900 BALENTINE DRIVE, NEWARK, CA 94560 Từ Thứ Năm đến Thứ Hai, ngày 25 - 29 tháng 7 năm 2019
(Xem: 7633)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 31 - 2019 được tổ chức tại thành phố Dinant tại Bỉ Quốc
(Xem: 4615)
Trường Hạ An Cư Năm 2019 tại Chùa Phật ĐàNhư Lai Thiền Tự, San Diego, California, Hoa Kỳ
(Xem: 8149)
Chương Trình Hoằng Pháp Của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ 2019 do HT Thích Như Điển hướng dẫn từ ngày 01 đến 31/06/2019
(Xem: 2976)
Thư Cung Thỉnh Đại Lễ Hiệp Kỵ Tổ Sư Về Nguồn kỳ 12, Mừng Chu Niên 30 Năm (1990-2020) Tu Viện Quảng Đức từ ngày 15 đến 18/10/2020
(Xem: 3133)
Lịch Hoằng Pháp Của Thầy Thích Hạnh Tuệ Năm 2019 (Updated ngày 6/3/2019) Kính mời Đại chúng tại các địa phương đến tham dự.
(Xem: 19805)
ĐĐ Thích Hạnh Tuệ tổ chức Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 02 đến 17 tháng 11 năm 2019
(Xem: 6946)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 18 của Giáo Hội PGVNTNHN tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018
(Xem: 20456)
ĐĐ Thích Hạnh Tuệ tổ chức Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 04 đến 18 tháng 11 năm 2018
(Xem: 6475)
Đại Lễ Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ 11 được khai diễn tại chùa Khánh Anh thuộc thành phố Evry, thủ đô Paris. Thời gian từ thứ sáu, ngày 28/09/2018 đến thứ hai, ngày 01/10/2018.
(Xem: 2645)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 8 năm 2018 tại Khách sạn Ala Moana Holtel, Honolulu, Hawaii
(Xem: 15381)
Từ Thứ Năm đến Thứ Tư, ngày 11-17 tháng 9 năm 2018, tại: ALA MOANA HOTEL - 410 Atkinson Drive, Honolulu, Hawaii 96814
(Xem: 12467)
Từ ngày 29/3/2018 đến ngày 22/5/2018 do HT Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức Quốc hướng dẫn
(Xem: 2602)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 30 năm 2018 sẽ được khai diễn tại địa điểm: Gesamtschule an der Erft - Aurinstrasse 59 - 41466 Neuss - Đức quốc
(Xem: 4144)
Kính mời Quý đại chúng tại các địa phương đến tham dự các chương trình tu học... (updated ngày 16/03/2018)
(Xem: 5394)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 30 - 2018 được tổ chức thời gian từ 23/07/2018 đến ngày 01/08/2018
(Xem: 9777)
Khóa tu học Phật Pháp Âu châu Kỳ thứ 29 tại Pháp - Thời gian từ ngày 20. 07. 2017 đến 29.07.2017.
(Xem: 11225)
Niềm tin của mỗi người con Phật là ai cũng muốn học hỏi Phật pháp để thiết lập cho mình một niềm tin kiên định...
(Xem: 17112)
Được tổ chức tại Holiday Inn Chicago North Shore, Thời gian: Từ Thứ Năm đến Chủ Nhật, 20-23 tháng 7 năm 2017
(Xem: 8461)
Chùa Thiên Trúc tổ chức Khoá Tu Học Phật Pháp vào ngày 14, 15, 16/7/2017 tại Trường Trung Học Yerba Buena, San Jose
(Xem: 4864)
Kính mời Quý đại chúng tại các địa phương đến tham dự các chương trình tu học... (updated ngày 08/07/2017)
(Xem: 4106)
Khóa tu được tổ chức từ ngày 20 đến 30/7/2017 tại Tu Viện Kim Sơn, Tp. Morgan Hill, California
(Xem: 10447)
Pháp Hội được tổ chức từ ngày 19 đến 21/5/2017 tại San Jose, miền Bắc California
(Xem: 3296)
Của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ từ ngày 16.3.2017 đến ngày 30.4.2017 (Ấn Độ, Népal, Thái Lan, Lào, Đại HànNhật Bản)
(Xem: 19868)
Chương Trình Tu HọcHành HươngẤn Độ, Thái Lan, Lào, Đại Hàn, Nhật Bản trong thời gian 46 ngày từ ngày 16.3.2017 đến ngày 30.4.2017
(Xem: 3327)
Kính mời Quý đại chúng tại các địa phương đến tham dự các chương trình tu học... (updated ngày 17/03/2017)
(Xem: 4220)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 17, từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 12 năm 2017
(Xem: 6009)
Khóa Tu Học Mùa Thu Lần Thứ IV từ Thứ Sáu 14 Đến Chủ Nhật 16 tháng 10, 2016 tại Chùa Phật Ân Minnesota
(Xem: 6418)
Kính mời Quý đại chúng tại các địa phương đến tham dự các chương trình tu học... (updated ngày 6/9/2016)
(Xem: 9599)
Do HT Thích Tánh Thiệt làm trưởng Ban Tổ Chức từ ngày 25/07 - 03/08/2016
(Xem: 6193)
Khóa Tu Học Phật Pháp vào dịp Lễ Hội Quán Thế Âm từ ngày 20 đến 23 tháng 10/2016
(Xem: 29038)
Từ ngày 21 đến 24/7/2016 Tại Hilton Orange County, Costa Mesa - 3050 Bristol St. Costa Mesa, CA 92626
(Xem: 12164)
Khóa Tu Học Phật Pháp Mùa Hè Lần II-2016 Tại San Jose, California do Chùa Thiên Trúc tổ chức
(Xem: 9513)
Được tổ chức tại: Tu Viện Phổ Đà Sơn, Canada - Từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10 năm 2016
(Xem: 14154)
Được tổ chức tại: Niệm Phật Đường Fremont, California, Hoa Kỳ - từ ngày 10 đến 12/6/2016
(Xem: 5031)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 6 sẽ được tổ chức ngay tại Little Saigon, từ ngày 21/7 đến 24/7/2016.
(Xem: 17168)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ tại Hoa Kỳ Từ ngày 22.3.2016 đến ngày 16.5.2016
(Xem: 18717)
Kính cung thỉnh Quý Ngài thân lâm đến chùa Khánh Anh để cùng kiết giới cũng như an cư kiết đông từ ngày 04 đến 10/01/2016.
(Xem: 11524)
Thời gian: Từ thứ Ba ngày 29 tháng 12 năm 2015, đến thứ Bảy ngày 02/01/2016
(Xem: 10976)
Trưởng đoàn: HT Thích Như Điển - Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức quốc, cùng Chư Tôn Đức ở Hoa Kỳ và các nước Âu Châu
(Xem: 13299)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 12714)
Từ ngày 29/5 đến 02/6/2014 được tổ chức tại Town and Country Resort Hotel; Do HT Thích Nguyên Siêu làm trưởng Ban Tổ Chức.
(Xem: 27708)
Khóa Tu Học Bắc Mỹ Lần V sẽ được tổ chức tại Town and Country Resort Hotel San Diego, CA 92108 từ Thứ Năm ngày 06/08 đến Thứ Hai ngày 10/08/2015.
(Xem: 11335)
Thiền học bằng Anh ngữ miễn phí mỗi Chủ Nhật, bắt đầu từ ngày Chủ Nhật 26/7/2015 lúc 9:30AM đến 12:00PM
(Xem: 21250)
Giáo Hội chúng ta mượn trường học để tổ chức khóa tu kỳ nầy trong thời gian từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7 năm 2015 tại địa phương Neuss.
(Xem: 7973)
Do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan tổ chức PL.2559 - DL. 2015
(Xem: 19448)
Khóa tu học được tổ chức Từ 9:00 AM, Thứ Sáu, ngày 17 đến 6:00 PM, Chủ Nhật, ngày 19 tháng 07/2015
(Xem: 15586)
Được tổ chức tại San Diego, CA, ngày 6 đến ngày 10 tháng 8 năm 2015
(Xem: 8786)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ thứ 27 tại Neuss (Đức quốc) từ ngày 20 - 30.07.2015
(Xem: 17978)
Đại Lễ Phật Đản năm nay vào hai ngày thứ bảy 16.5 và chủ nhật 17.5.2015
(Xem: 14241)
Từ ngày 10/04/2015 đến ngày 03/05/2015 tại các tiểu bang Oklahoma, Philadelphia, Florida và Toronto Canada
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant