Ớt ngọt có tên khoa học: Capsicum annum L. Nó được gọi là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt cay; vì được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi là ớt Đà Lạt. Ớt ngọt có nhiều màu: xanh, đỏ, vàng.
Ớt ngọt xanh có vị đắng, giòn nên thích hợp làm món
xào; ớt ngọt đỏ có vị ngọt hơi chua, ăn sống rất thích hợp.
Loại trái nhiều vitamin
Trong số các loại trái thì ớt ngọt đỏ chứa vitamin
C vào loại cao nhất. Trong 100g ớt có chứa hơn 120mg vitamin C. Chỉ cần 50g ớt
ngọt đã cung cấp 75% lượng vitamin C có thể cần cho cả ngày. Nếu ăn 200g ớt
ngọt nấu chín, chúng ta đã hấp thu được một lượng hơn 200mg vitamin C, đủ lượng
vitamin C cần thiết hàng ngày cho cơ thể.
Đối với vitamin A, ớt ngọt có thể cung cấp 15 - 50% tổng lượng nên
dùng hàng ngày, tùy theo ớt được ăn sống hay nấu chín beta-caroten trong ớt có
thể đạt tới mức 3,5mg/100g. Ớt xanh chứa nhiều beta-caroten hơn so với các loại
ớt khác.
Vitamin C và vitamin A là những loại vitamin có lợi
để chống lại quá trình oxy hóa, chống lại sự tấn công của các gốc tự do (ngăn
ngừa quá trình lão hóa da, chống lại quá trình lão hóa sớm của tế bào).
Loại rau giàu chất xơ, ít calo
Ớt ngọt được xếp vào một trong những loại rau nhiều
chất xơ nhất. Chính vì vậy, có thể dùng nó như một loại thực phẩm để tăng cường
chất xơ cho cơ thể mà không có nguy cơ làm dư thừa lượng calo hấp thụ vào cơ
thể.
Tuy nhiên, cũng vì chứa nhiều chất xơ nên ớt ngọt
tương đối khó ăn với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc mắc bệnh về đường
ruột. Trường hợp này, không nên ăn sống mà nên gọt vỏ, nấu chín, ăn với một
lượng vừa phải.
Ớt ngọt và tim mạch
Flavonoid của ớt ngọt bảo vệ thành mạch máu; dùng
trị bệnh trương nở tĩnh mạch, bệnh trĩ.
Phụ nữ sinh đẻ nhiều, những người lao động đứng
nhiều giờ liên tục thường bị chứng trương nở tĩnh mạch ở chân, biểu hiện rõ
nhất là nổi gân xanh ở bắp chân. Mới đầu chỉ là những sợi chỉ nhỏ, sau đó lớn
dần, rồi hình thành những hòn cục; nặng hơn sẽ phải phẫu thuật. Trong trường
hợp này dùng ớt ngọt làm món ăn thường ngày sẽ rất hữu ích.
Ớt ngọt và viêm khớp
Vitamin C là một chất dinh dưỡng rất quan trọng
chống lại bệnh viêm khớp. Theo nghiên cứu của Đại học Manchester (Anh) thì
những người có lượng vitamin C ở mức thấp nhất có nguy cơ gia tăng viêm khớp
gấp ba lần so với những người có lượng vitamin C cao nhất.
Nửa chén ớt ngọt thái nhỏ (ớt vàng, xanh, đỏ) chứa
gấp đôi lượng vitamin C so với nhu cầu vitamin C hàng ngày, sẽ giúp ích nhiều
để chống lại viêm khớp, tốt hơn là uống viên vitamin C (có khả năng gây đau
loét dạ dày do chất chua của viên thuốc).
Giảm nguy cơ ung thư vú
Nghiên cứu trên tạp chí Ung thư quốc
tế trong năm 2009 cho thấy, phụ nữ tiền mãn kinh ăn gấp hai hoặc nhiều
hơn khẩu phần thức ăn giàu carotenoid mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư vú tới 17%.
Chỉ cần vài lát ớt đỏ trong món salad sẽ giúp cơ thể chúng ta tăng cường chất
carotenoid.
Bảo vệ trái tim và ngăn ngừa đột quỵ
Trong một nghiên cứu ở Nhật Bản qua theo dõi hơn
35.000 phụ nữ tuổi từ 40 - 79, các nhà nghiên cứu thấy rằng, chế độ ăn uống có
nhiều folate và B6 sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ, bệnh tim mạch cho
phụ nữ.
Cả ớt cay lẫn ớt ngọt đều chứa nhiều vitamin B. Một
ly (250ml) ớt cay xay cung cấp 36% lượng vitamin B6 hàng ngày của cơ thể và 10%
folate; ớt đỏ 35% vitamin B6 và 7% folate; ớt vàng 20% vitamin B6 và 10%
folate.
Ớt ngọt và làn da
Ớt ngọt đều có tác dụng làm da mịn màng, chống lão
hóa da. Ớt ngọt màu đỏ có lượng vitamin C nhiều, có tác dụng chống nhăn da; có
nhiều beta-caroten giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa quá
trình lão hóa da.
Ớt vàng và ớt xanh giúp bảo vệ màng collagen và
nuôi dưỡng da. Ngoài ra, theo Đông y, ớt ngọt với tính nóng, vị nồng, có tác
dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn mửa, tiêu chảy,
kiết lỵ.
xin cám ơn !