Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tôn giả Nan Đà

25 Tháng Năm 201200:00(Xem: 18161)
Tôn giả Nan Đà
TÔN GIẢ NAN ĐÀ 
Toàn Không

 

 Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc khác thường, ôm bình bát đi vào thành Xá Vệ khất thực. Khi ấy nhiều Tỳ Kheo trông thấy thế, liền đến chỗ đức Phật lễ lạy rồi nói:

- Thưa đức Thế Tôn, vừa rồi Tỳ Kheo Nan Đà choàng áo sặc sỡ, đi giày viền vàng đẹp đẽ vào thành khất thực.

 Đức Phật liền bảo một Tỳ Kheo khác đi gọi Nan Đà trở lại gặp Ngài, khi Tỳ Kheo Nan Đà trở lại đến chỗ đức Phật lễ lạy rồi, đức Phật hỏi:

- Nay Thầy vì sao chưng diện đẹp đẽ như thế để vào thành khất thực?

 Tỳ Kheo Nan Đà làm thinh không đáp, Đức Phật nói tiếp:

- Thế nào Nan Đà, Thầy há chẳng do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo sao?

 Nan Đà thưa:

- Đúng vậy thưa Thế Tôn.

 Đức Phật bảo:

- Thầy là con nhà danh giá (vọng tộc) chẳng làm (hành) đúng với người tu do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo, lại chưng diện tô sửa hình vóc rồi vào thành khất thực, như vậy đối với người thường (bạch y) đâu có khác gì?

 Nay Thầy: chớ làm như vậy nữa; nói xong đức Phật đi vào tịnh thất.

*****

 Được ít ngày sau, một số Tỳ Kheo lại đến thưa với đức Phật:

- Tỳ Kheo Nan Đà: chẳng kham khuôn phép người tu (tu hành phạm hạnh), muốn cởi áo tu hành (pháp phục), tập lối sống (tập hạnh) tại gia.

 Đức Phật bảo một Tỳ Kheo đi gọi, sau khi Tỳ Kheo Nan Đà đến lễ lạy rồi, đức Phật bảo:

- Thế nào Nan Đà, Thầy chẳng ưa tu phạm hạnh (khuôn mẫu phép tắc), muốn cởi bỏ giáo lý và cách ăn mặc của người tu (cởi pháp y), tập theo thói người thường (tập hạnh bạch y), tại sao thế?

 Tỳ Kheo Nan Đà đáp:

- Thưa vâng, đức Thế Tôn! Con vì lòng dục quá nhiều (lừng lẫy), chẳng thể kìm chế được. 

- Thế nào Nan Đà? Thầy không phải con nhà dòng dõi danh giá (vọng tộc), do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo sao?

- Đúng như vậy, thưa Thế Tôn! Con là dòng dõi danh giá, do lòng tin kiên cố nên xuất gia học đạo.

- Nếu là dòng dõi danh giá do lòng tin kiên cố thì Thầy chẳng nên như thế, tại sao lại bỏ chính pháp (giáo pháp tốt đẹp) muốn tập xấu xa (ô uế); người mắc vào dâm dục và uống rượu sẽ không nhàm chán. Dâm dục và uống rượu là ô uế sẽ đi vào sa ngã, người có tật này không thể đạt cứu cánh (vô vi).

 Nay Thầy nhớ tu phạm hạnh (khuôn mẫu phép tắc), hướng đến đạo quả sẽ có lợi ích lớn cho Thầy.

 Đức Phật nói rồi lại nghĩ: “Nan Đà ý dục quá nặng, ta phải dùng lửa trừ lửa”. Nghĩ rồi, tức thì một tay Ngài nắm cánh tay Nan Đà, chỉ trong chớp mắt đã đem Nan Đà lên núi Hương sơn. Chỗ ấy có một con khỉ mù xấu xí ở trong hang đá. Đức Phật hỏi:

- Nan Đà, Thầy có thấy con khỉ mù không?

- Thưa có thấy.

- Tôn Đà Lợi (người mà Nan Đà thương nhớ) đẹp hay con khỉ mù này đẹp?

- Làm sao mà ví được, con khỉ mù này quá xấu xí, làm sao so sánh được với Tôn Đà Lợi đẹp như tiên, nên lúc nào con cũng nhớ cô gái họ Thích.

 Bấy giờ, đức Phật và Nan Đàn như trong khoảng thời ngian duỗi cánh tay biến khỏi núi Hương sơn liền đến cõi Trời Đạo Lợi; lúc ấy chư Thiên (các vị Trời) tụ tậpgiảng đường Thiện Pháp, cách đó không xa có cung điện bên trong tụ tập vô số Thiên Nữ đang vui đùa.

 Nan Đà nhìn thấy các Thiên Nữ đàn ca múa hát vui đùa như thế, liền thưa hỏi đức Phật:

- Đây là chỗ nào mà nhiều người đẹp đàn ca múa hát vui vẻ như thế?

 Đức Phật bảo:

- Thầy tự đến đó hỏi đi.

 Nan Đà liền đi đến, thấy cung điện trang trí đẹp đẽ khác thường, bên trong toàn là con gái đẹp tuyệt trần, không có một người con trai, Nan Đà liền hỏi:

- Các cô là gì mà đàn ca múa hát vui chơi đùa rỡn khoái lạc như thế?

 Một cô đáp:

- Chúng tôicõi Trời Đạo Lợi đây có 500 Ngọc Nữ đều chưa có chồng, chúng tôi nghe nói có đệ tử của Thế Tôn ở trần gian tên là Nan Đà con của Di Mẫu (Dì làm mẹ kế), Ngài đang ở chỗ Như Lai (Đức Phật) tu phạm hạnh; sau khi qua đời ở đó sẽ sinh về đây làm chồng (phu chủ) của chúng tôi để cùng vui thú với nhau.

 Nan Đà nghe thế, trong lòng rất vui mừng, liền nghĩ: “Ta là Nan Đà, là đệ tử Thế Tôn, lại cũng là con Di Mẫu, đúng là ta rồi, các Ngọc Nữ đẹp tuyệt trần này đều sẽ là vợ ta cả”. Trong lòng mừng rỡ vô kể, Nan Đà liền chào tạm biệt các Thiên Nữ rồi trở lui tới chỗ đức Phật, Ngài hỏi:

- Thế nào Nan Đà, các Ngọc Nữ ấy nói gì?

- Họ nói: “Mỗi người chúng tôi đều chưa có chồng, lại nghe nói có đệ tử đức Thế Tôn tên Nan Đà, con Di Mẫu tu phạm hạnh, sau khi qua đời sẽ sinh đến đây, người này sẽ là chồng chúng tôi”.

- Nan Đà, ý Thầy thế nào?

- Vừa rồi khi nghe các Ngọc Nữ nói, con tự nghĩ: “Ta là đệ tử Thế Tôn, lại con Di Mẫu của Phật, các Ngọc Nữ này sẽ là vợ của ta”.

 Đức Phật hỏi:

- Thế nào, Nan Đà? Cô gái Thích Tôn Đà Lợi đẹp hay 500 Ngọc Nữ kia đẹp?

 Nan Đà đáp:

- Ví như con khỉ mù đối với Tôn Đà Lợi, Tôn Đà Lợi giống như con khỉ mù đối với các Ngọc Nữ đẹp tuyệt vời chưa từng thấy bao giờ, Tôn Đà Lợi không thể nào so sánh được với các Ngọc Nữ kia.

 Đức Phật bảo:

- Hay thay! Nan Đà, hãy khéo tu phạm hanh, Ta sẽ tác chứng cho Thầy, khiến 500 Ngọc Nữ kia đều cấp cho Thầy.

 Khi ấy đức Phật lại nghĩ: “Ta sẽ dùng nước diệt lửa cho Nan Đà”. Rồi trong khoảng thời gian như người duỗi cánh tay, Ngài lại cầm cánh tay Nan Đà biến khỏi cõi Trời, tới thẳng Địa Ngục, ngang qua bao nhiêu chỗ Địa ngục, thấy bao nhiêu cảnh khổ, làm cho Nan Đà sợ hãi, lông tóc dựng đứng. Như chỗ quỷ ngục cho trâu cày trên lưỡi tội nhân, chỗ quỷ ngục bỏ tội nhân nằm trên giường chông nhọn hoắt, chỗ tội nhân bị lửa đốt, v.v.... Tới một chỗ có cái vạc lớn trống không chẳng có tội nhân, thì dừng lại. Nan Đà thắc mắc hỏi đức Phật:

- Đây là đâu, mọi chỗ đều có chúng sanh chịu khổ, chỉ có vạc kia còn trống tội nhân là sao?

 Đức Phật nói:

- Đây gọi là địa ngục A Tỳ, muốn biết rõ việc này, Thầy hãy tự đi hỏi ngục tốt đang đứng gần cái vạc đó.

 Nan Đà liền đến hỏi ngục tốt:

- Đây là ngục gì mà không có tội nhân trong vạc như thế?

 Ngục tốt đáp:

- Đây là địa ngục A Tỳ, Ông nên biết, nghe nói có đệ tử đức Thích Ca tên Nan Đà đang tu phạm hạnh, khi qua đời sẽ sinh lên cõi Trời, ở đó sống dục lạc sung sướng. Khi chết ở cõi Trời sẽ sinh vào địa ngục A Tỳ này, cái vạc này vì thế để trống chờ người ấy sinh đến đây chịu khổ.

 Nan Đà nghe những lời nói ấy, lòng hoảng sợ, da nổi gai gà, lông tóc dựng đứng, thì nghĩ: “Cái vạc này chính là dành cho ta!” Nan Đà vội trở lại chỗ đức Phật cúi lạy mà thưa:

- Xin Thế Tôn cho con được sám hối lỗi, con đã chẳng tu phạm hạnh, mà lại xúc nhiễu Thế Tôn”.

 Rồi Nan Đà liền nói kệ:

Đời người không đủ quý,
Thọ hết Trời cũng tiêu,
Địa ngục khổ chua cay,
Chỉ Niết Bàn là sướng.

 Đức Phật bảo:

- Lành thay! Lành thay! Như lời Thầy nói, Niết Bàn là tịnh lạc. Nan Đà, Ta nhận cho Thầy sám hối, Như Lai nhận lời sám hối của Thầy, sau chớ phạm nữa.

 Rồi trong khoảng thời gian như người duỗi cánh tay, đức Phật nắm cánh tay Nan Đà biến khỏi Địa Ngục trở về vườn Cấp Cô Độc. Lúc đó đức Phật chỉ dạy cho Tỳ Kheo Nan Đà phương pháp tu hành.

 Sau khi nhận lãnh lời dạy đầy đủ, Nan Đà cúi lạy rồi lui đi đến vườn An Đà ngồi dưới gốc cây giữ chính thân nhớ nghĩ lời dạy của đức Phật, siêng năng không lười mỏi, không ngưng nghỉ. Do lòng tin kiên cố tinh tấn thiền định Chỉ (Sa ma tha: tĩnh lặng) Quán (Tỳ bà xá na: tập trung vào đề mục), tu pháp vô thượng. Như thật biết sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn thụ thân sau nữa. Lúc ấy Tôn Giả Nan Đà liền đạt bậc Thánh, bậc A La Hán. Tôn Giả liền đứng lên đến chỗ đức Phật, lễ lạy rồi thưa:

- Thưa đức Thế Tôn, như trước đây Thế Tôn hứa chứng cho con 500 Ngọc Nữ, nay con xin bỏ hết.

 Đức Phật bảo:

- Nay Thầy sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, nay Ta sẽ bỏ lời hứa.

 Rồi đức Phật bảo các Tỳ Kheo:

- Nan Đà đã đắc A La Hán, nay Nan Đà không dâm, chẳng giận, chẳng si.

 

LỜI BÀN:

 Đọc hết bài Kinh, chúng ta thấy lúc đầu, Tôn Giả Nan Đà đã sắp xả giới bỏ đạo vì sự say mê nữ sắc không còn kìm giữ được nữa.

 Trước khi bàn luận vấn đề này, chúng ta cũng nên biết sơ qua lai lịch của Tôn Giả Nan Đà. Ngài là Hoàng Tử, con bà Ma Ha Ba Đề (Maha Pajapati), (kế mẫu của đức Phật) và Vua Tịnh Phạn (Suddhana Gotami), cùng cha khác mẹ với đức Phật.

 Trước khi đức Phật về thăm Vua cha vài ngày, Vua Tịnh Phạn đã cho tổ chức lễ thành hôn, nhận cung điện mới và phong tước cho Hoàng Tử Nan Đà rất là trọng thể.

 Vài ngày sau đức Phật trở về thăm Vua cha lần đầu tiên sau khoảng 10 năm xa cách. Lúc ấy vì sự kiêu mạn của các bậc kỳ lão trong Hoàng thân, vì đức Phật muốn phá tâm cao ngạo kiêu mạn ấy, nên Ngài đã dùng thần thông bay lên không trung, phóng ánh sáng, làm thân phát ra lửa, phụt ra nước, và các phép biến hóa trên không. Bấy giờ tất cả Hoàng gia đều chứng kiến, từ già tới trẻ đều tán thán việc xảy ra chưa từng có, nên đều kính ngưỡng Ngài. Sau đó một số Hoàng thân trẻ xin xuất gia, trong đó có Hoàng Tử Nan Đà.

 Câu chuyện về Hoàng Tử Nan Đà được kể rằng: “Vì sự kính phục người Anh cả vô cùng lớn lao, nên Hoàng Tử Nan Đà luôn luôn ở gần đức Phật. Sau khi đức Phật thụ thực do Vua Tịnh Phạn cúng dàng xong, đức Phật trao bình bát cho Hoàng Tử Nan Đà. Do sự kính ngưỡng, nên Hoàng Tử lặng lẽ ôm bình bát đi theo sau.

 Tân nương của Hoàng Tử Nan ĐàTôn Đà Lợi (Janapada Kalyani) nghe thuật lại thì nước mắt chảy ra, vội vã chạy theo gọi: “Hoàng Tử, Hoàng Tử! Hãy trở lại với em, hãy trở lại với em mau đi!”

 Tiếng gọi đầy tình yêu thương của Tôn Đà Lợi làm cho Hoàng tử cảm kích thấm thía quay đầu nhìn lại người vợ đẹp của mình, nhưng vì sự kính ngưỡng và đang phải cầm cái bình bát của người Anh tôn quý, nên Hoàng Tử không dám trao trả bình bát cho đức Phật mà đành phải tiếp tục đi theo. Cứ thế Hoàng Tử ôm bình bát theo sau đức Phật về đến vườn Thượng Uyển là nơi đức Phật tạm ngự.

 Khi tới nơi rồi, đức Phật hỏi Hoàng Tử có muốn trở thành bậc Thánh thì nên xuất gia theo Ngài tu hành. Vì đã thấy tận mắt thần thông biến hóa, vì sự kính trọngsùng bái sâu xa đối với người Anh cả lại là một vị Phật, nên Hoàng Tử Nan Đà đã đồng ý thọ lễ xuất gia cùng với một số các Hoàng thân khác như A Nan Đà, A Na Luật, La Hầu La v.v...”

 Giả thử Tôn Giả Nan Đà sinh vào thời nay không có Phật, thử hỏi ai có thể có cách làm cho người sắp xả giới bỏ đạo trở lại tu hành? Thật là khó thay! Chỉ có đức Phật mới làm được thôi. Ngài đã dùng hai bước để đưa Tôn Giả trở lại đời sống của người tu hành.

 Trước hết Ngài dùng “lửa trị lửa” bằng hai cách: Dùng con khỉ mù xấu tệ để cho Nan Đà so sánh với Tôn Đà Lợi, sau đó Ngài dùng các Thiên Nữ để Nan Đà so sánh với người yêu không đáng giá. Đến khi này, nếu đức Phật ngừng ở đây, Nan Đà sẽ tu để được sinh cõi Trời hầu có thể cưới các Ngọc Nữ, chứ không còn nhớ tưởng cô gái họ Thích nữa. Nhưng để chắc chắn cho Nan Đà bỏ ý định cưới các Ngọc Nữ, nên đức Phật đã dùng “nước trị lửa” bằng cách đưa Nan Đà đến chứng kiến cảnh Địa Ngục vô cùng khổ sở. Lại nghe thấy biết tương lai của mình sẽ phải vào Địa Ngục đang chờ đợi, thì hoảng sợ quá, nên Nan Đà đã kịp thời nghĩ đến việc làm sai quấy tội lỗi của mình, vì đã không nghe lời đức Phật dạy. Do đó Nan Đà đã xin sám hối tội lỗi và được đức Phật tha thứ ngay.

 Thiết nghĩ, đức Phật cũng chỉ muốn thế mà thôi để dìu dắt Nan Đà trở lại tu hành nghiêm túc.

 Ở đây, chúng ta thấy, thông thường Đức Phật ít dùng thần thông, những khi nào cần phảithần thông thì Ngài không ngần ngại gì mà không làm. Nghĩa là trong sự giáo hóa, Ngài tùy bệnh mà cho thuốc. Bệnh của Nan Đà quá nặng nên đức Phật đã phải dùng thần thông như thế để trị. Đúng là thuốc thần chưa từng thấy.

 Ngày nay, ở vào thời mạt pháp, chúng ta chỉ được nghe nói mà không ai thấy cảnh khổ ở Địa Ngục, nên nói đến việc tu hành thì rất nhiều người cứ hờ hững lửng lơ. Lại viện ra đủ thứ lý lẽ để thoái thác hoặc trì hoãn.

 Có biết đâu rằng khi sinh vào ba cõi dữ Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục, có muốn tu cũng đã muộn mất rồi. Cơ hội làm người lúc đó còn lâu lắm, thật là khổ thay! Nhưng biết làm sao được!

 Bởi vậy, bây giờ có cơ hội tốt được làm người, chúng ta nên cố gắng tu, nếu chưa được giải thoát thì ít ra cũng được sinh vào cõi lành là Trời, Người, và kiếp sau sẽ có cơ hội tu tiếp vậy.

Toàn Không

Source: thuvienhoasen

Ý kiến bạn đọc
25 Tháng Năm 201207:00
Khách
cảm ơn, câu chuyện rất ý nghĩa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 143)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 195)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 217)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 283)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 195)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 245)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 302)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 264)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 297)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 373)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 606)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 464)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 482)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 574)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 752)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 833)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 854)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 840)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 731)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 709)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 714)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 813)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 833)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 939)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 715)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 613)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 708)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 824)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 709)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 707)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 823)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 850)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 825)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 863)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 893)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 886)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1077)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 952)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1662)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1066)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1210)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 955)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1211)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1115)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1123)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1277)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1558)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 2032)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1096)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1352)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1097)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 947)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1063)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1097)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1533)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1286)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1289)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 1022)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1181)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant